Nghiên cứu hàn lâm theo quy trình suy diễn

Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu sự việc một cách có hệ thống (*).

Có 2 cách để ta có hiểu biết về một sự việc là: chấp nhận và nghiên cứu. Thừa nhận phát hiện, kinh nghiệm của người khác là cách thứ nhất. Tự thực hiện nghiên cứu để tìm hiểu là cách thứ hai.

Nghiên cứu hàn lâm theo quy trình suy diễn

Phân loại các dạng nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu hàn lâm: có mục đích mở rộng kho tàng tri thức của ngành khoa học. Kết quả của nghiên cứu loại này không giúp doanh nghiệp nào áp dụng trực tiếp vào việc kinh doanh của mình.

Nghiên cứu ứng dụng: có mục đích áp dụng các tri thức trong ngành vào thực tiễn. Kết quả nghiên cứu loại này trực tiếp hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định. Nghiên cứu loại này thường được gọi là nghiên cứu thị trường.

Ví dụ cho 2 loại trên: nếu bạn phát hiện ra một số phân tử khi phân rã sinh ra năng lượng thì đó là nghiên cứu hàn lâm. Khi bạn dựa trên hiểu biết đó mà sắp xếp các phân tử chất đó để tạo thành bom hạt nhân thì đó là nghiên cứu ứng dụng.

Ở đây xin nói thêm, tiêu chuẩn để xem một người là tiến sĩ, hay của nhà khoa học nói chung là anh có mở rộng kho tàng tri thức cho ngành khoa học không? Nghĩa là anh có thực hiện nghiên cứu hàn lâm thành công không? Xã hội chất vấn GS TS sao không chế tạo ra sản phẩm cụ thể này nọ là không hiểu về công việc của nhà nghiên cứu.

Nghiên cứu khám phá, mô tả, nhân quả

Nghiên cứu khám phá có mục đích tìm hiểu sơ bộ nhằm xác định vấn đề. Loại nghiên cứu này thường dùng để trả lời câu hỏi: “cái gì”, “vì sao”, “động cơ là gì”…
Ví dụ: Xác định nhu cầu của khách hàng nhằm thiết kế sản phẩm mới là nghiên cứu khám phá.

Nghiên cứu mô tả có mục đích tả lại thị trường, có thể ở một số mặt như đặc điểm người tiêu dùng, thói quen tiêu dùng. Loại nghiên cứu này nhằm trả lời cầu hỏi “bao nhiêu”. Kết quả nghiên cứu này thường là bản mô tả (thường là định lượng, dạng thống kê) về hành vi tiêu dùng (như chi bao nhiêu thu nhập cho loại sản phẩm nào, thời điểm tiêu dùng, quy mô thị trường, thị phần…).

Nghiên cứu nhân quả có mục đích là tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm.

Để 2 khái niệm có mối quan hệ nhân – quả, hay “cái thứ nhất” gây nên “cái thứ hai” cần có cơ chế để “cái thứ nhất” gây nên “cái thứ hai”.

Các phương pháp phân tích định lượng – dựa vào các con số, rất tiếc, không thể “hiểu”, “phát hiện” được cơ chế này thay cho người nghiên cứu.

Nếu khi quan sát ta không thấy cơ chế trên, mà chỉ thấy có sự tương quan giữa “cái thứ nhất” và “cái thứ hai” (chẳng hạn “cái thứ nhất” và “cái thứ hai” cùng tăng hoặc giảm) thì chỉ có thể kết luận là giữa chúng có sự tương quan, không thể kết luận là giữa chúng có mối quan hệ nhân – quả.

Nghiên cứu suy diễn và nghiên cứu quy nạp

Sự phân loại này là dựa trên phương pháp nghiên cứu. NC suy diễn và NC quy nạp là 2 cách khác nhau.

Quy nạp là việc dựa trên đặc tính của một số phần tử mà khái quát hóa lên thành đặc điểm của tổng thể.

Suy diễn là dựa trên đặc tính của tổng thể mà suy ra đặc tính của một phần tử thuộc tổng thể đó.

Thường thị người ta sử dụng phương pháp định tính để suy diễn, và phương pháp định lượng để quy nạp. Ngoài ra, còn có phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó người ta có thể kết hợp 2 cách trên: nghiên cứu định tính để xây dựng giả thuyết nghiên cứu + nghiên cứu định lượng để khẳng định giả thuyết.

(*): Giáo trình nghiên cứu thị trường. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang.


Nghiên cứu khoa học là một cách thức con người tìm hiểu sự việc một cách có hệ thống. Trong thế giới ngày nay, có hai cách để hiểu biết một sự việc: (1) Chấp nhận (agreement reality) là cách thức con người hiểu biết sự việt thông qua việc thừa nhận các nghiên cứu hay kinh nghiệm của người khác; và (2) Nghiên cứu (experiential reality) là cách thức con người tìm hiểu các nghiên cứu hay kinh nghiệm của chính mình.

Chấp nhận là nền tảng của hầu hết các kiến thức mà chúng ta có được, bởi vì chúng ta không thể hiểu biết được mọi sự việc bằng những nghiên cứu, khám phá của chính mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể trực tiếp thực hiện các nghiên cứu để hiểu biết sự việc. Hay nói cách khác, kiến thức là dạng sản phẩm có thể nhận được thông qua chấp nhận hay nghiên cứu.

Khoa học cho phép chúng ta phương thức để tiếp cận với cả hai cách hiểu biết sự việc trên đây, chấp nhận và nghiên cứu, để hiểu biết sự việc mà chúng ta cần biết. Khoa học thiết lập những tiêu chuẩn cho việc chấp nhận cũng như cho việc thực hiện các nghiên cứu.

Nghiên cứu khoa học có thể chia làm hai dạng cơ bản như sau:

Nghiên cứu hàn lâm trong một ngành khoa học nào đó là các nghiên cứu nhằm mục đích mở rộng kho tàng tri thức của ngành khoa học nào đó. Kết quả của nghiên cứu hàn lâm chủ yếu nhằm vào mục đích trả lời cho các câu hỏi về bản chất lý thuyết của khoa học. Hay nói cách khác, nghiên cứu hàn lâm có mục đích xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học. Các lý thuyết khoa học dùng để giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học.

Nghiên cứu hàn lâm trong ngành marketing (tiếp thị) là các nghiên cứu nhằm mục đích mở rộng kho tàng tri thức của khoa học marketing (tiếp thị). Các nghiên cứu này nhằm vào mục đích xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học về marketing để giải thích dự báo các hiện tượng marketing (tiếp thị). Kết quả của nghiên cứu hàn lâm marketing (tiếp thị) không nhằm vào việc ra các quyết định về marketing (tiếp thị) của các nhà quản trị trong một công ty cụ thể mà thường là được công bố trong các tạp chí khoa học hàn lâm về marketing (tiếp thị).

Ví dụ: Các công ty trong ngành mỹ phẩm nên phân bổ ngân sách quảng cáo của mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu.

Có thể thấy kết quả từ nghiên cứu này không trực tiếp giúp giải quyết một vấn đề kinh doanh cụ thể nào của một công ty nào cả (không sử dụng trực tiếp trong việc ra quyết định kinh doanh của một công ty cụ thể). Nó chỉ giúp giải thích mối quan hệ giữa các biến trong thị trường. Kết quả này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được làm cơ sở để thực hiện các nghiên cứu ứng dụng. Các công ty có thể vận dụng chúng để giải quyết các vấn đề kinh doanh của công ty mình (không riêng cho một công ty nào).

Nghiên cứu ứng dụng là các nghiên cứu nhằm ứng dụng các thành tựu của khoa học trong ngành đó vào thực tiễn của cuộc sống. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng nhằm vào mục đích hỗ trợ trực tiếp cho việc ra quyết định. Như vậy, nghiên cứu ứng dụng trong nghiên cứu marketing (tiếp thị) là các nghiên cứu áp dụng khoa học nghiên cứu marketing (tiếp thị) của công ty. Các nghiên cứu này nhằm vào mục đích hỗ trợ cho các nhà quản trị marketing (tiếp thị) trong quá trình ra quyết định của mình và thường được gọi là nghiên cứu thị trường (market research).

Ví dụ: Công ty Thái Tuấn phải phân bổ ngân sách quảng cáo qua các phương tiện truyền thông đại chúng như thế nào để có thể thông tin được cho thị trường mục tiêu của mình (ví dụ thuộc tầng lớp cho thu nhập cao, giới nữ, tuổi từ 30 đến 50 tại Việt Nam).

Đây là vấn đề nghiên cứu thuộc dạng nghiên cứu ứng dụng. Kết quả của nghiên cứu này phục vụ cho việc ra quyết định marketing (tiếp thị) cụ thể của công ty Thái Tuấn. Kết quả của nghiên cứu này là tài sản riêng của công ty Thái Tuấn và nó thường không được xuất bản công khai.

Có nhiều trường phái trong nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể chia thành hai trường phái chính, đó là: 

  • Định tính (qualitative methodology): Thường đi đôi với việc khám phá ra các lý thuyết khoa học, dựa trên quy tắc quy nạp (nghiên cứu trước, lý thuyết sau). 

  •  Nghiên cứu định lượng (quantitative): Gắn liền với việc kiểm chứng chúng, dựa trên nguyên tắc suy diễn (lý thuyết rồi đến nghiên cứu.

Cần chú ý là không phải khám phá ra các lý thuyết khoa học là phải dùng định tính và kiểm định các lý thuyết khoa học là phải dùng định lượng. Phương pháp định tính vẫn được sử dụng để kiểm định các lý thuyết khoa và  phương pháp định lượng cũng thường được sử dụng để khám phá ra các lý thuyết khoa học.


Nghiên cứu hàn lâm theo quy trình suy diễn



Hình 1: Suy diễn và quy nạp trong nghiên cứu

  • Quy trình nghiên cứu của phương pháp suy diễn bắt đầu từ các lý thuyết khoa học đã có để từ đó đề ra các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu (research problems) và dùng quan sát để kiểm định các giả thuyết (hypothesis testing) này. 

  •      Quy trình nghiên cứu của phương pháp quy nạp đi theo hướng ngược lại với quy trình suy diễn. Phương pháp quy nạp bắt đầu bằng cách quan sát các hiện tượng để xây dựng mô hình (pattern) cho vấn đề nghiên cứu và rút ra các kết luận về các vấn đề nghiên cứu này.


Page 2