Bóng điên được phát minh năm vào năm nào năm 2024

Vào ngày này năm 1879, trong lần đầu tiên trình diễn bóng đèn sợi đốt trước công chúng, nhà phát minh người Mỹ Thomas Alva Edison đã thắp sáng một con phố ở Menlo Park, New Jersey. Công ty Đường sắt Pennsylvania đã cho chạy các chuyến tàu đặc biệt đến Menlo Park vào ngày hôm đó nhằm đáp lại sự nhiệt tình của công chúng đối với sự kiện này.

Mặc dù bóng đèn sợi đốt đầu tiên đã được sản xuất trước đó tận 40 năm, nhưng không một nhà phát minh nào có thể đưa ra một bản thiết kế có tính thực tiễn, mãi cho đến khi Edison chấp nhận thử thách vào cuối thập niên 1870. Sau vô số thử nghiệm, ông đã phát triển thành công một dây tóc sợi carbon có độ bền cao, cháy ổn định trong nhiều giờ và một máy phát điện phức tạp để cung cấp năng lượng cho một hệ thống chiếu sáng diện rộng.

Sinh ra ở Milan, Ohio vào năm 1847, Edison đã không được trải nghiệm hệ thống giáo dục phổ thông, vốn là điều bình thường đối với hầu hết người Mỹ vào thời điểm đó. Ông gặp vấn đề về thính giác nghiêm trọng khi còn nhỏ và khuyết tật này đã tạo động lực cho nhiều phát minh của ông. Ở tuổi 16, Edison đã tìm được công việc vận hành điện báo, và nhanh chóng dành nhiều năng lượng cùng sự khéo léo bẩm sinh của mình để cải thiện hệ thống điện báo. Đến năm 1869, ông dành toàn thời gian theo đuổi công việc phát minh và năm 1876 chuyển đến sống tại một phòng thí nghiệm kiêm cửa hàng máy móc ở Menlo Park, New Jersey.

Các thí nghiệm của Edison được dẫn đường bởi trực giác vượt trội của ông, nhưng nhà phát minh cũng luôn sẵn sàng thuê thêm nhiều trợ lý cung cấp kiến thức chuyên môn về toán học và kỹ thuật – thứ mà ông thiếu. Tại Menlo Park, Edison tiếp tục công trình điện báo, và vào năm 1877, ông tình cờ tạo ra một trong những phát minh vĩ đại của mình – máy hát đĩa (phonograph) – khi đang nghiên cứu cách ghi âm liên lạc qua điện thoại. Những lần trình diễn máy hát đã khiến nhà phát minh người Mỹ trở nên nổi tiếng thế giới, và ông được mệnh danh là “Phù thủy xứ Menlo Park” (Wizard of Menlo Park).

Mặc dù việc khám phá ra cách ghi và phát lại âm thanh đã đảm bảo cho ông một vị trí trong lịch sử, nhưng máy hát đĩa chỉ là sản phẩm đầu tiên trong chuỗi sáng tạo của Edison vốn sẽ thay đổi cuộc sống cuối thế kỷ 19. Trong số những phát minh đáng chú ý khác, Edison và các trợ lý của ông đã phát triển bóng đèn sợi đốt thực tế đầu tiên vào năm 1879, cũng như tiền thân của máy quay phim và máy chiếu vào cuối thập niên 1880. Năm 1887, ông mở phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghiệp đầu tiên trên thế giới tại West Orange, New Jersey, nơi ông thuê hàng chục công nhân tham gia thử nghiệm một cách có hệ thống các chủ đề nhất định.

Có lẽ đóng góp lớn nhất của Edison cho thế giới công nghiệp hiện đại đến từ các công trình trong lĩnh vực điện. Ông đã phát triển một hệ thống phân phối điện hoàn chỉnh cho đèn chiếu sáng, thiết lập nhà máy điện đầu tiên trên thế giới ở Thành phố New York, đồng thời còn phát minh ra pin kiềm, đường sắt điện đầu tiên, và một loạt các phát minh khác đặt nền tảng cho thế giới điện hiện đại. Là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử, ông đã tiếp tục làm việc cho đến những năm 80 tuổi và nhận được tổng cộng 1.093 bằng sáng chế suốt cả đời mình. Ông mất năm 1931 ở tuổi 84.

Thuở ban đầu chỉ có bóng tối và giá lạnh. Không có mặt trời, ánh sáng, không có đất, không có chiếu sáng mà chỉ có khoảng không trống rỗng.

Một đám khổng lồ của khí và bụi được hình thành. Cuối cùng đám bụi khí đó co lại và cuộn thành một khối nóng chảy tròn trịa và trở thành mặt trời của chúng ta.

Lúc đầu mặt trời là khối nóng chảy sáng rực rỡ. Áp suất trong lõi của khối ngày càng tăng nên nhiệt độ tăng đến hàng triệu độ – và các ngôi sao được sinh ra. Do quá trình nhiệt hạch, mặt trời bắt đầu chiếu sáng.

Từ xa xưa, người tiền sử sử dụng những ngọn đèn thô sơ để chiếu sáng hang động của mình. Những đèn đó làm từ những vật liệu sẵn có như đá, vỏ cây, sừng thú vật chứa mỡ và ngọn bấc. Thông thường sử dụng mỡ động và thực vật.

Trong nền văn minh cổ đại của Babylon và Ai cập ánh sáng là xa xỉ. Những đêm huyền thoại Ả rập khác xa với những đêm đô thị rực rỡ hôm nay. Cung điện của những kẻ giàu có chỉ được chiếu sáng bằng những ngọn đèn dầu bập bùng. Chúng thường có dạng giống cái bát có miệng hoặc vòi chứa bấc đèn. Mỡ động vật, dầu cá hoặc dầu thực vật ( dầu cọ hoặc ô Liu) chính là nhiên liệu.

Năm 1809, Humphrey Davy lần đầu tiên biểu diễn đèn hồ quang carbon tại Viện Hoàng Gia ở London.

Năm 1877, những ngọn đèn hồ quang được treo bên ngoài Nhà hát kịch Balê Pari. Chúng giống như những ngọn nến, bên trong có hai thanh carbon đồng trục phát sáng khi được tách nhau. Đèn hồ quang xuất hiện đúng vào thời điểm lịch sử khi mà điện đã rời bỏ phòng thí nghiệm đi vào cuộc sống thường ngày. Đó là thời gian của các xe ngựa treo đèn hơi đốt và cuộc nội chiến ở Mỹ vừa mới trải qua được hơn mười năm. Đối với nhiều người, đèn hồ quang là một thiết bị điện đầu tiên mà họ nhìn thấy.

Tháng 1 năm 1879, tại phòng thi nghiệm của mình tại Menlo Park, New Jersey, Thomas Alva Edison – một trong những nhà phát minh nổi tiếng nhất của mọi thời đại đã chế tạo bóng đèn điện sợi đốt đầu tiên. Năm 1880, ngày 17 tháng giêng, bằng phát minh số 223,898 được cấp cho Edison vì bóng điện này. Mặc dù đã hơn trăm năm qua chiếc bóng đèn này vẫn giống như những chiếc bóng đèn đang chiếu sáng các ngôi nhà hiện nay. Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt và mở ra một kỷ nguyên của công nghệ chiếu sáng đại trà dựa trên năng lượng điện.

Hewitt Mercury Vapor Lamp

Đèn phóng điện công suất cao (HID) cũng đã được sử dụng thay cho đèn sợi đốt từ những ngày đầu của thế kỷ 20.Chiếc đèn HID là đèn hơi thủy ngân của Peter Cooper Hewitt chế tạo năm 1901. Đó là một bóng dài khoảng 1.2 mét cho ánh sáng màu xanh – xanh lá cây, sản phẩm này chỉ năm trong phòng thí nghiệm. Mãi đến năm1934 các đèn hơi thủy ngân giống như những chiếc đèn ngày nay mới được đưa vào sử dụng hàng loạt.

Những nghiên cứu về đèn hơi Natri áp suất thấp bắt đầu từ những năm 1920. Những ứng dụng thương mại đầu tiên được dùng cho chiếu sáng các đại lộ nối vùng Beek và Geleen ở phía bắc của Netherlands ngày 1 tháng 7 năm 1932. Cũng trong năm này, đường Purley Way ở London cũng được chiếu sáng bằng loại đèn này. Đèn hơi Natri áp suất thấp dễ nhận biết bởi ánh sáng màu vàng hổ phách của mình.

Đèn huỳnh quang được trình diễn trước công chúng tại hội chợ quốc tế tại New York vào năm 1937. Loại đèn này được thương mại hóa khoảng năm 1938. Đèn huỳnh quang thuộc loại nguồn sáng phóng điện áp suất thấp, ánh sáng được phát ra bởi bột huỳnh quang sau khi chúng được kích thích bằng các tia cực tím phát ra bởi phóng điện của hơi thủy ngân.

Đèn sợi đốt dây tóc Vonfram có pha hơi nguyên tố halogen được sáng chế vào năm 1957 và đưa vào sử dụng năm 1960 ban đầu để chiếu sáng phối cảnh trong các nhà hát kịch. Bóng đèn sợi đốt vonfram thường bị đen với thời gian do vonfram bay hơi khỏi dây tóc và bám lên thành của bóng đèn. Hơi halogen dùng để tự làm sạch theo nguyên lý: Khi các nguyên tử vonfram bay hơi khỏi dây tóc chúng sẽ kết hợp với các nguyên tử halogen và lắng đọng trở lại chính trên dây tóc.

Đèn metal halide được phát triển vào khoảng năm 1960. Đèn metal halide thuộc loại đèn phóng điện trong môi trường hơi thủy ngân áp suất cao có pha thêm hơi của các nguyên tố halogen.

Đèn hơi Natri áp suất cao được sử dụng rộng rãi ngay từ khi chúng ra đời vào năm 1966. Đèn này cho độ rọi lớn hơn đèn thủy ngân, huỳnh quang hoặc sợi đốt và có màu tự nhiên hơn so với đèn Natri áp suất thấp.

Một trong những phát triển mới nhất và gây sự chú ý nhất của công nghệ chế tạo các nguồn sáng là của công ty Fusion Lighting (Mỹ) với sự trợ giúp của Uỷ ban Năng lượng Mỹ là đèn cảm ứng không điện cực dùng môi trường hơi sulphur chế tạo năm 1994. Để bạn đọc thấy được vấn đề một cách hệ thống, xin giới thiệu bảng phân loại các loại đèn dùng năng lượng điện (trừ đền LED) dưới đây:

Sự ra đời của đèn LED đưa đến sự cáo chung của đèn bóng Edison. Đèn LED có thể làm nhỏ, tiêu hao ít năng lượng, hiệu suất phát quang lớn và tuổi thọ dài. Đèn LED có hiệu suất 10 lần lớn hơn đèn bóng và có tuổi thọ kéo dài khoảng 100.000 giờ so với đèn bóng là 1000 giờ. Hiện nay, đèn LED được áp dụng ở khắp mọi nơi, từ cái đèn pin, đèn nhấp nháy xe đạp, đèn hiệu ô tô đến những màn hình tivi khổng lồ treo ở các tòa nhà trong thành phố.

Tóm lại sự phát triển của công nghệ chiếu sáng có thể phân làm ba giai đoạn chính.

Giai đoạn đầu kéo dài từ thuở ban đầu đến năm 1900 và đặc trưng bởi việc “chiếu để mà sáng (lighting for light)” và những nỗ lực tìm kiếm những nguồn sáng tự nhiên để xua đi bóng tối.

Khoảng nửa thế kỷ 20, sau khi thay sợi đốt carbon bằng sợi vonfram, hàng năm hàng tỷ đèn sợi đốt được sản xuất. Mối quan tâm trong giai đoạn này là tăng độ rọi của nguồn sáng chứ chưa phải là chất lượng của ánh sáng.

Sơ đồ trên mô tả đồ thị phát triển của 5 công nghệ chiếu sáng chính trong lịch sử nhân loại:

– Lửa (nhiên liệu hóa thạch và gốc hóa thạch) – Sợi đốt ( Incandescence ) – Phóng điện, huỳnh quang ( Fluorescence ) – Phát sáng rắn, LED ( Solid state lìhting )với 3 đồ thi phát triển 3 loại LED đỏ (R), xanh lá cây (G), Xanh lục (B) và cuối cùng là ánh sáng trắng. trục hoành là Thứ tự thời gian ( Timeline ), trục tung là Hiệu quả chiếu sáng ( lumen/ w ).

Sự xuất hiện của các nguồn sáng phóng điện công suất cao và huỳnh quang đánh dấu một bước tiến mới của công nghệ chiếu sáng. Trong khoảng 90 năm (từ 1900 đến 1990) nhiều nguồn sáng dùng điện khác nhau đã được sản xuất bằng các công nghệ hiện đại khác nhau. Giai đoạn thứ 2 này có thể gọi là giai đoạn chiếu sáng phổ (spectral lighting), điều này có nghĩa là nhà sản xuất và người tiêu dùng quan tâm không chỉ cường độ sáng mà cả những đặc trưng quang trắc của nguồn sáng.

Giai đoạn 3 tính từ năm 1990 đến nay công nghệ chiếu sáng dần dần chuyển sang công nghệ chiếu sáng tiện ích (high-benefit lighting) đặc trưng bằng sự tiếp tục cải tiến các nguồn sáng hiệu quả năng lượng (energy-efficient lighting), nâng cao phẩm chất của ánh sáng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.