Gs1 là viết tắt của từ gì năm 2024

Hệ thống GS1 có ngôn ngữ riêng và thật tiện lợi khi có bảng chú giải để tham khảo khi bắt đầu. Bạn sẽ nghe thấy một số thuật ngữ và từ viết tắt khá thường xuyên, bao gồm các loại mã vạch và ngôn ngữ (ký hiệu). Nó có thể gây nhầm lẫn lúc đầu, nhưng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn tiếp tục. Hiểu các thuật ngữ sử dụng trong GS1 này là điều cần thiết để triển khai mã vạch với các sản phẩm của bạn một cách chính xác. Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây !

Show

Gs1 là viết tắt của từ gì năm 2024

Thuật ngữ sử dụng trong GS1

Nội Dung Chính

Gs1 là gì?

GS1 là một từ viết tắt của Hiệp Hội mã số châu Âu, hiệp hội này được thành lập năm 1977 tại Bỉ với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, GS1 ra đời với mục đích đưa ra và thực hiện các giải pháp tiêu chuẩn toàn cầu, từ đó giúp cải thiện tính minh bạch trong chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn thế giới.

Kể từ khi ra đời cho đến này hiện đã có 108 nước gia nhập hiệp hội mã số Châu Âu, mỗi đất nước có một văn phòng đại diện, có hơn 20 ngành đã lấy đây là chỉ tiêu chất lượng đánh giá trong đó có các ngành lớn như kinh tế, hàng tiêu dùng, thực phẩm và nước giải khát tới giao thông vận tải, y tế, an ninh quốc phòng…

Hiện có hơn 1000.000 doanh nghiệp trên thế giới đã và đang ứng dụng hệ thống mã số mã vạch làm công cụ phục vụ cho việc phân định và thu thập, trao đổi thông tin kinh doanh.

Năm 1995 mã vạch vào Việt Nam với sự chỉ đạo của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và được công nhận là thành viên chính thức của GS1 từ tháng 5 năm 1995, mã vạch quốc gia của Việt Nam được tổ chức EAN quốc tế cấp là đầu số 893.

Tại Việt Nam, GS1 có số lượng doanh nghiệp đăng ký và sử dụng mã số mã vạch lên đến 80% tổng các doanh nghiệp.

Hệ thống tiêu chuẩn của GS1 bao gồm bao nhiêu nhóm?

Khi đã hiểu rõ Gs1 là gì? chúng ta sẽ cùng làm rõ vậy Gs1 có những nhóm tiêu chuẩn nào, cụ thể:

+ Tiêu chuẩn về các loại mã số: Quy định yêu cầu kĩ thuật với các loại mã số GS1 như Mã địa điểm toàn cầu GLN; Mã thương phẩm toàn cầu GTIN; Mã quan hệ dịch vụ toàn cầu GSRN và Nhãn hậu cần EAN.

+ Tiêu chuẩn về các loại mã vạch: Quy định yêu cầu kỹ thuật với các loại mã vạch, được thống nhất để áp dụng chung với các loại mã số GS1. Ví dụ có các loại mã vạch như EAN 13, EAN 8,…

+ Tiêu chuẩn về các gói điện tử: Cấu trúc các gói tin trao đổi dữ liệu bằng điện tử.

+ Tiêu chuẩn về các mạng toàn cầu: Cơ sở dữ liệu sản phẩm và các bên, trao đổi và truyền dữ liệu như Tiêu chuẩn mô tả sản phẩm GDSN; tiêu chuẩn mã EPC’ tiêu chuẩn thẻ RFID Thế hệ 2,…

Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã số mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…

Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 của BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ về việc đăng ký mã số mã vạch sản phẩm. Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.
  2. Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.
  3. EAN là tên của tổ chức MSMV quốc tế trước tháng 2 năm 2005.
  4. GS1 là tên của tổ chức MSMV quốc tế từ tháng 2 năm 2005 đến nay.
  5. Mã số EAN là mã số tiêu chuẩn do tổ chức MSMV quốc tế quy định để áp dụng chung trên toàn thế giới.
  6. Mã quốc gia là số đầu gồm ba chữ số do tổ chức GS1 cấp cho các quốc gia thành viên. Mã quốc gia của Việt Nam là 893.
  7. Mã doanh nghiệp là dãy số gồm mã quốc gia và số phân định tổ chức/doanh nghiệp, gồm từ bốn đến bảy số tiếp theo.
  8. Mã số rút gọn (viết tắt là EAN 8) là dãy số có tám chữ số quy định cho vật phẩm (sản phẩm) có kích thước nhỏ, gồm mã quốc gia, số phân định vật phẩm và một số kiểm tra.
  9. Mã số địa điểm toàn cầu (Global Location Number, viết tắt là GLN), là dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.
  10. Mã số thương phẩm toàn cầu (Global Trade Item Number viết tắt là GTIN), là mã số vật phẩm (sản phẩm, hàng hóa), được cấu tạo từ mã doanh nghiệp, bao gồm các loại mã số mười ba chữ số – viết tắt là EAN 13; mã số mười bốn chữ số – EAN 14; mã số rút gọn tám chữ số – EAN 8 và mã số UCC (Uniform Code Council, viết tắt là UCC) của Hội đồng mã thống nhất của Mỹ và Canada.
  11. Ngân hàng mã số quốc gia Việt Nam là tập hợp các mã số có mã quốc gia là 893.
  12. Mã nước ngoài là mã quốc gia của nước ngoài, do tổ chức MSMV quốc gia nước ngoài cấp và quản lý.
  13. Mạng GEPIR (Global Electronic Party Information Registry) là mạng toàn cầu đăng ký điện tử các thông tin về thành viên sử dụng hệ thống MSMV do GS1 thiết lập và quản lý.

    Gs1 là viết tắt của từ gì năm 2024
    Ví dụ về mã số mã vạch được đăng ký tại Việt Nam

    Hay nói cách khác: Mã số mã vạch (viết tắt: MSMV) được dùng để nhận dạng tự động các đối tượng và vật phẩm, dịch vụ, tổ chức… (gọi tắt là vật phẩm). Dựa trên việc ấn định một mã (số hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định. Và thể hiện mã số đó dưới dạng mã vạch để thiết bị đọc (máy quét) có thể nhận biết được đối tượng đó một cách chính xác, nhanh chóng.

Cấu trúc và ý nghĩa của mã số mã vạch bên trên

Thế giới đã thống nhất chuẩn hóa hệ thống mã vạch toàn cầu với tên gọi GS1 vào tháng 2 năm 2005. GS1 Việt Nam là thành viên chính thức của GS1 quốc tế và được phép đăng ký mã số mã vạch, cấp đầu mã số quốc gia là 893. Đây là tổ chức quản lý mã số mã vạch của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

  • 3 chữ số đầu tiên quy định mã quốc gia sản xuất sản phẩm đó. Của Việt Nam là 893.
  • Mã doanh nghiệp là 4, hoặc 5, hoặc 6 số tiếp theo. Mã này do tổ chức GS1 Việt Nam cấp.
  • Mã mặt hàng là 3 hoặc 4 hoặc 5 số tiếp theo (tùy thuộc vào mã doanh nghiệp trước nó là bao nhiêu con số), do chính các công ty sản xuất đặt cho sản phẩm của họ. Các doanh nghiệp chỉ được phép cấp cho mỗi sản phẩm một mã số duy nhất.
  • Và tuyệt đối không được phép nhầm lẫn với các mặt hàng khác.
  • Mã số kiểm tra là 1 số cuối cùng. Dùng để kiểm tra tính đúng sai của các loại mã số doanh nghiệp, mã quốc gia, mã mặt hàng nói ở trên. Mã này được tính theo quy ước riêng và dựa vào thông tin của 12 con số đứng trước nó.

Tại sao doanh nghiệp phải đăng ký mã số mã vạch với GS1 Việt Nam?

Việc đăng ký mã số mã vạch để doanh nghiệp quản lý số lượng hàng tồn kho, giá thành sản phẩm, các phương tiện công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại một cách nhanh chóng mà không cần ghi chép bằng sổ tay.

Ngoài ra, để đưa hàng vào các siêu thị hoặc thực hiện xuất nhập khẩu thì hàng hóa có mã số mã vạch được gắn lên là điều bắt buộc để các cơ quan đơn vị này dễ dàng kiểm tra, theo dõi các mặt hàng khác nhau của doanh nghiệp.

Các loại mã số mã vạch được GS1 Việt Nam cấp phép

Dựa vào Điều 4 Chương 2, quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 của BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ có quy định rõ về các loại mã số mã vạch có thể được đăng ký:

1. Các loại MSMV được cấp và quản lý thống nhất gồm:

  1. Mã doanh nghiệp;
  2. Mã số rút gọn (EAN 8);
  3. Mã số địa điểm toàn cầu (GLN).

2. Các loại MSMV do tổ chức/doanh nghiệp tự lập để sử dụng, sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, gồm:

  1. Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN);
  2. Mã số địa điểm toàn cầu (GLN);
  3. Các loại mã số cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng.

3. Mỗi tổ chức/doanh nghiệp được đăng ký sử dụng một mã doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, một tổ chức/doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng hơn một mã doanh nghiệp khi chứng minh đã dùng hết quỹ số được cấp. Khi đăng ký sử dụng thêm mã doanh nghiệp, tổ chức/doanh nghiệp phải làm thủ tục như đăng ký cấp mã lần đầu và kèm theo thuyết minh đã sử dụng hết quỹ số được cấp.

Làm thế nào để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Để đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, điều các doanh nghiệp cần làm là đăng ký với Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam) tại địa chỉ website: http://gs1.org.vn/

Logo của GS1 Việt Nam

GS1 VIỆT NAM Là tổ chức MSMV quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Tháng 5/1995, GS1 được công nhận là thành viên chính thức của GS1 quốc tế. GS1 Việt Nam là đại diện duy nhất của Việt Nam tại GS1 quốc tế, GS1 Việt Nam quản lý ngân hàng mã quốc gia 893, cấp mã doanh nghiệp và giúp các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ và các tổ chức quan tâm khác áp dụng công nghệ mã số mã vạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của mình…GS1 Việt Nam là đơn vị duy nhất cho phép đăng ký mã số mã vạch theo tiêu chuẩn của nhà nước.

Doanh nghiệp sẽ được cấp mã số doanh nghiệp, được hướng dẫn lập mã số vật phẩm và in mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa đúng theo các quy định kỹ thuật trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Doanh nghiệp phải nộp phí đăng ký mã số mã vạch và hàng năm phải nộp phí duy trì sử dụng MSMV theo Thông tư 88/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Chú ý: Để được cấp mã số mã vạch thì doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam.

Trình tự cấp MSMV

Việc cấp MSMV thực hiện theo trình tự sau đây:

  1. Đăng ký sử dụng MSMV;
  2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV;
  3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV;
  4. Hướng dẫn sử dụng MSMV.

Các tổ chức/doanh nghiệp muốn sử dụng MSMV phải đăng ký sử dụng MSMV tại các cơ quan được Tổng cục TCĐLCL chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV (sau đây gọi là Tổ chức tiếp nhận hồ sơ).

Thủ tục và hồ sơ đăng ký mã số mã vạch thì cần chuẩn bị gì?

  1. Bản đăng ký sử dụng MSMV theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quy định này;
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;
  3. Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này;
  4. Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR) theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Quy định này.

Tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

1. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức/doanh nghiệp đăng ký lập hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV; tiếp nhận và xử lý sơ bộ hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.

2. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến Tổng cục TCĐLCL.

Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV

1. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục TCĐLCL tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV:

  1. Nếu hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL cấp mã số; vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.
  2. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL đề nghị tổ chức/doanh nghiệp hoàn thiện.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV được gửi cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày được Tổng cục TCĐLCL cấp. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV được quy định tại Phụ lục IV của Quy định này.

3. Khi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV có sự thay đổi về tư cách pháp nhân, về tên gọi hoặc địa chỉ giao dịch hoặc Giấy chứng nhận bị mất hoặc hỏng, tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục TCĐLCL để được đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận mới.Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí đổi và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV.

Phí cấp mới khi đăng ký mã số mã vạch

1. Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV nộp phí cấp MSMV khi đăng ký sử dụng MSMV và phí duy trì sử dụng hằng năm cho tổ chức tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài chính “Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch”.

2. Phí duy trì sử dụng MSMV phải nộp trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Nếu quá thời hạn đó mà chưa nộp thì tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV biết để nộp. Nếu sau một năm tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV không nộp phí duy trì sử dụng MSMV, Tổng cục TCĐLCL thu hồi mã số đã cấp, thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng và thông báo rộng rãi cho các cơ quan có liên quan.

STT

Phân loại phí

Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng

Phí duy trì

1

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)

1.000.000

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (doanh nghiệp sử dụng dưới 100 sản phẩm)

500.000

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (doanh nghiệp sử dụng dưới 1000 sản phẩm)

800.000

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (doanh nghiệp sử dụng dưới 10.000 sản phẩm)

1.500.000

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (doanh nghiệp sử dụng dưới 100.000 sản phẩm)

2.000.000

2

Sử dụng mã địa điểm GLN

300.000

200.000

3

Sử dụng mã số thương phẩm EAN-8 (GTIN-8)

300.000

200.000

4

Đăng ký sử dụng mã nước ngoài (ít hơn 50 mã sản phẩm)

500.000

Địa chỉ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

TỔNG CỤC ĐO LƯỜNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

➭ Địa chỉ: Số 8 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

➭ Hotline: 1900 636 218

➭ Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

➭ Website: www.gs1vn.org.vn hoặc www.gs1.org.vn

Sau khi đăng ký mã số mã vạch, sử dụng mã số mã vạch như thế nào?

Sử dụng MSMV được cấp làm sao cho đúng

Sau khi được cấp mã doanh nghiệp, tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV tự quy định mã số phân định vật phẩm, số phân định tổ chức/địa điểm và lập các loại MSMV quy định tại khoản 2 Điều 4 cho các vật phẩm, tổ chức/địa điểm của mình. Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV phải gửi danh mục các Mã số thương phẩm toàn cầu GTIN và Mã số địa điểm toàn cầu GLN được sử dụng cho Tổng cục TCĐLCL (thông qua tổ chức tiếp nhận hồ sơ) để quản lý chung, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này. Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này.

Gắn, ghi MSMV

Việc gắn hoặc ghi MSMV trên vật phẩm, nhãn, bao bì, phương tiện vận chuyển và trong các tài liệu liên quan kèm theo phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và các quy định khác liên quan.

Bảo đảm sự đơn nhất của mã số đăng ký sử dụng và chất lượng mã vạch

Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV phải chịu trách nhiệm về sự đơn nhất của mã số đăng ký sử dụng và chất lượng mã vạch, tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế liên quan. Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV có trách nhiệm thông báo các thông tin mô tả đối tượng mang MSMV cho các tổ chức và cá nhân là đối tác và có liên quan.

Quản lý việc sử dụng MSMV nước ngoài

Các tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam muốn sử dụng Mã nước ngoài (bao gồm cả mã UCC của Mỹ và Canada) để in trên sản phẩm của mình nhằm phục vụ cho mục đích chỉ để xuất khẩu, phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc được tổ chức nước ngoài chủ sở hữu ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài thông qua thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc các hình thức ủy quyền khác.

Sau khi được cấp hoặc được ủy quyền sử dụng mã số nước ngoài, tổ chức sử dụng phải thông báo việc sử dụng mã số nước ngoài với Tổng cục TCĐLCL bằng văn bản, gửi kèm theo bản sao giấy phép sử dụng, thư ủy quyền, hợp đồng sử dụng hoặc bằng chứng ủy quyền khác.

Khi nào thì bị thu hồi mã số mã vạch đã cấp

Sau khi đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, có nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc bị vi phạm các quy định. Các trường hợp bị thu hồi mã số mã vạch đã cấp như sau:

Tự ngừng sử dụng MSMV

  1. Tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV không được cho phép tổ chức/doanh nghiệp khác sử dụng MSMV đã được Tổng cục TCĐLCL cấp.
  2. Khi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV muốn ngừng sử dụng MSMV phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV cho Tổng cục TCĐLCL thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ. Tổng cục TCĐLCL ra quyết định thu lại mã số đã cấp và Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV, thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV và công bố rộng rãi cho các tổ chức có liên quan biết.

Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV đã cấp sẽ bị thu hồi khi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV vi phạm các điều, khoản của Quy định này và các nội dung đã cam kết khi đăng ký sử dụng MSMV.

Thanh tra, giám sát và giải quyết khiếu nại về đăng ký mã số mã vạch

Trách nhiệm thực hiện việc thanh tra

Thanh tra chuyên ngành TCĐLCL thực hiện việc thanh tra về MSMV theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Trách nhiệm thực hiện việc giám sát

1. Tổng cục TCĐLCL (Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam) thực hiện giám sát việc sử dụng MSMV theo quy định tại Chương III của Quy định này và theo các tiêu chuẩn, quy định khác có liên quan.

2. Khi phát hiện việc sử dụng MSMV chưa đúng quy định, cơ quan giám sát có trách nhiệm nhắc nhở và hướng dẫn tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV thực hiện đúng các quy định hiện hành.

3. Khi phát hiện có vi phạm trong việc sử dụng MSMV, cơ quan giám sát có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về MSMV bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 126/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

2. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ quyền hạn gây phiền hà cho tổ chức/doanh nghiệp sử dụng MSMV hoặc bao che cho người vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định về cấp, sử dụng MSMV theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về cấp, sử dụng MSMV được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn : Hướng dẫn cách đăng ký mã số mã vạch sản phẩm chuẩn năm 2020 mới nhất.

GS1 Việt Nam là gì?

GS1 Việt Nam là đại diện duy nhất của Việt Nam tại GS1 quốc tế, GS1 Việt Nam quản lý ngân hàng mã quốc gia 893, cấp mã doanh nghiệp và giúp các nhà sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ và các tổ chức quan tâm khác áp dụng công nghệ mã số mã vạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của mình…

GS1 Certificate là gì?

GS1 là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu cung cấp khuôn khổ để xác định, theo dõi, truy xuất nguồn gốc, và đảm bảo hiệu quả cho chuỗi cung ứng sản phẩm trong thời gian thực. Các tiêu chuẩn mã vạch GS1 là ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu giữa các nhà cung ứng, đối tác và khách hàng của quý vị.

GS1 QR Code là gì?

Mã vạch GS1, bao gồm ma trận dữ liệu GS1 và mã QR, là mã sản phẩm được công nhận rộng rãi và nổi tiếng toàn cầu. Chúng cho phép người dùng, doanh nghiệp và tổ chức tự động xác định, theo dõi và quản lý sản phẩm của họ trong toàn bộ chuỗi cung ứng một cách hiệu quả hơn.

Mà GLN nhà cung cấp là gì?

Mã số địa điểm toàn cầu (Global Location Number, viết tắt là GLN), là dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.