Mày độ đục bao nhiêu đứa trẻ rồi hỏi tiếp năm 2024

CHUYÊN ĐỀ: PHÂN LOẠI CÂU

PHẦN I: KIẾN THỨC CẦN NHỚ

  1. Các kiểu câu phân loại theo cấu tạo:

1. Câu đơn

- Câu đơn là câu do một cụm chủ - vị tạo nên.

- Câu đơn có thể có nhiều chủ ngữ hoặc nhiều vị ngữ giữ chức vụ là bộ phận song song.

2. Câu ghép

  1. Khái niệm

Câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm chủ - vị độc lập tạo thành nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa.

  1. Cách nối các vế câu ghép

Có hai cách nối các vế câu ghép:

- Nối trực tiếp bằng dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy,…

Ví dụ: Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Nối gián tiếp bằng từ ngữ có tác dụng liên kết:

+ Nối bằng một quan hệ từ: và, rồi, thì, vì, do, tại, bởi, nên, nhưng,…

Ví dụ: Trời mưa nên đường rất trơn.

+ Nối bằng cặp quan hệ từ: nếu… thì, vì … nên, tuy … nhưng,…

Ví dụ: Nếu biển động thì thuyền trưởng không thể ra khơi được.

+ Nối bằng cặp từ hô ứng: đâu … đấy, bao nhiêu … bấy nhiêu, nào … ấy, sao … vậy, vừa … đã, vừa … vừa, càng … càng,…

Ví dụ: Gió càng to, biển càng động dữ dội.

  1. Phân loại câu ghép dựa vào ý nghĩa của quan hệ từ.

Loại câu ghép

Quan hệ từ

Ví dụ

Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả

- Quan hệ từ: vì, bởi, vì, nên, cho nên,…

- Cặp quan hệ từ: Vì … nên…, bởi vì … cho nên…, tại vì … cho nên…, do … nên…

- Vì tuyết rơi, chuyến bay đã phải hoãn lại.

- Bởi vì An chăm chỉ học tập nên bạn ấy đã vượt qua kì thi một cách xuất sắc

Câu ghép chỉ quan hệ điều kiện - kết quả

- Quan hệ từ: nếu, hề, giá, thì, …

- Cặp quan hệ từ: nếu … thì…, nếu như … thì…, hễ mà … thì…

- Nếu thời tiết đẹp lớp mình sẽ tổ chức cắm trại.

- Giáo cuộc sông toàn những niềm vui thì ai cũng cảm thấy hạnh phúc.

Câu ghép chỉ quan hệ tương phản

- Quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng,…

- Cặp quan hệ từ: tuy … nhưng…, mặc dù … nhưng…, dù … nhưng …

- Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

- Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời.

Câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến

- Cặp quan hệ từ: chắng những … mà…, không chỉ … mà còn …, càng … càng …

- Trời càng về khuya, trăng càng sáng hơn.

Chú ý:

- Phân biệt câu ghép với câu mở rộng thành phần.

- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ, vị ngữ. Đối với câu ghép, căn cứ vào số lượng chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế để xác định câu nhiều chủ ngữ hoặc câu nhiều vị ngữ.

- Ngoài câu đơn và câu ghép, tiếng Việt còn có câu rút gọn và câu đặc biệt.

3. Câu đặc biệt

- Câu đặc biệt là kiểu câu thường chỉ có 1 từ hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị.

- Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Ví dụ: Một đêm mưa. Người mẹ lết tấm thân nhọc nhằn ôm đứa con đi xin sữa.

“Một đêm mưa” là câu đặc biệt xác định thời gian.

+ Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.

Ví dụ: “Lạy trời! Điểm của nó vừa đủ để xét tốt nghiệp.”

“Lạy trời” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc của người nói: cảm xúc vui mừng khi được xét tốt nghiệp

+ Chức năng để gọi đáp.

Ví dụ: “Nam ơi! Nam à! Nó kêu lên khi thấy bóng lưng giống bạn thân của nó.”

“Nam ơi! Nam à!” là câu đặc biệt có chức năng gọi – đáp.

+ Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: “Buổi sớm trên sân trường thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng trống trường.”

“Tiếng chim. Tiếng trống trường” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê các âm thanh buổi sáng sớm trên sân trường.

- Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rất nhiều bạn nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn

4. Câu rút gọn

- Khái niệm về câu rút gọn được giải thích rõ ràng đó là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.

- Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích.

Ví dụ: Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.

Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

+ Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.

Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.

- Tác dụng câu rút gọn

Trong khi nói hoặc viết, ta có thể lược đi các phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính như sau:

+ Giúp câu trở nên ngắn gọn hơn.

+ Giúp chuyển tải thông tin đến người đọc/người viết nhanh chóng, đồng thời tránh việc lặp từ ngữ ở phía trước.

Cách dùng

Cách dùng câu rút gọn: không sử dụng tùy tiện, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:

- Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.

- Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.

Ví dụ:

- Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?

- 7 điểm

Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.

* Phân biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn

- Câu đặc biệt và câu rút gọn có điểm giống nhau là chỉ gồm có cấu tạo 1 từ hoặc một cụm từ. Vì vậy một số hướng dẫn phân biệt chúng sẽ rất hữu ích với học sinh.

- Câu đặc biệt:

+ Cấu tạo của câu không có thành phần chủ ngữ vị ngữ vì vậy không thể khôi phục chủ vị.

+ Từ và cụm từ luôn làm trung tâm của cú pháp

- Câu rút gọn:

+ Là câu đơn gồm có hai thành phần đã bị lược bỏ đi chủ ngữ hoặc vị ngữ, khi nói hoặc viết sẽ trở thành câu rút gọn.

+ Dựa vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể xác định được thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ bị lược bỏ trong câu.

+ Tùy trường hợp mà có thể khôi phục câu rút gọn.

Ví dụ:

- Lại gió ! cơn gió rét buốt.

“Lại gió” là câu đặc biệt vì nó không theo mô hình CN-VN và không thể khôi phục các thành phần nào được.

- Đi học không ?

Đây là câu rút gọn vì khi khôi phục ta được câu hoàn chỉnh theo mô hình CN – VN bằng cách thêm CN cho câu “Lan đi học không?”

Kết luận

II. Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.

1. Câu trần thuật (câu kể)

- Câu trần thuật là kiểu câu dùng để miêu tả, kể hoặc nêu nhận định, đáng giá, phán đoán… về người, sự vật, sự việc, hiện tượng.

Ví dụ: Ngoài kia, bầu trời trong xanh như ngọc.

- Dấu hiệu: Câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm (.) và thường có các từ mang ý nghĩa khẳng định hoặc phủ định (có, không, chưa…)

Ví dụ: Hoài không muốn các bạn lo lắng cho sức khỏe của cô.

2. Câu nghi vấn (câu hỏi)

- Câu nghi vấn là kiểu câu dùng để hỏi, tìm hiểu những thông tin chưa biết.

- Dấu hiệu: Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?) và có các từ để hỏi (mấy, bao nhiêu, ai, nào, đâu, sao, bao giờ, chưa, gì…)

Ví dụ: Bạn đã ăn cơm chưa?

3. Câu cầu khiến (câu khiến)

- Câu cầu khiến là kiểu câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, mệnh lệnh, …của người nói (người viết) với người khác.

- Dấu hiệu: Câu nghi cầu khiến kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.) và thường có các từ ngữ thể hiện yêu cầu (hãy, đừng, chớ…).

4. Câu cảm thán (câu cảm)

- Câu cảm thán là kiểu câu dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên…) đối với người nghe hoặc sự vật, hiện tượng được nói tới trong câu.

- Dấu hiệu: Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!) và có các từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc như: ôi, ối, ủa, ái chà, chao ôi,…

Ví dụ: Chao ôi! Thế là mùa xuân mong ước đã về.

Chú ý: Câu phân loại theo mục đích nói còn được dùng với mục đích gián tiếp. Khi đó phải căn cứ vào hòn cảnh sử dụng và mục đích của câu để xác định kiểu câu.

Ví dụ: Câu hỏi dùng để chào, thể hiện cảm xúc, yêu cầu…

Chị có thể mua giúp em một quyển vở được không?

(Câu hỏi nhưng dùng để nhờ, yêu cầu người khác giúp đỡ).

III. Một số lỗi câu

1.Câu sai cấu trúc

- Câu thiếu chủ ngữ:

Ví dụ: Với sự đấu tranh kiên trì, với tấm lòng yêu nước sâu sắc đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc.

Sửa lại: Với sự đấu tranh kiên trì, với tấm lòng yêu nước sâu sắc, các anh đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc.

Hoặc: Sự đấu tranh kiên trì và tấm lòng yêu nước sâu sắc của các anh đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc.

- Câu thiếu vị ngữ:

Ví dụ: Bạn Lan, cô bạn xinh đẹp nhất lớp tôi, cây văn nghệ nỏi tiếng của trường.

Sửa lại: Bạn Lan, cô bạn xinh đẹp nhất lớp tôi là cây văn nghệ nổi tiếng của trường.

Hoặc: Bạn Lan là cô bạn xinh đẹp nhất lớp tôi là cây văn nghệ nổi tiếng của trường.

- Câu sai về trật tự từ và trật tự các thành phần câu:

Ví dụ: Biệt danh “hạt mít” đặt cho tôi là các bạn lớp 5.

Sửa lại: Biệt danh “hạt mít” là của các bạn lớp 5 đặt cho tôi.

Hoặc: Các bạn lớp 5 đặt cho tôi biệt danh là “hạt mít”.

2. Câu sai lô-gic: sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu làm bị sai lô-gic.

Ví dụ: Học sinh là tôi.

Sửa lại: Tôi là học sinh.

3. Sử dụng sai dấu câu:

Ví dụ: Giờ tôi mới biết thế nào là nỗi khổ của một người mẹ?

Giờ tôi mới biết thế nào là nỗi khổ của một người mẹ.

IV. Cách phân biệt mẫu câu: Ai - là gì? Ai- làm gì? Ai- thế nào?

1. Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

- Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:

+ Câu kể Ai-làm gì? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

+ Câu kể Ai-thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ-vị.

+ Câu kể Ai-là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ-vị.

- Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:

+ Câu kể Ai-là gì? dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định.

Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.

Nam là học sinh giỏi của lớp.

+ Câu kể Ai-làm gì? dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc tĩnh vật khi được nhân hóa.

Ví dụ: - Hoa là quần áo cho mẹ.

- Đàn bò ăn cỏ trên cánh đồng.

- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

+ Câu kể Ai-thế nào? dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

Ví dụ: - Đàn voi đủng đỉnh đi trong rừng.

Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.

2. Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai- làm gì? và Ai- thế nào?

Kiểu câu

Ai - làm gì?

Ai - thế nào?

Đặc điểm của chủ ngữ

Đặc điểm ở vị ngữ

- Chỉ người, động vật ít khi chỉ bất động vật.

- Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? ít khi trả lời câu hỏi cái gì? (trừ trường hợp sự vật nêu ở chủ ngữ được nhân hóa.)

- Kể lại hoạt động

- Là động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động.

- Chỉ người, động vật, bất động vật.

- Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

- Miêu tả đặc điểm tính chất hoặc trạng thái

- Là động từ ( cụm động từ) trạng thái hoặc tính từ.

Ví dụ: Nhà này có ba gian.

Nó bị phê bình.

- Là cụm chủ - vị

VD: Bàn này / chân đã gãy.

PHẦN II. BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 1. Hãy phân loại các câu sau theo cấu tạo. Xác định thành phần chính, thành phần phụ của câu.

  1. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
  1. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc,

mọc lên những bông hoa tím.

  1. Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.
  1. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sông nhỏ vỗ nhẹ vào hai

bên bờ cát.

đ) Thứ hoa đặc trưng của miền Bắc vào dịp Tết là hoa đào.

  1. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.
  1. Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
  1. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai

hàng cây.

  1. Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng.
  1. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh

vòi vọi.

  1. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã

ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân

nhỏ bé của em ướt lạnh.

  1. Chúng tôi đi bên những rừng cây âm âm, những cây hoa chuối đỏ rực lên như

ngọn lửa, những thác trắng xóa tựa mây trời.

  1. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và

những bó hoa huệ trắng muốt.

  1. Trên cao, trập trùng những đám mây trắng; dưới thảm cỏ, đàn bò thi nhau

gặm cỏ.

ô) Trong rừng, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim chóc gọi nhau ríu ran không

ngớt.

ơ) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao mạn thuyền

  1. Vì vương quốc nọ vắng tiếng cười, nó buồn chán kinh khủng.
  1. Những con chim kơ-púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt cố rướn cặp mỏ

thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo.

  1. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang

kết đòng, mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.

  1. Khu vườn mùa xuân trong kí ức thơ dại của tôi là một bức tranh rực rỡ với

những bông cúc vàng tươi, bông hồng nhung đỏ thắm duyên dáng và bông hoa

móng tay hồng tươi như thoa phấn.

  1. Chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Bài 2. Chỉ ra lỗi sai trong các câu sau rồi chữa lại cho đúng:

  1. Trong truyện “Cây tre trăm đốt” cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.

………………………………………………………………………………………………………

  1. Cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng.

………………………………………………………………………………………………………

  1. Lòng dũng cảm của chú công an và con ngựa.

………………………………………………………………………………………………………

  1. Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông máng.

………………………………………………………………………………………………………

  1. Mẹ em đó là người rất chăm làm.

………………………………………………………………………………………………………

  1. Quyển sách Tiếng Việt của em là người bạn thân thiết của em.

………………………………………………………………………………………………………

  1. Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng em thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp.

………………………………………………………………………………………………………

  1. Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.

………………………………………………………………………………………………………

  1. Tôi vừa về đến nhà, bạn nó đang gọi đi ngay.

………………………………………………………………………………………………………

  1. Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.

………………………………………………………………………………………………………

Bài 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong các câu dưới đây và cho biết, các câu đó thuộc kiểu câu nào xét theo cấu tạo ngữ pháp.

2. Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.

Kiểu câu:…………………………………

3. Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Kiểu câu:…………………………………

4. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.

Kiểu câu:…………………………………

5. Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Kiểu câu:…………………………………

6. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước khiến mặt sông nghe như rộng hơn.

Kiểu câu:…………………………………

7. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.

Kiểu câu:…………………………………

8. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi.

Kiểu câu:…………………………………

9. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.

Kiểu câu:…………………………………

10. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt.

Kiểu câu:…………………………………

11. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.

Kiểu câu............................................................................................................................

12. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vu vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.

Kiểu câu:…………………………………

12. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.

Kiểu câu:…………………………………

13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa hương.

Kiểu câu:…………………………………

14. Chúng tôi đi bên những rừng cây âm âm, những cây hoa chuối đỏ rực lên như ngọn lửa, những thác trắng xóa tựa mây trời.

Kiểu câu:…………………………………

15. Mặt trời sáng rực chiếu qua những đám mây trắng như kẹo bông làm những tia nắng chiếu chệch đi, toả ra như nan quạt xuống cánh đồng xa.

Kiểu câu:…………………………………

16. Mặt trời chiếu vào những ngọn sóng nhỏ lăn tăn lóng lánh như những hạt kim cương rải rác trên mặt biển.

Kiểu câu:…………………………………

17. Mặt trời đỏ ối đã xuống thấp dần, cái đĩa cháy rực của nó đã chạm tới viền đám mây xam xám phía đằng tây.

Kiểu câu:…………………………………

18. Trên nền cát, nơi cô tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím biếc.

Kiểu câu:…………………………………

19. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.

Kiểu câu:…………………………………

20. Trên cao, trập trùng những đám mây trắng; dưới thảm cỏ, đàn bò thi nhau gặm cỏ.

Kiểu câu:…………………………………

21. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một tiếng dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, tụt nhanh xuống hố sâu

Kiểu câu:…………………………………

22. Trong bóng nước láng trên trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.

Kiểu câu:…………………………………

23. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Kiểu câu:…………………………………

24. Trong rừng, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim chóc gọi nhau ríu ran không ngớt. Kiểu câu:…………………………………

25. Khu vườn mùa xuân trong kí ức thơ dại của tôi là một bức tranh rực rỡ với những bông cúc vàng tươi, bông hồng nhung đỏ thắm duyên dáng và bông hoa móng tay hồng tươi như thoa phấn.

Kiểu câu:…………………………………

26. Mưa sầm sập đổ xuống, bụi nước toả trắng ngần.

Kiểu câu:…………………………………

27. Mưa sầm sập đổ xuống, tỏa bụi nước trắng ngần.

Kiểu câu:…………………………………

28. Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.

Kiểu câu:…………………………………

29. Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.

Kiểu câu:…………………………………

30. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dắt đi trên con đường dài và hẹp.

Kiểu câu:…………………………………

31. Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.

Kiểu câu:…………………………………

32. Ngoài kia, biển lung linh, xanh biếc, từng chú chim hải âu chao lượn với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời.

Kiểu câu:…………………………………

33. Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao mạn thuyền

Kiểu câu:…………………………………

34. Người ta nói Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng quả là không sai.

Kiểu câu............................................................................................................................

35. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Kiểu câu:…………………………………

36. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da thịt chị.

Kiểu câu:…………………………………

37. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫm trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.

Kiểu câu:…………………………………

38. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu dày mịn, màu cỏ úa.

Kiểu câu:…………………………………

39. Màn sương trắng buông nhẹ trên mặt sông như che chở cho giấc ngủ yên lành.

Kiểu câu:…………………………………

40. Tiếng Mây gọi lọt thỏm xuống dòng sông nghe xa vời như tiếng gọi từ đâu đó vọng lại.

Kiểu câu:…………………………………

41. Khuôn mặt dòng sông lộ ra ửng hồng, tươi rói như khuôn mặt em bé vừa ra khỏi chiếc nôi ấm.

Kiểu câu:…………………………………

42. Những giọt nước lọt qua kẽ tay em rơi lách tách xuống mặt sông tạo thành âm thanh trong trẻo như ai đó dang dạo khúc nhạc trên phím đàn tơ - rưng.

43. Dòng sông lúc này khoác chiếc áo của những nàng công chúa trong thần thoại.

Kiểu câu:…………………………………

44. Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng.

45. Hòn núi từ màu xám xịt đổi sang màu tím sẫm, từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng rồi từ màu hồng dần dần đỏi sang màu vàng nhạt.

46.Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt.

47. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại, lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lửng lơ trong gió.

48. Và dãy núi đá vôi kia ngồi suy tư, trầm mặc như một cụ già mãn chiều đã xế bóng.

49. Những con chim kơ – púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo.

50. Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ.

51. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất.

52. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.

53. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.

54. Con cò cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí.

55. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.

56. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm.

57. Sóng bị phá vỡ rất nhanh khi lan tới những chiếc lá nổi bập bềnh trên mặt đầm.

58. Bao trùm lên tất cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

59. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và rèn luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời