Hệ thống truyền dữ liệu điện tử edi là gì năm 2024

Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là trao đổi trực tiếp giữa máy tính gửi với máy tính nhận các tài liệu kinh doanh trong một định dạng dữ liệu điện tử tiêu chuẩn giữa các đối tác kinh doanh.

EDI là giao tiếp tự động cho phép bạn đơn giản hóa việc tương tác với chúng tôi, đồng thời cải thiện độ chính xác, tốc độ và giảm chi phí.

Kuehne+Nagel có thể giúp bạn tạo quy trình tinh gọn, cải thiện chất lượng dữ liệu và tối đa hóa khoản đầu tư công nghệ bằng cách tránh làm việc thủ công và quản lý các lô hàng của bạn bằng hệ thống của riêng bạn.

Các giải pháp EDI của chúng tôi Các quy trình kinh doanh mà bạn có thể liên kết bằng cách sử dụng EDI Các phương pháp giao tiếp

  • Giải pháp tích hợp tiêu chuẩn
  • Giải pháp tích hợp tùy chỉnh
  • Dịch vụ tích hợp của bên thứ ba
  • Dịch vụ tháp điều khiển
  • Quản lý dự án
  • (VAN)
  • Đơn đặt hàng vận chuyển
  • Trang thái lô hàng / Tình trạng kho hàng
  • Xác nhận vận chuyển
  • Đơn đặt hàng
  • ASN (Thông báo vận chuyển trước)
  • Tradacoms
  • Hóa đơn vận chuyển hàng hóa
  • Bán hàng / Đơn đặt hàng
  • Chứng từ chuyển giao
  • Telematic-Sensors
  • AS2 (Tuyên bố về khả năng áp dụng 2)
  • HTTP (S) (Bảo mật giao thức truyền tải siêu văn bản)
  • (S) FTP (Giao thức truyền tệp an toàn)
  • OFTP-2
  • Mạng lưới giá trị gia tăng
  • RosettaNet
  • WebServices

Hợp tác với chúng tôi để trải nghiệm những lợi ích sau:

  • Cải thiện tốc độ thực hiện các giao dịch chỉ trong vài phút
  • Giảm chi phí liên quan đến các hoạt động thủ công và tăng năng suất
  • Nâng cao độ chính xác bằng cách truyền dữ liệu mà không cần can thiệp thủ công
  • Cải thiện hiệu quả bằng cách đảm bảo dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp được gửi và theo dõi theo thời gian thực
  • Hỗ trợ hệ thống 24/7

Trò chuyện với các chuyên gia của chúng tôi ngay hôm nay để biết thêm về cách Kuehne+Nagel có thể giúp bạn tích hợp hệ thống.

EDI có thể rút ngắn đáng kể khoảng thời gian từ lúc bắt đầu giao dịch cho đến khi thanh toán kết thúc, bằng cách gửi đi những thông tin cần thiết và tránh được sự trùng lặp trong cả quá trình giao dịch.

Hỏi: EDI hoạt động ra sao?

Đáp: Khi giao dịch được thực hiện bằng EDI, hệ thống máy tính của công ty bạn sẽ hoạt động như một kho dự trữ các dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các giao dịch đó. Khi được sử dụng, EDI rút thông tin từ những ứng dụng của công ty và truyền tải các chứng từ giao dịch phi giấy tờ dưới dạng máy tính đọc được qua đường dây diện thoại hoặc các thiết bị viễn thông khác. Ở đầu nhận, dữ liệu có thể nhập trực tiếp vào hệ thống máy tính của đối tác, được tự động xử lý với các ứng dụng nội bộ tại nơi nhận. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài phút mà không cần phải gõ lại thông tin và tránh cho các bên những phiền toái về giấy tờ đi kèm với việc xử lý văn bản bằng tay. Sử dụng EDI qua đó sẽ giúp tăng giá trị khoản đầu tư của công ty bạn cho việc ứng dụng phần mềm giao dịch. Hơn nữa việc tạo, gửi và nhận các chứng từ giao dịch EDI có thể được tự động hoá và tích hợp với những ứng dụng máy tính hiện hành trong nội bộ công ty.

Hỏi: EDI mang lại cho các công ty những ích lợi gì?

Đáp: Những ích lợi chung nhất của EDI là tốc độ cao, tính kinh tế và sự chính xác trong việc xử lý chứng từ giao dịch. Cụ thể hơn, EDI đem lại những lợi ích sau:

• Sự tiện lợi của việc trao đổi chứng từ giao dịch cả trong và ngoài giờ làm việc • Chi phí giao dịch thấp hơn • Dịch vụ khách hàng tốt hơn • Khả năng đối chiếu so sánh chứng từ tự động, nhanh chóng và chính xác • Dữ liệu được lưu chuyển một cách hiệu quả hơn cả ở mức nội bộ và liên công ty. • Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao hơn

Hỏi: Tại sao các công ty nên sử dụng EDI trong giao dịch thương mại?

Đáp: Khi sử dụng EDI, các phần mềm ứng dụng của công ty bạn có thể gửi chứng từ giao dịch trực tiếp đến hệ thống máy tính của đối tác mà không cần sự can thiệp của con người như các bạn đã thấy sơ qua trong ví dụ về quy trình giao dịch ở phần A. EDI giúp giảm thiểu công sức của nhân viên và hạn chế những chậm trễ hay lỗi thường đi kèm với việc xử lý chứng từ bằng tay. Bằng cách đơn giản hoá và tinh giảm các quy trình giao dịch, EDI có thể giúp công ty bạn kiểm soát được chi phí, tăng tính hiệu quả và cải thiện trình độ phục vụ khách hàng.

Dưới đây là một ví dụ cho thấy hiệu quả của việc dùng EDI trong thực tế kinh doanh của một công ty bán lẻ để tăng tốc độ xử lý và giảm lỗi so với các công việc thực hiện qua giấy tờ truyền thống. Ngoài ra việc sử dụng EDI kết hợp với các công nghệ khác còn cho thấy sự khác biệt lớn về hiệu quả trong kinh doanh.

Câu chuyện thành công của Hills Discount Chain

Hills Discount Chain là một công ty gồm một loạt cửa hàng giảm giá theo kiểu Anh mới. Công ty này đã trao đổi điện tử với các đối tác thương mại từ nhiều năm nay theo tiêu chuẩn Truyền thông liên kỹ nghệ tự nguyện (Voluntary Interindustry Communications Standards – VICS), tức chuẩn ANSI X12 cho ngành công nghiệp bán lẻ.

Dùng EDI cho các phiếu đặt hàng là vô cùng quan trọng đối với công ty vì tính phức tạp của chúng. Một phiếu đặt hàng có thể đặt mua tới 200 mặt hàng cho một hoặc một số cửa hàng là chuyện thường tình. Do đó, vì số lượng lớn các phiếu đặt và độ phức tạp của chúng nên rất dễ bị lỗi khi vào dữ liệu và người bán hàng thường mất khoảng hai tuần để chuyển đúng đắn các phiếu đến hệ thống nhập phiếu. Nhưng với việc thực hiện EDI, các vấn đề như nguy cơ bị lỗi gây ra thừa hàng hoặc thiếu hàng trong kho hoặc vận chuyển chậm, bị giảm đi đáng kể hoặc bị loại trừ hoàn toàn.

Mặt khác hệ thống lập hoá đơn của công ty Hills cũng rất phức tạp. Đó là vì nơi bán hàng không những phải chuyển hàng tới nhiều địa điểm khác nhau trong cùng một đơn hàng, mà còn phải gửi hoá đơn bán hàng cho các địa điểm khác nhau đó. Mặc dù hoá đơn được gửi tới cửa hàng, nhưng cửa hàng lại không phải là nơi trả tiền cho hoá đơn đó, mà chỉ kiểm chứng các hoá đơn thôi. Sau đó các hoá đơn đó lại được gửi lại cho tổng hành dinh nơi đặt hàng để trả tiền. Nếu dùng EDI trong hệ thống lập hoá đơn bán hàng, thì người bán hàng có thể gửi các hoá đơn cho tổng hành dinh một cách tự động, giải thích rõ ràng về việc phân phối hàng hoá và giá thành của chúng cho các cửa hàng, và các cửa hàng chỉ việc kiểm chứng những gì mà họ nhận được.

EDI còn được kết hợp cùng với một phương pháp quét điểm bán hàng gọi là Đáp ứng nhanh. Theo đó, sản phẩm được đánh dấu bằng mã vạch theo mã sản phẩm chung (UPC – Universal Product Code). Khi một mặt hàng được bán, thì mã vạch được quét và ghi vào hệ thống. Thông tin này dùng để cập nhật các biểu ghi tồn kho ở mức bán lẻ và để tạo ra phiếu đặt mua hàng. Phiếu đặt mua hàng sau đó được truyền tới nhà cung cấp thông qua EDI. Kết quả là sẽ nhận biết được xu hướng và các hàng hoá được chuyển nhanh tới làm đầy lại kho. (Theo http://www.edivn.org.vn) Hỏi: Chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là gì?

Đáp: Một bộ chuẩn EDI là một khung hướng dẫn cho một loạt các định dạng dữ liệu thống nhất dùng để tạo những phiên bản điện tử đọc được bằng máy tính thay thế cho tài liệu giấy truyền thống. Trong số những định dạng dữ liệu chuẩn ra đời sớm nhất, nhiều định dạng được tạo ra và sử dụng bởi một ngành công nghiệp cụ thể để phục vụ cho việc trao đổi tài liệu trong phạm vi ngành đó, hoặc bởi một công ty cụ thể để phục vụ cho việc trao đổi chứng tử với nhà cung cấp. Khi EDI phát triển hơn, các chuẩn áp dụng riêng cho công ty hoặc cho ngành (còn gọi là chuẩn đơn dụng) trở nên ít phổ biến so với chuẩn công cộng.

Hỏi: Internet EDI là gì và nó có những phân loại nào ?

Đáp: Dựa trên định nghĩa của EDI, Internet EDI được định nghĩa là sự trao đổi thông điệp cho các giao dịch kinh doanh giữa các máy tính của các tổ chức khác nhau bằng cách sử dụng các thoả thuận chuẩn (các hiệp định khác nhau được đồng ý rộng rãi trên thế giới đến mức có thể được) qua Internet. Sau đây là các thoả thuận chuẩn có thể dùng cho việc truyền thông tin và biểu diễn thông tin, nhưng phải bổ sung thêm các thoả thuận mới khi chuyển từ đường truyền thông hiện tại sang Internet.

Có hai loại Internet EDI như sau:

  1. Truyền file

Là phiên bản mở rộng của EDI kiểu truyền theo lô hiện tại, trong đó thông điệp EDI được truyền và nhận trong dạng file. Giao thức truyền thông chuẩn được sử dụng bao gồm giao thức FTP (giao thức truyền file), SMTP/MIME (giao thức thư ) hoặc giao thức ZENGIN (Liên đoàn các hiệp hội ngân hàng Nhật Bản), dựa trên TCP/IP… Giao thức ZENGIN chỉ được dùng trong nội đia của Nhật.

Bằng cách chuyển đổi thông điệp EDI sang định dạng HTML và đăng ký trên máy phục vụ WWW, thông điệp EDI có thể đọc được và nhập vào dễ dàng từ trình duyệt WWW. HTTP được sử dụng như giao thức truyền thông. Hệ thống EDI loại này thường được sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lợi điểm lớn nhất của EDI Internet là chi phí thực hiện và vận hành rẻ. Nhưng Web-EDI cũng còn một số trở ngại. Một là khó có khả năng hoạt động liên mạng. Hai là dữ liệu EDI của Web-EDI khó kết nối tự động tới hệ thống máy tính cuối của người sử dụng. Internet EDI /XML đã giải quyết được các vấn đề này. Những tiêu chuẩn này về cơ bản dựa trên các công nghệ XML. Giải pháp dùng để thực hiện EDI là XML/EDI.

Hỏi: Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) hoặc XML, chuẩn nào thích hợp với thương mại điện tử B2B?

Đáp: Hiện nay ngày càng có nhiều phần mềm thương mại điện tử sử dụng Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML), gồm các nguyên tắc mô tả dữ liệu trên trang Web, như là một chuẩn cho việc trao đổi dữ liệu. Mặc dù các phần mềm cũng có thể xử lý được các giao dịch EDI, song XML tạo ra sự linh hoạt và đa dạng trong quá trình trao đổi thông tin giữa các công ty và được xây dựng cho các mạng mở. Vì các chức năng và chất lượng đặc biệt của ngôn ngữ lập trình XML nên nó được chấp nhận như ngôn ngữ của Internet để thực hiện vai trò lớn trong thương mại điện tử. Bắt đầu từ năm 1999 EDI dựa trên XML cũng được khuyến khích, giới thiệu để trao đổi dữ liệu trên Internet nhằm kết nối người sử dụng lại với nhau.

Ngày càng có nhiều dự đoán về việc XML sẽ trở thành một chuẩn vượt trội so với các chuẩn khác trong quá trình trao đổi dữ liệu. Tuy nhiên, còn quá sớm để nói rằng chuẩn XML sẽ được ứng dụng nhanh chóng và phổ biến. Có một số công ty đã quyết định chỉ triển khai chuẩn XML nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng cả hai chuẩn sẽ song song tồn tại trong tương lai, các công ty có thể vẫn sử dụng đồng thời chuẩn EDI ở những nơi nó còn phù hợp và chuẩn XML ở nơi mà EDI có nhiều hạn chế.

Tất nhiên, các công ty sẽ phải quyết định xem hệ thống EDI và XML của họ có thể kết nối được với nhau hay không và nếu kết nối được thì kết nối như thế nào.

EDI trong xuất nhập khẩu là gì?

EDI là tên viết tắt của Electronic Data Interchange, các công ty gửi thông tin kỹ thuật số từ hệ thống kinh doanh này sang hệ thống kinh doanh khác ở định dạng chuẩn. Thuật ngữ EDI mô tả cả việc truyền dữ liệu và dịch sang một định dạng dữ liệu thống nhất.

Đơn hàng EDI là gì?

EDI (Trao đổi dữ liệu điện tử) là chức năng gửi/ nhận dữ liệu hỗ trợ các đối tác logistics, tổ chức và khách hàng cung cấp dữ liệu cần thiết cho các công việc liên quan đến logistics theo định dạng xác định thông qua mạng.

Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử là gì?

EDI (Electronic Data Interchange) hay còn được gọi là trao đổi dữ liệu điện tử. Đây là quá trình trao đổi điện tử thông tin doanh nghiệp định dạng chuẩn, nó chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng các phương tiện điện tử chứ không qua phương tiện nào khác.

Khả năng EDI là gì?

Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là trao đổi trực tiếp giữa máy tính gửi với máy tính nhận các tài liệu kinh doanh trong một định dạng dữ liệu điện tử tiêu chuẩn giữa các đối tác kinh doanh.