Nhiệm vụ của nhà quản trị nhãn hiệu là gì năm 2024

Giám đốc thương hiệu là vị trí quản lý quan trọng trong lĩnh vực truyền thông và tiếp thị của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều người còn nhầm lẫn chức vụ này với vị trí giám đốc Marketing. Vậy giám đốc thương hiệu là gì? Làm thế nào để trở thành một Giám đốc thương hiệu? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của Navigos Search.

1. Giám đốc thương hiệu là gì?

Giám đốc thương hiệu (Brand Manager) là người quản lý thương hiệu cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng chiến lược, triển khai các hoạt động để giúp hình ảnh thương hiệu được định vị tốt trên thị trường. Brand Manager sẽ xây dựng các kế hoạch để quảng bá và thay đổi nhận thức của công chúng về thương hiệu của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thường thuê Brand Manager làm việc nội bộ để xây dựng và phát triển duy nhất một thương hiệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Brand Manager sẽ làm việc tại các đơn vị quảng cáo truyền thông lớn (hay còn gọi là agency), cùng lúc xây dựng và quản lý thương hiệu cho nhiều doanh nghiệp khác nhau. Trách nhiệm quan trọng nhất của Brand Manager là đảm bảo hình ảnh thương hiệu phải nhất quán trong mọi chiến dịch quảng cáo.

Nhiệm vụ của nhà quản trị nhãn hiệu là gì năm 2024

Giám đốc thương hiệu (Brand Manager)

Hiện nay, nhiều người đang có sự nhầm lẫn giữa giám đốc thương hiệu và giám đốc Marketing. Nhìn chung, hai vị trí này đều hướng tới mục tiêu chung là duy trì và tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc cụ thể của mỗi vị trí là khác nhau.

Nếu giám đốc thương hiệu là người khiến cho khách hàng ủng hộ, yêu thích thương hiệu của doanh nghiệp, thúc đẩy xu hướng mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp về lâu dài. Thì giám đốc Marketing lại là người tìm kiếm và thúc đẩy khách mua hàng bằng cách sử dụng các chiến lược marketing để tạo cảm hứng cho khách hàng quan tâm và tin tưởng thương hiệu của doanh nghiệp. Vì thế, giám đốc thương hiệu và giám đốc Marketing thường xuyên kết hợp với nhau để cho ra những chiến lược đẩy mạnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem thêm >>

  • Tháo gỡ những thắc mắc về việc làm Assistant Brand Manager
  • Nhà tuyển dụng kỳ vọng gì ở một Brand Marketing chuyên nghiệp?

2. Vai trò của giám đốc thương hiệu trong doanh nghiệp

Lãnh đạo

Giám đốc thương hiệu là gì? Họ sẽ là người đứng đầu của bộ phận thương hiệu. Với vai trò này, họ phải xác định tầm nhìn đúng đắn và khiến nó thấm nhuần vào phong cách làm việc của nhân viên để tạo nên nét văn hóa riêng trong bộ phận. Đồng thời, họ sẽ lãnh đạo, đưa ra định hướng sự phát triển và hoàn thiện thông điệp thương hiệu để thu hút người dùng tiềm năng.

Giám sát

Là người đứng đầu bộ phận thương hiệu, Brand Manager có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của nhân viên trong bộ phận. Cụ thể là: giám sát thực hiện chiến lược và phát triển thương hiệu, giám sát thực hiện kế hoạch marketing, theo dõi phản hồi của khách hàng mục tiêu.

Là nhà chiến lược

Brand Manager có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu kinh doanh trên các kênh. Mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm họ sẽ đề ra những chiến lược phát triển thương hiệu và giám sát hiệu suất của chúng đó để điều chỉnh hay cải thiện cần thiết.

Phân tích

Để đề ra được những biện pháp điều chỉnh thích hợp trong quá trình xây dựng thương hiệu, Brand Manager phải thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá quá trình thực hiện và kết quả kế hoạch chiến lược. Những yếu tố mà họ thường xuyên nghiên cứu là: thị hiếu người dùng, phân khúc người dùng, đối thủ, xu hướng ngành, sự phát triển.

Qua việc phân tích dữ liệu, Giám đốc thương hiệu sẽ đưa ra dự báo cho bộ phận liên quan, góp phần xây dựng phát triển thương hiệu mới và cải thiện chiến lược hiện đang thực hiện, tận dụng mọi cơ hội nhằm nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của nhà quản trị nhãn hiệu là gì năm 2024

Công việc của một Giám đốc thương hiệu

Là người kết nối

Brand Manager là trung gian kết nối mối quan hệ hợp tác giữa các bên có liên quan tới việc phát triển thương hiệu. Đó là bộ phận bán hàng, tiếp thị, nhân sự, IT,… và cả đơn vị truyền thông, đối tác. Họ sẽ điều hành phương pháp truyền thông thương hiệu hướng đến người dùng và cũng là điểm tiếp thị chính với đối tác kinh doanh bên ngoài giúp tạo dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả

Người sáng tạo

Nhiệm vụ tiếp theo của Giám đốc thương hiệu là gì? Họ sẽ phải nghiên cứu và nắm bắt xu thế ngành để sáng tạo ra chiến lược đột phá, đưa ra cách tiếp cận vượt trội nhằm đưa thương hiệu doanh nghiệp đến gần với khách hàng tiềm năng hơn. Làm tốt những công việc này sẽ giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp, đảm bảo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác.

3. Bí quyết trở thành Giám đốc thương hiệu

Để trở thành một Giám đốc thương hiệu, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

Tích lũy kiến thức

Điều đầu tiên bạn cần làm để trở thành Giám đốc thương hiệu là phải theo học những chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực này như: quản trị, marketing, quảng cáo, kinh doanh, truyền thông. Quá trình học tập và được đào tạo bải bản sẽ cung cấp cho bạn vốn kiến thức toàn diện về marketing và thương hiệu. Đặc biệt là bạn sẽ học được phương pháp xây dựng thành công một thương hiệu.

Các công ty, doanh nghiệp thường yêu cầu bằng cử nhân đối với vị trí việc làm này. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc để lấy các bằng cấp cao để có thêm lợi thế trước những ứng viên khác khi ứng tuyển Giám đốc thương hiệu.

Nhiệm vụ của nhà quản trị nhãn hiệu là gì năm 2024

Tích lũy kiến thức để trở thành Brand Manager

Tích lũy kinh nghiệm từ thực tế

Ngoài kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng là yêu cầu cần thiết đối vớii một Giám đốc thương hiệu. Các tổ chức, doanh nghiệp thường yêu cầu người đảm nhận vị trí này phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong việc quản lý thương hiệu. Đồng thời, có kinh nghiệm xác định khách hàng mục tiêu, nắm bắt nhu cầu khách hàng, am hiểu thị trường, biết cách xây dựng chiến lược để phát triển thương hiệu,....

Để bắt đầu việc học hỏi và ngồi lên được chiếc ghế Giám đốc thương hiệu, bạn nên làm việc tại vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu hay Nhân viên Marketing. Từ các vị trí đó, bạn sẽ tích lũy được những kinh nghiệm về tiếp thị, quảng cáo thương hiệu, quản lý kinh doanh,... rất hiệu quả. Sau khi đã có được kinh nghiệm thực chiến, bạn hãy tự tin hướng tới vị trí Giám đốc thương hiệu.

Rèn luyện kỹ năng và thái độ

Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm thực tế, bạn cũng nên chú trọng vào việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết của một Brand Manager. Đó là kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng đàm phán và thuyết phục, phân tích, xử lý tình huống, ra quyết định, tư duy sáng tạo. Ngoài những việc đó, bạn còn phải rèn luyện thái độ tích cực, thân thiện trong việc xây dựng thương hiệu và luôn coi khách hàng là trung tâm, cũng như coi trọng việc bảo mật kinh doanh của đơn vị.

Trên thực tế, có khá nhiều Giám đốc thương hiệu khởi đầu sự nghiệp từ vị trí thấp như nhân viên sale, nhân viên truyền thông, thiết kế, nhân viên trong những công ty quảng cáo nhỏ hay thậm chí là nhân viên part time. Điều này cho thấy rằng, để đạt được thành công thì bạn phải có sự quyết tâm, nỗ lực và vươn lên không ngừng.

Xem thêm >>

  • 9 kỹ năng mềm trong quan trọng nhất trong công việc
  • 10 Kỹ năng thuyết trình giúp bạn làm chủ 'sân khấu'

Xây dựng mạng lưới quan hệ

Sở hữu mạng lưới những mối quan hệ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có thêm cơ hội để tiếp cận vị trí Brand Manager tại đơn vị mong muốn. Do đó, bạn hãy thường xuyên tham gia các sự kiện ngành và buổi hội thảo dành riêng cho người làm việc thuộc lĩnh vực quản lý thương hiệu.

Những buổi gặp gỡ đó sẽ giúp bạn kết nối với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Và bạn dễ dàng học hỏi kinh nghiệm từ họ và nhận được những cơ hội việc làm tốt từ lời giới thiệu của họ. Chính vì vậy, hãy tích cực chủ động mở rộng mạng lưới kết nối của bản thân và phát triển các mối quan hệ đó để có được những giới thiệu giá trị.

Nhiệm vụ của nhà quản trị nhãn hiệu là gì năm 2024

Hãy chú trọng việc xây dựng mạng lưới quan hệ rộng

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Giám đốc thương hiệu là gì? Vị trí này yêu cầu các ứng viên phải có định hướng rõ ràng, sáng tạo, tư duy chiến lược định vị thương hiệu cùng nhiều yếu tố khác nữa.

Nếu đang tìm kiếm cơ hội thăng tiến với vị trí này, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho mình tại Navigos Search – Đơn vị cung cấp dịch vụ headhunter uy tín nhất Việt Nam hiện nay.