Giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá

Trong phần này, nhóm tác giả trình bày cụ thể và chi tiết hơn về FDI tại Việt Nam sau hơn ba thập kỷ dựa trên các tiêu chí bao gồm những sự kiện nổi bật, thực trạng và triển vọng.

Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với những người không bệnh. Bên cạnh đó, trầm cảm thường kèm các rối loạn tâm thần khác như lo âu, làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và tỷ lệ rối loạn lo âu ở bệnh nhân thuộc nhóm người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định và điều trị ngoại trú ít nhất 3 tháng tại khoa Khám Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Thu thập số liệu từ tháng 3/2022 đến 5/2022. Sử dụng bộ câu hỏi PHQ-9 và GAD- 7 để xác định các mức độ rối loạn trầm cảm, lo âu. Kết quả: Có 91 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong đó nữ chiếm 64,8%. Đa số có trình độ học vấn tiểu học (33%), thuộc nhóm tuổi 60-70 (68,1%), đã kết hôn (63,7%) và sống chung cả gia đình (89%). Tỷ lệ bệnh nhân...

Bài tập toán cao cấp.Tập 3,Phép giải tích nhiều biến số. DSpace/Manakin Repository. ...

Công trình này công bố kết quả nghiên cứu cấu trúc, độ bền và bản chất liên kết hóa học của các cluster silic pha tạp Si2M với M là một số kim loại hóa trị I bằng phương pháp phiếm hàm mật độ tại mức lý thuyết B3P86/6-311+G(d). Theo kết quả thu được, đồng phân bền của các cluster pha tạp Si2M có cấu trúc tam giác cân, đối xứng C2v và tồn tại hai trạng thái giả suy biến có cùng độ bội spin (A1 và B1). Kết quả thu được cho thấy liên kết Si-M được hình thành chủ yếu từ sự chuyển electron từ AO-s của các nguyên tử Li, Na, K, Cu, Cr sang khung Si2 và sự xen phủ của các AO-d của nguyên tử Cu, Cr với AO của khung Si2. Kết quả nghiên cứu các cluster Si2M (M là Li, Na, K, Cu, Cr) cho ra kết luận rằng cluster Si2Cr là bền nhất.

Việc khảo sát, đánh giá về kiểu hình cũng như kiểu gen là cần thiết nhằm làm tăng hiệu quả cho quá trình nhận dạng, phát triển và chọn tạo giống mới đối với cây trồng. Nguồn gen thuộc một số dòng bơ đã qua chọn lọc để canh tác được thu thập từ một số nơi trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng để phân tích đa dạng di truyền và nhận dạng giống. Đặc điểm sơ bộ về hình thái quả và năng suất của 11 dòng bơ tiềm năng đã được ghi nhận để hỗ trợ cho cơ sở dữ liệu nhận dạng dòng. Với đặc trưng nhận dạng DNA thu nhận được với 10 mồi ISSR, chúng tôi thu được tổng số 125 band điện di trên gel để tiến hành phân tích đa dạng di truyền tập hợp 11 mẫu khảo sát đại diện cho 11 dòng trên, kết quả cho thấy: tập hợp mẫu có mức dị hợp trông đợi (chỉ số đa dạng gene) đạt He = h = 0,3072, chỉ số Shannon đạt: I = 0,4608, tỷ lệ band đa hình: PPB = 91,84%. Cũng sử dụng 10 mồi ISSR như trên, từ đặc trưng nhận dạng DNA của 18 mẫu đại diện cho 6 dòng bơ tiềm năng (mỗi dòng 3 mẫu), dựa trên sự xuất hiện hay thiếu vắng các ...

Đặt vấn đề: Bên cạnh y đức, tính chuyên nghiệp trong y khoa là một trong những năng lực cốt lõi của Điều Dưỡng tác động trực tiếp đến hiệu quả chăm sóc quản lý người bệnh. Do đó, việc xác định mức độ nhận thức của điều dưỡng về tính chuyên nghiệp là nhu cầu cấp thiết trong xây dựng chương trình huấn luyện tính chuyên nghiệp cho điều dưỡng hiệu quả và hội nhập khu vực. Mục tiêu: Xác định mức độ nhận thức của sinh viên và cựu sinh viên với các giá trị cốt lõi tính chuyên nghiệp và sự khác biệt về mức độ nhận thức về giá trị cốt lõi tính chuyên nghiệp trong hai nhóm. Phương pháp nghiên cứu: thiết kế mô tả cắt ngang từ 01/10/2020 đến 20/02/2021, thực hiện trên 208 sinh viên và 88 cựu sinh viên khoa Điều Dưỡng tại trường Đại Học Quốc Tế Miền Đông, tỉnh Bình Dương sử dụng bảng câu hỏi tính chuyên nghiệp trong y khoa áp dụng thang likert 1-5 gồm 6 thành tố đo lường tính chuyên nghiệp. Hệ số Cronbach’s Alpha của toàn thang đo 0,91 để đánh giá nhận thức các giá trị cốt lõi tính chuyên nghiệp...

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị trẻ biến dạng lồi lồng ngực bằng nẹp chỉnh hình.Đối tượng: 35 trẻ có biến dạng ngực lồi vào điều trị tại khoa phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2016.Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng.Kết quả: 100% trẻ có cải thiện về biến dạng ngực lồi. Trung bình chỉ số Haller tăng từ 1,89 trước can thiệp lên 2,29 sau can thiệp 18 tháng (p<0,001).Từ khóa: Biến dạng ngực lồi, ngực ức chim

Cô Lê Thị Thu Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 1B, Trường Tiểu học Cẩm Bình 1 thực hiện kiểm tra đối với học sinh.

Để đổi mới hoạt động KTĐG, trên cơ sở các văn bản, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường học thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giúp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nhiệm vụ về đổi mới KTĐG kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông...

Bà Phạm Thị Hòa, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Thủy, cho biết: Xác định việc đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh đóng vai trò quan trọng, tạo động lực thúc đẩy, khích lệ phát triển năng lực học tập của người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện có hiệu quả Chương trình GDPT 2018, việc đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập của học sinh đã được Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Thủy triển khai đồng bộ đến các nhà trường thông qua các công văn, hướng dẫn và các hội nghị chuyên đề, tập huấn...

Tại Trường Tiểu học Cẩm Bình 1 (Cẩm Thủy), thầy giáo Phạm Văn Thuyết, hiệu trưởng nhà trường cho hay: Nhà trường có tổng số 568 học sinh với 2 điểm trường. Đối với Chương trình GDPT 2018, nhà trường có đầy đủ các điều kiện để thực hiện tương đối tốt, nhất là đối với hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh. Phương pháp KTĐG theo thông tư mới chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. Chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, chú trọng đánh giá các năng lực tư duy; không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập.

Cô Lê Thị Thu Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 1B, Trường Tiểu học Cẩm Bình 1 chia sẻ: Bám sát mục tiêu cần đạt của từng môn học, giáo viên chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các hình thức đánh giá thường xuyên, bằng cách nêu câu hỏi trực tiếp, ra đề kiểm tra định kỳ, cuối kỳ, làm phiếu bài tập... nhằm mục đích khắc sâu cho các em những kiến thức đã học, giúp các em đạt các mức độ theo yêu cầu, hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, từ đó phân hóa đối tượng để có cách thức giảng dạy phù hợp hơn.

Qua thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, các trường tiểu học đã bước đầu vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp đánh giá... vào thực tiễn, giúp các em học sinh tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện.

Đối với học sinh THCS, thực hiện việc KTĐG theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT, thầy giáo Nguyễn Duy Đạt, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cẩm Bình (Cẩm Thủy), cho biết: Thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với khối 6 và 7, bên cạnh việc chú trọng tổ chức dạy học các môn mới như Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp... theo hướng tăng cường trải nghiệm thực hành, tăng cường các hoạt động nhóm để học sinh tích cực và chủ động hơn trong quá trình tiếp thu, việc đổi mới KTĐG để khích lệ, động viên, tạo động lực cho học sinh phát triển toàn diện cũng được nhà trường chú trọng. Đánh giá học sinh theo thông tư mới có ưu điểm là do đánh giá bằng cả nhận xét và điểm số nên toàn diện và sát với năng lực của học sinh hơn. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Tuy nhiên, theo cô Mai Thị Kim Tuyến, Hiệu trưởng Trường THCS Hà Đông (Hà Trung) thì việc KTĐG, xếp loại học sinh theo thông tư mới khá chặt chẽ. Nhà trường khá bất ngờ khi năm đầu tiên thực hiện đánh giá theo thông tư mới, toàn trường chỉ có 3 học sinh được xếp loại xuất sắc, trong khi trước đây khi thực hiện đánh giá, xếp loại theo thông tư cũ, số học sinh được xếp loại giỏi, tiên tiến của nhà trường đạt từ 40 - 45%. Ngoài ra, một trong những “cái khó” của việc KTĐG theo thông tư mới là đối với môn Nghệ thuật gồm: Âm nhạc và Mỹ thuật, học sinh học tách riêng với 2 giáo viên khác nhau nhưng chỉ thực hiện 1 bài KTĐG nên rất khó cho giáo viên trong việc phối hợp để KTĐG một cách nhịp nhàng. Hoặc như đối với môn Khoa học tự nhiên gồm tổ hợp môn: Lý, Hóa, Sinh với 3 giáo viên dạy nhưng lại có 4 con điểm nên giáo viên phải phối hợp để thống nhất điểm cho học sinh. Ngoài ra, môn Ngữ văn cũng là một trong những môn học đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo trong công tác dạy học cũng như KTĐG học sinh nhằm khắc phục tình trạng dạy học theo kiểu đọc chép và thuộc lòng theo văn mẫu.

Chương trình mới, môn học mới buộc các nhà trường phải đổi mới, linh hoạt và sáng tạo trong công tác dạy học cũng KTĐG học sinh theo hướng thực tế, ứng dụng, linh hoạt hơn. Theo ông Mai Việt Dũng, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hà Trung: Đổi mới hình thức KTĐG học sinh gồm có đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đổi mới nội dung đánh giá là không chỉ là đánh giá về kiến thức mà đánh giá cả về ý thức, thái độ, hành vi của học sinh, kể cả đánh giá trong giờ dạy và ngoài giờ dạy; kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số và bằng nhận xét. Quan trọng nhất là đánh giá theo kế hoạch giáo dục của nhà trường, quản lý chặt sổ điểm điện tử và cập nhật công tác KTĐG trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành.

Có bao nhiêu phương pháp kiểm tra đánh giá người học?

Như vậy, kiểm tra có 3 hình thức: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết, được tiến hành thông qua 3 phương pháp: kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Mỗi hình thức có những thời điểm riêng phù hợp và những mục đích cụ thể khác nhau.

Tại sao chúng ta cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá?

Đổi mới kiểm tra, đánh giá đóng vai trò quan trọng, tạo động lực thúc đẩy đổi mới toàn diện về phương pháp dạy học, quản lý, cách thức tổ chức hoạt động dạy học, góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.

Tại sao cần quan tâm đến kiểm tra đánh giá?

Kiểm tra đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là cung cấp những thông tin phản hồi giúp học sinh biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức/kỹ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kỹ năng nào còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học.

Đánh giá kết quả học tập là gì?

Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc thu thập thông tin trong hoặc sau quá trình học nhằm giúp thầy cô đưa ra các quyết định dạy và học phù hợp. Kết quả đánh giá cần thể hiện rõ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học tại thời điểm đánh giá thông qua 3 câu hỏi: Học sinh biết gì (kiến thức)?