Giáo án trò chơi dân gian Kéo cưa lừa xẻ

Trò chơi dân gian Kéo cưa lừa xẻ là một trong những trò chơi rất phù hợp cho các bé lứa tuổi mẫu giáo. Trò chơi với lời hát trong sáng, vui tươi giúp trẻ em phát triển khả năng ngôn ngữ, ghi nhớ đồng thời am hiểu hơn các kiến thức nghề nghiệp của nghề thợ mộc. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách chơi Kéo cưa lừa xẻ để có thể hướng dẫn cho các bé chơi đúng, tham khảo bài viết dưới đây của Thủ thuật chơi.

Số lượng người chơi: đối với trò chơi Kéo cưa lừa xẻ, số lượng người chơi trực tiếp cùng lúc là 2 người. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều hơn 2 người chơi thì cũng không thành vấn đề. Các người chơi sẽ bắt cặp 2 người với nhau để tiến hành chơi.

Địa điểm chơi: Vì đây là trò chơi tĩnh, không cần nhiều di chuyển và hoạt động, do đó trò chơi Kéo cưa lừa xẻ không cần một không gian chơi rộng. Vì vậy, trò chơi này có thể tiến hành ở hầu hết các không gian chơi khác nhau như trong lớp học, phòng khách, sân chơi..

Học thuộc bài đồng dao: Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ đi liền với bài đồng dao cùng tên. Vì vậy, để khỏi bỡ ngỡ, những người chơi trước khi tham gia trò chơi nên được học qua bài hát đồng dao này, đặc biệt là các trẻ nhỏ. Nội dung bài hát đồng dao, bạn hãy tham khảo ở mục phía dưới nhé.

Giáo án trò chơi dân gian Kéo cưa lừa xẻ

- Hai người tham gia chơi ngồi đối diện nhau, tay nắm lấy tay của nhau, hai bàn chân có thể đẩy vào chân nhau ( hoặc không). 

- Hai người chơi bắt đầu hát bài đồng dao theo một trong 2 phiên bản lời phía dưới. Vừa hát đồng dao, vừa đẩy tay kéo tay nhau như đang cưa một khúc gỗ ở phía giữa 2 người. Nhịp điệu đều đặn theo từng nhịp hát.

Chẳng hạn: 

Khi đọc đến từ “ kéo”, người chơi A đẩy người chơi B ( người vươn về phía trước, tay đẩy ra), người chơi B kéo người chơi A ( người ngả về phía sau, tay kéo lại). 

Khi đọc đến từ “ cưa”, người chơi B lại đẩy người chơi A, người chơi A kéo người chơi B.

- Cứ như vậy lần lượt đọc hết bài đồng dao, vừa làm động tác kéo cưa.

- Trò chơi này hoàn toàn không có phân định thắng thua. Tuy nhiên có thể tăng độ hấp dẫn, vui vẻ của trò chơi bằng cách bổ sung quy định là : ở cuối bài hát, người chơi nào bị đẩy khi hát đến từ “ mẹ” ( ở lời số 1) sẽ bị chê đùa là “ bú tí mẹ” hoặc ở phiên bản thứ 2 thì là “ lười, nằm đâu ngủ đấy.”

Giáo án trò chơi dân gian Kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ

Đây là lời bài hát phổ biến và hay được sử dụng nhất. Ngoài ra, ở một số vùng miền cũng sử dụng phiên bản thứ 2 dưới đây.

Phiên bản lời số 2

Kéo cưa lừa xẻ

Làm ít ăn nhiều

Nằm đâu ngủ đấy

Lấy gì mà kéo

"Kéo cưa lừa xẻ" là một trò chơi dân gian, được các cháu lớp mầm hết sức yêu thích. Bởi lẽ lời ca trong sáng, vui tươi, trong quá trình chơi không yêu cầu phải vận động mạnh lại mang tính giáo dục cao. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về cách chơi trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ", hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Giáo án trò chơi dân gian Kéo cưa lừa xẻ

Chuẩn bị trước khi chơi

Trò chơi này dành cho 2 người chơi cùng lúc. Nếu số lượng người chơi đông thì sẽ chia thành các nhóm 2 người bắt cặp với nhau.

Do phạm vi chỉ có 2 người nên không cần không gian chơi quá rộng. Tuy nhiên, người chơi phải ngồi xuống sàn nên yêu cầu không gian phải sạch sẽ như lớp học, phòng khách, sân chơi…

Trước khi tiến hành chơi, người chơi cần học thuộc bài đồng dao. Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh hay giáo viên có thể dạy cho trẻ bằng cách truyền miệng, sao cho các bé nắm được nội dung bài hát.

Cách chơi

Giáo án trò chơi dân gian Kéo cưa lừa xẻ

Bắt đầu trò chơi, người chơi sẽ quay mặt lại nhìn đối diện nhau, tay người này cầm tay người kia. Hai bàn chân có thể đẩy nhau hoặc không.

Người chơi tiến hành hát bài hát đồng dao. Vừa hát vừa đẩy tay như đang cưa một khúc gỗ ở phía giữa hai người. Lưu ý một người đẩy, người kia sẽ tiến hành kéo, nhịp nhàng theo từng nhịp hát. Cứ như vậy lần lượt đến khi hết bài đồng dao.

Bài hát đồng dao "Kéo cưa lừa xẻ"

Dưới đây là lời bài hát phổ biến và hay được sử dụng nhất.

"Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Thì về ăn cơm Ông thợ nào thua

Thì về bú mẹ."

Ngoài ra, một số vùng miền cũng sử dụng phiên bản bài đồng dao khác như:

"Kéo cưa lừa xẻ Làm ít ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy

Lấy gì mà kéo."

Lưu ý

  • Trò chơi không có sự phân định thắng thua.
  • Để tăng mức độ hấp dẫn, tạo nên không khí vui vẻ, người chơi có thể trêu người nào bị đẩy khi hát đến từ "mẹ" là bú tí mẹ hoặc "lười, nằm đâu ngủ đấy".

Trên đây là hướng dẫn chơi trò chơi dân gian Kéo cưa lừa xẻ. Chúc các cô trò, các bậc cha mẹ có những giây phút vui vẻ khi tham gia trò chơi.

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG

                             CHỦ ĐỀ                    :  Nghề nghiệp

                             HOẠT ĐỘNG HỌC:   Làm quen văn học

                             ĐỀ TÀI                      :   Đồng dao “ Kéo cưa lừa xẻ”

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên, hiểu nội dung bài đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ”.

- Trẻ đọc thuộc, đúng nhịp bài đồng dao.

2. Kỹ năng:

- Rèn cách đọc nhịp 2/2, kết hợp gõ.

- Trả lời câu hỏi trọn câu, rõ ràng

- Trẻ thực hiện trò chơi thành thạo

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết yêu quí các nghề. Biết chăm chỉ siêng năng làm việc.

II. Chuẩn bị:

- Giáo án điện tử

-  Phách gõ, song lan, xắc xô

- Rỗ, vạch kẻ

- Hộp quà

- Các đồ dùng: Tủ, giường, bàn, ghế bằng gỗ cô làm.

- Cưa, đồ dùng trò chơi các đốt tre.

- Các bài hát trong chủ đề.

III. Tiến hành tổ chức hoạt động

Chào mừng các con đến với hội thi “ Bé với ngày hội dân gian”

Đến với hội thi, các đội sẽ trải qua 3 phần thi:

    Phần 1: Bé vui khám phá

    Phần 2: Chung sức

    Phần 3: Trổ tài đồng đội

- Trẻ cùng vận động bài: “Cùng chơi cùng hát khúc đồng dao”.

- Thế trong bài hát có những trò chơi gì?

Trò chơi dân gian được truyền miệng từ người lớn bày cho trẻ con chơi , như ba mẹ cô ngày xưa thường hay chơi và bày cho cô, bây giờ cô lại bày cho các con chơi  . Bây giờ các con có thích chơi những trò chơi dân gian đó không?

- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi : Tập tầm vông

- Trên tay cô có gì nào? ( Cho trẻ xem bàn, ghế cô làm.)

- Do ai làm ra?

     - Chú thợ mộc làm việc vất vả cho chúng ta những  sản phẩm quý giá. Để ca ngợi sự vất vả ấy, có những bài đồng dao được truyền miệng từ đời này sang đời khác thật hay trong đó có bài đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” mà hôm nay cô cháu mình cùng khám phá đấy.

2. Hoạt động 2:

* Cô đọc đồng dao:

Phần 1: Bé vui khám phá

Bây giờ các con hãy lắng nghe cô đọc bài đồng dao nhé

- Cô đọc lần một: Đọc diễn cảm kết hợp nét mặt, cử chỉ, điệu bộ

+ Con thấy vần điệu trong bài đồng dao như thế nào ?

+ Bài đồng dao có nhịp 2/2, mỗi câu thơ có 2 nhịp, khi đọc chú ý ngắt nghỉ đúng nhịp, rõ ràng từng câu đến hết bài và đọc với giọng điệu vui tươi nhé.

+ Tóm tắt nội dung: Bài đồng dao nói về công việc của các chú thợ cưa thật là vất vả, và luôn ca ngợi sự  siêng năng , chăm chỉ của các chú thợ.

- Làm động tác kéo cưa đi cùng cô

- Cô đọc lần 2: Cô đọc trích dẫn

+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài đồng dao gì?

* Giải thích từ khó: “ Cơm vua”: Có nghĩa là cơm ngon, có nhiều thức ăn ngon, bổ.

- Lần 3: Đọc diễn cảm kết hợp gõ phách

 - Chú ý gõ đúng nhịp:  Mỗi câu thơ trong bài đồng dao có 2 nhịp. Gõ mở ra 1 nhịp và gõ vào 1 nhịp.

 * Đàm thoại: Trò chơi “ Hộp quà kỳ diệu”.

- Cách chơi: Trong hộp quà của cô có rất nhiều đồ dùng, sản phẩm của chú thợ mộc, cô mời đại diện từng tổ lên khám phá chiếc túi và ẩn sau mỗi sản phẩm trong chiếc túi là câu hỏi liên quan đến nội dung bài đồng dao, cô đọc câu hỏi và

Mỗi đội sẽ có 10 giây suy nghĩ. Hết thời gian đội nào rung chuông nhanh nhất sẽ được quyền trả lời.

- Luật chơi: Nếu đội nào trả lời đúng câu hỏi của cô bạn sẽ được tặng hộp quà. Nếu bạn trả lời sai nhường quyền trả lời cho các đội khác. Kết thúc trò chơi đội nào có nhiều hộp quà nhất sẽ là đội chiến thắng.

- Bài đồng dao cô vừa dạy các con có tên là gì?

- Trong bài đồng dao nói về ai?

- Các chú thợ làm những công việc gì?

- Ông thợ nào trong bài đồng dao được ăn cơm vua?

- Còn ông thợ thua làm gì?

- Những chú thợ lười biếng sẽ như thế nào?

- Còn các con, để trở thành em bé ngoan, con sẽ làm gì?

=> Cô giáo dục trẻ phải biết chăm chỉ siêng năng làm việc.

Phần 2: Chung sức

* Trẻ đọc đồng dao:

- Các con ơi, ngày hội đồng dao cũng là dịp để các con thể hiện tài năng của mình  bây giờ các con hãy đọc thật hay bài đồng dao này.

- Cho trẻ đọc đồng dao kết hợp vận động theo hình thức:

+ Đọc cả lớp ( 2- 3 lần)

+ Đọc đối đáp ( 2 lần)

+ Đọc kết hợp vỗ tay vào nhau ( Cả lớp 1 lần)

+ Từng tổ đọc

+ Nhóm đọc

+ Cá nhân đọc

  • Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
  • Các con ơi, bài đồng dao rất hay và để bài đồng dao hay hơn nữa các con cùng đi lấy dụng cụ âm nhạc để cùng gõ nào?
  • Cho trẻ đứng thành các nhóm vòng tròn có dụng cụ gõ giống nhau. Cho từng nhóm đọc kết hợp gõ.
  • Đồng dao “Kéo cưa lừa xẻ” còn được phổ nhạc thành bài hát rất hay, cô cháu mình cùng nghe và vận động minh họa

Phần 3: Trổ tài đồng đội

* Trò chơi: Đội nào nhanh hơn

- Cách chơi: Cô chia lớp làm hai đội, hai đội có số lượng bằng nhau. Cô có một đoạn tre gồm có nhiều đốt và một cái cưa cho mỗi đội, cô yêu cầu 2 trẻ đầu tiên của từng đội, đi theo đường hẹp, lên lấy cưa, ngồi xuống, dùng cưa để cưa đốt tre đầu tiên dành cho đội mình, khi đốt tre đứt rởi ra chọn và bỏ vào rỗ về cuối hàng. Hai bạn tiếp theo cũng thực hiện cưa đốt tre thứ hai, cứ như vậy hết thời gian quy định đội nào cưa được nhiều đốt tre hơn, đội đó sẽ thắng. 

- Luật chơi: Hai bạn kế tiếp đi lên một lần, không chạm vạch và chỉ cưa một đốt tre. Kết thúc trò chơi, đội nào cưa được nhiều đốt tre nhất sẽ là đội chiến thắng.

3. Hoạt động 3:

- Cô nhận xét tiết học.

- Cô cho trẻ đọc lại bài đồng dao và chuyển hoạt động.đồng dao kéo cưa lừa xẻ.ppt