Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

Dãy điện hóa của kim loại là phần lý thuyết quan trọng xuất hiện nhiều trong các đề thi học kỳ, đại học và học sinh giỏi. Bài viết ngày hôm nay VIETCHEM sẽ chia sẻ bài giảng dãy điện hóa của kim loại đầy đủ, dễ thuộc, dễ nhớ để ứng dụng vào làm bài thi chính xác nhất.

1. Dãy điện hóa của kim loại là gì?

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

Dãy điện hóa là gì? Lý thuyết bài tập vận dụng

Nắm vững những lý thuyết dãy điện hóa kim loại sẽ giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các bài tập hóa vô cơ. Trong hóa học, cation kim loại có thể nhận electron để trở thành nguyên tử kim loại, ngược lại, các nguyên tử kim loại có thể nhường electron để tạo thành các cation kim loại, ví dụ như:

Cu2+ + 2e ↔ Cu

Ag+ + 1e ↔ Ag

Định nghĩa dãy điện hóa của kim loại là những cặp oxi hóa – khử của kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần của tính khử kim loại.

2. Dãy điện hóa kim loại đầy đủ nhất

Sắp xếp theo tính oxi hóa của kim loại tăng:

KNa+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Ag+ Au3+

Săp xếp theo tính khử của kim loại tăng: K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Au

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần
Bảng dãy điện hóa đầy đủ

>>>XEM THÊM:

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần
Metyl fomat có công thức là gì? Metyl fomat được điều chế từ đâu

3. Ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại

Dựa vào dãy điện hóa kim loại ta có thể biết được các cặp chất nào sẽ tác dụng được với nhau, qua đó sẽ dự đoán được những yếu tố sau đây:

  • So sánh tính oxi hóa – khử: Tính oxi hóa của ion kim loại Mn+càng mạnh thì tính khử càng yếu và ngược lại
  • Xác định được chiều phản ứng của oxi hóa – khử: Dự đoán được chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử theo quy tắc alpha.
  • Xét một cặp phản ứng oxi hóa khử: Chất khử mạnh + chất oxi hóa mạnh ; Chất oxi hóa yếu hơn + chất khử yếu hơn.

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

Ý nghĩa của dãy điện hóa kim loại

4. Tính chất của kim loại trong dãy điện hóa

Dựa vào dãy điện hóa đầy đủ, chúng ta có thể xác định được các tính chất hóa học của các kim loại, đặc biệt là xác định được tính oxi hóa và tính khử.

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

Tính chất dãy điện hóa của kim loại đầy đủ

4.1. Phản ứng với phi kim

Một số kim loại trong dãy điện hóa có tham gia phản ứng với phi kim để tạp ra các muối tương ứng. Một số phi kim hay gặp đó là oxi, clo, lưu huỳnh .

Ví dụ:

  • Kim loại + Clo: 2Fe + Cl2 -> 2FeCl3
  • Kim loại + oxi: 4Al + O2 -> 2Al2O3
  • Kim loại + lưu huỳnh: Hg + S -> HgS

4.2. Phản ứng với axit

Khá nhiều kim loại tham gia phản ứng với các dung dịch axit tạo ra muối kết hợp với việc giải phóng khí hoặc nước.

Ví dụ:

Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 (HCl loãng)

3Cu + HNO3 -> 3CuSO4 +2NO + 4H2O, (HNO3 loãng)

4.3. Phản ứng với nước

Những kim loại thuộc nhóm IA, IIA tham gia phản ứng với nước tạo ra dung dịch kiềm và khí hidro.

Ví dụ:

2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2 (khí)

4.4. Phản ứng với muối

Kim loại tác dụng với muối tạo muối mới và kim loại mới

Ví dụ:

Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu

5. Cách đọc dãy điện hóa dễ thuộc

VIETCHEM chia sẻ một số cách nhớ dãy điện hóa bằng các vần thơ. Những kim loại đứng trước có tính khử mạnh hơn những kim loại đứng sau nó. Những cation phí sau có tính oxi hóa mạn hơn những cation phía trước.

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

6. Bài tập về dãy điện hóa của kim loại

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

Bài tập dãy điện hóa kim loại

Bài tập 1: Hãy xác đính tính oxi hóa  giảm dần tính của các ion kim loại sau: Mg2+, Fe3+, Fe2+

Lời Giải: Dựa vào dãy điện hóa đầy đủ, ta xác định được tính oxi hóa giảm dần của các kim loại như sau: Fe3+, Fe2+, Mg2+.

Bài tập 2: Xác định chiều phản ứng giữa hai cặp Fe2+/ Fe và Cu2+/ Cu.

Lời Giải:

Theo trật tự ta có cặp Fe2+/ Fe đứng trước cặp Cu2+/ Cu. Áp dụng quy tắc alpha tác có chiều phản ứng sau:

Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+

Như vậy, phản ứng xảy ra theo chiều ion Cu2+ oxi hóa Fe để tạo thành Cu và Fe2+

Bài tập 3: Hãy tìm xem phản ứng nào dưới đây không thể xảy ra.

A. Cu2++ Mg → Cu + Mg2+

B. Cu + Zn2+→ Cu2++ Zn

C. Cu2++ Fe → Cu + Fe2+

D. Cu + 2Ag+→ Cu2++ 2Ag

Lời Giải: Đáp án B không xảu ra do tính oxi hóa của  Zn2+ yếu hơn Cu2+, do đó Zn2+ không thể oxi hóa được Cu thành Cu2+.

Bài tập 4: Hãy xác định tính oxi hóa giảm dần của các ion kim loại sau đây: Mg2+, Fe3+, Fe2+, Cu2+, Ag+

Lời Giải:

Dựa vào dãy điện hóa ta xác định được tính oxi hóa giảm dần của các ion kim loại: Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Mg2+.

Bài tập 5: Hãy xác định tính khử giảm dần của các kim loại sau: Fe, Al, Cu, Ag, Zn

Lời Giải:

Trong dãy điện hóa của kim loại, các chất được sắp xếp theo thứ tự sau: Al, Zn, Fe, Cu, Ag.

Vậy tính khử giảm dần sẽ lè: Al, Zn, Fe, Cu, Ag.

Bài tập 6: Cho các kim loại Zn, Cu, Mg, Al. Hãy xác định tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần.

Lời Giải:

Dựa vào dãy điện hóa đầy đủ nhất ta có chiều giảm dần của tính khử là: Mg, Al, Zn, Cu.

Vậy chiều tăng dần tính oxi hóa của kim loại sẽ là: Mg2+ < Al3+ < Zn2+ < Cu2+

Bài tập 7: Tiến hành ngâm đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4, sau khi xảy ra phản ứng ta lấy đinh sắt ra rửa và làm khô thấy mFe tăng 0,8 gam. Hãy xác định nồng độ CuSO4.

Lời Giải:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Ta có: mđinh sắt tăng = mCu sinh ra (bám vào) – mFe pư

Gọi số mol là a, ta được:  0,8 = 64a – 56a → a = 0,1 mol =>

CM(CuSO4) = 0,1/0,2 = 0,5M

Hy vọng với bài giảng dãy điện hóa của kim loại trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức hóa học ứng dụng vào làm bài tập một cách chính xác nhất. Tham khảo thêm các dạng bài hóa học tại wevsite vietchem.com.vn.

 

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

 

Câu 1: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Hiển thị đáp án

 

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

Đáp án: C

 

Câu 2: Dãy nguyên tố nào sau đây xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?

A. Fe, Zn, Al, Mg, Na.

B. Zn, Fe, Al, Na.

C. Na, Mg, Al, Zn, Fe.

D. Fe, Zn, Na, Al, Mg.

Hiển thị đáp án

 

Thứ tự tính kim loại tăng dần là: Fe, Zn, Al, Mg, Na.

Đáp án: A

 

Câu 3: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

A. K, Al, Mg, Cu, Fe.

B. Cu, Fe, Mg, Al, K.

C. Cu, Fe, Al, Mg, K.

D. K,Cu, Al, Mg, Fe.

Hiển thị đáp án

 

Thứ tự chiều hoạt động hóa học tăng dần của kim loại là: Cu, Fe,Al, Mg, K.

Đáp án: C

 

Câu 4: Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3; Fe(NO3)3 thứ tự các ion bị khử là:

A. Ag+, Cu2+, Fe3+

B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+

C. Fe3+ ,Cu2+, Ag+.

D. Ag+, Cu2+, Fe2+ ,Fe3+

Hiển thị đáp án

 

Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3; Fe(NO3)3 thứ tự các ion bị khử là : Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+ vì theo thứ tự với chất có tính oxi hóa cao nhất : Ag+ > Fe3+> Cu2+ > Fe2+

Đáp án: B

 

Câu 5: Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?

A. CuSO4.

B. Na2SO4.

C. MgSO4.

D. K2SO4.

Hiển thị đáp án

 

Al sẽ phản ứng được với dung dịch muối của kim loại yếu hơn Al

⇒ kim loại yếu hơn Al là Cu

PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Đáp án: A

 

Câu 6: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Mg

Hiển thị đáp án

 

Dùng kẽm vì có phản ứng:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Nếu dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

Đáp án: B

 

Câu 7: Có 1 mẫu dung dịch FeSO4 bị lẫn tạp chất CuSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại nào?

A. Zn

B. Mg

C. Fe

D. Cu

Hiển thị đáp án

 

Có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại Fe vì

Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

Đáp án: C

 

Câu 8: Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng:

A. Cu + ZnCl2

B. Zn + CuCl2

C. Fe + ZnCl2

D. Zn + ZnCl2

Hiển thị đáp án

 

Cặp xảy ra phản ứng là: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

Đáp án: B

 

Câu 9: Cho các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng?

A. ZnSO4 và Mg

B. CuSO4 và Ag

C. CuCl2 và Al

D. CuSO4 và Fe

Hiển thị đáp án

 

CuSO4 + Ag không xảy ra vì Ag là KL đứng sau Cu trong dãy điện hóa

Đáp án: B

 

Câu 10: Các cặp chất sau, cặp chất nào xảy ra phản ứng:

A. CuSO4 + Fe

B. Ag + HCl

C. Au + HNO3

D. Cu + HCl

Hiển thị đáp án

 

Ag, Cu đứng sau hidro trong dãy điện hóa do đó không phản ứng với axit không có tính oxi hóa ⇒ loại B, D

Au không tan trong axit, tan trong dd nước cường toan ⇒ loại C

Đáp án: A

 

Câu 11: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Cu, Ca, K, Ba

B. Zn, Li, Na, Cu

C. Ca, Mg, Li, Zn

D. K, Na, Ca, Ba

Hiển thị đáp án

 

Nhóm kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: K, Na, Ca, Ba

Đáp án: D

 

Câu 12: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường:

A. Na, Fe, Ca, Ba

B. K, Na, Ba, Ca

C. K, Na, Ca, Zn

D. Cu, Ag, Na, Fe

Hiển thị đáp án

 

Fe, Zn, Ag, Cu không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

Đáp án: B

 

Câu 13: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :

A. Na, Al

B. K, Na

C. Al, Cu

D. Mg, K

Hiển thị đáp án

 

Nhớ các kim loại tan trong nước Khi Nào Cần tức K, Na, Ca phản ứng với nước ở đk thường

Đáp án: B

 

Câu 14: Kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là:

A. Al

B. Ba

C. Fe

D. Zn

Hiển thị đáp án

 

Kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là: Ba

Đáp án: B

 

Câu 15: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba

B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

C. Mg, K, Fe, Al, Na

D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba

Hiển thị đáp án

 

Các kim loại phản ứng với HCl sinh ra khí H2 là: Mg, K, Fe, Al, Na

Đáp án: C

 

Câu 16: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với axít HCl:

A. Na, Al, Cu, Mg

B. Zn, Mg, Cu

C. Na, Fe, Al, K

D. K, Na, Al, Cu

Hiển thị đáp án

 

Cu đứng sau H2 trong dãy điện hóa ⇒ không phản ứng được với HCl ⇒ loại A, B, D

Đáp án: C

 

Câu 17: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là:

A. Na, K,Mg, Al, Cu

B. Na, K, Mg, Fe, Cu

C. Na, K, Al, Fe, Cu

D. Na, K, Mg, Cu, Ag

Hiển thị đáp án

Câu 18: Kim loại Cu có thể phản ứng được với:

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch H2SO4 loãng

C. H2SO4 đặc, nóng

D. Dung dịch NaOH

Hiển thị đáp án

 

Kim loại Cu có thể phản ứng được với H2SO4 đặc, nóng

Đáp án: C

 

Câu 19: Hiện tượng quan sát được khi ta đổ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 là:

A. Xuất hiện kết tủa keo trắng đến cực đại, sau đó kết tủa không tan khi cho dư NaOH

B. Xuất hiện kết tủa keo trắng đến cực đại, sau đó kết tủa tan từ từ đến khi cho dư NaOH, dung dịch thu được trong suôt

C. Không có hiện tượng gì xảy ra

D. Ban đầu không có hiện tượng gì, sau đó xuất hiện kết tủa keo trắng từ từ đến cực đại.

Hiển thị đáp án

 

Hiện tượng quan sát được khi ta đổ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 là:

Xuất hiện kết tủa keo trắng đến cực đại, sau đó kết tủa tan từ từ đến khi cho dư NaOH, dung dịch thu được trong suôt

PTHH : 3NaOH + AlCl3 → 3 NaCl + Al(OH)3

NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Dung dịch NaAlO2 là dung dịch trong suốt

Đáp án: B

 

Câu 20: Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn bạc nitrat:

A. Fe

B. K

C. Cu

D. Ag

Hiển thị đáp án

 

Làm sạch dung dịch Cu(NO3)2 là loại bỏ được AgNO3 và sau phản ứng chỉ thu được Cu(NO3)2

⇒ dùng kim loại Cu

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Đáp án: C

 

Câu 21: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dd CuSO4:

A. Na, Al, Cu

B. Al, Fe, Mg, Cu

C. Na, Al, Fe, K

D. K, Mg, Cu, Fe

Hiển thị đáp án

 

- Na + H2O → NaOH + ½ H2

- NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

- Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu

- Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

- K + H2O → KOH + ½ H2

- KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4

Đáp án: C

 

Câu 22: KL nào sau dây được dùng để nhận biết cả 3 dd: NaCl, CuCl2, Na2SO4

A. Mg

B. Ba

C. Fe

D. Al

Hiển thị đáp án

 

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Khi cho Ba vào các dd muối thì Ba phản ứng với nước trước tạo thành dd Ba(OH)2 sau đó dd Ba(OH)2 phản ứng với các muối

   + dd chỉ xuất hiện bọt khí là NaCl

   + dd xuất hiện bọt khí và kết tủa màu xanh lơ

CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaSO4

   + dd xuất hiện bọt khí và kết tủa trắng là Na2SO4

Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH

Đáp án: B

 

Câu 23: Một người thợ đã làm lẫn Zn và Fe vào Ag. Để thu được Ag tinh khiết thì người ta dùng dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch AgNO3

B. Dung dịch Fe(NO3)2

C. Dung dịch Zn(NO3)2

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

 

Để thu được Ag tinh khiết thì người ta dùng dung dịch : AgNO3

Vì Zn, Fe + AgNO3 → muối Fe(NO3)2 + Zn(NO3)2 + Ag

Đáp án: A

 

Câu 24: Kim loại nào sau đây tác dụng được với muối CuCl2 và AlCl3?

A. Ag

B. Fe

C. Zn

D. Mg

Hiển thị đáp án

 

Kim loại tác dụng được với muối CuCl2 và AlCl3 là Mg

Đáp án: D

 

Câu 25: Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc) và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 6,4

B. 3,2

C. 10,0

D. 5,6

Hiển thị đáp án

 

Cu đứng sau H nên Cu không phản ứng được với dung dịch HCl

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol(Fe) ← 0,1 mol(H2)

⇒ mFe = 0,1.56 = 5,6 gam ⇒ mCu = 12 – 5,6 = 6,4 gam

Đáp án: A

 

Câu 26: Cho 0,8gam CuO và Cu tác dụng với 20ml dd H2SO4 1M. Dung dịch thu được sau phản ứng

A. chỉ có CuSO4.

B. chỉ có H2SO4.

C. có CuSO4 và H2SO4.

D. có CuSO3 và H2SO4.

Hiển thị đáp án

 

Khi cho hh CuO và Cu tác dụng với H2SO4 thì chỉ có CuO phản ứng với H2SO4

Giả sử hỗn hợp chỉ có CuO ⇒ nCuO = 0,8 : 80 = 0,01mol theo đề bài ta thấy nH2SO4 = 0.02 mol⇒ sau phản ứng H2SO4 dư ⇒ dung dịch thu được sau phản ứng gồm: H2SO4 dư và CuSO4

Đáp án: C

 

Câu 27: Cho 8,3 g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau PƯ thu được 5,6 lít khí đo ở đktc . Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

A. 32% và 68%

B. 40% và 60%

C. 32,5% và 67,5%

D. 30% và 70%

Hiển thị đáp án

 

Gọi a, b là số mol của Al và Fe trong 8,3 g hỗn hợp ban đầu

PTHH:

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

Đáp án: C

 

Câu 28: Hòa tan 12g hỗn hợp gồm Al, Ag vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng kết thúc thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) . Thành phần % khối lượng của Al, Ag trong hỗn hợp lần lượt là

A. 70% và 30%

B. 90% và 10%

C. 10% và 90%

D. 30% và 70%

Hiển thị đáp án

 

nH2 = VH2 : 22,4 = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol

Ag đứng sau H2 trong dãy điện hóa do đó khi cho Al và Ag phản ứng với H2SO4 chỉ có Al phản ứng

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

Đáp án: B

 

Câu 29: Cho 27,6 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Ag tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thấy thoát ra 5,6 lít khí ở đktc. Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 21,74% và 78,26%

B. 78,26% và 21,74%

C. 88, 04% và 11,96%

D. 11,96% và 88, 04%

Hiển thị đáp án

 

Đặt số mol của Mg và Ag lần lượt là x và y mol → mhh = 24x +108y=27,6(g)(1)

Số mol khí H2 thoát ra là : 0,25 = x (2)

Giải (1) và (2) → x =0,25 và y =0,2 mol

Thành phần % từng kim loại trong hỗn hợp là :

Đây các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần

Đáp án: A

 

Câu 30: Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần là

A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Hiển thị đáp án

 

Thứ tự sắp xếp đúng là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

Đáp án: C

 

Câu 31: Cách sắp xếp các kim loại theo chiều hoạt động hoá học giảm dần .

A. Na, Fe, Pb, Cu, Ag, Au

B. K, Cu, Ag, Mg, Al

C. Fe, Cu, Al, Zn, Ca

D. Ca, Na, Cu, Au, Ag

Hiển thị đáp án

 

Các kim loại sắp xếp theo chiều hoạt động giảm dần là: Na, Fe, Pb, Cu, Ag, Au

Đáp án: A

 

Câu 32: Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần về hoạt động hoá học :

A. Na, Al, Cu, K, Mg, H

B. Mg, Na, K, Al, Fe, H, Cu

C. Na, K, Mg, Al, Fe, Cu, H

D. K, Na, Mg, Al, Fe, H, Cu

Hiển thị đáp án

Câu 33: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl thì có hiện tượng là:

A. Có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu

B. Có xuất hiện kết tủa trắng

C. Dung dịch đổi màu vàng nâu

D. Không có hiện tượng gì xảy ra

Hiển thị đáp án

 

Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl thì có hiện tượng là: Có xuất hiện kết tủa trắng

AgNO3 + NaCl → AgCl(↓ trắng) + NaNO3

Đáp án: B

 

Câu 34: Cho dãy các kim loại sau, dãy được sắp xếp theo chiều tăng tính khử của kim loại là:

A. Al, Fe, Zn, Mg

B. Ag, Cu, Mg, Al

C. Na, Mg, Al, Fe

D. Ag, Cu, Al, Mg

Hiển thị đáp án

 

Dãy các kim sắp xếp theo chiều tăng tính khử của kim loại là Ag, Cu, Al, Mg

A sai vì Al khử mạnh hơn Fe và Zn

B sai vì Mg khử mạnh hơn Al

C sai vì Na > Mg > Al >Fe

Đáp án: D

 

Câu 35: Phản ứng hóa học nào sau đây không chính xác:

A. Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu.

B. Fe + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2Ag.

C. Cu + MgSO4 -> CuSO4 + Mg.

D. Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag.

Hiển thị đáp án

 

Phản ứng C sai vì Cu là kim loại đứng sau Mg trong dãy điện hóa, nên Cu không thể đẩy được Mg ra khỏi muối MgSO4

Đáp án: C

 

Câu 36: Kim loại X có đặc điểm:

- Tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng H2

- Muối X(NO3)2 hoà tan được Fe.

Trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, chọn câu đúng về vị trí của X:

A. Đứng giữa Fe và Cu

B. Đứng giữa Fe và H

C. Đứng giữa Fe và Zn

D. Đứng giữa Al và Fe

Hiển thị đáp án

 

- X tác dụng với dung dịch HCl, giải phóng H2 ⇒ X đứng trước H trong dãy điện hóa

- Muối X(NO3)2 hoà tan được Fe ⇒ X đứng sau Fe trong dãy điện hóa

Đáp án: B

 

Câu 37: Phản ứng nào dưới đây không xảy ra?

A. dd CuCl2 + Fe

B. dd CuCl2+ Al

C. dd NaOH + Fe

D. dd NaOH + Al

Hiển thị đáp án

 

A. dd CuCl2 + Fe

B. dd CuCl2 + Al

C. dd NaOH + Fe

D. dd NaOH + Al

Đáp án: C

 

Câu 38: Kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội?

A. Cu

B. Zn

C. Fe

D. Na

Hiển thị đáp án

 

Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội : Fe

Đáp án: C

 

Câu 39: Có 4 kim loại là: Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là:

A. Al

B. Fe

C. Mg

D. Không có kim loại nào

Hiển thị đáp án

 

Không có kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch trên

Đáp án: D

 

Xem thêm các bài Lý thuyết & Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác: