Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng giống nhau hay khác nhau

Phân biệt hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng rất quan trọng khi kế toán kê khai và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Tuy vậy, không phải kế toán nào cũng biết cách phân biệt hai loại hóa đơn này.

Các kế toán trưởng là giảng viên các khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại Kế toán thực hành Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách phân biệt hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng thông thường một cách đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng nhất. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất hà nội

>>> Xem thêm: Quy định về công tác phí của giám đốc công ty TNHH một thành viên

1. Phân biệt hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng thông thường về đối tượng lập

  • Đối tượng lập hóa đơn GTGT: là những doanh nghiệp thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
  • Đối tượng lập hóa đơn bán hàng thông thường: là những doanh nghiệp kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu phi thuế quan, một số dịch vụ đặc thù theo quy định như dịch vụ hàng không, phí ngân hàng…, hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo hình thức thuế khoán, hóa đơn của cơ quan thuế.

Phân biệt hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng thông thường

2. Về hình thức hóa đơn

Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn giá trị gia tăng

Chỉ có chữ ký của người bán

Có cả chữ ký người bán và chữ ký của giám đốc

Không có dòng thuế suất và tiền thuế trên hóa đơn

Có dòng thuế suất và tiền thuế thể hiện trên hóa đơn

Có thể có dấu vuông hoặc dấu tròn thể hiện các thông tin của doanh nghiệp

Bắt buộc phải có dấu tròn của doanh nghiệp

3. Một số lưu ý về việc sử dụng hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT

  • Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT thì doanh nghiệp được khấu trừ số thuế GTGT trên hóa đơn đó; nếu hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng thì doanh nghiệp không được khấu trừ tiền thuế GTGT.
  • Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc khoán trên doanh thu, thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào kể cả trường hợp có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT.

học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Vậy là qua bài viết trên ta đã biết cách phân biệt hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng thông thường rồi. Bài viết được các kế toán trưởng giảng dạy tại lớp học kế toán tổng hợp thực hành tổng hợp ở kế toán Lê Ánh và biên soạn. cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Xem thêm: Hướng dẫn viết hóa đơn chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ:

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành và làm dịch vụ kế toán trọn gói tốt nhất thị trường

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Kế toán Lê Ánh luôn hướng đến là địa chỉ đào tạo kế toán uy tín nhất 

HOTLINE: 0904 84 88 55 (Mrs Ánh)

Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng giống nhau hay khác nhau

Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Hiện nay, hóa đơn điện tử được áp dụng phổ biến và dẫn thay thế cho hóa đơn giấy truyền thống. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận. Bài viết phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT.

1. Sự khác biệt giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT

Cách phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT đơn giản nhất như sau:

– Hóa đơn bán hàng: Tên hóa đơn được ghi rõ là “Hóa đơn bán hàng”. Thường thì trên hóa đơn sẽ không có dòng thuế suất.

Hóa đơn GTGT: Tên hóa đơn sẽ được ghi rõ là “Hóa đơn giá trị gia tăng. Thường thì trên hóa đơn GTGT sẽ có dòng thuế suất.

Ngoài ra, khi muốn phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT, bạn có thể dựa vào các tiêu thức sau:

– Về đối tượng sử dụng:

  • Hóa đơn GTGT áp dụng cho các đơn vị kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
  • Hóa đơn bán hàng áp dụng cho các đơn vị kinh doanh khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

– Về hình thức kê khai:

  • Với hóa đơn GTGT, doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đủ điều kiện khấu trừ.
  • Với hóa đơn bán hàng, các doanh nghiệp chỉ phải kê khai hóa đơn đầu ra mà thôi.

>> Tham khảo: Đối tượng kê khai và nộp thuế TNCN.

2. Hóa đơn bán hàng có được khấu trừ thuế không?

Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng giống nhau hay khác nhau

Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này sẽ bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Theo đúng quy định pháp luật hiện hành, đối tượng được sử dụng hóa đơn bán hàng bao gồm:

  • Các tổ chức, cá nhân tính thuế GTGT theo phương pháp bán hàng hóa, dịch vụ nội địa, xuất vào khu phi thuế quan hoặc các trường hợp được coi là xuất khẩu.
  • Các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa, kể các các trường hợp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong khu phi thuế quan. Với trường hợp này, hóa đơn bán hàng cần ghi rõ: “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

>> Tham khảo: Hướng dẫn thay đổi logo trên hóa đơn điện tử.

Tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp doanh nghiệp muốn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì nhất định phải có hóa đơn GTGT. Điều này đồng nghĩa rằng: Hóa đơn bán hàng sẽ không được khấu trừ thuế đối với hóa đơn đầu vào, và hóa đơn đầu ra cũng vậy.

>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Kết luận

Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hoặc muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

  • Hóa đơn bán hàng
  • hóa đơn gtgt
  • phân biệt hóa đơn

Như vậy, trước khi đi sâu vào việc tìm hiểu sự khác nhau giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT thì trước hết mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ được khái niệm của hai loại hóa đơn quan trọng này.

1.1. Khái niệm hóa đơn bán hàng là gì?

Hóa đơn bán hàng là loại hóa đơn hay còn được gọi là hóa đơn bán hàng trực tiếp. Đây là chứng từ dùng để ghi nhận lại nghiệp vụ bán hàng hóa và dịch vụ của một tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó. Qua hóa đơn bán hàng thì ta có thể nhận thấy được hàng hóa dịch vụ cung cấp là gì, số lượng bán ra và doanh thu được ghi nhận cho công ty.

Hóa đơn GTGT được viết đầy đủ là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ), đây là chứng từ được người bán lập ra ghi nhận những thông tin mua bán hàng hóa cho bên mua và sử dụng dịch vụ. Hoạt động này đôi khi còn được gọi là xuất hóa đơn.

Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng giống nhau hay khác nhau
Khám phá định nghĩa hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT

Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng được ban hành bởi Bộ Tài chính và kèm theo hướng dẫn cách điền. Loại hóa đơn này sẽ chỉ áp dụng cho các tổ chức kê khai và tính thuế bằng phương pháp khấu trừ.

Như vậy, bằng những định nghĩa trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu sơ qua về hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng. Thoạt nhìn sẽ có rất nhiều người lầm đường hai loại hóa đơn này là cùng 1 loại. Nhưng hai loại này sẽ hoàn tác khác biệt nhau. Và nếu như bạn là người bán hàng và thường xuyên sử dụng hóa đến đế khách hàng thì cần phải phân biệt rõ về hai loại hóa đơn này. Cùng đến với phần tiếp theo sau đây để có thêm cái nhìn rõ hơn về sự khác biệt giữa hai loại hóa đơn này ngay bây giờ nhé!

2. Phân biệt giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT cực chuẩn

2.1. Sự giống nhau giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT

Về sự giống nhau thì giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT chỉ có duy nhất 1 điểm giống nhau đó chính là đều được lập khi mà doanh nghiệp bán hàng và xuất kho cho khách hàng. Đây chính là điểm giống chỉ có giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng.

Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng giống nhau hay khác nhau
Sự giống nhau giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT chuẩn nhất

Nhưng giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng nếu có sự hợp lệ và có tính hợp pháp thì sẽ được ghi nhận và tính vào chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp.

2.2. Điểm khác biệt giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị GTGT không chỉ có một vài điểm khác nhau và có rất nhiều điểm khác biệt giữa hai loại hóa đơn này. Nếu là một kế toán viên chuyên sử dụng phần mềm quản lý hóa đơn để phục vụ công việc hoặc thậm chí bạn là bất kỳ ai thì cũng cần phải biết phân biệt hai loại hóa đơn này để phục vụ cho những công tác kê khai và hạch toán trong doanh nghiệp.

2.2.1. Về đối tượng lập và đối tượng phát hành hóa đơn

Trong hóa đơn bán hàng thường thấy thì đối tượng lập hóa đơn chủ yếu là những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh khu phi thuế quan, các dịch vụ đặc thù, hộ kinh doanh hoặc các tổ chức tính thuế theo phương pháp trực tiếp.

Còn đối với hóa đơn giá trị gia tăng thì đối tượng lập hóa đơn chủ yếu là những doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Chẳng hạn như là các hoạt động vận tải quốc tế, buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa, xuất khẩu.

Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng giống nhau hay khác nhau
Điểm khác biệt giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT

Còn về đối tượng phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp có thể tự in các loại hóa đơn giá trị gia tăng của mình. Còn đối với hóa đơn bán hàng thì doanh nghiệp sẽ không được làm điều đó và sẽ phải lên tận cơ quan thuế để mua

2.2.2. Thuế suất và chữ ký của hai loại hóa đơn

Về thuế suất thì trong hóa đơn bán hàng sẽ không có dòng liên quan đến thuế suất cũng như tiền thuế. Trong khí đó thì trong hóa đơn giá trị gia tăng thì ngược lại, dòng thuế suất và tiền thuế sẽ phải được thể hiện một cách rõ ràng nhất trên hóa đơn. 

Trong hóa đơn bán hàng thì chỉ có duy nhất một chữ ký đó là của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng thì chữ ký trong loại hóa đơn này sẽ có cả chữ ký của người bán hàng kèm với chữ ký của giám gốc hoặc người ủy quyền được giám đốc giao phó.

2.2.3. Hình thức kê khai trên hóa đơn

Khi nhìn vào hình thức của hai hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng sẽ có điểm khác biệt rõ ràng khi nhìn vào. Trong hóa đơn bán hàng thì hình thức của loại hóa đơn này sẽ chỉ kê khai hóa đơn đầu ra trong doanh nghiệp và những loại hóa đơn đầu vào sẽ không được thể hiện trong hóa đơn.

Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng giống nhau hay khác nhau
Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT chuẩn nhất

Còn đối với hóa đơn giá trị gia tăng thì hình thức của mẫu sẽ đầy đủ và chi tiết hơn. Trong hóa đơn này không chỉ có kê khai hóa đơn đầu ra mà còn có cả hóa đơn đầu vào để phục vụ cho các phương pháp tính khấu trừ phục vụ cho các nghiệp vụ của bộ phận kế toán.

2.2.4. Phương pháp tính thuế của hai loại hóa đơn

Do được khác nhau về hình thức, thuế suất cho nên phương pháp tính thuế của hai loại hóa đơn này cũng đồng thời có sự khác biệt nhau.

Nếu phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì nếu hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng thì không được khấu trừ mà chỉ cần kê khai theo chỉ tiêu 23. Còn nếu hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT thì sẽ được khấu trừ và kê khai vào chỉ tiêu 25 của tờ khai Tờ khai 01/GTGT.

Trong trường hợp mà doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp là trực tiếp thì nếu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp là hóa đơn bán hàng chỉ chỉ cần hạch toán mà không cần phải khai thuế. Nếu hóa đơn đầu vào là hóa đơn giá trị gia tăng thì sẽ phải hạch toán thuế vào nguyên giá của hàng hóa, chi phí đó.

Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng giống nhau hay khác nhau
Hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT và điều cần biết cho bạn

Vậy là, từ những yếu tố phân tích ở phần nội dung trên chắc hẳn bạn đã hình dung ra được sự khác biệt giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT. Việc phân biệt hai loại hóa đơn này là rất quan trọng khi mà cần hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp. Với những ai làm việc hoặc học chuyên ngành kế toán thì cần phải nắm rõ những điều này để phục vụ cho công việc.

2.3. Điều cần chú ý khi sử dụng hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT

Không chỉ cần phân biệt được giữa hai loại hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT thì bên cạnh đó bạn cần phải nắm được những thông tin quan trọng sau đây khi mà sử dụng hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng.

- Nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu trừ mà có hóa đơn giá tăng là hóa đơn đầu vào thì được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng còn hóa đơn bán hàng thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó.

Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng giống nhau hay khác nhau
Sử dụng hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT siêu chuẩn

- Khi tính thuế theo phương pháp trực tiếp hay là khoán trên doanh thu thì doanh nghiệp sẽ đồng thời được khấu trừ thuế đầu vào cả ở hai loại hóa đơn.

Mong rằng với những chia sẻ trên của bài viết đã giúp bạn thêm hiểu rõ hơn về khái niệm của hóa đơn bán hàng cũng như hóa đơn GTGT. Qua đây hy vọng bạn cũng có thêm nhiều kiến thức để phân biệt được hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT.

Bạn đang phân vân và chưa tìm được định nghĩa chính xác về mã nhận hóa đơn là gì? Vậy, bài viết sau đây chính những giải đáp dành riêng cho bạn. Hãy cùng theo dõi để biết thêm thông tin về mã nhận hóa đơn nhé!

Mã nhận hóa đơn là gì