Lòng biết ơn cha ông trong kháng chiến là gì năm 2024

Kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7 hằng năm, cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh, xã Hòa Long và Long Phước (TP. Bà Rịa) đã tổ chức Lễ Giỗ liệt sĩ tưởng nhớ các anh hùng. Đây là nét đẹp truyền thống thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Lòng biết ơn cha ông trong kháng chiến là gì năm 2024
Đoàn đại biểu tham gia ngày giỗ liệt sĩ ở Long Phước.

Lễ giỗ liệt sĩ

Trong ngày này, tại Đền thờ liệt sĩ xã Hòa Long đông đảo người dân tề tựu về dự lễ. Trước là tưởng nhớ hương linh những người đã mất, sau là cùng ôn lại những kỷ niệm một thời oanh liệt trong kháng chiến.

Bên tách trà nóng, họ thăm hỏi người còn sống, tưởng nhớ người đã hy sinh. Có nhiều cựu chiến binh (CCB) ở xa lâu ngày gặp mặt chợt nhận ra và ôm chầm lấy nhau, nắm chặt tay nhau, “như chưa từng có cuộc chia ly”. Từ chiều ngày 26/7, lúc 17 giờ Ban tế tự đình thần bắt đầu tổ chức lễ cúng theo nghi thức cổ truyền. Trong 2 ngày, 26 và 27/7 Đền thờ đón hơn 3.000 lượt khách.

Gặp lại đồng đội của mình, những đôi tay gân guốc, già nua của những người lính từng vào sinh ra tử chậm rãi cắm nén hương trên bàn thờ. Ông Nguyễn Duy Nga (SN 1950, ngụ tại ấp Bắc 3, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) chia sẻ: “Trở về thời bình, dẫu cuộc sống đôi lúc gặp khó khăn, nhưng tôi biết rằng mình hạnh phúc hơn vạn lần những đồng đội đã hy sinh. Tôi còn được sống mấy mươi năm cùng con cháu đầy đủ, chứng kiến đất nước ngày càng phát triển.Trong khi đó, các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì dân tộc. Công lao ấy không gì có thể bù đắp được. Buổi cúng giỗ này là một cách để chúng tôi bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với họ”, ông Nga tâm sự.

Dưới khói trầm hương nghi ngút, hương thơm nhè nhẹ, nghe giọng kể trầm ấm của những nhân chứng lịch sử đã khơi dậy niềm tự hào của về cha ông để con cháu cùng hướng về quá khứ, lịch sử, hướng về tương lai, biết ơn các thế hệ cha ông đã hy sinh vì sự trường tồn đất nước, vì tương lai tươi sáng của dân tộc.

Có mặt tại buổi lễ, bà Trần Thị Đức (ngụ tại ấp Đông, xã Hòa Long) là thân nhân liệt sĩ, có hai người con trai đã hy sinh. Bà Đức năm nay 85 tuổi, sống một mình. Bà cho biết, hằng năm các dịp lễ, Tết đều được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, thăm hỏi tặng quà.

Xã Hòa Long có 121 mẹ VNAH, trong đó 1 mẹ còn sống; 109 thương binh, 38 bệnh binh. Đền thờ liệt sĩ Hòa Long được xây dựng từ năm 1992, tu sửa lại năm 2004, hiện đang thờ 523 liệt sĩ.

Bà Nguyễn Thị Minh Nhựt, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Long cho biết: “Xuất phát từ tình cảm, trách nhiệm đối với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, những năm qua, xã Hòa Long tổ chức lễ giỗ liệt sĩ với sự tham dự của các gia đình chính sách. Nhiều thân nhân liệt sĩ chia sẻ, gia đình đều tổ chức lễ giỗ hằng năm vào ngày hy sinh của người thân nhưng lúc về dự lễ giỗ chung, cùng trò chuyện, chia sẻ với những gia đình khác, họ cảm thấy ấm lòng hơn”.

Lòng biết ơn cha ông trong kháng chiến là gì năm 2024
Đại tá Nguyễn Văn Tàu phát biểu tại ngày giỗ liệt sĩ ở Đền thờ liệt sĩ xã Long Phước.

Chung niềm xúc động, tự hào

Tại Đền thờ liệt sĩ xã Long Phước, lễ giỗ liệt sĩ không chỉ thể hiện lòng tri ân mà còn nhắc nhở thế hệ hôm nay về trách nhiệm với những người đã ngã xuống cho quê hương thanh bình.

Xã Long Phước hiện có 4 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), trong đó có 3 Anh hùng liệt sĩ và 1 Anh hùng LLVTND còn sống; 102 mẹ được công nhận danh hiệu Bà mẹ VNAH, trong đó 1 mẹ còn sống; có 517 liệt sĩ; 130 thương, bệnh binh; 450 người hoạt động kháng chiến và người có công cách mạng. Đến nay xã đã xây dựng được 84 căn nhà cho cha, mẹ, vợ, con liệt sĩ và sửa chữa 331 căn nhà cho các gia đình chính sách. Trong dịp Kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ năm nay, ngoài 1.483 phần quà của Trung ương và địa phương, được sự quan tâm của các nhà hảo tâm, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, thành phố, xã đã thăm và tặng 130 phần quà cho Mẹ VNAH và các gia đình chính sách trên địa bàn xã.

Lòng biết ơn cha ông trong kháng chiến là gì năm 2024
Ông Nguyễn Duy Nga (bìa phải, SN 1950, ngụ tại ấp Bắc 3, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) cùng đồng đội tại ngày giỗ liệt sĩ xã Hòa Long.

Đại tá Nguyễn Văn Tàu (SN 1928), AHLLVTNDND bày tỏ: “Những vật lễ, chiếc bánh mà người dân dâng lên trong ngày giỗ liệt sĩ là tấm lòng tri ân các Anh hùng liệt sĩ. Mỗi lần đến dự lễ giỗ liệt sĩ, tôi cảm nhận được sự quan tâm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay, tôi và đồng đội đều chung niềm xúc động, tự hào...”.

Nén hương tàn, những người lính năm xưa, những cựu TNXP, CCB ngồi lại cùng nhau, ăn bữa cơm sum họp. Dẫu tóc đã phai màu, gương mặt in hằn dấu vết thời gian, nhưng tâm hồn họ vẫn trẻ trung đầy nhiệt huyết như ngày mới nhập ngũ.

Sáng 22/7, tại Thừa Thiên Huế, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023, nhân dịp Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2023).

Lòng biết ơn cha ông trong kháng chiến là gì năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự và chủ trì Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Cùng tham dự có các đồng chí Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đặc biệt có 300 đại biểu đại diện cho hơn 9,2 triệu người có công với cách mạng đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc.

Lòng biết ơn cha ông trong kháng chiến là gì năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tới các lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng những tình cảm sâu nặng, lòng tri ân sâu sắc.

Tại Hội nghị, các đại biểu được ôn lại quá khứ hào hùng của những năm tháng chiến tranh; những cống hiến, hy sinh của lớp lớp cha anh đi trước vì độc lập, tự do của Tổ quốc; tưởng nhớ những con người đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, hiến dâng máu xương và cả tuổi thanh xuân của mình vì “Hòa bình - Độc lập - Tự do” của Tổ quốc.

Lòng biết ơn cha ông trong kháng chiến là gì năm 2024

Quang cảnh Hội nghị.

Cùng với đó là chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của toàn xã hội tri ân, động viên những người có công với cách mạng, phong trào "Ðền ơn đáp nghĩa" trong cả nước. Đặc biệt, tôn vinh, tri ân các mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng liệt sỹ, các thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng luôn phát huy truyền thống cách mạng, là chỗ dựa vững chắc của Đảng bộ và chính quyền các cấp, là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo, trong công cuộc dựng xây khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp.

Lòng biết ơn cha ông trong kháng chiến là gì năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà và trao kỷ vật chiến tranh cho các cán bộ đi B - những cán bộ miền Bắc đã tình nguyện, lặng lẽ vượt Trường Sơn, chi viện sức người cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, trong 76 năm qua, thực hiện lời dạy của Bác, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Hệ thống chính sách, pháp luật ưu đãi người có công đang từng bước hoàn thiện. Đối tượng người có công ngày một mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và sự đồng thuận của xã hội.

Với việc ban hành và triển khai toàn diện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trong giai đoạn 2012-2022 ngân sách nhà nước được bố trí là 357.373 tỷ đồng để thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần và các chế độ ưu đãi khác như: bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, trang cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng; ưu đãi giáo dục, hỗ trợ cải thiện nhà ở dụng cụ chỉnh hình, điều dưỡng, ưu đãi giáo dục, công tác mộ, nghĩa trang, tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ…

Cả nước đã vận động được trên 13.000 tỷ đồng hỗ trợ gia đình người có công xây dựng mới trên 84.000 căn nhà và sửa chữa trên 69.000 căn nhà tình nghĩa; tặng gần 126.000 sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách với tổng số tiền trên 1.000 tỷ đồng; 2.988 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các tổ chức, cá nhân nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời. Đến nay, 99% hộ người có công với cách mạng cả nước có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú, 99% xã phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tới các lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng những tình cảm sâu nặng, lòng tri ân sâu sắc.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, trong suốt các chặng đường cách mạng của Đảng, của dân tộc, nhất là trong những năm tháng cam go, khốc liệt của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ biên cương của Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; với khát vọng, niềm tin chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; lớp lớp những người con ưu tú đất Việt đã dũng cảm xung phong ra trận, anh dũng chiến đấu, hy sinh quên mình thực hiện nhiệm vụ, vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Trong số đó, nhiều liệt sỹ đã anh dũng hy sinh. Máu thịt các anh, các chị đã hòa quyện vào sông núi, góp phần tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc và còn biết bao thương binh, bệnh binh luôn lạc quan, nỗ lực phấn đấu vươn lên, vượt qua thương tật của chiến tranh, tiếp tục đóng góp trí tuệ, công sức cho gia đình, cộng đồng và đất nước.

Thủ tướng xúc động, chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã độc lập, thống nhất nhưng vẫn còn đó biết bao nỗi đau. Những giọt nước mắt vẫn còn lăn trên má của những người mẹ vì “ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”. Những vết thương chiến tranh vẫn hàng ngày đau nhức, nhất là lúc trái nắng, trở trời. Những di chứng do chất độc da cam dày vò biết bao số phận. Những ánh mắt mòn mỏi ngóng trông, khắc khoải đợi chờ của những gia đình chưa có thông tin, chưa được biết phần mộ của con, của vợ, chồng, của cha, mẹ mình…

Thấu hiểu, sẻ chia với những nỗi đau đó, trong suốt 76 năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa và ban hành nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ cụ thể, thiết thực, hiệu quả đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, những người có công với cách mạng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, theo đó mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng tăng thêm 26,5% và được áp dụng từ 01/7/2023.

Phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng”, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nghĩa tình đồng đội”… ngày càng phát triển, được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng với tinh thần trách nhiệm, ý thức xã hội cao.

Việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ được quan tâm đầu tư. Công tác tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sỹ được triển khai tích cực, có hiệu quả, góp phần giảm bớt nỗi đau cho những người ở lại.

Thủ tướng bày tỏ trân trọng và khâm phục tinh thần “tàn nhưng không phế”, ý chí, nghị lực và sự nỗ lực vươn lên của những thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình người có công đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, vượt qua nỗi đau chiến tranh, mất mát to lớn, chiến thắng bệnh tật, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ, tài năng để xây dựng gia đình, quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Trong đó có 300 tấm gương tiêu biểu đến từ nhiều vùng miền, dân tộc, đại diện cho 9,2 triệu người có công trên toàn quốc dự Hội nghị.

Thay mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương tinh thần mạnh mẽ, nghị lực sắt đá, ý chí mãnh liệt nỗ lực vươn lên của các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng mà 300 đại biểu dự hội nghị là những đại diện tiêu biểu. "Đây thực sự là những tấm gương sáng, lay động lòng người, động viên, khích lệ, truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên cho mỗi chúng ta". - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng, mặc dù Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo người có công và thân nhân với tấm lòng trân trọng, biết ơn sâu sắc và trách nhiệm cao nhất, nhưng đời sống của một bộ phận thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình người có công với cách mạng còn khó khăn; nhiều liệt sỹ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính...

Trước những day dứt, trăn trở đó, Thủ tướng đề nghị thời gian tới, các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Trong đó tập trung phát huy mạnh mẽ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Đồng thời tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn nữa chính sách, pháp luật đối với người có công kịp thời, hiệu quả, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn với tinh thần không để người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi; tăng cường thu hút nguồn lực xã hội, thực hiện tốt các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” như: Xây “Nhà tình nghĩa”, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, tặng “Sổ tiết kiệm tình nghĩa”, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng...; góp phần bù đắp những thiệt thòi của người có công và gia đình có công với cách mạng.

Thủ tướng yêu cầu các cấp chính quyền cơ sở tạo điều kiện thuận lợi, nghiên cứu ban hành các cơ chế, biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phát huy vị trí, vai trò của người có công, thương binh, bệnh binh và gia đình, nhất là trong phát triển sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ gia đình, đóng góp ngày càng nhiều cho cộng đồng và xã hội.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nhất là cho thế hệ trẻ về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc bằng nhiều hình thức phong phú, nội dung đa dạng, trên nhiều phương tiện với cách làm mới, sáng tạo theo phương châm “dễ nghe, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người”.

Thủ tướng cũng mong những người có công với cách mạng trên cả nước nói chung, 300 đại biểu tiêu biểu dự Hội nghị nói riêng tiếp tục phát huy truyền thống, ý chí tự lực, tự cường, cống hiến sức lực, trí tuệ, luôn là những tấm gương sáng trong lao động, sản xuất, công tác, chiến đấu, học tập... cho thế hệ trẻ noi theo.

Nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các chiến sỹ đã hy sinh xương máu để giữ gìn đất nước... Các chiến sỹ thật xứng đáng với Tổ quốc và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên những người con yêu quý như thế”, Thủ tướng khẳng định, với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân ta nguyện tiếp tục chăm lo chu đáo để xoa dịu nỗi đau, thấm giọt nước mắt, làm vơi đi nỗi nhớ; để đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng đầy đủ và tốt đẹp hơn.

Dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà và trao kỷ vật chiến tranh cho các cán bộ đi B - những cán bộ miền Bắc đã tình nguyện, lặng lẽ vượt Trường Sơn, chi viện sức người cho miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; trao quà tặng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng dự Hội nghị. Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh các bộ, ban, ngành Trung ương đã tặng đại biểu người có công các phần quà ý nghĩa, thay lời tri ân, động viên những người có công với cách mạng.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà ông Nguyễn Trung Chính, 94 tuổi là cán bộ tiền khởi nghĩa, hiện đang sinh sống tại phường Phú Nhuận, thành phố Huế và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công giúp đỡ cách mạng Nguyễn Thị Vàng, 100 tuổi ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Tại các nơi đến thăm, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân mãi mãi khắc ghi, tri ân người có công với cách mạng; nỗ lực phấn đấu xứng đáng với những hy sinh của người có công. Thủ tướng mong ông Nguyễn Trung Chính và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Vàng luôn mạnh khỏe, mãi là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo./.