Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo tại việt nam

This page in:

Làm gì để xóa nghèo ở Việt Nam?

Vài tháng trước, tôi có chuyến đi Lào Cai - một khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam- để giám sát một cuộc khảo sát thí điểm. Tôi đã tình cờ gặp một người đàn ông lớn tuổi - một người điển hình trong số rất nhiều người mà chúng tôi đã gặp – đó là một người nông dân chỉ vừa đủ sống, có trình độ học vấn tối thiểu chỉ biết nói tiếng dân tộc và hiếm khi ra khỏi bản làng.

Người dân tộc thiểu số chiếm 15% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 70% nhóm đối tượng cực nghèo (được đo lường theo chuẩn cực nghèo quốc gia). Trong suốt hai thập kỷ tăng trưởng nhanh của Việt Nam, người dân tộc thiểu số ở quốc gia này đã có mức sống được cải thiện lên một cách toàn diện, song thành quả được hưởng của nhóm đối tượng này còn kém xa so với dân tộc chiếm đa số là người Kinh.

Tại sao nghèo trong nhóm người dân tộc thiểu số lại dai dẳng như vậy? Đây là chủ đề của nhiều nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu về phát triển và dân tộc thiểu số ở Việt Nam năm 2009 hay một chương trong Báo cáo Đánh giá Nghèo Việt Nam được chúng tôi thực hiện gần đây. Đây cũng là một mảng trong nghiên cứu phân tích mà nhóm của tôi hiện đang theo đuổi.

Tôi đã đi sâu thêm để xem thực trạng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tương đồng như thế nào với thực trạng xảy ra đối với nhóm người bản địa ở một xã hội khác, tại Mê-hi-cô, nơi mà tôi đã sống một năm khi tôi làm luận văn. Tại cả hai quốc gia, các nhóm đối tượng này đều rất đa dạng, chiếm tỷ trọng như nhau trong tổng dân số của quốc gia đó và đều phải đối mặt với những thách thức tương tự như nhau. Thực ra, nghiên cứu so sánh toàn cầu tốt nhất (do Gillette Hall và Harry Patrinos thực hiện) và kết quả mà tôi đã xem xét về vấn đề này đều phát hiện ra những đặc điểm chung đáng kinh ngạc của các nhóm dân tộc thiểu số/bản địa trên khắp thế giới.
Danh sách tôi đưa ra về các yếu tố tương quan là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo cao của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam bao gồm:

  • Bị cách biệt về địa lý và hạn chế trong tiếp cận thị trường,
  • Bị cô lập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngôn ngữ,
  • Hạn chế trong tiếp cận đất đai có chất lượng,
  • Tỷ lệ di cư khỏi nơi sinh sống thấp, và
  • Trình độ học vấn thấp.

Các yếu tố tương tự cũng sẽ thấy tại các nhóm người bản địa tại nhiều quốc gia khác.

Tôi thấy lạc quan vì ít nhất mức độ quan trọng của một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trang nghèo đói của người dân tộc thiểu số đang ngày càng giảm đi. Các thế hệ trẻ em dân tộc thiểu số gần đây đã có trình độ học vấn tăng lên. Điều này có nghĩa là học tiếng Việt càng nhiều sẽ tạo cho họ khả năng kết nối thông qua thị trường và di cư trong tiến trình thịnh vượng diễn ra trên bình diện rộng hơn của quốc gia.

Tôi đã nhìn thấy những dấu hiệu của hiện tượng này trong chuyến đi Lao Cai. Mặc dù người đàn ông lớn tuổi mà tôi đã mô tả ở trên có rất ít mối liên hệ với bên ngoài bản làng của mình, song các con ông đang ở độ tuổi 20 lại nói rất sõi tiếng Việt và đều đã đi làm ở xa. Tôi dự đoán rằng nếu sự chuyển đổi thế hệ này vẫn tiếp diễn và mạng lưới cho các nhóm dân tộc thiểu số được mở rộng, chúng ta sẽ chứng kiến ngày càng nhiều người rời bỏ đồng ruộng để tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.

Hai tuần trước, cùng với nhóm của mình, tôi đã đến bốn trường đại học ở Việt Nam để trình bày Báo cáo Đánh giá Nghèo Việt Nam. Các cuộc nói chuyện của chúng tôi đã tạo ra những thảo luận sống động và chúng tôi đã tổ chức lấy ý kiến của giảng viên và sinh viên tham gia thông qua tin nhắn điện thoại (SMS) về quan điểm của họ về cách tốt nhất để giảm nghèo đói cho nhóm dân tộc thiểu số. Đồng nghiệp của tôi, Nguyễn Thị Ngọc đã chạy kết quả lấy ý kiến trên máy tính của mình bằng một phần mềm nguồn mở (FrontlineSMS).  Câu trả lời phổ biến nhất đó là nâng cao tiếp cận thị trường và cung cấp giáo dục miễn phí, và có rất nhiều người lại đưa ra câu trả lời “khác” với cách thức do họ tự đề xuất.

Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo tại việt nam

Khi nghĩ về nghèo đói của người dân tộc thiểu số/bản địa ở Việt Nam hoặc ở quốc gia của mình, bạn sẽ trả lời câu hỏi trưng cầu ý kiến này như thế nào? Vui lòng chia sẻ ý kiến của bạn với chúng tôi trong phần bình luận.

Authors

Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo tại việt nam

Theo Báo cáo của Chính phủ, số dân là đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,7% dân số của cả nước, nhưng tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm đến 57,1% số hộ nghèo cả nước.  

Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo tại việt nam
Gia đình chị Giàng Xa Ninh, xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ (Lai Châu) có 2 héc ta chuối, mỗi năm thu hoạch hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020

Những năm qua, cấp ủy và chính quyền các cấp luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2021 đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn dân, công tác giảm nghèo đã đạt được những thành tựu nổi bật. Chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện, ngân sách nhà nước huy động nguồn lực xã hội ngày càng tăng, ý chí vươn lên của người dân được nâng lên, các tấm gương thoát nghèo và các điển hình ngày càng nhiều.  

Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giảm 4%/năm. Nhiều huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn được đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch. Đặc biệt sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo đã xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo.

“Chúng ta đã trải qua 6 lần điều chỉnh tiêu chí giảm nghèo. Từ tiêu chí về bảo đảm lương thực nhằm có ăn, có mặc, đến xóa đói giảm nghèo, rồi có mức sống tối thiểu… và hiện nay đang áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. Chính vì vậy mà Việt Nam là một trong 30 quốc gia trên thế giới và cũng là nước đầu tiên trong khu vực châu Á áp dụng phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau”, sớm hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.

Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, giai đoạn 2021-2025 chúng ta đặt mục tiêu yêu cầu cao về giảm nghèo đa chiều, bình quân cả nước giảm từ 1 - 1,5% trong năm. Chương trình quốc gia về giảm nghèo chú ý đến địa bàn là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, có cả các đối tượng nghèo mới phát sinh vì các lý do khác nhau, kể cả những ảnh hưởng do COVID-19, đối tượng nghèo có cả ở nông thôn và thành thị. Chú trọng các địa bàn còn nhiều khó khăn.  

Mặc dù chính sách giảm nghèo đã có nhiều kết quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đó là tốc độ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Một bộ phận các hộ đã thoát nghèo, nhưng ở những nơi thường xuyên chịu tác động của thiên tai vẫn có nguy cơ cao tái nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn ở mức cao và thu nhập bình quân đầu người thấp.  

Giải bài toán thoát nghèo bền vững

Bà Âu Thị Mai, dân tộc Sán Chay, đại biểu Quốc hộ tỉnh Tuyên Quang cho rằng, nguyên nhân của việc giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững là do nguồn lực thực hiện chương trình chưa đảm bảo, còn dàn trải, manh mún, các mô hình sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ nhưng hiệu quả kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm phát triển theo chuỗi giá trị còn hạn chế. Các mục tiêu về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, sử dụng nước, hợp vệ sinh, sử dụng điện lưới quốc gia chưa đạt yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó nhiều hộ gia đình còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo.

Đồng quan điểm này, bà Triệu Thị Huyền, dân tộc Dao, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho rằng nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do khu vực miền núi phía Bắc có địa hình đồi núi chia cắt mạnh lại thường xuyên chịu tác động của thiên tai. Hơn nữa, hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn, diện tích đất canh tác hạn chế, người dân còn thiếu tư liệu sản xuất. Trình độ dân trí chưa đồng đều, chất lượng nhân lực thấp.  

Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo tại việt nam
Cán bộ, chiến sỹ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lai Châu giúp nhân dân huyện Phong Thổ làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN.

Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV khi thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 kết cấu với 6 dự án, 11 tiểu dự án; trong đó bổ sung các tiểu dự án để giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội như nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo, cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo là cần thiết.

Để Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đạt hiệu quả, đồng thời khắc phục những hạn chế trong giai đoạn vừa qua, một số đại biểu Quốc hội cho rằng Chính phủ, các cấp, các ngành cần có giải pháp căn cơ, tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết về đời sống của người dân như tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của đồng bào DTTS vùng nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn. Đây là điều kiện tiên quyết trong công tác giảm nghèo bền vững.  

Bà Âu Thị Mai, đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đề nghị cần tiếp tục tích hợp ban hành các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hỗ có điều kiện. Chỉ hỗ trợ trực tiếp đối với các chính sách có ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội như giáo dục, y tế. Còn lại các chính sách khác hỗ trợ bằng hình thức cho vay có hoàn trả. Đồng thời, tiếp tục tăng mức hỗ trợ cho vay tín dụng ưu đãi và kéo dài thời hạn vay vốn đối với lãi suất cho một số loại hình sản xuất có chu kỳ như: Chăn nuôi trâu, bò, trồng rừng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn. Thực tế hiện nay có nhiều hộ gia đình có nhu cầu vay vốn rất lớn nhưng tâm lý do lo ngại rủi ro, chi phí sản xuất cao, lợi nhuận thấp, không có khả năng trả nợ.

Phải đặt người nghèo ở vị trí chủ thể trung tâm của công tác giảm nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo đến các cấp, các ngành, mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Khơi dậy ý thức tự chủ, vươn lên thoát nghèo, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của nhà nước mà phải sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước, của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo.

Trung ương cần tiếp tục dành nguồn lực đầu tư cho các tỉnh miền núi, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng kết nối giao thông, kết nối vùng, liên vùng và kết nối các tỉnh miền núi, các huyện nghèo trong vùng. Hạ tầng điện lưới quốc gia theo thống kê thì hiện nay cả nước còn khoảng 900.000 hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Các công trình dự báo, cảnh báo, phòng và chống thiên tai tiếp tục bố trí nguồn lực sớm hoàn thiện. Sắp xếp và bố trí lại dân cư, di dân khỏi vùng nguy cơ cao lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, nhằm hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai tới đời sống và sản xuất của người dân.

Khu vực miền núi phía Bắc là nơi đồng bào DTTS sinh sống, là địa bàn có tỷ lệ che phủ rừng cao so với bình quân chung của cả nước nhưng lại là lõi nghèo, sinh kế của người dân chủ yếu gắn với kinh tế rừng. Vì vậy, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường sinh thái đầu nguồn, trung ương cần có chính sách đặc thù hỗ trợ các địa phương quản lý, phát triển, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, phát triển kinh tế - xã hội để người dân sống được bằng nghề rừng và làm giàu từ rừng.

Theo thống kê hiện trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khoảng 58.000 hộ thiếu đất ở, đất sản xuất. Trên 300.000 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Bài cuối: Chuyển người nghèo từ đối tượng sang chủ thể