Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép


2. Tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép

2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép

Lớp mẫu giáo ghép có nhiều trẻ ở các độ tuổi khác nhau nên có những đặc trưng về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá khi tổ chức hoạt động học cho trẻ.

Mục tiêu của hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép được xác định cho các độ tuổi có trong lớp chứ không chỉ một độ tuổi như ở lớp đơn.

Nội dung học cho trẻ lớp mẫu giáo ghép mang tính đồng tâm (nhóm tuổi nào cũng có cùng nội dung học), phát triển (từng độ tuổi có nội dung học ở những mức độ khác nhau) ngay trong một tiết / buổi học.

Ví dụ : Nội dung khám phá khoa học (Chương trình Giáo dục mầm non, NXB Giáo dục, 2009, trang 43) về đồ vật : trẻ 3 tuổi học đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi ; trẻ 4 tuổi học so sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 − 3 đồ dùng, đồ chơi ; trẻ 5 tuổi học so sánh sự khác nhau, giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng. Về đo lường (trang 45) : trẻ 3 tuổi : chưa học đo ; trẻ 4 tuổi : học đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo ; trẻ 5 tuổi : học đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.

Những phương pháp học mà trẻ ở mọi lứa tuổi trong lớp đều được chủ động tham gia, hợp tác với nhau, với giáo viên sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Hình thức tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép đặc biệt hướng vào sự tương tác giữa các cá nhân và giữa các nhóm. Việc tổ chức hoạt động học riêng rẽ cho từng độ tuổi trong lớp mẫu giáo ghép ít được khuyến khích.

Đánh giá hoạt động học của trẻ theo mục tiêu cần đạt cũng theo các độ tuổi có trong lớp chứ không chỉ theo một độ tuổi như ở lớp đơn.

Để có thể tổ chức được hoạt động học cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép, giáo viên cần thực hiện các bước sau : chuẩn bị, soạn giáo án, thực hiện và đánh giá hoạt động học.

2.2. Chuẩn bị hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép

Chuẩn bị hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép gồm những công việc xác định độ tuổi, chọn nội dung học, xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp, lựa chọn hình thức tổ chức, lựa chọn phương tiện.

2.2.1. Xác định độ tuổi có trong lớp mẫu giáo ghép

Giáo viên cần xác định độ tuổi có trong lớp mẫu giáo ghép là hai độ tuổi (3 và 4 tuổi, 4 và 5 tuổi, 3 và 5 tuổi) hay ba độ tuổi (3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi) dựa vào ngày, tháng, năm sinh của trẻ.

2.2.2. Chọn nội dung học trong ngày ở lớp mẫu giáo ghép

Giáo viên chọn nội dung cần dạy cho trẻ trong ngày theo kế hoạch tuần. Nội dung cần được ghi cụ thể tên hoạt động học và nội dung của hoạt động đó. Ví dụ :



– Thứ hai : Phát triển ngôn ngữ – Kể chuyện cổ tích “Ba cô gái”.

– Thứ ba : Khám phá khoa học – Những điều kì diệu của nam châm.

– Thứ tư : Thể chất – Bò chui qua cổng.

– Thứ năm : Toán – Số 6.

– Thứ sáu : Tạo hình / Âm nhạc – Hát dân ca “Mưa xuân”.


2.2.3. Xác định mục tiêu cần đạt của trẻ ở lớp mẫu giáo ghép

– Mục tiêu cần đạt của một nội dung dạy cho trẻ trong ngày thường cụ thể, có thể quan sát, đo, đếm được. Mục tiêu cần đạt gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ, với trật tự ưu tiên khác nhau ở từng hoạt động học. Ví dụ :



– Hoạt động Thể chất có mục tiêu cần đạt gồm kĩ năng, thái độ và kiến thức.

– Hoạt động Khám phá khoa học có mục tiêu cần đạt gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ.

– Hoạt động Âm nhạc có mục tiêu cần đạt gồm kĩ năng, thái độ và kiến thức.

– Xác định mục tiêu cần đạt của của trẻ ở lớp mẫu giáo ghép được căn cứ vào trình độ hiện tại (về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, nhận thức và thẩm mĩ) của trẻ trong lớp, vào kết quả mong đợi đối với trẻ 3 tuổi và 4 tuổi, vào các chỉ số / minh chứng của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đối với trẻ 5 tuổi. Mục tiêu cần đạt bao giờ cũng cao hơn trình độ hiện tại của trẻ và tiến dần tới kết quả mong đợi / các chỉ số / minh chứng. Ví dụ :

– Cả lớp chơi trò chơi “Bật xa”. Giáo viên quan sát thấy : nhóm trẻ 4 tuổi chỉ bật xa được 25 cm, nhóm trẻ 5 tuổi bật xa được 40 cm. Vậy, yêu cầu bật xa đối với nhóm 4 tuổi là 30 – 40 cm, nhóm 5 tuổi là 45 – 50 cm.

– Cả lớp học đo chiều dài một vật bằng đơn vị đo. Giáo viên quan sát thấy : trẻ 3 tuổi chưa biết đo, trẻ 4 tuổi biết cách đo nhưng chưa nói được kết quả đo, trẻ 5 tuổi chưa đo được bằng nhiều đơn vị đo khác nhau. Vậy, yêu cầu học đo với trẻ là :


  • Trẻ 3 tuổi : bắt chước được hành động đo chiều dài một vật bằng một đơn vị đo.
  • Trẻ 4 tuổi : có kĩ năng đo chiều dài một vật bằng một đơn vị đo bất kì và nói kết quả đo.
  • Trẻ 5 tuổi : đo được chiều dài một vật bằng hai đơn vị đo khác nhau và nói được kết quả đo.

2.2.4. Lựa chọn phương pháp dạy học ở lớp mẫu giáo ghép

– Giáo viên nên sử dụng những phương pháp dạy học đã được nêu trong Chương trình Giáo dục mầm non (nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm ; nhóm phương pháp trực quan – minh hoạ ; nhóm phương pháp dùng lời nói ; nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ ; nhóm phương pháp nêu gương – đánh giá) theo hướng tích cực hoá hoạt động của trẻ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Những phương pháp này cần phù hợp với mục tiêu, nội dung đã xác định. Đặc biệt, ở lớp mẫu giáo ghép, nên lựa chọn phương pháp mà theo đó trẻ có thể cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nội dung học và đạt mục tiêu của từng nhóm tuổi.

– Phương pháp dạy học được thể hiện ở những hoạt động giáo dục trẻ. Những hoạt động giáo dục này cần phù hợp với phương pháp đã lựa chọn, với nội dung học của trẻ và nhằm vào mục tiêu đã xác định ở từng độ tuổi.

2.2.5. Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép

– Hình thức tổ chức hoạt động học ở lớp ghép cũng giống như ở lớp đơn. Đó là hình thức tổ chức chung cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

– Tuy nhiên, ở lớp mẫu giáo ghép, những hình thức tổ chức hoạt động học được sử dụng phối hợp để đảm bảo tích cực hoá hoạt động của trẻ thông qua sự tương tác giữa các cá nhân và giữa các nhóm. Các hình thức tương tác có thể sử dụng ở lớp mẫu giáo ghép là :

+ Giúp đỡ : Trẻ bé thực hiện nhiệm vụ, trẻ lớn theo dõi, giúp đỡ trẻ bé hoàn thành. Tương tác này thể hiện sự độc lập, tự lực tương đối của trẻ bé, tinh thần tương trợ của trẻ lớn đối với trẻ bé.

+ Hợp tác : Trẻ lớn sử dụng kết quả của trẻ bé để thực hiện tiếp nhiệm vụ của mình. Tương tác này khiến cho hoạt động của mỗi trẻ cần dựa vào kết quả của những trẻ khác. Kết quả của trẻ này ảnh hưởng tới hoạt động tiếp theo của trẻ khác. Kết quả của nhóm này ảnh hưởng tới nhóm khác. Do đó, mỗi trẻ phải chăm chú lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của mình, theo dõi kết quả của trẻ khác.

+ Học hỏi : Trẻ lớn hoặc trẻ thành thạo hơn thực hiện nhiệm vụ, trẻ bé hoặc trẻ chưa thành thạo bắt chước theo. Tương tác này khiến cho các trẻ và các nhóm trẻ sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kĩ năng, có thái độ đồng cảm với nhau.

– Những tương tác trong lớp ghép như vậy sẽ tạo ra sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau. Đây là lợi thế của lớp mẫu giáo ghép khi tổ chức hoạt động học.

– Những hình thức tổ chức hoạt động học đều có thể sử dụng khi trẻ học nội dung mới (là nội dung cả lớp đều chưa biết), cùng nội dung (mỗi độ tuổi có mức độ khác nhau về nội dung), hoặc khác nội dung (độ tuổi này có, độ tuổi khác không có nội dung này).

a) Hình thức tổ chức chung cả lớp

Hình thức này được sử dụng khi trẻ học chung một nội dung mới hoặc khác nội dung (nhưng cùng lĩnh vực giáo dục).

– Khi trẻ học chung một nội dung mới : giáo viên tổ chức hoạt động học của trẻ như ở lớp đơn. Giáo viên đặt các câu hỏi / đưa ra yêu cầu dễ cho nhóm trẻ ở độ tuổi nhỏ nhất và nâng dần độ khó cho nhóm tuổi lớn hơn. Ví dụ :

Trẻ cả lớp đều chưa biết hình tròn. Cô hướng dẫn trẻ 3, 4, 5 tuổi nhận biết, gọi tên hình tròn như dạy ở lớp đơn. Tiếp tục hướng dẫn trẻ 4 tuổi tìm tòi và nêu đặc điểm của hình tròn, trẻ 5 tuổi so sánh đặc điểm của hình tròn với hình vuông. Trẻ 3 tuổi bắt chước hành động và lời nói của trẻ 4, 5 tuổi.

– Khi trẻ học cùng nội dung hoặc khác nội dung cụ thể cho từng độ tuổi (trong cùng một lĩnh vực giáo dục). Trong đó, sự tương tác giữa các nhóm và cá nhân được đẩy mạnh.

Ví dụ :


Nội dung khám phá khoa học (sđd, trang 43) về đồ vật : trẻ 3 tuổi học đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi ; trẻ 4, 5 tuổi học đặc điểm của đồ dùng, đồ chơi. Với nội dung này, giáo viên có thể chọn hình thức tổ chức hoạt động học cho trẻ như sau :

+ Với trẻ 3 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ tìm và kể đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi. Trẻ 4, 5 tuổi quan sát, lắng nghe và sửa cho trẻ 3 tuổi.

+ Với trẻ 4, 5 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ kể tiếp đặc điểm của đồ dùng, đồ chơi mà trẻ 3 tuổi chưa nêu ra. Trẻ 3 tuổi lắng nghe và bắt chước theo trẻ 4, 5 tuổi.

Nội dung làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán (sđd, trang 45, 46) về hình dạng : trẻ 3 tuổi học nhận biết, gọi tên các hình : hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế ; trẻ 4 tuổi học so sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình : hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật ; trẻ 5 tuổi học chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo yêu cầu. Với nội dung này, giáo viên có thể chọn hình thức tổ chức hoạt động học cho trẻ như sau :

+ Với trẻ 3 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ nhặt hình và gọi tên hình : hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế. Trẻ 4, 5 tuổi quan sát, lắng nghe và sửa cho trẻ 3 tuổi.

+ Với trẻ 4 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ so sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình : hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật mà trẻ 3 tuổi đã nhặt. Trẻ 3, 5 tuổi quan sát và lắng nghe. Sau đó, trẻ 5 tuổi bổ sung hoặc sửa lỗi cho trẻ 4 tuổi, trẻ 3 tuổi bắt chước hoặc nhắc lại

+ Với trẻ 5 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ chắp ghép các hình đã học để tạo thành các hình mới theo yêu cầu của cô giáo. Trẻ 3, 4 tuổi quan sát và bắt chước xếp hình theo anh chị 5 tuổi.

Nội dung khám phá xã hội (sđd, trang 46, 47) về bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng : Trẻ 3 tuổi nói tên các bạn. Trẻ 4 tuổi nói họ tên và một vài đặc điểm của các bạn. Trẻ 5 tuổi nói đặc điểm và sở thích của các bạn. Với nội dung này, giáo viên có thể chọn hình thức tổ chức hoạt động học cho trẻ như sau :

+ Với trẻ 3 tuổi : Cô khuyến khích trẻ gọi tên các bạn trong lớp. Trẻ 4, 5 tuổi lắng nghe và sửa cho trẻ 3 tuổi.

+ Với trẻ 4 tuổi : Cô khuyến khích trẻ nói đầy đủ họ tên và một vài đặc điểm của các bạn mà trẻ 3 tuổi đã gọi tên. Trẻ 3 tuổi bắt chước gọi theo. Trẻ 5 tuổi lắng nghe và sửa cho trẻ 4 tuổi.

+ Với trẻ 5 tuổi : Cô khuyến khích trẻ nói thêm đặc điểm và sở thích của các bạn mà các em 3, 4 tuổi đã gọi tên. Trẻ 3, 4 tuổi lắng nghe và bắt chước nhắc lại.

– Hình thức tổ chức chung cả lớp còn được sử dụng khi trẻ nhận xét sản phẩm tạo hình, sản phẩm xây dựng, sản phẩm lao động.

Ví dụ :

Khi tổ chức nhận xét sản phẩm tạo hình cho trẻ 3, 4, 5 tuổi : Giáo viên trưng bày sản phẩm của trẻ. Với trẻ 3 tuổi : Cô cho trẻ chỉ vào và gọi tên sản phẩm mình thích nhất, khuyến khích trẻ 4, 5 tuổi theo dõi. Với trẻ 4 tuổi : Cô đề nghị trẻ nhận xét về nội dung, màu sắc của sản phẩm mà trẻ 3 tuổi vừa nêu. Với trẻ 5 tuổi : Cô để nghị trẻ nhận xét bổ sung về bố cục và màu sắc sản phẩm

b) Hình thức tổ chức theo nhóm

Hình thức này có thể sử dụng khi trẻ học nội dung mới, cùng nội dung, hoặc khác nội dung. Giáo viên sẽ hướng dẫn từng nhóm. Trẻ lớn sẽ tự thực hiện tới cuối giờ, trẻ nhỏ sẽ được cô hướng dẫn hoặc làm cùng tới cuối giờ.

Ví dụ :

Trẻ ở lớp ghép 3 độ tuổi cùng học vẽ theo chủ đề Thuyền buồm. Trẻ 3 tuổi tô màu, trẻ 4 và 5 tuổi vẽ. Giáo viên chia trẻ ngồi theo nhóm 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi. Trẻ 5 tuổi phát đồ dùng cho cả lớp. Với trẻ 3 tuổi : Giáo viên làm mẫu, trẻ tô theo. Với trẻ yếu, giáo viên cầm tay cho trẻ tô. Với trẻ 4 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ hoàn thành bức vẽ, gợi ý để trẻ vẽ thêm những chi tiết khác vào bức tranh, quan sát giúp đỡ trẻ chưa biết cách vẽ. Trẻ 5 tuổi tự vẽ, nếu xong trước có thể giúp cô hướng dẫn các em 3, 4 tuổi.

c) Hình thức tổ chức cá nhân

Hình thức này thường được sử dụng đan xen với các hình thức tổ chức cả lớp, theo nhóm.

Ví dụ :

Ôn các hình học đã học lớp ghép 3 độ tuổi. Có thể chọn hình thức tổ chức chung, trong đó có hình thức tổ chức cá nhân như sau : Cả lớp ngồi học chung. Với trẻ 3 tuổi : Giáo viên yêu cầu một trẻ nhặt và gọi tên một hình bất kì. Trẻ 4, 5 tuổi theo dõi và sửa cho trẻ 3 tuổi. Với trẻ 4 tuổi : Giáo viên yêu cầu một trẻ 4 tuổi nói đặc điểm của hình học mà trẻ 3 tuổi vừa nhặt và gọi tên. Trẻ 3, 5 tuổi theo dõi. Trẻ 5 tuổi sửa cho trẻ 4 tuổi. Với trẻ 5 tuổi : Giáo viên tiếp tục yêu cầu một trẻ 5 tuổi so sánh đặc điểm của hình học mà trẻ 4 tuổi vừa nêu đặc điểm với một hình học khác. Trẻ 3, 4 tuổi lắng nghe.

Như vậy, ở lớp mẫu giáo ghép, những hình thức tổ chức hoạt động học thường được phối hợp theo nhiều cách khác nhau.

Bảng : Một số kiểu phối hợp những hình thức tổ chức hoạt động học

ở lớp mẫu giáo ghép


Cả lớp

Nhóm

Cá nhân

v.v…
1 2 3
1 3 2
2 1 3
3 1 2
3 2 1
2 3 1
v.v…

Chú thích :

1 : Hình thức tổ chức thứ nhất.

2 : Hình thức tổ chức thứ hai (tiếp theo hình thức tổ chức thứ nhất).

3 : Hình thức tổ chức thứ ba (tiếp theo hình thức tổ chức thứ hai).

Theo bảng trên, có thể tổ chức hoạt động học trước tiên theo cả lớp, sau đó theo nhóm, cuối cùng theo từng cá nhân (hàng 1), hoặc cả lớp – cá nhân – nhóm (hàng 2), hoặc nhóm – cả lớp – cá nhân (hàng 3)… Những hình thức tổ chức tổ chức hoạt động học thường được phối hợp linh hoạt tuỳ vào nội dung học và trình độ của trẻ (xem ví dụ bài soạn ở mục 2.2.3).

Ở lớp mẫu giáo ghép, cũng như ở lớp đơn cần có các phương tiện đảm bảo những yêu cầu sư phạm chung .

2.3. Soạn giáo án ở lớp mẫu giáo ghép

Căn cứ vào các bước tổ chức hoạt động học cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép như trên, giáo viên có thể soạn giáo án như sau :

Thứ… tuần… ngày… tháng… năm…

Tên hoạt động học :

Mục tiêu cần đạt ở từng độ tuổi : Giáo viên xác định cụ thể mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ theo từng độ tuổi. Tuỳ từng hoạt động học (thể chất, âm nhạc, tạo hình, toán, khám phá khoa học, làm quen với chữ cái, tiếng Việt) mà xác định ưu tiên cho kiến thức, kĩ năng hay thái độ.

Chuẩn bị : Giáo viên ghi rõ tên, số lượng đồ dùng, đồ chơi, nơi diễn ra hoạt động học của trẻ.

Thời gian : Giáo viên chọn thời gian thích hợp với độ tuổi có trong lớp mình. Ví dụ : lớp ghép 3 − 4 tuổi thường học trong khoảng 15 − 20 phút ; 4 − 5 tuổi : 25 − 30 phút ; 3 − 4 − 5 tuổi : 15 − 25 phút.

Tiến hành :



Nội dung học

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ
Giáo viên ghi rõ nội dung học cho từng độ tuổi hoặc chung cho cả lớp. Giáo viên ghi rõ hình thức tổ chức lớp, công việc của cô với từng nhóm tuổi. Giáo viên ghi rõ công việc của trẻ ở từng nhóm tuổi, hỗ trợ của trẻ và các nhóm trẻ với nhau.

Đánh giá : Giáo viên ghi lại những mục tiêu trẻ đã đạt được và chưa đạt được.

Rút kinh nghiệm : Giáo viên ghi lại những kinh nghiệm về xác định yêu cầu cần đạt, lựa chọn nội dung, phương pháp, hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức, phương tiện học cho trẻ.

2.3.1. Ví dụ 1

Thứ tư, tuần 1 tháng 9 năm 2012

Chủ đề : Những con vật biết nhảy

Tên hoạt động học : Bật xa ; trò chơi vận động : “Ếch nhảy ồm ộp”.

Mục tiêu cần đạt ở từng độ tuổi (Tìm ở kết quả mong đợi hoặc chỉ số / minh chứng của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi)

Kĩ năng :

3 tuổi : Bật xa được 20 – 25 cm.

4 tuổi : Bật xa được 35 – 40 cm.

5 tuổi : Bật  xa  được 40 – 50 cm.

Thái độ :

Thích bật xa, tham gia vào trò chơi.

Kiến thức :

3 tuổi : Gọi được tên vận động “Bật xa”.

4, 5 tuổi : Nói được những động tác bật đúng.

Chuẩn bị :

Sân chơi thoáng, mát, sạch, rộng rãi, an toàn.

5 vạch song song, cách vạch xuất phát 20 − 25 − 35 − 40 − 50 cm.

Thời gian : 20 – 25 phút.

Tiến hành :



Nội dung học

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Khởi động :

Đi, chạy nhẹ nhàng 1 – 2 phút.

Làm mẫu cho trẻ bé làm theo, nhắc nhở trẻ lớn chăm chú tập theo cô. Có thể cho trẻ 5 tuổi thay cô điều hành các em nhỏ hơn. Cả lớp làm theo cô / anh / chị ở đội hình tự do.


Page 2

Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép

Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép

trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2018
Kích2.88 Mb.
#40757

KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ BẢN THÂN

LỚP MẪU GIÁO GHÉP 3 TUỔI, 4 TUỔI



Lĩnh vực

Mục tiêu

Nội dung

Phát triển thể chất
3 tuổi
− Thực hiện đúng các động tác trong bài thể dục theo hướng dẫn của cô giáo.

− Đi được bằng mũi chân.

− Tung và bắt bóng được với cô giáo.

− Thực hiện được một số công việc tự phục vụ với sự giúp đỡ của người lớn (rửa tay, lau mặt…).



– Các bài tập phát triển chung.

– Vận động cơ bản :

+ Đi kiễng gót.

+ Tung bắt bóng.

– Tập đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.

– Tập cài, cởi cúc.

− Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất đối với sức khoẻ.

− Đi vệ sinh đúng nơi quy định.

− Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.

4 tuổi
− Thực hiện đúng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.

– Đi được bằng gót chân.

− Tung và bắt được bóng.

− Nói được tên một số món ăn.

− Biết ăn uống gọn gàng, sạch sẽ.

− Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.

− Nhận biết một số vật dụng và nơi nguy hiểm, không đến gần.


Phát triển

nhận thức


3 tuổi
− Nói được một số thông tin về bản thân : tên, tuổi.

− Nhận ra và nói được tên một số bộ phận cơ thể, các giác quan.

− Nhận biết 1 và nhiều.

− Biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 5.

− Nhận biết và gọi tên được hình tam giác, hình chữ nhật.


− Ý thức về bản thân : đặc điểm cá nhân (tên, tuổi, giới tính ; điểm giống và khác nhau của mình với người khác ; sở thích).

− Một số bộ phận cơ thể, các giác quan ; tên gọi, chức năng chính của chúng.

− Nhiều hơn, ít hơn, xếp tương ứng 1 − 1.

– Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.

− Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.

− Phân nhóm theo 1 − 2 dấu hiệu.


4 tuổi
− Nói được sở thích và khả năng của mình ; sự giống nhau và khác nhau của mình với bạn.

− Nói được các chức năng chính của các giác quan.

− Có thể so sánh được sự khác nhau, giống nhau của hình tròn và hình vuông ; nhận biết số lượng, con số trong phạm vi 2 ; phân loại được đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo 1 – 2 dấu hiệu cho trước.


Phát triển

ngôn ngữ


3 tuổi
− Có khả năng nghe và nói được một số từ và câu đơn giản.

− Có thể thực hiện được theo chỉ dẫn/ yêu cầu đơn giản của người khác.

− Thuộc một bài thơ.

− Nói được tên truyện, tên nhân vật chính trong truyện.



– Hiểu và làm theo 2 – 3 yêu cầu.

– Nghe, hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, bài thơ, ca dao về chủ đề Bản thân (ví dụ : truyện “Cậu bé mũi dài”, “Chú mèo đánh răng” ; thơ : “Tâm sự của cái mũi”, “Miệng xinh”…)

− Phát âm các tiếng có chứa các âm khó, mô tả bản thân.

− Bày tỏ tình cảm, nhu cầu của bản thân.

– Trả lời và đặt các câu hỏi : “Ai ?”, “Cái gì ?”, “Ở đâu ?”…

4 tuổi
− Diễn đạt được nhu cầu, mong muốn của mình bằng các câu đơn giản.

− Thuộc hai bài thơ.

− Hiểu được nội dung chính của truyện.


Phát triển

tình cảm và kĩ năng xã hội


3 tuổi
− Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân. Nói được điều thích và không thích.

– Nhận biết được cảm xúc : vui, buồn qua nét mặt, tranh ảnh, giọng nói... và biểu lộ được các cảm xúc đó.

− Thực hiện được một số quy định ở trường, lớp và ở nhà khi được nhắc nhở.


– Tên, tuổi, giới tính.

– Sở thích, khả năng của bản thân.

− Nhận biết và biểu lộ một số cảm xúc : vui, buồn, tức giận, sợ hãi...

– Một số quy định ở lớp, ở trường : để đồ dùng đúng nơi quy định ; giữ gìn vệ sinh trường, lớp ; tiết kiệm điện, nước...

4 tuổi
− Tham gia được vào các hoạt động chung với các bạn (chơi, học...).

− Thực hiện một số quy định ở trư­ờng, lớp và ở nhà.



Phát triển

thẩm mĩ


3 tuổi
− Thích hát và thể hiện sự hưởng ứng cảm xúc âm nhạc bằng những vận động theo nhạc, theo nhịp điệu…

– Biết tô màu tranh bạn trai, bạn gái.


– Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi về chủ đề Bản thân

– Nghe, hát đúng giai điệu lời ca, bài hát về chủ đề Bản thân (ví dụ : “Bạn có biết tên tôi”, “Mừng sinh nhật”, “Tay thơm tay ngoan”…). Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.

– Một số kĩ năng tô màu, vẽ, dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm (ví dụ : tô màu tranh bạn trai, bạn gái ; vẽ chân dung bé).

4 tuổi
− Thuộc và hát đúng giai điệu lời ca của 1 – 2 bài hát.

− Biết sử dụng dụng cụ, vật liệu tạo hình để tô màu, vẽ, dán, xếp hình .



III – LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN

Việc lập kế hoạch giáo dục tuần ở lớp mẫu giáo ghép cũng tuân thủ các bước như ở lớp mẫu giáo đơn :

− Nội dung giáo dục tuần là một phần của nội dung giáo dục chủ đề.

− Sắp xếp các nội dung giáo dục của tuần cho các ngày trong tuần. Mỗi ngày có một hoạt động học, do đó các lĩnh vực như thẩm mĩ, nhận thức thường sắp xếp luân phiên các nội dung (khám phá − toán, tạo hình − âm nhạc). Song giáo viên cần linh hoạt, tuỳ theo điều kiện và khả năng của trẻ mà sắp xếp các nội dung thuộc các lĩnh vực cho hoạt động học. Về lĩnh vực tình cảm, kĩ năng xã hội chủ yếu được thực hiện tích hợp trong tất cả các lĩnh vực, trong các hoạt động hằng ngày, mọi lúc, mọi nơi. Nhưng tuỳ vào nội dung giáo dục trẻ mà giáo viên có thể tổ chức hoạt động học như các lĩnh vực khác và cần đưa vào kế hoạch tuần.

– Điểm khác biệt ở lớp mẫu giáo ghép của vùng dân tộc thiểu số là khi lập kế hoạch giáo dục tuần, đối với lớp ghép học hai buổi, đưa hoạt động tăng cường tiếng Việt vào hoạt động chiều hằng ngày ; đối với lớp ghép học một buổi, dành 30 phút cho hoạt động tăng cường tiếng Việt.

1. Ví dụ gợi ý 1

KẾ HOẠCH TUẦN I CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON

Chủ đề nhánh : Bé đến trường mầm non

(Dành cho lớp mẫu giáo ghép 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi học hai buổi / ngày)



Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
Thời gian

Hoạt động



Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Đón trẻ, thể dục sáng

– Đón trẻ. Nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.

– Tập thể dục sáng theo nhạc bài hát : “Cô dạy em” / “Bé khoẻ, bé ngoan”.



Trò chuyện

– Trò chuyện về lớp mẫu giáo : tên lớp, tên cô giáo, giới thiệu tên các bạn trong lớp.

– Trò chuyện về các góc chơi trong lớp.

– Trò chuyện về đồ dùng đồ chơi trong các góc chơi

– Trò chuyện về một số quy định của lớp : chào hỏi cô và các bạn ; khi phát biểu phải giơ tay ; khi ra vào lớp phải xin phép cô ; đi học đều, đúng giờ…



Hoạt động học

¢m nh¹c

Hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”.



Khám phá

Đồ dùng, đồ chơi của lớp mình.


Phát triển ngôn ngữ

Đọc thơ : “Bé tới trường”.



Toán

Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác.



Phát triển thể chất

– Đi kiễng gót.

– Trò chơi vận động : “Chuyền bóng”.


Hoạt động ngoài trời

– Dạo chơi, quan sát quang cảnh trường / lớp.

-Trò chơi : “Chuyền bóng”.

– Chơi theo ý thích.


– Quan sát thời tiết. Nhặt lá / tưới cây.

– Trò chơi dân gian : “Mèo đuổi chuột”.

– Chơi theo ý thích.


– Quan sát trò chuyện về đồ chơi / cây cối ở sân trường.

– Trò chơi : “Về đúng nhà”.

– Chơi theo ý thích.


– Quan sát thời tiết. Quan sát các khu vực quanh trường / lớp.

– Trò chơi “Thi ai nhanh”.

– Chơi theo ý thích.


– Quan sát con đường tới trường / lớp.

– Trò chơi dân gian : “Dung dăng dung dẻ”.

– Chơi theo ý thích.


Lưu ý : Tuỳ điều kiện thời tiết, tình hình cụ thể cô giáo có thể tổ chức cho trẻ chơi trước hoặc quan sát, trò chuyện trước.

Nên cho trẻ quan sát thời tiết vào những ngày đặc biệt. Ví dụ : sau những ngày mưa, trời hửng nắng…

Đối với trẻ dân tộc thiểu số, chú ý lựa chọn các trò chơi có lời ca để tăng cường tiếng Việt (tập phát âm, luyện từ…).


Hoạt động chơi các góc

– Làm quen với các góc chơi và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.

– Góc Đóng vai : trò chơi “Lớp học” / “Em và các bạn”.

– Góc Xây dựng, lắp ghép : xây trường mầm non : lớp học, sân có đồ chơi, cây ở vườn trường...

– Góc Tạo hình : tô màu, cắt, xé dán đồ chơi / vẽ trường mầm non.

– Góc Sách : xem sách tranh, tìm chữ cái, chữ số đã học trong các tờ lịch, báo... Làm sách về đồ dùng, đồ chơi ở lớp.

Lưu ý :

– Khuyến khích trẻ chơi và làm việc cùng nhau. Cô khéo léo gợi ý cho trẻ thay đổi góc chơi, tránh tình trạng trẻ chỉ chơi trong một góc chơi.

– Đối với trẻ 4 tuổi, cô quan sát, tiếp cận và gợi ý cách chơi (nếu cần). Đối với trẻ 5 tuổi, cô gợi ý trẻ mở rộng ý tưởng chơi.


Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa

– Đi vệ sinh, rửa tay chuẩn bị ăn trưa.

– Một số trẻ 5 tuổi làm nhiệm vụ trực nhật rửa tay trước và giúp cô bày bàn ăn, chuẩn bị chỗ ngủ.

– Cô nhắc trẻ sau khi ăn nhớ rửa tay, uống nước và đi ngủ.

Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy.

Tăng cường tiếng Việt

– Chào cô

– Chào bạn

– Chào mẹ


– Đứng lên

– Ngồi xuống

– Đi học


– Xin phép

– Giơ tay

– Vỗ tay


– Xếp hàng

– Vào lớp

– Ra lớp

Ôn các từ đã học

Lưu ý : Mỗi ngày trẻ học ba từ mới và câu gắn với chủ đề (ví dụ : Chào cô – Cháu chào cô ạ ; Đứng lên – Cả lớp đứng lên nào…).

Hoạt động chiều

− Nghe đọc thơ, kể chuyện, xem sách, truyện tranh...

− Thảo luận về những quy định của lớp học vui vẻ.

− Chơi các trò chơi theo ý thích.

Lưu ý : Cô gợi ý và khuyến khích trẻ 5 tuổi tổ chức hoạt động cùng các em 4 tuổi : chỉ dẫn, kể cho các em về nội dung tranh / ảnh trường mầm non ; cùng các em đọc thơ ; cùng các em chơi các trò chơi…



Trả trẻ

− Nêu gương. Kiểm tra vệ sinh trước khi trả trẻ.

− Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về trẻ (nếu cần).



2. Ví dụ gợi ý 2

KẾ HOẠCH TUẦN I CHỦ ĐỀ BẢN THÂN

Chủ đề nhánh : Tôi là ai ?

(Dành cho lớp mẫu giáo ghép 3 tuổi, 4 tuổi học hai buổi / ngày)



Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
Thời gian

Hoạt động



Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Đón trẻ, thể dục sáng

– Đón trẻ. Nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn, cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.

– Chơi trò chơi : Nhìn vào trong gương

– Tập thể dục sáng theo nhạc bài hát : “Bé khoẻ, bé ngoan”.


Trò chuyện

– Trò chuyện về họ tên, ngày sinh nhật, sở thích của trẻ.

– Trò chuyện về các cảm xúc của trẻ.



Hoạt động học

Khám phá

Điểm giống nhau / khác nhau của tôi và các bạn : dáng vẻ bên ngoài ; giới tính ; sở thích…



Phát triển thể chất

– Đi kiễng gót.

– Trò chơi vận động : “Về đúng nhà”.


Phát triển ngôn ngữ

Đọc thơ : “Miệng xinh”.


Toán

Phân biệt hình tròn, hình vuông.



Âm nhạc

Hát “Tìm bạn thân”.



Hoạt động ngoài trời

– Quan sát thời tiết.

– Trò chơi : “Nhận đúng tên mình”.

– Chơi theo ý thích.


– Quan sát thời tiết.

– Trò chơi : “Dung dăng dung dẻ”.

– Chơi theo ý thích.


– Quan sát thời tiết.

– Trò chơi : “Tìm bạn thân”.

– Chơi theo ý thích.


– Quan sát thời tiết.

– Trò chơi : “Mèo đuổi chuột”.

– Chơi theo ý thích.


– Quan sát thời tiết / quang cảnh sân trường.

– Trò chơi : “Về đúng nhà”.

– Chơi theo ý thích.


Hoạt động góc

– Góc Phân vai :

+ Trò chơi : “Mẹ – con” (thực hành rửa mặt, mặc quần áo, chăm sóc vệ sinh).

+ Trò chơi phòng khám : “Bác sĩ khám bệnh, khám mắt”.

+ Trò chơi bán hàng : “Cửa hàng quần áo”, “Siêu thị đồ chơi”.

– Góc Âm nhạc : Ôn lại các bài hát, chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau.

– Góc Tạo hình : Di màu bạn trai, bạn gái, dán cơ thể của bé, dán các bộ phận còn thiếu, nặn những thứ bé thích.

– Góc Sách : Làm sách tranh về các cảm xúc ; làm album ảnh “Bé lớn lên thế nào ?”.

– Góc Xây dựng, lắp ghép : Xây công viên, vườn hoa ; xếp hình bé tập thể dục ; ghép hình bé với bạn.

– Góc Khoa học : Làm biểu đồ đo chiều cao ; phân nhóm và đếm các bạn trai, bạn gái.

Lưu ý : Cô khuyến khích trẻ chơi và làm việc cùng nhau. Đối với trẻ 3 tuổi, cô quan sát, tiếp cận và cùng chơi với trẻ (nếu cần). Đối với trẻ 4 tuổi, cô gợi ý cách chơi, gợi ý trẻ cùng chơi với các em 3 tuổi (nếu cần.)



Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa

– Vệ sinh, rửa tay chuẩn bị ăn trưa.

– Một số trẻ 4 tuổi làm nhiệm vụ trực nhật rửa tay trước và giúp cô bày bàn ăn.

– Rửa tay, uống nước và đi ngủ.

Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy.

Tăng cường tiếng Việt

– Tôi

– Bạn

– Chúng mình

– Đánh răng

– Chải đầu

– Buộc tóc


– Con gái

– Con trai

– Bên cạnh


– Cao

– Thấp

– Giữa / ở giữa
Ôn các từ và câu đã học

Lưu ý : Mỗi ngày trẻ học ba từ mới và câu gắn với chủ đề (ví dụ : Đánh răng – Tôi đánh răng ; Chải đầu – Tôi chải đầu ; Buộc tóc – Bạn Hoa buộc tóc).

Hoạt động chiều

− Nghe đọc thơ, kể chuyện, xem sách truyện tranh về chủ đề Bản thân...

− Ôn tập các từ, câu tiếng Việt đã học.

− Chơi các trò chơi theo ý thích.

− Vệ sinh cá nhân.

Lưu ý : Cô có thể gợi ý các trẻ nhóm lớn cùng các em đọc thơ ; cùng các em chơi các trò chơi…



Trả trẻ

− Nêu gương. Kiểm tra vệ sinh trước khi trả trẻ.

− Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về trẻ (nếu cần).



Lưu ý : Trong kế hoạch giáo dục tuần đã có các ngày, thứ cụ thể nên có thể hiểu kế hoạch giáo dục tuần đã bao hàm cả kế hoạch giáo dục hằng ngày. Tuy nhiên mức độ cụ thể, chi tiết của kế hoạch giáo dục hằng ngày tuỳ thuộc vào nhu cầu, kinh nghiệm của mỗi giáo viên.

Trong kế hoạch giáo dục hằng ngày phải có kế hoạch hoạt động học được hướng dẫn cụ thể ở phần Ba dưới đây (mục II (2) - Tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép).

PHẦN BA

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRONG LỚP MẪU GIÁO GHÉP

I – HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG CÁC LỚP MẪU GIÁO GHÉP

Tương tự như ở các lớp mẫu giáo đơn, các hoạt động giáo dục trẻ ở lớp mẫu giáo ghép được tổ chức trong lớp, ngoài lớp với các hình thức khác nhau : tổ chức hoạt động chung cả lớp, từng nhóm nhỏ, hoặc hoạt động độc lập cá nhân.

Đối với lớp mẫu giáo ghép, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo nhóm được sử dụng nhiều hơn. Tuỳ theo mục đích, nội dung và điều kiện, khả năng quản lí của mình, giáo viên có thể phân nhóm trẻ theo độ tuổi (nhóm 3 tuổi, nhóm 4 tuổi và nhóm 5 tuổi ; hoặc chia nhóm 3 + 4 tuổi và nhóm 5 tuổi) ; hoặc môt nhóm gồm những trẻ mới ra lớp năm đầu tiên và nhóm khác gồm những trẻ đến lớp từ năm thứ hai ; hoặc phân nhóm theo hứng thú, kĩ năng (trong các hoạt động phát triển âm nhạc, tạo hình)...

Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục sẽ được thể hiện rõ thông qua các hoạt động giáo dục cụ thể trong ngày.

II – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở LỚP MẪU GIÁO GHÉP

1. Tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh

1.1. Tổ chức ăn cho trẻ

– Lớp mẫu giáo ghép tổ chức ăn bán trú cho trẻ theo các hình thức : bố mẹ chuẩn bị bữa ăn cho con mang tới trường, nhà trường tổ chức nấu ăn cho trẻ.

– Nếu trẻ phải mang đồ ăn đi, giáo viên vận động cha mẹ chuẩn bị cơm và thức ăn cho con vào hộp đựng sạch sẽ có nắp đậy, có kí hiệu riêng trên đồ dùng của trẻ để không bị nhầm với đồ ăn của trẻ khác. Cô nên hướng dẫn phụ huynh cố gắng đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm, đủ số lượng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho trẻ. Cô giúp trẻ để đồ ăn ở nơi thoáng mát, tránh bị hấp hơi, ôi thiu. Sau khi trẻ ăn xong, cô giúp trẻ thu dọn, rửa sạch, phơi hộp đựng khô ráo.

− Nếu nhà trường tổ chức nấu ăn cho trẻ, cần cố gắng đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm, đủ lượng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

– Trước bữa ăn cô hướng dẫn trẻ rửa tay, rửa mặt và lau khô tay. Trẻ cùng nhau thu xếp chỗ ngồi ăn, trẻ lớn làm nhiệm vụ trực nhật. Cô hoặc trẻ lớn giới thiệu các món ăn. Trong khi ăn, trẻ không nói chuyện, không làm vương vãi thức ăn ; với trẻ ăn yếu và chậm hơn cô cần quan tâm và động viên trẻ ăn hết. Ăn xong, cô hướng dẫn trẻ thu xếp bát, thìa vào nơi quy định, súc miệng, uống nước...

− Ở lớp ghép cần có đủ nước sôi để nguội cho trẻ uống. Dụng cụ đựng nước phải súc rửa hằng ngày. Không để nước lưu qua đêm, nếu dùng nước lưu qua đêm phải đun sôi lại.

1.2. Tổ chức ngủ cho trẻ

1.2.1. Chế độ ngủ cho trẻ từ 3 – 5 tuổi

Trẻ ngủ một giấc trưa khoảng 150 phút.

1.2.2. Vệ sinh an toàn khi ngủ cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép

– Chuẩn bị trước khi trẻ ngủ : Cô dọn dẹp chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh. Với trẻ nhỏ, cô cho trẻ đi vệ sinh, xếp chỗ ngủ cho trẻ. Với trẻ lớn, cô hướng dẫn hoặc nhắc nhở trẻ tự làm những công việc này.

– Theo dõi trong khi trẻ ngủ : Trong suốt thời gian trẻ ngủ cô phải thường xuyên có mặt, theo dõi, xử lí những tình huống xảy ra, cho trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu, quạt khi trẻ nóng, đắp chăn (nếu có) hoặc mặc ấm khi trẻ lạnh.

– Chăm sóc sau khi trẻ ngủ dậy : Trẻ nào thức giấc trước, cô cho dậy trước. Không nên đánh thức khi trẻ chưa thức giấc sẽ làm trẻ mệt mỏi, cáu kỉnh. Không nên đánh thức trẻ dậy đồng loạt. Với trẻ nhỏ, cô cất gối, chăn, giúp trẻ đi vệ sinh. Với trẻ lớn, cô nhắc trẻ tự làm và giúp các em bé hơn thu dọn chỗ ngủ. Cô giúp trẻ tỉnh táo bằng cách cho trẻ hát hoặc trò chuyện. Sau đó, cho trẻ ăn quà chiều, nếu có.

1.3. Tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ

1.3.1. Nội dung hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép gồm :

– Rửa tay / chân, súc miệng, rửa mặt, chải tóc, chùi sau khi đi vệ sinh ; bỏ rác / đi vệ sinh đúng nơi quy định ; không khạc nhổ bừa bãi ; trực nhật lớp.

– Sắp xếp đồ dùng gọn gàng, đúng nơi quy định.

1.3.2. Cách hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép

– Giáo viên có thể hướng dẫn từng trẻ hoặc theo từng nhóm tuổi.

– Giáo viên có thể làm mẫu kèm theo lời giải thích cho trẻ bắt chước. Sau đó, cho trẻ tự tập luyện trong các thời điểm thích hợp trong ngày. Khi đó, giáo viên khuyến khích trẻ lớn giúp trẻ bé. Ví dụ : Trẻ lớn giúp trẻ bé rửa tay trước khi ăn cơm, rửa mặt sau khi ngủ dậy, mặc quần áo trước khi ra về. Dần dần, khi trẻ đã thạo thì khuyến khích trẻ tự làm vệ sinh cá nhân.

1.3.3. Các điều kiện hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho trẻ

– Giáo viên ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

– Nhà bếp dùng nước sạch, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, đồ dùng sạch, vệ sinh bếp sạch sẽ, chế biến thức ăn đảm bảo sạch sẽ.

– Lớp học được lau quét sạch sẽ hằng ngày. Khăn mặt của trẻ được giặt và phơi khô hằng ngày. Đồ chơi rửa và phơi hằng tuần. Diệt ruồi, muỗi hằng ngày xung quanh và trong lớp học.

– Có hố xí đảm bảo vệ sinh theo điều kiện từng nơi.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 3


2. Tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép

2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép

Lớp mẫu giáo ghép có nhiều trẻ ở các độ tuổi khác nhau nên có những đặc trưng về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá khi tổ chức hoạt động học cho trẻ.

Mục tiêu của hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép được xác định cho các độ tuổi có trong lớp chứ không chỉ một độ tuổi như ở lớp đơn.

Nội dung học cho trẻ lớp mẫu giáo ghép mang tính đồng tâm (nhóm tuổi nào cũng có cùng nội dung học), phát triển (từng độ tuổi có nội dung học ở những mức độ khác nhau) ngay trong một tiết / buổi học.

Ví dụ : Nội dung khám phá khoa học (Chương trình Giáo dục mầm non, NXB Giáo dục, 2009, trang 43) về đồ vật : trẻ 3 tuổi học đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi ; trẻ 4 tuổi học so sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 − 3 đồ dùng, đồ chơi ; trẻ 5 tuổi học so sánh sự khác nhau, giống nhau của đồ dùng, đồ chơi và sự đa dạng của chúng. Về đo lường (trang 45) : trẻ 3 tuổi : chưa học đo ; trẻ 4 tuổi : học đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo ; trẻ 5 tuổi : học đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.

Những phương pháp học mà trẻ ở mọi lứa tuổi trong lớp đều được chủ động tham gia, hợp tác với nhau, với giáo viên sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Hình thức tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép đặc biệt hướng vào sự tương tác giữa các cá nhân và giữa các nhóm. Việc tổ chức hoạt động học riêng rẽ cho từng độ tuổi trong lớp mẫu giáo ghép ít được khuyến khích.

Đánh giá hoạt động học của trẻ theo mục tiêu cần đạt cũng theo các độ tuổi có trong lớp chứ không chỉ theo một độ tuổi như ở lớp đơn.

Để có thể tổ chức được hoạt động học cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép, giáo viên cần thực hiện các bước sau : chuẩn bị, soạn giáo án, thực hiện và đánh giá hoạt động học.

2.2. Chuẩn bị hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép

Chuẩn bị hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép gồm những công việc xác định độ tuổi, chọn nội dung học, xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp, lựa chọn hình thức tổ chức, lựa chọn phương tiện.

2.2.1. Xác định độ tuổi có trong lớp mẫu giáo ghép

Giáo viên cần xác định độ tuổi có trong lớp mẫu giáo ghép là hai độ tuổi (3 và 4 tuổi, 4 và 5 tuổi, 3 và 5 tuổi) hay ba độ tuổi (3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi) dựa vào ngày, tháng, năm sinh của trẻ.

2.2.2. Chọn nội dung học trong ngày ở lớp mẫu giáo ghép

Giáo viên chọn nội dung cần dạy cho trẻ trong ngày theo kế hoạch tuần. Nội dung cần được ghi cụ thể tên hoạt động học và nội dung của hoạt động đó. Ví dụ :



– Thứ hai : Phát triển ngôn ngữ – Kể chuyện cổ tích “Ba cô gái”.

– Thứ ba : Khám phá khoa học – Những điều kì diệu của nam châm.

– Thứ tư : Thể chất – Bò chui qua cổng.

– Thứ năm : Toán – Số 6.

– Thứ sáu : Tạo hình / Âm nhạc – Hát dân ca “Mưa xuân”.


2.2.3. Xác định mục tiêu cần đạt của trẻ ở lớp mẫu giáo ghép

– Mục tiêu cần đạt của một nội dung dạy cho trẻ trong ngày thường cụ thể, có thể quan sát, đo, đếm được. Mục tiêu cần đạt gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ, với trật tự ưu tiên khác nhau ở từng hoạt động học. Ví dụ :



– Hoạt động Thể chất có mục tiêu cần đạt gồm kĩ năng, thái độ và kiến thức.

– Hoạt động Khám phá khoa học có mục tiêu cần đạt gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ.

– Hoạt động Âm nhạc có mục tiêu cần đạt gồm kĩ năng, thái độ và kiến thức.

– Xác định mục tiêu cần đạt của của trẻ ở lớp mẫu giáo ghép được căn cứ vào trình độ hiện tại (về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, nhận thức và thẩm mĩ) của trẻ trong lớp, vào kết quả mong đợi đối với trẻ 3 tuổi và 4 tuổi, vào các chỉ số / minh chứng của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đối với trẻ 5 tuổi. Mục tiêu cần đạt bao giờ cũng cao hơn trình độ hiện tại của trẻ và tiến dần tới kết quả mong đợi / các chỉ số / minh chứng. Ví dụ :

– Cả lớp chơi trò chơi “Bật xa”. Giáo viên quan sát thấy : nhóm trẻ 4 tuổi chỉ bật xa được 25 cm, nhóm trẻ 5 tuổi bật xa được 40 cm. Vậy, yêu cầu bật xa đối với nhóm 4 tuổi là 30 – 40 cm, nhóm 5 tuổi là 45 – 50 cm.

– Cả lớp học đo chiều dài một vật bằng đơn vị đo. Giáo viên quan sát thấy : trẻ 3 tuổi chưa biết đo, trẻ 4 tuổi biết cách đo nhưng chưa nói được kết quả đo, trẻ 5 tuổi chưa đo được bằng nhiều đơn vị đo khác nhau. Vậy, yêu cầu học đo với trẻ là :


  • Trẻ 3 tuổi : bắt chước được hành động đo chiều dài một vật bằng một đơn vị đo.
  • Trẻ 4 tuổi : có kĩ năng đo chiều dài một vật bằng một đơn vị đo bất kì và nói kết quả đo.
  • Trẻ 5 tuổi : đo được chiều dài một vật bằng hai đơn vị đo khác nhau và nói được kết quả đo.

2.2.4. Lựa chọn phương pháp dạy học ở lớp mẫu giáo ghép

– Giáo viên nên sử dụng những phương pháp dạy học đã được nêu trong Chương trình Giáo dục mầm non (nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm ; nhóm phương pháp trực quan – minh hoạ ; nhóm phương pháp dùng lời nói ; nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ ; nhóm phương pháp nêu gương – đánh giá) theo hướng tích cực hoá hoạt động của trẻ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Những phương pháp này cần phù hợp với mục tiêu, nội dung đã xác định. Đặc biệt, ở lớp mẫu giáo ghép, nên lựa chọn phương pháp mà theo đó trẻ có thể cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nội dung học và đạt mục tiêu của từng nhóm tuổi.

– Phương pháp dạy học được thể hiện ở những hoạt động giáo dục trẻ. Những hoạt động giáo dục này cần phù hợp với phương pháp đã lựa chọn, với nội dung học của trẻ và nhằm vào mục tiêu đã xác định ở từng độ tuổi.

2.2.5. Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động học ở lớp mẫu giáo ghép

– Hình thức tổ chức hoạt động học ở lớp ghép cũng giống như ở lớp đơn. Đó là hình thức tổ chức chung cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

– Tuy nhiên, ở lớp mẫu giáo ghép, những hình thức tổ chức hoạt động học được sử dụng phối hợp để đảm bảo tích cực hoá hoạt động của trẻ thông qua sự tương tác giữa các cá nhân và giữa các nhóm. Các hình thức tương tác có thể sử dụng ở lớp mẫu giáo ghép là :

+ Giúp đỡ : Trẻ bé thực hiện nhiệm vụ, trẻ lớn theo dõi, giúp đỡ trẻ bé hoàn thành. Tương tác này thể hiện sự độc lập, tự lực tương đối của trẻ bé, tinh thần tương trợ của trẻ lớn đối với trẻ bé.

+ Hợp tác : Trẻ lớn sử dụng kết quả của trẻ bé để thực hiện tiếp nhiệm vụ của mình. Tương tác này khiến cho hoạt động của mỗi trẻ cần dựa vào kết quả của những trẻ khác. Kết quả của trẻ này ảnh hưởng tới hoạt động tiếp theo của trẻ khác. Kết quả của nhóm này ảnh hưởng tới nhóm khác. Do đó, mỗi trẻ phải chăm chú lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của mình, theo dõi kết quả của trẻ khác.

+ Học hỏi : Trẻ lớn hoặc trẻ thành thạo hơn thực hiện nhiệm vụ, trẻ bé hoặc trẻ chưa thành thạo bắt chước theo. Tương tác này khiến cho các trẻ và các nhóm trẻ sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kĩ năng, có thái độ đồng cảm với nhau.

– Những tương tác trong lớp ghép như vậy sẽ tạo ra sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau. Đây là lợi thế của lớp mẫu giáo ghép khi tổ chức hoạt động học.

– Những hình thức tổ chức hoạt động học đều có thể sử dụng khi trẻ học nội dung mới (là nội dung cả lớp đều chưa biết), cùng nội dung (mỗi độ tuổi có mức độ khác nhau về nội dung), hoặc khác nội dung (độ tuổi này có, độ tuổi khác không có nội dung này).

a) Hình thức tổ chức chung cả lớp

Hình thức này được sử dụng khi trẻ học chung một nội dung mới hoặc khác nội dung (nhưng cùng lĩnh vực giáo dục).

– Khi trẻ học chung một nội dung mới : giáo viên tổ chức hoạt động học của trẻ như ở lớp đơn. Giáo viên đặt các câu hỏi / đưa ra yêu cầu dễ cho nhóm trẻ ở độ tuổi nhỏ nhất và nâng dần độ khó cho nhóm tuổi lớn hơn. Ví dụ :

Trẻ cả lớp đều chưa biết hình tròn. Cô hướng dẫn trẻ 3, 4, 5 tuổi nhận biết, gọi tên hình tròn như dạy ở lớp đơn. Tiếp tục hướng dẫn trẻ 4 tuổi tìm tòi và nêu đặc điểm của hình tròn, trẻ 5 tuổi so sánh đặc điểm của hình tròn với hình vuông. Trẻ 3 tuổi bắt chước hành động và lời nói của trẻ 4, 5 tuổi.

– Khi trẻ học cùng nội dung hoặc khác nội dung cụ thể cho từng độ tuổi (trong cùng một lĩnh vực giáo dục). Trong đó, sự tương tác giữa các nhóm và cá nhân được đẩy mạnh.

Ví dụ :


Nội dung khám phá khoa học (sđd, trang 43) về đồ vật : trẻ 3 tuổi học đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi ; trẻ 4, 5 tuổi học đặc điểm của đồ dùng, đồ chơi. Với nội dung này, giáo viên có thể chọn hình thức tổ chức hoạt động học cho trẻ như sau :

+ Với trẻ 3 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ tìm và kể đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi. Trẻ 4, 5 tuổi quan sát, lắng nghe và sửa cho trẻ 3 tuổi.

+ Với trẻ 4, 5 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ kể tiếp đặc điểm của đồ dùng, đồ chơi mà trẻ 3 tuổi chưa nêu ra. Trẻ 3 tuổi lắng nghe và bắt chước theo trẻ 4, 5 tuổi.

Nội dung làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán (sđd, trang 45, 46) về hình dạng : trẻ 3 tuổi học nhận biết, gọi tên các hình : hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế ; trẻ 4 tuổi học so sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình : hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật ; trẻ 5 tuổi học chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo yêu cầu. Với nội dung này, giáo viên có thể chọn hình thức tổ chức hoạt động học cho trẻ như sau :

+ Với trẻ 3 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ nhặt hình và gọi tên hình : hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật và nhận dạng các hình đó trong thực tế. Trẻ 4, 5 tuổi quan sát, lắng nghe và sửa cho trẻ 3 tuổi.

+ Với trẻ 4 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ so sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình : hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật mà trẻ 3 tuổi đã nhặt. Trẻ 3, 5 tuổi quan sát và lắng nghe. Sau đó, trẻ 5 tuổi bổ sung hoặc sửa lỗi cho trẻ 4 tuổi, trẻ 3 tuổi bắt chước hoặc nhắc lại

+ Với trẻ 5 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ chắp ghép các hình đã học để tạo thành các hình mới theo yêu cầu của cô giáo. Trẻ 3, 4 tuổi quan sát và bắt chước xếp hình theo anh chị 5 tuổi.

Nội dung khám phá xã hội (sđd, trang 46, 47) về bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng : Trẻ 3 tuổi nói tên các bạn. Trẻ 4 tuổi nói họ tên và một vài đặc điểm của các bạn. Trẻ 5 tuổi nói đặc điểm và sở thích của các bạn. Với nội dung này, giáo viên có thể chọn hình thức tổ chức hoạt động học cho trẻ như sau :

+ Với trẻ 3 tuổi : Cô khuyến khích trẻ gọi tên các bạn trong lớp. Trẻ 4, 5 tuổi lắng nghe và sửa cho trẻ 3 tuổi.

+ Với trẻ 4 tuổi : Cô khuyến khích trẻ nói đầy đủ họ tên và một vài đặc điểm của các bạn mà trẻ 3 tuổi đã gọi tên. Trẻ 3 tuổi bắt chước gọi theo. Trẻ 5 tuổi lắng nghe và sửa cho trẻ 4 tuổi.

+ Với trẻ 5 tuổi : Cô khuyến khích trẻ nói thêm đặc điểm và sở thích của các bạn mà các em 3, 4 tuổi đã gọi tên. Trẻ 3, 4 tuổi lắng nghe và bắt chước nhắc lại.

– Hình thức tổ chức chung cả lớp còn được sử dụng khi trẻ nhận xét sản phẩm tạo hình, sản phẩm xây dựng, sản phẩm lao động.

Ví dụ :

Khi tổ chức nhận xét sản phẩm tạo hình cho trẻ 3, 4, 5 tuổi : Giáo viên trưng bày sản phẩm của trẻ. Với trẻ 3 tuổi : Cô cho trẻ chỉ vào và gọi tên sản phẩm mình thích nhất, khuyến khích trẻ 4, 5 tuổi theo dõi. Với trẻ 4 tuổi : Cô đề nghị trẻ nhận xét về nội dung, màu sắc của sản phẩm mà trẻ 3 tuổi vừa nêu. Với trẻ 5 tuổi : Cô để nghị trẻ nhận xét bổ sung về bố cục và màu sắc sản phẩm

b) Hình thức tổ chức theo nhóm

Hình thức này có thể sử dụng khi trẻ học nội dung mới, cùng nội dung, hoặc khác nội dung. Giáo viên sẽ hướng dẫn từng nhóm. Trẻ lớn sẽ tự thực hiện tới cuối giờ, trẻ nhỏ sẽ được cô hướng dẫn hoặc làm cùng tới cuối giờ.

Ví dụ :

Trẻ ở lớp ghép 3 độ tuổi cùng học vẽ theo chủ đề Thuyền buồm. Trẻ 3 tuổi tô màu, trẻ 4 và 5 tuổi vẽ. Giáo viên chia trẻ ngồi theo nhóm 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi. Trẻ 5 tuổi phát đồ dùng cho cả lớp. Với trẻ 3 tuổi : Giáo viên làm mẫu, trẻ tô theo. Với trẻ yếu, giáo viên cầm tay cho trẻ tô. Với trẻ 4 tuổi : Giáo viên khuyến khích trẻ hoàn thành bức vẽ, gợi ý để trẻ vẽ thêm những chi tiết khác vào bức tranh, quan sát giúp đỡ trẻ chưa biết cách vẽ. Trẻ 5 tuổi tự vẽ, nếu xong trước có thể giúp cô hướng dẫn các em 3, 4 tuổi.

c) Hình thức tổ chức cá nhân

Hình thức này thường được sử dụng đan xen với các hình thức tổ chức cả lớp, theo nhóm.

Ví dụ :

Ôn các hình học đã học lớp ghép 3 độ tuổi. Có thể chọn hình thức tổ chức chung, trong đó có hình thức tổ chức cá nhân như sau : Cả lớp ngồi học chung. Với trẻ 3 tuổi : Giáo viên yêu cầu một trẻ nhặt và gọi tên một hình bất kì. Trẻ 4, 5 tuổi theo dõi và sửa cho trẻ 3 tuổi. Với trẻ 4 tuổi : Giáo viên yêu cầu một trẻ 4 tuổi nói đặc điểm của hình học mà trẻ 3 tuổi vừa nhặt và gọi tên. Trẻ 3, 5 tuổi theo dõi. Trẻ 5 tuổi sửa cho trẻ 4 tuổi. Với trẻ 5 tuổi : Giáo viên tiếp tục yêu cầu một trẻ 5 tuổi so sánh đặc điểm của hình học mà trẻ 4 tuổi vừa nêu đặc điểm với một hình học khác. Trẻ 3, 4 tuổi lắng nghe.

Như vậy, ở lớp mẫu giáo ghép, những hình thức tổ chức hoạt động học thường được phối hợp theo nhiều cách khác nhau.

Bảng : Một số kiểu phối hợp những hình thức tổ chức hoạt động học

ở lớp mẫu giáo ghép


Cả lớp

Nhóm

Cá nhân

v.v…
1 2 3
1 3 2
2 1 3
3 1 2
3 2 1
2 3 1
v.v…

Chú thích :

1 : Hình thức tổ chức thứ nhất.

2 : Hình thức tổ chức thứ hai (tiếp theo hình thức tổ chức thứ nhất).

3 : Hình thức tổ chức thứ ba (tiếp theo hình thức tổ chức thứ hai).

Theo bảng trên, có thể tổ chức hoạt động học trước tiên theo cả lớp, sau đó theo nhóm, cuối cùng theo từng cá nhân (hàng 1), hoặc cả lớp – cá nhân – nhóm (hàng 2), hoặc nhóm – cả lớp – cá nhân (hàng 3)… Những hình thức tổ chức tổ chức hoạt động học thường được phối hợp linh hoạt tuỳ vào nội dung học và trình độ của trẻ (xem ví dụ bài soạn ở mục 2.2.3).

Ở lớp mẫu giáo ghép, cũng như ở lớp đơn cần có các phương tiện đảm bảo những yêu cầu sư phạm chung .

2.3. Soạn giáo án ở lớp mẫu giáo ghép

Căn cứ vào các bước tổ chức hoạt động học cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép như trên, giáo viên có thể soạn giáo án như sau :

Thứ… tuần… ngày… tháng… năm…

Tên hoạt động học :

Mục tiêu cần đạt ở từng độ tuổi : Giáo viên xác định cụ thể mục tiêu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ theo từng độ tuổi. Tuỳ từng hoạt động học (thể chất, âm nhạc, tạo hình, toán, khám phá khoa học, làm quen với chữ cái, tiếng Việt) mà xác định ưu tiên cho kiến thức, kĩ năng hay thái độ.

Chuẩn bị : Giáo viên ghi rõ tên, số lượng đồ dùng, đồ chơi, nơi diễn ra hoạt động học của trẻ.

Thời gian : Giáo viên chọn thời gian thích hợp với độ tuổi có trong lớp mình. Ví dụ : lớp ghép 3 − 4 tuổi thường học trong khoảng 15 − 20 phút ; 4 − 5 tuổi : 25 − 30 phút ; 3 − 4 − 5 tuổi : 15 − 25 phút.

Tiến hành :



Nội dung học

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ
Giáo viên ghi rõ nội dung học cho từng độ tuổi hoặc chung cho cả lớp. Giáo viên ghi rõ hình thức tổ chức lớp, công việc của cô với từng nhóm tuổi. Giáo viên ghi rõ công việc của trẻ ở từng nhóm tuổi, hỗ trợ của trẻ và các nhóm trẻ với nhau.

Đánh giá : Giáo viên ghi lại những mục tiêu trẻ đã đạt được và chưa đạt được.

Rút kinh nghiệm : Giáo viên ghi lại những kinh nghiệm về xác định yêu cầu cần đạt, lựa chọn nội dung, phương pháp, hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức, phương tiện học cho trẻ.

2.3.1. Ví dụ 1

Thứ tư, tuần 1 tháng 9 năm 2012

Chủ đề : Những con vật biết nhảy

Tên hoạt động học : Bật xa ; trò chơi vận động : “Ếch nhảy ồm ộp”.

Mục tiêu cần đạt ở từng độ tuổi (Tìm ở kết quả mong đợi hoặc chỉ số / minh chứng của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi)

Kĩ năng :

3 tuổi : Bật xa được 20 – 25 cm.

4 tuổi : Bật xa được 35 – 40 cm.

5 tuổi : Bật  xa  được 40 – 50 cm.

Thái độ :

Thích bật xa, tham gia vào trò chơi.

Kiến thức :

3 tuổi : Gọi được tên vận động “Bật xa”.

4, 5 tuổi : Nói được những động tác bật đúng.

Chuẩn bị :

Sân chơi thoáng, mát, sạch, rộng rãi, an toàn.

5 vạch song song, cách vạch xuất phát 20 − 25 − 35 − 40 − 50 cm.

Thời gian : 20 – 25 phút.

Tiến hành :



Nội dung học

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Khởi động :

Đi, chạy nhẹ nhàng 1 – 2 phút.

Làm mẫu cho trẻ bé làm theo, nhắc nhở trẻ lớn chăm chú tập theo cô. Có thể cho trẻ 5 tuổi thay cô điều hành các em nhỏ hơn. Cả lớp làm theo cô / anh / chị ở đội hình tự do.


Page 4

Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép

trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2018
Kích2.88 Mb.
#40757

3. Tổ chức cho trẻ chơi ở lớp mẫu giáo ghép

3.1. Hình thức tổ chức chơi

Tuỳ điều kiện cụ thể của lớp mà giáo viên linh hoạt tổ chức cho trẻ chơi chung cả lớp hoặc chơi theo nhóm nhỏ.

Chơi chung cả lớp : thường được tổ chức khi :

+ Lớp học có địa điểm chơi hoặc sân chơi đủ rộng, đảm bảo an toàn để cả lớp có thể vận động, di chuyển, hoạt động thoải mái.

+ Tất cả trẻ ở trong lớp đã quen biết nhau, biết cách chơi và có một số kĩ năng chơi để có thể hoà đồng với nhau trong trò chơi.

+ Sức khoẻ, thể lực, trí lực và kiến thức của trẻ cùng chơi với nhau không quá khác biệt nhau.

Chơi nhóm nhỏ : thường được tổ chức khi :

+ Số lượng trẻ chia theo độ tuổi 3 tuổi, 4 tuổi hoặc 5 tuổi có thể tạo thành một nhóm chơi riêng để chơi trò chơi phù hợp với lứa tuổi đó.

+ Địa điểm của lớp mẫu giáo không có sân chơi hoặc chỗ chơi hẹp. Khả năng chơi của trẻ ở trong lớp còn chênh lệch nhau, giáo viên có thể lập thành những nhóm chơi để trẻ tập chơi hoặc tạo thành nhóm chơi vừa sức, hợp lí, thỏa mãn nhu cầu chơi, học qua chơi của trẻ.

+ Cần lưu ý sắp xếp, bố trí các nhóm chơi để có thể quan sát và bao quát được tất cả trẻ trong lớp khi chơi. Nên chọn những trò chơi có lượng vận động vừa phải, vận động tại chỗ hoặc di chuyển phạm vi hẹp. Để tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ, giáo viên phải chuẩn bị kĩ các khâu cho từng nhóm chơi để có thể chủ động khi tổ chức chơi.

3.2. Cách tổ chức cho trẻ chơi

– Việc tổ chức cho trẻ chơi ở lớp mẫu giáo ghép − cũng tuân theo các nguyên tắc, phương pháp tổ chức hướng dẫn cho trẻ chơi như ở các lớp mẫu giáo cùng độ tuổi.

– Khi tổ chức trò chơi, cô giáo nên để trẻ tự chọn trò chơi, nhóm chơi và bạn chơi, không nên phân biệt trẻ lớn hay trẻ bé. Trong mỗi nhóm chơi giáo viên cần hướng dẫn nội dung chơi thật cụ thể để trẻ lớn có thể dạy các em bé hơn.

– Hướng dẫn trẻ vào các góc chơi : Tuỳ theo các trò chơi, đòi hỏi nhiều hay ít trẻ cùng tham gia mà cô giáo phân ra thành nhóm nhỏ. Hướng dẫn trẻ cách lựa chọn và vào các góc chơi theo nhu cầu. Khi phân công / hướng dẫn, cô giáo cần khéo léo, gợi ý để trẻ vui vẻ vào các nhóm một cách tự nguyện, khuyến khích trẻ lớn và trẻ bé chơi cùng nhau, tránh tình trạng phân chia máy móc, áp đặt.

– Bao quát trẻ chơi ở các góc, chú ý khuyến khích trẻ lớn giúp đỡ, hướng dẫn trẻ bé trong khi chơi. Có thể phân công trẻ lớn làm trưởng nhóm chơi / điều khiển nhóm chơi của trẻ. Nếu trẻ ở vùng dân tộc thiểu số nên khuyến khích trẻ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt.

3.3. Nhận xét và đánh giá kết quả ở các góc chơi

– Việc nhận xét, đánh giá trẻ chơi nên thực hiện ngay sau giờ chơi của trẻ.

– Việc đánh giá, nhận xét nên tiến hành với từng nhóm chơi, song cũng có thể tùy tình hình cụ thể mà có thể tập trung cả lớp.

– Nội dung nhận xét, đánh giá nên hướng đến việc động viên, khuyến khích trẻ, chú ý nhận xét quan hệ hợp tác, giúp đỡ của trẻ lớn và trẻ bé trong quá trình chơi, đồng thời cũng giúp định hướng và mở rộng hoặc nâng cao yêu cầu của trò chơi đó vào thời gian sau.

Ví dụ : Khi nhận xét nhóm trẻ chơi lắp ghép xây dựng :

Cho trẻ giới thiệu sản phẩm của nhóm (trẻ lớn, sau đó hỏi thêm trẻ bé), tiếp theo cô giáo khen ngợi thành quả của trẻ : Các con đã phối hợp cùng nhau xây được ngôi trường thật đẹp, có phòng học, có sân chơi, có cả cây xanh nữa. Các anh, chị lớn đã hướng dẫn các em nhỏ rất cẩn thận, còn các em nhỏ cũng tích cực tham gia, bé Hà còn đưa thêm cây hoa cho chị trồng. Lần sau, khi xây trường mầm non các con có thể bổ sung thêm gì nữa ? (đu quay, cầu trượt… ở sân trường).

3.4. Tổ chức các loại trò chơi trong lớp mẫu giáo ghép

3.4.1. Trò chơi vận động và trò chơi dân gian

Các trò chơi vận động và các trò chơi dân gian giải trí có thể tổ chức cho trẻ cả ba lứa tuổi cùng chơi chung với nhau, kể cả những trò chơi có yếu tố thi đua và hợp tác.

Khi hướng dẫn, giáo viên vừa giải thích vừa làm mẫu cách chơi. Với những trò chơi có lời ca, giáo viên cho trẻ đọc thuộc lời ca trước khi chơi.

Lúc bắt đầu chơi nên để trẻ lớn làm chủ trò, sau đó đổi vai cho trẻ bé hơn.

Có thể thay đổi hình thức hoặc luật hoặc nhịp độ chơi, đưa thêm vận động mới để trò chơi thêm hấp dẫn trẻ.

Mỗi lần chơi không nên tổ chức quá nhiều trò chơi có vận động mạnh, nên xen kẽ trò chơi có vận động mạnh, với trò chơi tĩnh để điều hoà trạng thái sức khoẻ của trẻ.

Giáo viên theo dõi trẻ chơi, nhận xét, động viên những trẻ thực hiện đúng luật, khen ngợi, động viên những trẻ lớn biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ trẻ bé, đặc biệt khuyến khích những trẻ bé mạnh dạn tham gia vào trò chơi.

3.4.2. Trò chơi học tập

Nên chọn trẻ có cùng trình độ nhận thức vào một nhóm chơi, tránh tình trạng trẻ chênh lệch nhau sẽ ảnh hưởng đến quá trình chơi.

Với trò chơi mới, giáo viên hướng dẫn theo từng nhóm, vừa giải thích, vừa làm mẫu cách chơi. Chọn những trẻ nhanh nhẹn thực hiện trước, sau đó cho trẻ chọn nhóm trưởng của nhóm chơi.

Với trò chơi trẻ lớn đã biết, giáo viên khuyến khích trẻ lớn hướng dẫn trẻ bé chơi và chơi chung với nhau.

Những lần chơi sau nên nâng cao yêu cầu và nội dung của trò chơi.

Khi nhận xét trò chơi, giáo viên nên chú ý nhận xét việc thực hiện luật chơi, các yêu cầu nhận thức của trò chơi.

3.4.3. Trò chơi đóng vai

– Để tổ chức tốt loại trò chơi này, cô giáo cần chuẩn bị các đồ chơi, tạo môi trường hoạt động để chơi các trò chơi đóng vai như : gia đình, trạm y tế, lớp học...

– Trong quá trình chơi cô giúp trẻ tập đóng vai chơi như : Nhận biết vai của mình là ai ? Đang làm gì ? Thông qua các câu hỏi như : Cháu đang chơi gì ? Cháu là ai ? Khi trẻ nói được tên vai chơi thì có thể gợi ý cho trẻ biết được công việc của vai chơi. Ví dụ : “Mẹ đang làm gì ?” – “Mẹ bế em bé”, “Bác sĩ đang làm gì ? – “Bác sĩ khám bệnh”…

– Khi trẻ đã biết thể hiện các vai chơi, khuyến khích trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các trò chơi. Cùng một chủ đề chơi nhưng mỗi lúc chơi nên tạo ra các tình huống mới, đặc biệt là khuyến khích trẻ luân phiên vai chơi, không nên để một trẻ nào đó luôn đóng một vai nhất định.

– Đối với trò chơi mới, vai chơi khó nên để trẻ lớn đóng trước, trẻ bé được quan sát, bắt chước dần, sau đó mới chuyển vai khi đã nắm được yêu cầu của vai chơi và cách thể hiện vai chơi.

– Đối với trẻ bé, khi chơi cần cho trẻ gọi tên các đồ chơi, hướng dẫn cho trẻ biết cách sử dụng các đồ chơi.

3.4.4. Trò chơi lắp ghép, xây dựng

– Trò chơi lắp ghép, xây dựng cũng có thể tổ chức cho trẻ chơi chung giữa trẻ bé và trẻ lớn. Trẻ lớn có thể là người nêu ý tưởng, trẻ bé tham gia ý kiến hoặc là người phụ giúp trẻ lớn xây dựng công trình.

– Trước khi hướng dẫn trẻ chơi lắp ghép, xây dựng cần định hướng cho trẻ bằng cách đặt câu hỏi : Cháu muốn làm cái gì ? Làm như thế nào ? Bằng vật liệu gì ? Cô giáo nên tận dụng các vật liệu thiên nhiên và sẵn có ở địa phương để tạo ra các "sản phẩm" như : que, hột hạt, vỏ sò, vỏ hến...

– Với trẻ bé, yêu cầu và hướng dẫn trẻ lắp ghép hoặc xây dựng những mẫu đơn giản, không đòi hỏi kĩ thuật cao. Đối với trẻ lớn yêu cầu những mẫu phức tạp hơn, đòi hỏi trí tưởng tượng, sự khéo léo nhiều hơn.

– Với những đồ chơi có tính kĩ thuật như lắp ghép, xếp khối gỗ, cô phải hướng dẫn kĩ từng thao tác như lựa chọn các khối bằng nhau, xếp chồng lên nhau hay xếp cạnh nhau để tạo sản phẩm.

Lưu ý : Đối với trẻ 5 tuổi, để chuẩn bị cho trẻ đi học lớp một, giáo viên nên có kế hoạch ưu tiên chọn các trò chơi nhằm củng cố, tập luyện về chữ viết, làm quen với toán, những trò chơi kích thích tư duy, khả năng sáng tạo…

− Đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số nên chú ý tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi ngôn ngữ nhằm củng cố, tăng cường tiếng Việt cho trẻ.

4. Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc ở lớp mẫu giáo ghép

4.1. Đặc điểm học tiếng Việt của trẻ dân tộc ở lớp mẫu giáo ghép

Trẻ dân tộc thiểu số học tiếng Việt ở lớp mẫu giáo ghép có những đặc điểm sau :

– Trẻ dân tộc thiểu số thường phát âm không chuẩn xác các âm tiếng Việt, nên có nhiều ảnh hưởng đến việc học tiếng Việt của trẻ, làm cho trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt.

– Trẻ có vốn kinh nghiệm, hiểu biết về cuộc sống và kĩ năng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ làm cơ sở cho việc học tiếng Việt.

– Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt bị hạn chế về không gian và thời gian, chủ yếu trẻ giao tiếp tiếng Việt trong thời gian trẻ học trường / lớp mầm non.

– Sự khác biệt văn hoá và điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số, nhất là các em học trong lớp ghép có nhiều dân tộc học cùng nhau.

–Trình độ hiểu biết chung và khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ học lớp ghép khác nhau do có nhiều độ tuổi, thời gian bắt đầu đi học khác nhau. Nếu những trẻ này ở cùng lớp thì có thể học lẫn nhau và chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong quá trình học.

– Trẻ có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và vui chơi với các bạn cùng dân tộc.

– Trẻ có thể học tập, chia sẻ, trao đổi bằng tiếng Việt và kết hợp tiếng mẹ đẻ giúp trẻ hiểu nghĩa của từ tiếng Việt.

4.2. Nguyên tắc tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc ở lớp mẫu giáo ghép hai, ba độ tuổi

4.2.1. Nguyên tắ : Nội dung tăng cường tiếng Việt gắn với nội dung đang học ở lớp

– Tăng cường tiếng Việt là nội dung giúp trẻ theo kịp nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non. Giáo viên cho trẻ học trước nội dung học tăng cường tiếng Việt gắn với chủ đề đó nhằm giúp trẻ tìm hiểu, khám phá chủ đề dễ dàng hơn và có thể đảm bảo được nội dung chung của Chương trình Giáo dục mầm non.

Ví dụ : Ngày mai trẻ học nội dung trong chủ đề Bản thân thì buổi chiều hôm trước, giáo viên cho trẻ học trước các từ và câu nói gắn với chủ đề đó. Trẻ học ba từ mới về bộ phận cơ thể : mắt, mũi, miệng và ba mẫu câu mới :


Từ mới

Mẫu câu mới

Thực hành vận dụng
Mắt
+ Đây là cái mắt.

+ Bé có hai cái mắt.

+ Mắt để nhìn.

Mũi
+ Đây là cái mũi.

+ Bé có một cái mũi.

+ Mũi để ngửi.

Miệng
+ Đây là cái miệng.

+ Bé có một cái miệng.

+ Miệng để ăn.


– Tăng cường tiếng Việt nhằm ôn luyện, mở rộng và nâng cao nội dung đã học, tuỳ vào khả năng nhận thức và tiếng Việt của trẻ. Nếu khả năng tiếng Việt của trẻ còn hạn chế, giáo viên cho trẻ ôn luyện và mở rộng, nhưng nếu khả năng tiếp thu tiếng Việt của trẻ tốt, giáo viên nên mở rộng và nâng cao khả năng cho trẻ. Nội dung học cần linh hoạt tùy thuộc vào khả năng của trẻ.

Ví dụ : Ngày hôm trước trẻ đã học các từ và câu về mắt, mũi và miệng, ngày hôm sau cho trẻ thực hành lại các từ và câu đã học, tiếp theo học các từ và câu mới như :



Từ mới

Mẫu câu mới

Thực hành vận dụng
Tai
+ Đây là tai.

+ Tai bên phải.

+ Tai bên trái.


Kết hợp ôn tập và nâng cao bài trước.

+ Đây là mắt.

+ Mắt bên phải.

+ Mắt bên trái.


Tóc
+ Đây là tóc.

+ Tóc màu đen.

+ Bé chải tóc.


+ Tóc phía bên phải/ tết tóc bên phải/ buộc tóc bên phải

+ Tóc phía bên trái/ tết tóc bên trái/ buộc tóc bên trái

+ Bé chải tóc bằng lược

Tay
+ Đây là tay.

+ Tay bên phải.

+ Tay bên trái.

+ Rửa tay bên phải/ Lau tay bên phải/ nắm tay bên phải

+ Rửa tay bên trái/ Lau tay bên trái/ nắm tay bên trái


4.2.2. Nguyên tắc 2: Trẻ cần hiểu nghĩa của từ và câu trước khi nói chính xác từ và câu đó

– Tránh việc dạy trẻ nói mà không hiểu nghĩa, chỉ nói như “một con vẹt” mà không hiểu nghĩa của từ và câu nói đó. Do đó, giáo viên cần vận dụng phương pháp trực quan hành động với bộ phận cơ thể, trực quan hành động với đồ vật và với tranh để cho trẻ học tiếng Việt, bên cạnh đó, có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ để giải thích nghĩa của từ và câu, nhất là đối với từ và câu khó, trừu tượng. Tuy nhiên tránh lạm dụng quá nhiều tiếng mẹ đẻ trong thời gian học của trẻ.

– Trong thực tế, có nhiều từ trừu tượng, không gần gũi với cuộc sống và không thể trực quan, nhìn thấy được, giáo viên cần nghĩ ra các cách đơn giản nhất để trẻ có thể hiểu được.

Ví dụ : từ “Tổ quốc”, giáo viên sử dụng bản đồ Việt Nam cho trẻ nhìn và giới thiệu với trẻ, kết hợp với việc sử dụng tiếng mẹ đẻ. Với từ “quê hương”, giáo viên có thể sử dụng phong cảnh nơi trẻ đang sống, tranh ảnh về địa phương ngay nơi trẻ đang sống để trẻ quan sát / xem nhằm giúp trẻ hiểu từ đó.

– Có thể có những từ thể hiện tính chất của sự vật, trẻ khó hiểu như từ “lung linh”, giáo viên khó có thể mô tả được, nhưng có thể : đóng cửa lớp cho tối, rồi thắp nến cho sáng, tạo cảm giác để trẻ trải nghiệm. Thổi nhè nhẹ để trẻ cảm nhận được sự lay động của ngọn lửa và nói từ “lung linh”. Cũng như vậy, với từ “lấp lánh”, giáo viên có thể sử dụng chiếc cặp tóc có gắn hạt nhựa trong hay thuỷ tinh “lấp lánh” dưới ánh sáng. Một số đồ dùng trong thực tế giáo viên vẫn dùng có thể sử dụng để trẻ cảm nhận được (như : hoa tai lấp lánh, hoa cài trên ve áo, vòng đeo tay có đính hạt cườm…). Với từ “nhấp nháy”, giáo viên sử dụng đèn xe máy nhấp nháy, tiếp đó, dùng bàn tay mở ra đóng vào để trẻ cảm nhận được sự nhấp nháy… mỗi từ biểu đạt một nghĩa nào đó, giáo viên cố gắng đưa về hình ảnh trực quan nhất để trẻ có thể cảm nhận được.

− Ở lớp mẫu giáo ghép, với trẻ mới đi học cần vận dụng nhiều phương pháp trực quan hành động với bộ phận cơ thể, với vật thật và tranh để trẻ hiểu nghĩa của từ và câu, sau đó mới dạy trẻ nói. Với trẻ đã có vốn tiếng Việt tốt, cần tăng cường sử dụng phương pháp trực quan hành động với tranh và kể chuyện.

− Giáo viên cần sử dụng tối đa các giác quan khi có thể để trẻ hiểu sâu sự vật hiện tượng kết hợp với học từ và câu. Ví dụ : khi trẻ học tên gọi các bộ phận cơ thể giáo viên sử dụng bộ phận cơ thể của trẻ để trẻ học và trải nghiệm thực tế như : tai để nghe, mũi để ngửi, lưỡi để nếm thức ăn / ăn thức ăn... sau đó sử dụng trò chơi cho trẻ ôn luyện như: Ai chỉ nhanh?... Khi trẻ khám phá chủ đề một số loại quả: khi dạy trẻ nói từ “quả dứa”, giáo viên cần sử dụng quả dứa thật, cho trẻ quan sát mầu sắc, hình dáng, vỏ sần sùi của quả dứa (sử dụng mắt để nhìn) ; cho trẻ sờ vỏ quả dứa để cảm nhận sự sần sùi của vỏ (cho trẻ đeo găng tay để sờ) ; cho trẻ ngửi mùi thơm của quả dứa (sử dụng mũi) ; thậm chí cho trẻ nếm / ăn thử… để cảm nhận vị chua hay ngọt. Khi đó trẻ học luôn các từ tả vật và đặc điểm của vật.

Như vậy, khi cho trẻ học về quả, nên sử dụng các quả sẵn có và gần gùi ở địa phương (trẻ được nhìn, ngửi, nếm, sờ bề mặt, cầm quả...). Khi cho trẻ học về rau, nên dùng rau thật để trẻ học.

− Ở lớp mẫu giáo ghép, giáo viên cho trẻ 5 tuổi làm và nói trước, sau đến trẻ 4 tuổi thực hành tiếp theo, cuối cùng là trẻ 3 tuổi. Yêu cầu thực hành có thể giảm dần như : trẻ 5 tuổi nói câu dài hoặc thực hành mang tính mở rộng, còn trẻ 3 tuổi nói theo các anh chị lớn. Giáo viên chú ý để sửa lỗi, giúp trẻ nói đúng sau khi đã hiểu nghĩa của từ và câu nói.

4.2.3. Nguyên tắc 3 : Học tiếng Việt gắn với tình huống và ngữ cảnh cụ thể để trẻ học cách sử dụng đúng từ và câu nói trong các tình huống phù hợp tương tự

− Trước hết, học các từ và câu nói gắn với tình huống cụ thể để trẻ hiểu được ngữ cảnh nào sử dụng loại câu này. Trẻ học nguyên tắc của câu gồm hai phần : phần cố định và phần thay đổi trong câu.

Ví dụ : Phần cố định là “Lấy cho cô…” và phần thay đổi “…cái bát, đôi đũa, cái thìa…”. Khi chuyển sang mẫu câu mới là “Lấy cho bạn…”, giáo viên yêu cầu trẻ thực hành sử dụng các từ đã được học vào câu. Dần chuyển sang loại câu khác với yêu cầu khác thì giáo viên yêu cầu trẻ thực hành chuyển sang câu mới : “Cất cho cô cái…”.

Cụ thể :


+ Khi trẻ đã được học các từ về đồ dùng trong gia đình. Giáo viên dạy trẻ mẫu câu : “Lấy cho cô cái bát”. Từ mẫu câu này, giáo viên yêu cầu trẻ thay thế các từ khác trên cơ sở câu mẫu này, trẻ học cách ghép từ vào câu : “Lấy cho cô cái thìa”, “Lấy cho cô cái cốc”… Nghĩa chính của câu nói này là “Lấy cho cô…”.

+ Sau dần mở rộng sang câu mẫu mới : “Lấy cho bạn cái bát”, “Lấy cho bạn đôi đũa”, “Lấy cho bạn cái thìa”…

+ Mở rộng sang mẫu câu mới : “Cất cho cô…” / “Cất cho bạn…”…

+ Mở rộng thành phần câu mới: “Lấy cho cô cái bát màu đỏ”/ “Cất cho cô cái đĩa màu xanh”…

− Giáo viên sử dụng các bài tập thực hành để trẻ học cách sử dụng từ và câu được học vào trong thực tế cuộc sống.

– Sử dụng các bài tập trò chơi với các đồ dùng khác nhau để trẻ thực hành với các mẫu câu trên.

– Ở lớp mẫu giáo ghép nên cho trẻ luyện tập theo các nhóm vừa có trẻ 5 tuổi, vừa có trẻ 3, 4 tuổi, trẻ mới với trẻ cũ để trẻ có nhiều cơ hội thực hành học tập lẫn nhau, trẻ lớn làm mẫu hoặc sửa lỗi cho trẻ bé.

− Giáo viên cần nghĩ hoặc tạo ra các tình huống, bài tập trò chơi khác nhau để trẻ có cơ hội thực hành các từ và câu nói được học.

+ Giáo viên đặt các đồ vật ở nhiều nơi trong lớp, yêu cầu một trẻ nói câu “lấy cho cô…” và một bạn khác thực hiện, sau khi làm xong thì nhắc lại câu nói đó.

+ Giáo viên có thể sử dụng các tranh / ảnh có các tình huống, cho trẻ nói các tình huống như trong tranh và yêu cầu trẻ nói các câu nói mẫu. Ví dụ : tranh có bạn đang cầm bát, bạn cầm đũa, bạn cầm cốc… và trẻ nhìn tranh rồi nói theo tranh với các mẫu câu đó.

+ Tổ chức cho trẻ ôn luyện các mẫu câu qua các trò chơi ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ: khi làm quen trẻ với phải – trái và gắn với các từ chỉ bộ phận cơ thể, sau đó có thể chơi trò chơi như: chạy đến cửa và gõ tay phải vào cửa; chạy đến bàn và vỗ tay trái xuống bàn…

Vậy có thể thấy, tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở lớp ghép được thực hiện qua hoạt động hằng ngày như một buổi học, ngoài ra giáo viên thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi sao cho trẻ được thực hành tiếng Việt nhiều nhất.

4.2.4. Nguyên tắc 4 : Học tiếng Việt đảm bảo theo một trình tự nhất định

− Trước tiên là dạy cho trẻ danh từ, động từ, tiếp đến mới dạy tính từ, trạng từ, từ chỉ số lượng… sau đó dạy các từ loại khác. Danh từ và động từ thường biểu thị đồ dùng, đồ vật, sự vật, hành động cụ thể trong cuộc sống nên trẻ dễ nhận biết được nhất. Các tính từ, trạng từ… sẽ khó hơn.

− Sau đó dạy câu, bởi câu nói được tạo nên từ các từ loại (danh từ và động từ), tiếp đến các từ loại khác. Ban đầu dạy những câu đơn, rồi đến câu đơn mở rộng, cuối cùng đến câu phức.

+ Câu đơn giản nhất : “Bé rửa tay”, “Bé rửa mặt”, “Bạn lấy bát”, “Bạn cất bát”…

+ Câu đơn mở rộng : “Cô rửa tay cho cháu” / “Cô rửa tay cho bạn”… rồi đến “Cô rửa tay cho bạn để ăn cơm”…

+ Câu phức tạp hơn : “Cô rửa tay cho cháu vì cháu bị ngã bẩn tay” ; “Hôm nay không ra sân chơi vì trời mưa”; “hôm nay chơi trong lớp vì mưa và sân bẩn…

− Dạy các loại câu hỏi, đặc biệt các câu hỏi gắn với câu trả lời trẻ đang học.

Ví dụ : từ “con gà” → câu hỏi “Con gì đây ?”.

Câu “Con gà đang mổ thóc”, “Con gà đang chạy”, “Con gà đang gáy”… → câu hỏi : “Con gà đang làm gì ?”.

Câu “Con gà ở ngoài sân”, “Con gà trong chuồng”, “Con gà trong ” → câu hỏi : “Con gà ở đâu ?”.

Trong một câu trẻ học là đúng cấu trúc ngữ pháp, trẻ thay đổi một từ nào đó trong câu giúp trẻ dễ học cách sử dụng từ chính xác.

4.2.5. Nguyên tắc 5 : Khi dạy từ và câu mới, cần đảm bảo nguyên tắc con số 3

Nguyên tắc con số 3 được sử dụng dựa trên đặc điểm phát triển nhận thức, ghi nhớ và ngôn ngữ của trẻ. Với những sự vật hiện tượng mới, trẻ không thể hiểu và nhớ được quá 3, bắt đầu từ sự vật thứ 4, trẻ thường dễ lẫn lộn và khó ghi nhớ. Mặt khác, nếu chúng ta yêu cầu trẻ thực hiện một công việc lặp đi lặp lại quá nhiều lần trên một đối tượng thì trẻ nhanh chóng mất hứng thú. Yêu cầu lần thứ nhất là lúc trẻ tri giác, quan sát đối tượng; Yêu cầu lần thứ hai giúp trẻ tìm hiểu và nhận thức đối tượng; Yêu cầu lần thứ ba giúp trẻ thực hiện và khắc sâu hiểu biết. Nguyên tắc này được áp dụng thực hiện khi dạy từ và câu mới như sau:

− Dạy ba từ và ba mẫu câu mới đối với trẻ.

− Nhắc lại ba lần với các từ và câu nói.

Tuy nhiên trong trường hợp trẻ khá, học nhanh, giáo viên cần tăng cường hơn về số lượng từ và câu nói, mở rộng thành phần câu và tạo nhiều cơ hội để trẻ được thực hành sử dụng trong thực tế.

4.2.6. Nguyên tắc 6 : Sử dụng linh hoạt các phương pháp trong quá trình dạy tiếng Việt kích thích tư duy sáng tạo của trẻ trong sử dụng ngôn ngữ

− Trong một số trường hợp, giáo viên dạy trẻ hiểu từ gốc (phần cố định) và từ tiếp nối (phần thay đổi).

Ví dụ : khi dạy trẻ từ “quả cam” → từ “quả” là phần cố định, quả biểu thị kết quả phát triển của cây và hoa. Sau đó, trẻ có thể học mở rộng từ sang các loại quả khác :

+ Quả cam

+ Quả chuối

+ Quả chanh

Cũng như vậy với các từ về cây (cây rau muống, cây khoai tây…; con (con vịt, con lợn, con thỏ…) ; cái (cái tủ, các bàn, cái ghế..).

Cho trẻ học mở rộng vốn từ dưới dạng trò chơi.

− Cũng như vậy, dạy trẻ câu gốc, sau dạy trẻ vận dụng linh hoạt các câu nói từ câu gốc được học.

Ví dụ : “Con vịt đang ăn”, dần trẻ chuyển sang các câu khác cùng dạng như : “Con vịt đang đi”, “Con vịt đang bơi”, “Con vịt đang kêu quạc quạc”, “Con vịt đang vẫy cánh”…

Hoặc : “Bé đánh răng”, sau chuyển sang các câu nói khác : “Bé rửa mặt”, “Bé chải tóc”, “Bé ăn sáng”, “Bé đi đến trường”…

− Khi trẻ đã thuần thục sử dụng các câu nói đơn lẻ ở trên, giáo viên sáng tạo và kể câu chuyện đơn giản từ các câu đó để trẻ học cách sử dụng trong kể chuyện như : “Bé Lan rất ngoan. Sáng ngủ dậy, bé Lan đánh răng. Bé Lan rửa mặt. Bé Lan chải tóc. Bé Lan ăn sáng. Bé Lan đi học”.

4.3. Yêu cầu về tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc ở lớp mẫu giáo ghép

4.3.1. Về nội dung

– Đảm bảo cho trẻ được học theo Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Nội dung tăng cường tiếng Việt phù hợp với khả năng tiếp thu và sự phát triển tâm lí của trẻ lứa tuổi mầm non. Trẻ mầm non học nói chủ yếu qua thực hành và giao tiếp.

– Đảm bảo sự phù hợp với kinh nghiệm sống và khả năng của trẻ, điều kiện sống và truyền thống văn hoá dân tộc ở địa phương.

– Đảm bảo tính đa dạng của trẻ có trình độ khác nhau trong cùng một lớp ghép, nội dung giáo dục có sự phân hoá phù hợp với độ tuổi, khả năng tiếp thu, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

4.3.2. Về phương pháp thực hiện

– Đảm bảo sự hứng thú và mạnh dạn tự tin trong học tiếng Việt :

+ Tạo hứng thú học tiếng Việt một cách nhẹ nhàng, vui vẻ qua các trò chơi. Không gây áp lực học đối với trẻ.

+ Cho trẻ học các từ, các câu gắn với cuộc sống hằng ngày của trẻ.

+ Cho trẻ học các câu đơn giản, câu ngắn có nội dung gần gũi, dễ hiểu gắn với kinh nghiệm sống và ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của trẻ.

+ Gắn việc học tiếng Việt trong các bài hát, thơ, đồng dao, văn vần hoặc truyện ngắn có nội dung gần gũi với những gì trẻ đã được học.

– Tăng cường tiếng Việt cho trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày.

Trẻ lứa tuổi mầm non học điều gì đó cần được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thì trẻ mới nhớ được. Do đó giáo viên cần tận dụng các cơ hội để trẻ được tập luyện thường xuyên. Trong suốt thời gian ở lớp / trường mẫu giáo, các em giao tiếp với nhau cũng như học bằng tiếng Việt thông qua mọi hoạt động trong ngày. Trong quá trình giao tiếp, các em học vốn từ và cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt một cách tự nhiên. Vậy trẻ học tiếng Việt trong hoạt động lời nói ở mọi lúc mọi nơi.

– Đảm bảo môi trường học tiếng Việt phong phú.

Môi trường lớp học được xây dựng đảm bảo cho hoạt động giao tiếp hay hoạt động lời nói đều sử dụng bằng tiếng Việt, đồng thời tạo môi trường chữ viết bằng tiếng Việt sao cho trẻ được hoàn toàn “tắm mình” trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ như : trò chuyện, đàm thoại qua giao tiếp và học tập ; qua trò chơi ; đọc sách, xem truyện hay các hoạt động tô vẽ…

– Tạo mối liên hệ giữa tiếng Việt với tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Việc học tiếng Việt của trẻ được thực hiện nhanh chóng trong thời gian ngắn và có hiệu quả chính là nhờ vốn kinh nghiệm và hiểu biết về thế giới xung quanh, kĩ năng hoạt động lời nói bằng tiếng mẹ đẻ (trẻ nghe và tiếp nhận âm thanh ngôn ngữ, từ và ý nghĩa của từ gắn với biểu tượng / hình ảnh về sự vật hiện tượng, tư duy ngôn ngữ của trẻ đó hình thành, cách thức biểu đạt lời nói…). Tất cả những kinh nghiệm đó đều làm cơ sở vững chắc cho việc học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.

Trong môi trường lớp ghép, một số trẻ có khả năng sử dụng tiếng Việt tốt hơn những trẻ khác, đây là cơ hội tốt để giáo viên tận dụng các em có khả năng tiếng Việt tốt giúp các em còn nhiều hạn chế qua việc sử dụng tiếng mẹ đẻ để giải thích những từ ngữ khó hiểu, nói mẫu cho bạn bắt chước, chỉnh sửa cho bạn hoặc cùng nhau trò chuyện...

– Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng để trẻ học tiếng Việt.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa lớp / trường mẫu giáo với gia đình và cộng đồng nhằm giúp cho mọi người đều thấu hiểu sự cần thiết học tiếng Việt của trẻ lứa tuổi mẫu giáo, tạo cơ hội để trẻ được sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp ở gia đình và cộng đồng.

4.3.3. Về điều kiện thực hiện

− Tăng cường tiếng Việt tốt nhất khi và chỉ khi trẻ được nói bằng tiếng Việt nhiều nhất. Do đó trong các hoạt động giáo dục, giáo viên tăng cường hỏi trẻ, khuyến khích trẻ nói càng nhiều càng tốt.

− Đồ dùng học tập tốt nhất là : bộ phận cơ thể, đồ vật, vật thật, động tác, tranh ảnh… những đồ dùng gần gũi xung quanh trẻ. Hạn chế sử dụng máy tính trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ bởi công nghệ thông tin chỉ giúp trẻ nhìn hình ảnh, khó có thể cảm nhận được chính xác thế giới xung quanh (nghe, ngửi, nếm hoặc sờ trực tiếp) cũng như trẻ ít có cơ hội được nói tiếng Việt khi tương tác với máy tính. Chỉ sử dụng máy tính khi trẻ không thể hay không có điều kiện cho trẻ tiếp xúc trực tiếp hoặc đến gần để quan sát đối tượng (ví dụ : các con vật sống trong rừng như : hổ, gấu, voi…).

4.4. Phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở lớp mẫu giáo ghép

Giáo viên là người quyết định các em học cái gì ? Học như thế nào ? Giáo viên cần nắm vững mức độ nhận thức, vốn kinh nghiệm cá nhân và khả năng tiếng Việt của từng trẻ trong lớp ghép để điều chỉnh số lượng từ, loại từ, cấu trúc câu phù hợp với một buổi tăng cường tiếng Việt cho trẻ ; tạo điều kiện trẻ được thực hành nhiều, củng cố thường xuyên trong học tập và giao tiếp.

4.4.1. Phương pháp trực quan hành động trong dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc

Các phương pháp trực quan hành động gồm :

a) Phương pháp trực quan hành động với cơ thể

– Điểm quan trọng nhất của phương pháp này là dạy trẻ nghe và hiểu ý nghĩa của từ mới. Đây là phương pháp sử dụng các bộ phận của cơ thể làm phương tiện trực quan. Phương pháp này thực hiện bằng cách: Trẻ lắng nghe từ cô nói gắn với hành động của cơ thể, từ đó giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ và học nói chính xác từ đó.

– Ở lớp mẫu giáo ghép, giáo viên có thể sử dụng các cách khác nhau như :

+ Giáo viên vừa nói từ, câu, vừa thực hiện hành động của cơ thể mình để minh hoạ: Đứng lên, ngồi xuống; gọt quả; vắt nước cam… làm động tác minh họa.

+ Giáo viên có thể sử dụng trẻ lớn có khả năng tiếng Việt tốt thực hiện hành động theo lời nói của cô.

+ Giáo viên có thể cho trẻ lớn vừa nói vừa thực hiện hành động minh hoạ.

+ Giáo viên có thể cho trẻ lớn nói cho cô thực hiện hành động minh hoạ.

Khi trẻ đã được nghe nhiều từ và câu nói, giáo viên cho trẻ bé học theo bằng cách :

+ Giáo viên cho trẻ bé vừa chước nhắc lại từ hoặc câu kết hợp thực hiện động tác minh hoạ.

+ Giáo viên có thể cho trẻ bé thực hiện động tác minh hoạ theo lời nói của cô hoặc của bạn, sau đó nhắc lại theo.

+ Giáo viên cho trẻ lớn nói để trẻ bé thực hiện động tác minh hoạ và ngược lại.

b) Phương pháp trực quan hành động với đồ vật

– Là phương pháp sử dụng đồ vật/ đồ chơi gần gũi, quen thuộc để trẻ học tiếng Việt. Phương pháp này giúp trẻ hiểu nghĩa của từ trước khi học nói chính xác từ đó.

– Ở lớp mẫu giáo ghép hai, ba độ tuổi, giáo viên có thể sử dụng các cách khác nhau như :

+ Giáo viên vừa giơ đồ vật/ vật thật vừa nói chậm từ hoặc câu nói để trẻ nghe và bắt chước theo.

+ Giáo viên có thể sử dụng trẻ lớn có khả năng tiếng Việt tốt nhìn / chỉ vào vật thật và nói từ hoặc nói câu có liên quan đến vật đó.

Khi trẻ đã được nghe nhiều từ hoặc câu nói chỉ vật thật, giáo viên cho trẻ bé học theo bằng cách :

+ Giáo viên cho trẻ bé chỉ vào vật thật và bắt chước nhắc lại từ / câu theo cô hoặc theo bạn lớn tuổi hơn.

+ Giáo viên có thể cho trẻ bé vừa chỉ vào vật thật vừa nói cùng trẻ lớn, đồng thời trẻ tự thực hiện lời nói.

c) Phương pháp trực quan hành động với tranh ảnh

Phương pháp này được áp dụng sau khi trẻ đã nắm được các từ mới học ở phần trực quan hành động với cơ thể và trực quan hành động với đồ vật. Phương pháp này là sử dụng tranh cho trẻ học từ và câu nói.

Phương pháp này có ba cách chính: 1) Sử dụng các bức tranh có sẵn; 2) Vẽ tranh theo yêu cầu của cô; 3) Di chuyển tới các tranh/ ảnh trong môi trường xung quanh.

Mỗi cách thể hiện mức độ yêu cầu khác nhau trong quá trình dạy học.

  • Sử dụng những bức tranh có sẵn

Giáo viên sử dụng tranh khi dạy những từ, câu gắn với sự vật, hiện tượng mà trẻ không có điều kiện tri giác trực (ví dụ như các từ máy bay, tàu hoả, Bác Hồ…) nhằm giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và câu đó.

Khi trẻ đã có số lượng từ vựng nhất định, giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để tăng cường khả năng sử dụng từ và câu cho trẻ. Thực hiện theo trình tự sau :

− Giáo viên cho trẻ quan sát bức tranh / ảnh, trò chuyện để trẻ hiểu sâu sắc nội dung bức tranh và gợi nhớ các từ vựng liên quan.

− Giáo viên cho trẻ nói về nội dung tranh / ảnh trên cơ sở vốn từ và câu trẻ đã được học. Ví dụ, với bức ảnh : “Giờ đón trẻ” :

Giáo viên cho trẻ xem ảnh : “Giờ đón trẻ” và khuyến khích trẻ nói về nội dung của bức ảnh đó. Các từ cần được sử dụng vào lời nói là : cô giáo, mẹ, các bạn ; các động từ : đón trẻ ; cười ; …

– Khi sử dụng tranh này ở lớp mẫu giáo ghép, giáo viên chú ý đến đặc điểm cá nhân và nhóm tuổi của trẻ để dạy cho phù hợp :

+ Với trẻ 3 tuổi, vốn hiểu biết tiếng Việt còn hạn chế, giáo viên sử dụng các câu hỏi như : Ai đây ? Đang ở đâu ? Đang làm gì ?... Nhằm giúp trẻ nhắc được tên gọi và hành động của nhân vật.

+ Đối với trẻ 4 và 5 tuổi, đã có chút ít tiếng Việt, giáo viên hỏi trẻ bằng các câu như : Đang làm gì đấy ? Như thế nào ? Ở đâu ? Khi nào ? Có bao nhiêu bạn ? Tại sao bạn làm như vậy ?...

– Giáo viên cũng có thể sử dụng bộ tranh nhằm khuyến khích trẻ suy nghĩ, xếp tranh theo quy luật trình tự của sự việc của các bức tranh, sau đó nói về nội dung các bức tranh đó.

– Khi sử dụng các tranh này ở lớp mẫu giáo ghép giáo viên chú ý :

+ Với trẻ 3 tuổi, giáo viên sử dụng các câu hỏi như : Ai đây ? Đang ở đâu ? Đang làm gì ?... và khuyến khích trẻ nói. Nếu trẻ không nói được, giáo viên nói cho trẻ nhắc lại theo hoặc cho bạn lớn nói mẫu cho trẻ.

+ Đối với trẻ 4 và 5 tuổi có chút ít tiếng Việt, giáo viên hỏi trẻ bằng các câu như : Đang làm gì đấy ? Như thế nào ? Ở đâu ? Khi nào ? Có bao nhiêu bạn ?... và khuyến khích trẻ nói trình tự sự việc theo tranh tự xếp.


  • Vẽ bức tranh theo lời nói của cô

Trình tự diễn ra như sau :

− Giáo viên trò chuyện với trẻ về bức tranh (chủ đề) sẽ vẽ.

− Giáo viên cùng trẻ vẽ bức tranh theo lời nói của cô.

− Cho trẻ nói về bức tranh vừa vẽ.

Lưu ý : Nên dành thời gian để trẻ suy nghĩ và nói về nội dung bức tranh. Khuyến khích những trẻ khá lên nói trước, tiếp theo là những trẻ yếu hơn và những trẻ nhút nhát lên nói sau. Ví dụ :

− Giáo viên nói : “Cô sẽ vẽ một cái cây”. (Cô vừa vẽ vừa nói)

Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép

− Sau khi vẽ xong một cái cây, giáo viên yêu cầu từng trẻ lớn vẽ thêm vào bức tranh như : bạn Minh vẽ cho cô tổ chim lên trên cành cây ; bạn Vương vẽ thêm mặt trời lên phía trên của cái cây ; bạn Hoa vẽ thêm quả vào cây ; bạn Dính vẽ thêm lá cho các cành cây… Nếu trẻ thực hiện được có nghĩa là trẻ đó hiểu được yêu cầu của giáo viên.

− Giáo viên cho trẻ nói về nội dung bức tranh mà cô và trẻ đó vẽ. Có thể :

+ Giáo viên yêu cầu trẻ bé gọi tên sự vật (cái cây, tổ chim, cái lá cây, quả…), sau đó yêu cầu trẻ lớn nói về nội dung bức tranh vừa vẽ.

+ Hoặc giáo viên cho những trẻ lớn lên nói trước, tiếp theo cho các trẻ bé nói về nội dung bức tranh theo mẫu câu nói của bạn.

  • Di chuyển tới các bức tranh / ảnh

– Học nghe nói thông qua việc di chuyển tới các bức tranh / ảnh chủ yếu là để giúp trẻ học các từ chỉ địa điểm, nơi chốn và ôn luyện các từ và câu nói đã học. Giáo viên chuẩn bị các tranh / ảnh cho hoạt động nhóm hoặc cá nhân. Theo yêu cầu của giáo viên, trẻ thực hiện di chuyển xung quanh lớp để tới các bức tranh có từ cần học. Ví dụ:

Giáo viên treo ba bức tranh các hình ảnh có liên quan với nhau ở ba góc lớp. Tiếp đó, giáo viên nói : “Bạn Dính đến nhà Sình (hai bạn dắt tay nhau đến bức ảnh “cảnh gia đình”). Hai bạn rủ nhau đi học. Hai bạn lội qua suối (hai trẻ dắt tay nhau đến bức ảnh “suối”) và làm động tác như đang lội suối. Hai bạn cùng nhau đến lớp mẫu giáo học (hai bạn cùng dắt tay nhau đến bức ảnh “trường mẫu giáo”). Ở lớp mẫu giáo, các bạn chơi vui vẻ. Tiếp theo, giáo viên cho từng tốp 2 − 3 trẻ lên thực hiện : một trẻ nói và một trẻ khác thực hiện theo lời nói của bạn.



Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép

Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép


– Ở lớp mẫu giáo ghép giáo viên có thể chia thành nhóm nhỏ mà ở đó có sự đan xen giữa trẻ 5 tuổi, 4 tuổi với trẻ 3 tuổi đi cùng đến các tranh theo hiệu lệnh của cô. Có thể có các cách :

+ Khi đến từng tranh, trẻ 3 tuổi gọi tên sự vật hiện tượng trong tranh, còn trẻ 4 và 5 tuổi phải mô tả nội dung bức tranh mà trẻ vừa đi đến.

+ Hoặc trẻ 4, 5 tuổi nói chậm, còn trẻ 3 tuổi nghe và nhắc lại theo lời nói của trẻ lớn.

d) Phương pháp trực quan hành động với câu chuyện

Phương pháp này được áp dụng sau khi trẻ đã nắm được các từ và câu mới học ở phần trực quan hành động với cơ thể và trực quan hành động với đồ vật nhằm mục đích ôn luyện các từ và câu nói đã học…

− Sau khi trẻ đã học từ và câu, giáo viên có thể sáng tạo ra một câu chuyện có gắn các từ và câu nói đó.

Ví dụ: Trước hết giáo viên dạy trẻ từ và câu : Bạn thỏ; Đi chơi xa; Quên cả lối về nhà; Chạy mãi, chạy mãi; Đường nào về nhà nhỉ?

Tiếp đó, giáo viên luyện cho trẻ nghe hiểu và cách sử dụng các từ và câu đó trong ngữ cảnh cụ thể qua câu chuyện do giáo viên tự nghĩ ra. Câu chuyện “Đường nào về nhà nhỉ?” : “Có một bạn Thỏ học xong là về nhà. Một hôm, Thỏ mải đi chơi xa, quên cả lối về nhà. Thỏ chạy mãi, chạy mãi. Thỏ gặp một cây cao và hỏi : “Đường nào về nhà nhỉ ?”. Cây cao lặng yên không trả lời. Thỏ chạy mãi, chạy mãi. Thỏ gặp một dòng suối và hỏi : “Đường nào về nhà nhỉ ?”. Dòng suối lặng yên không trả lời. Sợ quá, Thỏ ngồi khóc hu hu hu. Bác Gấu đi qua, nhìn thấy liền đưa Thỏ về nhà. Về đến nhà, Thỏ cảm ơn bác Gấu và xin lỗi Thỏ mẹ”.

– Kể lại một câu chuyện từ tiếng mẹ đẻ và chuyển nội dung sang tiếng Việt : Yêu cầu một trẻ xung phong kể một câu chuyện ngắn, một bài thơ hay một bài hát mà trẻ biết bằng tiếng mẹ đẻ. Trẻ nói bằng tiếng mẹ đẻ và sau đó cùng nhau (hoặc các nhóm nhỏ) chúng sẽ dịch câu chuyện sang tiếng Việt.

– Kể chuyện tiếp sức: Trẻ lần lượt tạo ra một câu chuyện bằng cách thay đổi những gì mà người trước chúng đã nói. Trẻ bắt đầu câu chuyện về một người với cái tên vui nhộn hoặc tên gần gũi với trẻ (ví dụ một cái tên có giai điệu như Buratino hoặc tên của bạn trong lớp) : “Bạn Xính ăn một quả xoài”. Một trẻ khác phủ nhận điều mà người trước đó nói và tiếp tục câu chuyện : “Không, Xính không ăn quả xoài. Bạn ấy rửa mặt”. Trẻ tiếp theo nói : “Không, Xính không rửa mặt. Bạn ấy đá bóng”. Một trẻ khác lại thêm vào những câu khác để câu chuyện tiếp tục. Bạn có thể sử dụng một quả bóng để chơi trò chơi. Người đầu tiên cầm quả bóng, nói một câu sau đó ném quả bóng cho một người khác. Người đó sẽ nói câu tiếp theo và ném quả bóng cho người kế tiếp…

– Dựng chuyện dựa trên tranh ảnh : Chỉ cho trẻ một bức hình lớn với những hình ảnh quen thuộc. Khuyến khích chúng sử dụng hình ảnh để tạo ra một câu chuyện về các hoạt động trong tranh.

– Trình bày : Mỗi ngày, hãy sử dụng tiếng Việt để hỏi trẻ 1 – 2 câu về những gì trẻ làm ngày hôm trước. Hỏi những câu hỏi giúp trẻ tạo dựng những phản xạ. Ví dụ : “Cháu ăn gì tối hôm qua ?”, “Cháu nhìn thấy gì trên đường đi bộ từ trường về nhà ?”, “Cháu làm gì vào tối hôm qua ?”. Trẻ sẽ đáp lại (“trình bày” lại những việc chúng làm) bằng những câu đã hoàn thành. Đừng sửa trẻ nếu chúng mắc lỗi mà chỉ nói lại câu đó theo cách được cho là đúng.

− Sử dụng một số truyện kể đơn giản, nội dung gần gũi dễ hiểu. Những câu chuyện dạy cho trẻ cần được lấy từ cuộc sống ở địa phương, có thể do giáo viên sưu tầm hoặc sáng tác theo chủ đề giáo dục, hoặc những truyện được xuất bản. Lời trong truyện phải ngắn gọn, sử dụng các dạng câu đơn. Nếu có tranh vẽ thì hình ảnh phải rõ ràng để trẻ dễ nhận ra. Nội dung truyện và số lượng trang minh hoạ tăng dần theo sự nhận thức, khả năng ngôn ngữ và theo lứa tuổi của trẻ. Trong truyện tối đa có khoảng từ 6 − 8 tranh minh hoạ và sử dụng các câu ngắn (câu khoảng 3 − 4 từ / câu).

Có thể sử dụng các truyện như :

+ Những truyện có các câu lặp, đoạn đối thoại được nhắc lại nhiều lần trong nội dung truyện để trẻ có cơ hội tập nói tiếng Việt qua đoạn lặp.

Ví dụ : Truyện “Cháu chào ông ạ !” – (Nguyễn Thị Thảo)

Gà con nhỏ xíu

Lông vàng dễ thương

Gặp ông trên đường

Cháu chào ông ạ !

Gà con ngoan quá !

Chú chim Bạc Má

Đậu trên cành cao

Gặp ông chim chào

Cháu chào ông ạ !

Chú chim ngoan quá !

Ngồi trên hòn đá

Một anh Cóc Vàng

Cất giọng oang oang

Cháu chào ông ạ !

Cóc Vàng ngoan quá !

Trong câu chuyện trên, tác giả đó nhắc lại các câu : “Cháu chào ông ạ ! ; …. ngoan quá” để trẻ dễ học được các câu có ý nghĩa giáo dục đó.

Ở lớp ghép hai, ba độ tuổi, giáo viên có thể cắt thành từng đoạn để kể cho trẻ nghe nếu trình độ tiếng Việt của trẻ còn hạn chế, sau mở rộng dần. Hoặc với trẻ mẫu giáo bé, giáo viên yêu cầu trẻ nhắc lại đoạn được lặp lại ; còn với trẻ mẫu giáo lớn, khi trình độ tiếng Việt tốt thì kể lại nội dung câu chuyện.

+ Nên sử dụng các từ tượng thanh, từ láy làm cho trẻ thích thú học theo.


  • Ví dụ : truyện “Quả trứng” – (Nguyễn Thị Thảo)

“Có một quả trứng. Ai đánh rơi ? Gà Trống ngắm nghía, ngắm nghía rồi nói : “Ò ó o, o… quả trứng gì to to”.

Lợn con đi qua, ngắm nghía, ngắm nghía rồi nói : “Ụt à, ụt ịt. Ụt à, ụt ịt. Trứng gà, trứng vịt ! Trứng gà, trứng vịt!”.

Quả trứng lúc lắc, lúc lắc… rồi vỡ đến tách một cái. Vịt con ló đầu ra rồi kêu : “Vít, vít, vít”.



  • Ví dụ : truyện “Con cáo” – (Nguyễn Thị Thảo)

“Gà con đang kiếm ăn trên bãi cỏ mềm. Bỗng đâu, một con Cáo đi tới, rình bắt Gà con. Nhìn thấy Cáo, Gà con kêu lên : “Chiếp chiếp, sợ khiếp, sợ khiếp”.

Nghe thấy tiếng Gà con, Gà mái kêu : “Quác quác, Cáo ác, Cáo ác”.

Nghe thấy tiếng Gà con, Cún con chạy ra hỏi : “Gâu gâu, Cáo đâu ? Cáo đâu ?”.

Nghe thấy tiếng Gà con, Mèo con chạy ra hỏi : “Meo meo, đuổi theo, đuổi theo”.

Con Cáo sợ quá, chạy biến mất vào rừng”.

– Khi dạy ở lớp mẫu giáo ghép, giáo viên có thể cắt thành từng đoạn để kể cho trẻ nghe nếu trình độ tiếng Việt của trẻ còn hạn chế, sau mở rộng dần. Hoặc với trẻ 3 tuổi, giáo viên yêu cầu trẻ nhắc lại lời thoại, những từ tượng hình, từ tượng thanh (như : “Ò ó o, o…quả trứng gì to to” hoặc “Chiếp chiếp, sợ khiếp, sợ khiếp”…) ; còn với trẻ 4, 5 tuổi, khi trình độ tiếng Việt tốt thì kể lại nội dung câu chuyện.

Thực hiện theo trình tự sau :

+ Giáo viên giới thiệu các từ mới sẽ được sử dụng trong câu chuyện để trẻ làm quen trước.

+ Giáo viên kể lần một nội dung câu chuyện, vừa kể vừa làm động tác minh hoạ nhẹ nhàng (chú ý vào các từ mới), và sử dụng ngữ điệu giọng nói thể hiện từ mới đó.

+ Giáo viên kể lần hai toàn bộ nội dung câu chuyện, có thể cho một vài trẻ lên làm động tác minh hoạ theo lời dẫn chuyện của cô.

+ Giáo viên kể lần ba và khuyến khích trẻ nói theo đoạn lặp, đoạn đối thoại ngắn của nhân vật trong truyện để phát triển lời nói.

+ Giáo viên đặt câu hỏi giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện sâu sắc hơn.

Nếu thấy trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, giáo viên cho trẻ kể chuyện cho nhau nghe theo sự hiểu biết và bằng ngôn ngữ của cá nhân. Giáo viên quan sát và giúp đỡ trẻ kể chuyện.

– Đóng kịch từ các truyện được cải biên. Để trẻ dân tộc thiểu số cảm nhận và hiểu sâu sắc các từ và câu dễ dàng, giáo viên cần viết lại truyện kể cho ngắn gọn, súc tích và nhấn vào những từ / câu mới cần dạy trẻ.

Ví dụ : Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, giáo viên có thể cải biên thành câu chuyện đơn giản khi trẻ học về các bộ phận cơ thể hoặc cho trẻ đóng kịch theo câu chuyện. Khi cho trẻ đóng kịch, giáo viên phân từng cặp hai trẻ (một làm bà cụ và một làm cô bé quàng khăn đỏ. Trang phục gồm một chiếc khăn màu đỏ để quàng cho cô bé và chiếc khăn dùng cho người già, tuỳ thuộc vào đặc điểm địa phương).

“Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé quàng khăn đỏ. Cô bé rất thích quàng chiếc khăn màu đỏ. Một hôm, cô đến thăm bà ngoại bị ốm. Nhìn thấy bà nằm trên giường, cô ngạc nhiên hỏi : “Bà ơi sao mắt bà to thế ?”. (Chỉ vào mắt)

Bà nói : “Mắt bà to để nhìn cháu rõ hơn”.

Cô lại hỏi : “Bà ơi, sao mũi bà to thế ?”. (Chỉ vào mũi)

Bà nói : “Mũi bà to để bà thở cho dễ hơn”.

Cô lại hỏi : “Bà ơi, sao tai bà to thế ?”. (Chỉ vào tai)

Bà nói : “Tai bà to để nghe cháu cho rõ hơn”.

Cô lại hỏi tiếp : “Bà ơi, sao tay bà to thế ?”. (Chỉ vào tay)

Bà nói : “Tay bà to để ôm cháu chặt hơn”.

Cô lại hỏi tiếp : “Bà ơi, sao mồm bà to thế ?”. (Chỉ vào mồm)

Bà nói : “Mồm bà to để ăn thịt cháu”. (Dùng tay ôm vào người cô bé)

Thì ra con sói đó ăn thịt bà của cô bé quàng khăn đỏ, rồi giả làm bà đang ốm. Lúc này, con sói nhảy ra ôm cô bé. Bác thợ săn đi qua, bắn chết con sói cứu bà và cô bé quàng khăn đỏ”.

Ở lớp mẫu giáo ghép, giáo viên có thể cho trẻ đóng kịch :

+ Có thể cho trẻ lớn đóng kịch cho trẻ bé nghe và hiểu nội dung câu chuyện, nhắc lại lời thoại trong chuyện.

+ Có thể cho trẻ bé cùng tham gia đóng kịch cùng trẻ lớn.

Trong một buổi tăng cường tiếng Việt, giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp trực quan nêu trên, tuỳ thuộc vào thực tế khả năng tiếng Việt của trẻ. Trẻ mới bắt đầu học các từ về bộ phận cơ thể, giáo viên dạy từ gắn với trực quan hành động với cơ thể, trực quan hành động với đồ vật và với tranh (xem tranh và nhận biết bộ phận cơ thể, vẽ tranh theo lời hướng dẫn của cô hoặc đến từng nơi có tranh bộ phận cơ thể). Khi trẻ đã sử dụng được các từ và câu đã học, giáo viên kể chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” cho trẻ nghe, sau đó cho trẻ đóng kịch theo cốt truyện.

Lưu ý: Cách thức tổ chức một buổi tăng cường tiếng Việt không giống hoàn toàn như hoạt động phát triển ngôn ngữ hay hoạt động làm quen với văn học. Giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp trực quan hành động với bộ phận cơ thể, với đồ vật, hoặc với tranh để trẻ học và ôn luyện lại từ và câu mẫu, sau đó vận dụng phương pháp trực quan hành động với câu chuyện. Trình tự buổi tăng cường tiếng Việt chủ yếu tập trung vào việc làm quen từ và câu, thực hành vận dụng từ và câu đó trong thực tế.

4.4.2. Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt

Phương pháp này giúp trẻ hiểu nhanh chóng và chính xác nghĩa của từ và câu trong quá trình dạy tiếng Việt. Để trẻ mạnh dạn tự tin khi đến lớp cũng như hoà đồng vào hoạt động chung của lớp, giáo viên tạo cơ hội cho trẻ mới đi học được nói bằng tiếng mẹ đẻ với các bạn, sau đó dần khuyến khích trẻ nói tiếng Việt và giảm dần tiếng mẹ đẻ. Giáo viên cần tạo nhiều cơ hội để trẻ được “nói, nói và nói” bằng tiếng Việt về các chủ đề gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ (sự vật, hiện tượng, công việc, sinh hoạt…).

Việc đặt câu hỏi cho trẻ phải phù hợp với khả năng, với phát triển theo từng giai đoạn hoc ngôn ngữ, cụ thể :

− Câu hỏi khuyến khích trẻ gọi tên sự vật, hiện tượng như : “Ai đây ?”, “Cái gì đây ?” , “Con gì đây ?”, “Đang làm gì ?”, “Ở đâu ?”...

− Câu hỏi khuyến khích trẻ tìm hiểu đặc điểm của sự vật, hiện tượng như : “Như thế nào ?”, “Có bao nhiêu ?”, “Để làm gì ?”, “Khi nào ?”...

− Câu hỏi khuyến khích sự tư duy suy luận và có lời giải thích ở trẻ như : “Bên nào nhiều hơn, bên nào ít hơn ?”, “Để làm gì ?”, “Tại sao ?”, “Vì sao ?”, “Điều gì sẽ xảy ra nếu ?”, “Nếu… thì…”…

− Câu hỏi khuyến khích trẻ đánh giá, nêu nhận định sự vật hiện tượng như : “Điều này tốt hay xấu ?”, “Ai ngoan hơn ?”, “Ai giỏi hơn ?”, “Tại sao cháu cho là như vậy ?”...

Trong quá trình dạy trẻ dân tộc ở lớp mẫu giáo ghép hai, ba độ tuổi, nếu giáo viên không biết tiếng mẹ đẻ của trẻ thì có thể mời bố mẹ của trẻ, nhân viên cộng đồng, học sinh ở các cấp học trên… hỗ trợ trong việc trò chuyện với trẻ, cách đặt câu hỏi hoặc giải thích nghĩa các từ và câu mẫu mới. Ở lớp ghép hai, ba độ tuổi, giáo viên có thể tận dụng những trẻ có khả năng tiếng Việt tốt hơn giúp các trẻ còn kém tiếng Việt như : nói mẫu, giảng giải, giải thích từ và câu mới, hướng dẫn trò chơi hay bài tập luyện bằng tiếng mẹ đẻ trước, sau đó bằng tiếng Việt hoặc có thể kể lại câu chuyện được nghe bằng tiếng mẹ đẻ cho các trẻ hiểu nội dung cốt lõi của truyện, sau đó giáo viên kể chuyện bằng tiếng Việt.

Giáo viên có thể tạo thành những nhóm gồm các trẻ ở các độ tuổi khác nhau và đưa ra nội dung để trẻ tập trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Ví dụ :

+ Nhóm 1 có hai trẻ khá tiếng Việt và ba trẻ còn yếu tiếng Việt cùng trò chuyện về công việc buổi sáng của bé.

+ Nhóm 2 có ba trẻ khá tiếng Việt và hai trẻ yếu tiếng Việt cùng trò chuyện về đồ dùng của bé.

– Ngoài ra, giáo viên có thể tóm tắt những truyện kể trong chương trình bằng tiếng mẹ đẻ để kể cho trẻ nghe hiểu nội dung truyện, sau đó mới cho trẻ nghe kể bằng tiếng Việt. Trên cơ sở trẻ đó hiểu nội dung cốt lõi của câu chuyện. Một số bài thơ, bài hát đơn giản bằng tiếng Việt cũng có thể được chuyển dịch sang tiếng mẹ đẻ của trẻ, sau đó cho trẻ học và đọc / hát vừa bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt.

4.4.3. Phương pháp sử dụng trò chơi

Đây là cách thức sử dụng các trò chơi để trẻ học những từ, câu nói mới cũng như ôn luyện cách sử dụng chúng trong tình huống thực tế. Học qua chơi luôn tạo hứng thú và đạt hiệu quả cao, trẻ không cảm thấy bị áp lực. Giáo viên tổ chức các trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi âm nhạc… Ví dụ như chơi “Chim bay, cò bay”, trẻ học được các từ chỉ con vật, biết bay hay không biết bay. Cũng như chơi trò “Đoán xem cô tả ai ?” : Giáo viên nói một vài đặc điểm nổi bật của một bạn trong lớp và khuyến khích trẻ đoán xem cô tả ai ? Bạn nào ? Nếu ban đầu vốn tiếng Việt của trẻ còn hạn chế, giáo viên có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ để trẻ biết cách chơi, sau đó chuyển dần sang sử dụng tiếng Việt để chơi, đặc biệt là sử dụng các trò chơi ngôn ngữ.

Giáo viên có thể dạy trẻ từ và câu mới qua trò chơi. Ví dụ trò chơi “Đi chợ” (dạy trẻ các từ : quả cam, quả chuối, quả hồng và câu mẫu “Hôm nay tôi đi chợ mua được…”). Cho trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước mặt cô có rổ đựng quả cam, quả chuối, quả hồng (số lượng mỗi loại quả có thể nhiều hơn một quả). Cô bắt đầu trò chơi : Cô cầm một quả cam giơ lên và nói : “Hôm nay tôi đi chợ, tôi mua được một quả cam”, rồi đặt vào rổ bên cạnh (rổ không có quả) và chuyển tiếp sang cho bạn bên cạnh. Bạn bên cạnh nhặt quả cam vừa xong lên và nói “Hôm nay tôi đi chợ, tôi mua được một quả cam và một quả hồng” (tay nhặt thêm một quả hồng giơ lên cho các trẻ xem, rồi đặt vào rổ vừa đặt quả cam), rồi chuyển sang cho bạn bên cạnh. Cứ như vậy, trò chơi tiếp tục và giáo viên cho trẻ nói số lượng quả như : “Tôi mua được hai quả cam, ba quả hồng và hai quả chuối”… Giáo viên có thể thay đổi trò chơi quả sang đồ vật, con vật hoặc tên gọi các loại rau… Với trò chơi như vậy, trẻ có nhiều cơ hội được thực hành từ và câu nói nhiều lần, giúp trẻ nhớ lâu hơn.

Chơi trò chơi : “Con vật nào bị mất nhà?” cũng là để giúp trẻ có nhiều cơ hội nhắc lại các từ được học. Giáo viên phát cho mỗi trẻ một tranh lô tô con vật (cũng có thể đổi sang chủ đề khác như : rau, quả, phương tiện giao thông, cây xanh…). Mỗi trẻ ngồi vào một ghế xếp thành vòng tròn và quay lưng với nhau. Cô và trẻ cùng nhắc lại tên các con vật trên lô tô. Cô hát một bài hát cho trẻ đi / chạy quanh vòng tròn ghế đó. Giáo viên cất một ghế (tức là sẽ có một trẻ không có ghế để ngồi nữa). Bất thình lình cô ngừng hát và mỗi trẻ phải chạy nhanh chiếm một ghế. Sẽ có một bạn không có ghế, giáo viên hỏi trẻ : “Con vật nào mất nhà rồi ?”, trẻ gọi tên con vật đó. Sau đó, cô và trẻ cùng xem / gọi tên những con vật nào vẫn còn nhà. Sau đó trò chơi lại tiếp tục như trên.

Giáo viên có thể sáng tạo ra nhiều trò chơi tương tự để trẻ có nhiều cơ hội nhắc lại từ và câu mẫu với các nội dung khác nhau (ví dụ như các trò chơi : “Con gì biến mất ?” ; “Bạn nào nhanh”; “Cô đang tả bạn nào ?…).

Giáo viên có thể sử dụng các trò chơi ngón tay kết hợp với những bài văn vần, đồng dao, bài thơ ngắn như : “Con kiến mà leo cành đa” ; “Con mèo mà trèo cây cau” ; “Con cua tám cẳng hai càng”…

4.4.4. Phương pháp sử dụng các bài hát, bài văn vần, đồng dao

Phương pháp này là cách thức sử dụng các bài hát, bài văn vần, ca dao, đồng dao vào rèn kĩ năng nghe và nói tiếng Việt, đồng thời giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu và nhạc điệu ngôn ngữ. Qua bài hát, bài văn vần, ca dao, đồng dao trẻ học từ mới và luyện câu nói, luyện ngữ điệu của lời nói.

Trẻ học hứng thú và dễ nhớ nhất qua bài hát, bài thơ, các bài đồng dao, văn vần… nhờ vần điệu, nhịp điệu và nhạc điệu của ngôn ngữ. Các bài hát, bài thơ / văn vần có nội dung gần gũi với hiểu biết của trẻ, câu nói ngắn gọn và đơn giản, phù hợp với khả năng ngôn ngữ của trẻ. Một số bài văn vần ngắn gọn, dễ nhớ dễ thuộc đối với trẻ như bài “Con cá vàng” :

Con cá vàng

Bơi nhẹ nhàng

Trong bể nước

Đố ai bơi được

Như con cá vàng.

Giáo viên đọc bài thơ gắn với hành động minh hoạ động tác cá bơi, thể hiện được nhịp điệu của lời văn.

Hoặc bài đồng dao “Con rùa” :

Rì rà rì rà

Đội nhà đi chơi

Tối lặn mặt trời

Úp nhà đi ngủ.

Giáo viên vừa đọc thơ vừa cho trẻ vận động ngón tay làm con rùa đang bò.

K

Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
hi đọc bài đồng dao “Con kiến mà leo cành đa”, giáo viên vừa đọc vừa thể hiện nhịp điệu của lời văn kết hợp làm động tác minh hoạ con kiến đang chạy trên cành cây.

Với bài “Con cua tám cẳng hai càng”, giáo viên cho trẻ chơi cùng và đọc lời văn. Giáo viên và trẻ cùng ngồi thành vòng tròn. Giáo viên hư­ớng dẫn trẻ ngoắc hai ngón tay cái với nhau, các ngón còn lại choãi ngang thành tám chân con cua. Giáo viên đọc bài “Con cua tám cẳng hai càng, một mai hai mắt rõ ràng con cua” và khuyến khích trẻ đọc theo. Vừa đọc giáo viên và trẻ vừa đ­ưa tay sang ngang, các ngón tay động đậy như­ kiểu con cua đang bò ngang trên mặt đất.

Khi trẻ đã thuộc bài đồng dao này, giáo viên có thể chuyển cho trẻ đọc bài khác về con cua như :

Con cua tám cẳng

Nghênh ngang hai càng

Không đi mà lại bò ngang cả ngày.

Hoặc đọc bài :

Con cua tám cẳng

Nghênh ngang hai càng

Đeo chiếc yếm trắng

Bò trên đồng làng.

Với bài đồng dao “Sên sển sền sên”, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi như sau : Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn. Tay trái của trẻ giơ ngang trước ngực. Tay phải đặt lên trên cánh tay trái, ngón trỏ và ngón giữa giơ cao như­ râu con sên, các ngón khác cuộn lại như­ hình con sên. Trẻ làm động tác như­ con sên đang bò trên thân cây. Trẻ vừa làm động tác sên bò vừa đọc bài đồng dao :

S

Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
ên sển sền sên

Mày lên công chúa

Mày múa tao xem

Tao may áo đỏ áo xanh cho mày.

Hoặc bài “Con mèo mà trèo cây cau”, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi như sau :


Tay trái giơ thẳng đứng phía trước ngang tầm mặt, bàn tay xoè ra như hình cây cau. Tay phải giơ ngang trước mặt, ba ngón giữa cụp xuống, ngón cái và ngón út thẳng lên làm tai mèo. Đọc lời :
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép


Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà



Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép

Tay phải giơ thẳng đứng phía trước ngang tầm mặt, bàn tay xoè ra như hình cây cau. Tay trái co lại như hình con chuột đang bò từ trên cây xuống.

Đọc lời :

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo


Đây là sự kết hợp phương pháp trực quan hành động cơ thể với phương pháp dùng lời văn vần để luyện nói cho trẻ ở lớp ghép.

4.4.5. Phương pháp luyện tập theo mẫu

Phương pháp này là cách thức cho trẻ nhắc đi nhắc lại đúng và chính xác từ và câu . Để trẻ có thể ghi nhớ và sử dụng đúng lời nói trong ngữ cảnh, giáo viên cần cho trẻ thực hành thường xuyên các mẫu câu đó được học.

– Bước 1 : Giới thiệu mẫu câu

Giáo viên nói và làm động tác hoặc chỉ vào vật. Ví dụ, với mẫu câu “Đây là quả cam”, giáo viên giơ quả cam ra trước mặt trẻ và nói “Đây là quả cam”.

– Bước 2 : Gọi 2 − 3 trẻ lên thực hành

+ Giáo viên cho cả lớp thực hành theo nhóm bằng việc nhắc lại nhiều lần mẫu câu. Giáo viên chú ý phải đồng thời sửa lỗi phát âm của trẻ.

+ Để tránh nhàm chán, giáo viên sử dụng câu bằng các trò chơi khác nhau. Ví dụ : đầu tiên giáo viên nói “Đây là quả cam” (nhắc lại ba lần) ; sau đó, giáo viên giấu quả cam và cùng trẻ nói “Quả cam đâu rồi ?”, rồi lại giơ tay ra và nói “Quả cam đây rồi !”, “Đây là quả cam” ; tiếp đó, lại giấu quả cam đi và cho trẻ gọi “Quả cam ơi ! Quả cam đâu rồi ?”. Cùng một từ “quả cam” nhưng trẻ được nhắc bằng các câu nói khác nhau. Mỗi lần nói nhắc lại ba lần.

– Bước 3 : Giáo viên hỏi để trẻ đáp lại theo mẫu câu như : “Đây là cái gì ?”

Trẻ dùng câu trên để hỏi nhau rồi trả lời : “Đây là quả cam”.

– Bước 4 : Thực hành sử dụng theo mẫu câu.

Giáo viên tổ chức trò chơi để trẻ có nhiều cơ hội thực hành câu vừa học gắn với các ngữ cảnh khác nhau.

Khi vốn từ của trẻ phong phú, giáo viên có thể phát triển các mẫu câu khác và mở rộng các câu nói cho hấp dẫn khi trẻ học tiếng Việt.

4.4.6. Phương pháp cho trẻ làm quen với đọc viết tiếng Việt

Phương pháp cho trẻ làm quen với đọc viết tiếng Việt là cách thức tổ chức các hoạt động để trẻ tiếp cận với chữ viết. Làm quen với đọc viết chủ yếu đối với trẻ mẫu giáo lớn, song cũng có thể áp dụng cho trẻ mẫu giáo bé và nhỡ làm quen với chữ cái qua trò chơi, đọc / xem sách tranh truyện... một cách phù hợp. Trẻ có thể học cùng các anh chị trong khi chơi với nhau.

a) Phương pháp cho trẻ làm quen với đọc

Giáo viên có thể sử dụng các cách khác nhau như :

− Nhận biết và gọi tên các chữ cái tiếng Việt (thông qua hoạt động làm quen với chữ cái).

− Tìm những chữ cái đã học trong từ có ý nghĩa, trong các câu nói có ý nghĩa.

− Tìm các chữ giống nhau và nói vị trí của các chữ đó trong từ có nghĩa.

− Tìm các từ giống với từ có trong tranh và xếp ở dưới từ trong bức tranh để trẻ so sánh.

− Xếp chữ cái theo mẫu.

− Cho trẻ “đọc” truyện tranh và suy nghĩ theo nội dung tranh, sau đó kể lại cho các bạn nghe câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.

− Cho trẻ xem tranh và gợi ý trẻ nói về bức tranh bằng tiếng Việt theo khả năng của mình. Khuyến khích trẻ nói được càng nhiều càng tốt.

− Trẻ tự sáng tạo ra câu chuyện từ bức tranh mà trẻ “đọc”, kể lại câu chuyện của mình cho các bạn nghe.

− Đọc truyện cho trẻ nghe kết hợp với xem tranh, sau đó cho trẻ “đọc” lại truyện theo trí nhớ và bằng ngôn ngữ của mình.

− Khuyến khích trẻ tìm các chữ đã học trong môi trường xung quanh (trong tên của mình, trong các bảng biểu, mác gắn ở các góc trong lớp…) ; đọc bài báo và tìm chữ cái đã học.

− Tạo chữ cái từ bộ phận cơ thể hoặc từ các ngón tay.

b)Phương pháp cho trẻ làm quen với viết

− Để trẻ làm quen với viết, cần giúp trẻ luyện cơ ngón tay qua các hoạt động xâu hạt, xỏ dây vào lỗ, vặn nút chai, cầm bút vẽ, viết tự do, chơi với đất sét / đất nặn, gấp giấy hoặc xé dán, đặc biệt qua việc chơi các trò chơi ngón tay.

− Các trò chơi ngón tay giúp phát triển các cơ nhỏ ngón tay, tạo sự khéo léo và mềm mại của các ngón tay. Trò chơi ngón tay như làm con cua bò, cá bơi, chuột chạy, con kiến…

− Viết trên bảng đen, viết bằng que, phấn trên nền nhà, viết trong không khí, viết trong lòng bàn tay, viết vào lưng bạn…

− Làm các con chữ rỗng : giáo viên giới thiệu các chữ cái rỗng và tổ chức cho trẻ đồ các chữ cái rỗng đó, tô màu và cắt rời các chữ cái. Từ các chữ cái do trẻ làm ra, giáo viên cho trẻ sắp xếp thành các từ có nghĩa (tên mình, tên các loại quả, tên câu chuyện, tên nhân vật trong truyện, xếp chữ dưới tranh…).

− Viết tên mình theo mẫu (giáo viên viết sẵn để trẻ sao chép lại) cũng như viết tên gọi đồ vật, hoa quả…

− Viết theo ý thích : khuyến khích trẻ viết theo mong muốn hay ý thích cá nhân, sau đó hỏi trẻ viết (vẽ) gì ? Như vậy vừa khuyến khích trẻ “viết” vừa khuyến khích trẻ “đọc” lại (biểu đạt suy nghĩ của bản thân).

− Viết thư cho bạn, làm thiệp chúc bạn, viết lời đề tặng vào tranh / quà tặng... để trẻ được vẽ các nét theo cách riêng của mình.

− Tập tô, đồ nét trong vở tập tô : trẻ tập tô liền nét chữ cái bằng bút chì. Giáo viên cần chú ý giúp trẻ biết điểm bắt đầu tô, tô đúng chiều mũi tên, tô từ trái qua phải.

4.5. Vận dụng các phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số vào loại hình lớp ghép hai, ba độ tuổi

4.5.1. Dạy tiếng Việt cho trẻ ở lớp ghép ít hiểu biết tiếng Việt

− Với lớp ghép có trẻ dân tộc thiểu số ít hiểu biết tiếng Việt, trước hết giáo viên sử dụng các phương pháp chủ yếu để dạy tiếng Việt là :

+ Phương pháp trực quan hành động với cơ thể, trực quan hành động với đồ vật nhiều để giúp trẻ nghe hiểu và học nói các từ có nghĩa.

+ Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt là phương pháp có những ưu thế, giúp trẻ nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của từ, nhất là những từ mới, xa lạ hoặc từ trừu tượng đối với trẻ (ví dụ : các từ về phương tiện giao thông ; về thế giới động vật, thực vật…).

+ Phương pháp luyện tập nói theo mẫu khi dạy trẻ học nói từ và câu, giúp trẻ chú ý lắng nghe, tập nói và ghi nhớ các từ, câu nói bằng tiếng Việt.

+ Phương pháp trò chơi giúp trẻ hứng thú học nói một cách tự nhiên.

− Khi trẻ có một số vốn và kinh nghiệm ngôn ngữ tiếng Việt nhất định, giáo viên sử dụng thêm các phương pháp trực quan hành động với tranh / ảnh và phương pháp trực quan với câu chuyện nhằm mở rộng khả năng nghe hiểu nội dung thông tin, phát triển kĩ năng biểu đạt ý bằng các câu nói khác nhau.

4.5.2. Dạy tiếng Việt cho trẻ ở lớp ghép có hiểu biết tiếng Việt tốt

Với lớp ghép có trẻ dân tộc thiểu số hiểu biết tiếng Việt khá tốt, giáo viên cần sử dụng các phương pháp chính để tăng cường tiếng Việt cho trẻ như sau :

− Phương pháp trực quan hành động với tranh và trực quan hành động với truyện kể để trẻ mẫu giáo được tập nghe hiểu và thực hành lời nói trong các tình huống của cuộc sống.

− Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy tiếng Việt cho trẻ nhưng rất hãn hữu mới sử dụng, chỉ khi hướng dẫn luật chơi mới mà trẻ không hiểu thì mới sử dụng để giải thích những từ và câu khó hiểu đối với trẻ.

− Phương pháp luyện tập nói theo mẫu nhằm luyện cho trẻ trình bày câu dài, câu phức tạp hoặc biểu đạt thông tin dài, kể câu chuyện… bằng ngôn ngữ của bản thân.

− Phương pháp trò chơi giúp trẻ hứng thú học, gắn với học nói các đoạn văn vần, bài thơ, đồng dao.

Ví dụ :

+ Khi cho trẻ đọc bài đồng dao “Con kiến mà leo cành đa”, giáo viên vừa làm động tác thể hiện con kiến chạy trên mặt đất, vừa đọc đồng dao :

Con kiến mà leo cành đa

Leo phải cành cộc leo ra leo vào

Con kiến mà leo cành đào

Leo phải cành cộc leo vào leo ra.

Giáo viên vừa đọc vừa làm động tác minh hoạ kiến bò, thể hiện nhịp điệu của lời văn.

+ Hoặc giáo viên vừa dùng ngón tay làm động tác thể hiện con voi vừa đọc đồng dao :

Con vỏi con voi

Cái vòi đi trước

Hai chân trước đi trước

Hai chân sau đi sau

Còn cái đuôi đi sau rốt

Tôi xin kể nốt

Câu chuyện con voi.

+ Hoặc khi cho trẻ đọc bài “Con cá vàng”, giáo viên vừa làm động tác cá bơi vừa đọc bài thơ :

Con cá vàng

Bơi nhẹ nhàng

Trong bể nước

Đố ai bơi được

Như con cá vàng

4.5.3. Dạy tiếng Việt cho trẻ ở lớp ghép có hai, ba độ tuổi

− Với lớp ghép có hai, ba độ tuổi khác nhau, giáo viên sử dụng phương pháp dạy học hết sức linh hoạt và có sự phân hoá đối tượng khi dạy, tuỳ thuộc nội dung dạy tiếng Việt.

+ Dạy từ và câu mới :

Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan hành động với bộ phận cơ thể, trực quan hành động với đồ vật hoặc tranh / ảnh chung cho tất cả các đối tượng nhưng sẽ có sự phân hoá đối tượng về nội dung từ và câu nói.

Bên cạnh đó, giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi giúp trẻ ôn luyện các từ đã học từ buổi trước cùng với từ và câu vừa học.

Ví dụ minh hoạ (xem phần Phụ lục – Ví dụ 1).

+ Tăng cường tiếng Việt đã học :

Sử dụng phương pháp trực quan hành động với tranh / ảnh đối với trẻ có độ tuổi lớn hơn, có hiểu biết tiếng Việt tốt hơn để thực hành trước cho trẻ mẫu giáo bé quan sát, học làm theo mẫu / nói theo mẫu, sau đó mới tự làm.

Cũng như vậy khi sử dụng phương pháp trực quan hành động với câu chuyện, giáo viên cho trẻ mẫu giáo lớn khá tiếng Việt lên nói trước để trẻ mẫu giáo bé có thêm cơ hội nhẩm học theo, quan sát cách thực hiện, sau đó mới đến trẻ mẫu giáo bé thực hành. Cũng có lúc không yêu cầu trẻ mẫu giáo bé phải làm mà chỉ cần quan sát và nhắc lại, làm theo cùng các anh chị.

Giáo viên có thể sử dụng truyện kể có sẵn, nhưng các bước dẫn không hoàn toàn giống như tiết làm quen với văn học, chủ yếu tập trung vào luyện nói cho trẻ, nên sử dụng linh hoạt các phương pháp sao cho trẻ hiểu nội dung truyện và nói nhiều qua tiết tăng cường tiếng Việt.

Ví dụ minh hoạ (xem phần Phụ lục − Ví dụ 2).

Ngoài ra giáo viên có thể sáng tạo ra những câu chuyện phù hợp với mục đích dạy, như truyện kể “Đường nào về nhà nhỉ ? (Minh hoạ ở trên).

− Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ được sử dụng đối với trẻ mẫu giáo lớn, hiểu từ rồi có thể giải thích, giảng giải cho trẻ mẫu giáo bé nghe và thực hành làm theo.

− Phương pháp trò chơi là phương pháp chủ đạo trong học tập đối với trẻ mẫu giáo. Giáo viên có thể sử dụng trẻ mẫu giáo lớn giải thích luật chơi cho trẻ mẫu giáo bé bằng tiếng mẹ đẻ, hoặc có thể chơi mẫu cho trẻ mẫu giáo bé hiểu, sau đó giáo viên cho trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn chơi trước, cuối cùng mới cho trẻ mẫu giáo bé chơi cùng các anh chị. Với cách này, các em lớn có thể giúp đỡ, hướng dẫn và làm mẫu cho các em nhỏ làm theo.

− Phương pháp luyện tập theo mẫu cũng có thể sử dụng cách trẻ mẫu giáo lớn, có khả năng phát âm tốt và nói đúng làm lại mẫu của cô, sau đó trẻ mẫu giáo nhỡ làm theo rồi mới đến trẻ mẫu giáo bé.

− Phương pháp cho trẻ làm quen với đọc viết được bắt đầu với các trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi có sự khác biệt về mức độ yêu cầu như :

+ Với trẻ mẫu giáo lớn, trẻ “đọc” và nói lại nội dung tranh hoặc truyện, nhưng với trẻ mẫu giáo bé hoặc mẫu giáo nhỡ có thể ngồi nghe và quan sát các anh, chị thực hiện bài tập.

+ Cũng có thể yêu cầu trẻ mẫu giáo bé gọi tên các vật trong tranh, nhân vật trong truyện, còn trẻ mẫu giáo lớn nói nội dung của bức tranh.

Tóm lại : Trong quá trình dạy tiếng Việt cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép, giáo viên vận dụng linh hoạt và đan xen các phương pháp khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi trong lớp, đồng thời tận dụng sự tương tác giữa các trẻ với nhau trong quá trình học tập, sao cho trẻ có nhiều cơ hội trò chuyện, trao đổi, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong quá trình học tiếng Việt.



Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 5


5. Tổ chức hoạt động lao động ở lớp mẫu giáo ghép

5.1. Hướng dẫn chung

– Khi tổ chức hoạt động lao động trong lớp mẫu giáo ghép cần lưu ý : cùng với việc phân nhiệm vụ theo độ tuổi của trẻ, chú ý phân nhóm có đủ lứa tuổi, có trẻ khoẻ, nhanh nhẹn làm cùng với trẻ yếu, chậm, đồng thời lưu ý đến nguyện vọng, ý thích, mong muốn được làm việc cùng nhau của trẻ ; Với những trẻ mới đến trường, cô giáo cần quan tâm cho trẻ hoạt động vừa sức và làm quen dần. Không nên yêu cầu mọi trẻ làm xong cùng một lúc, cũng không nên nhấn mạnh trẻ này làm việc nhiều hay ít hơn trẻ khác mà cần chú ý phân công hợp lí, phù hợp với từng trẻ, gợi ý trẻ làm xong giúp đỡ trẻ chưa làm xong. Cần tạo điều kiện cho trẻ tự giác tham gia vào chuẩn bị phương tiện, đồ dùng, học liệu phục vụ cho hoạt động lao động, tăng cường tính tự lực của trẻ.

– Khi kết thúc lao động, cô giáo nên gợi ý để trẻ nhận xét về kết quả công việc, về cảm nghĩ của bản thân sau khi hoàn thành nhiệm vụ (ví dụ : sau khi rửa, tay sạch sẽ thơm tho....). Có thể gợi ý cho lứa tuổi lớn phát biểu ý kiến trước, sau đó khuyến khích trẻ lứa tuổi bé chia sẻ ý kiến.

5.2. Các hình thức hoạt động lao động

5.2.1. Tổ chức hoạt động lao động tự phục vụ

a) Trong lớp mẫu giáo ghép các độ tuổi, thông qua hoạt động lao động tự phục vụ giáo viên có thể hình thành ở trẻ một số kĩ năng tự phục vụ như :

− Đối với trẻ 3 tuổi: Trẻ biết rửa tay, rửa mặt, đi giày dép với sự giúp đỡ của người lớn ; biết cầm thìa đúng, xúc cơm và thức ăn không rơi vãi ; bước đầu rèn luyện cho trẻ tính độc lập và hứng thú tự phục vụ.

− Đối với trẻ 4 tuổi, trẻ đã có một số kĩ năng tự phục vụ. Vì vậy, ngoài việc củng cố những kĩ năng trước đây, cần có yêu cầu cao hơn : Trẻ phải tự mình rửa tay, rửa mặt ; Trẻ phải tự xúc cơm và thức ăn không rơi vãi.

− Ở trẻ 5 tuổi, ngoài việc tiếp tục củng cố những kĩ năng tự phục vụ đã được hình thành (đánh răng, rửa mặt, rửa tay, xúc cơm ăn…), cần hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân ; ý thức giúp đỡ nhau, hợp tác cùng nhau.

b) Gợi ý hướng dẫn hoạt động lao động tự phục vụ “Bé rửa tay” trong lớp mẫu giáo ghép − Chủ đề Trường mầm non

– Mục đích :

+ Trẻ lứa tuổi bé tập cách rửa tay bằng xà phòng có sự giúp đỡ của người khác (cô giáo / anh chị lớn).

+ Trẻ lứa tuổi lớn biết rửa tay bằng xà phòng, biết tiết kiệm nước, mạnh dạn hướng dẫn, giúp đỡ các em bé.

– Chuẩn bị : một thùng nước có vòi / xô / chậu, gáo, nước, xà phòng, khăn khô sạch, búp bê.

– Thời điểm hướng dẫn : sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh.

– Tiến hành :

+ Hướng dẫn cả lớp hoặc theo nhóm. Thời gian 30 – 35 phút.

+ Dùng tình huống trò chơi để tập trung sự chú ý và tạo hứng thú của trẻ : cho trẻ ngồi gần cô, cô nhìn búp bê và nói : “Hôm nay em búp bê đến lớp ta, nhưng tay em bị bẩn mà không biết rửa tay như thế nào cho sạch, các anh chị lớp ta có muốn giúp em búp bê không ?”, “Anh / chị nào có thể chỉ cho em búp bê cách rửa tay nào? ”. Cô giáo đề nghị một trẻ (lứa tuổi lớn nhất trong lớp) làm mẫu cách rửa tay, vừa làm vừa giải thích từng động tác cụ thể (cô nhắc trẻ nếu cần) : Đầu tiên phải xắn tay áo lên để không bị nước làm ướt. Sau đó, mở vòi nước và điều chỉnh để nước chảy vừa phải (hoặc lấy gáo múc nước vào chậu) và thực hiện rửa tay. Những nơi không có xà phòng thì cô hướng dẫn trẻ kì cọ đôi tay cẩn thận trong chậu nước, sau đó múc một gáo nước sạch để dội tay lần cuối và lau tay khô. Những nơi có xà phòng thì thực hiện rửa tay như sau :


  • Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Xoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
  • Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
  • Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.
  • Chụm năm đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.
  • Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

+ Nếu trẻ gặp khó khăn trong khi làm mẫu thì cô giáo gợi ý giúp đỡ trẻ thực hiện từng động tác cụ thể, những trẻ khác xem.

+ Tiếp theo, cho một vài trẻ làm thử bằng cách cô giáo đề nghị trẻ nào muốn tự rửa tay cho em búp bê và các bạn xem ? (Cô khuyến khích trẻ bé thực hiện rửa tay với sự giúp đỡ của cô hoặc anh chị lớn). Cuối cùng, cô giáo yêu cầu tất cả trẻ lần lượt vào chỗ thực hành rửa tay. Cô giáo quan sát và giúp đỡ trẻ khi cần thiết.

+ Khi tất cả trẻ đã rửa tay xong, cô giáo cho trẻ về cảm nhận của chúng khi bàn tay sạch sẽ thơm tho và nhắc trẻ phải luôn giữ đôi tay sạch sẽ. Tất cả cùng hát bài “Tạm biệt búp bê” và cùng tiễn em búp bê ra về.

Trong những hoạt động triển khai các chủ đề, cô dạy trẻ các bài hát, bài thơ có nội dung liên quan (ví dụ : "Tay thơm, tay ngoan") ; trò chuyện với trẻ về những công việc hằng ngày cần phải có đôi bàn tay sạch (khi ăn cơm, khi uống nước, khi đọc sách...) ; giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ giúp cho cơ thể khoẻ mạnh ; tổ chức chơi trò chơi "Tay ai sạch hơn". Buổi chiều khi trả trẻ, cô giáo đề nghị phụ huynh nhắc nhở, tạo điều kiện cho trẻ thực hành rửa tay ở nhà trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn…

5.2.2. Tổ chức lao động trực nhật

a) Thông qua hoạt động lao động trực nhật có thể giáo dục trẻ ý thức trách nhiệm, quan tâm đến người khác, hứng thú được tham gia phục vụ các bạn, hình thành ý thức chăm sóc bảo vệ môi trường...

– Đối với trẻ mẫu giáo bé : Vì tính chất phức tạp của hoạt động lao động trực nhật nên đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé chỉ đặt yêu cầu hình thành một số kĩ năng lao động trực nhật đơn giản như tham gia cùng các anh chị bày bàn ăn (nếu trẻ được ăn ở trường) ; tham gia chăm sóc cây cối, con vật trong góc Thiên nhiên...

– Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ yêu cầu trẻ có tính độc lập cao hơn : Hướng dẫn các em bé phụ giúp, biết phân công và hợp tác trong nhóm nhỏ nhằm phục vụ mục đích chung.

– Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn, ngoài trực nhật, chuẩn bị bữa ăn, chuẩn bị giờ học, giáo viên có thể giao cho nhóm trẻ lớn trực nhật góc Thiên nhiên với thời gian dài từ 3 đến 4, 5 ngày và những nhiệm vụ cá nhân như chăm sóc động vật, cây cối kéo dài từ 1 – 2 tuần.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động lao động “Trực nhật giờ học”Chủ đề Trường mầm non

– Mục đích :

+ Trẻ lứa tuổi bé tích cực tham gia trực nhật theo sự phân công (phân chia đồ dùng học tập : bút chì, giấy màu...).

+ Trẻ lứa tuổi lớn biết thực hiện các công việc trực nhật trong giờ học (sắp xếp bàn ghế...), biết làm việc cùng nhau.

– Thời điểm tiến hành : Trước và trong giờ học.

– Chuẩn bị : Cô giáo cùng trẻ làm bảng phân công trực nhật (chú ý trong nhóm trực nhật có đủ lứa tuổi, tạo cơ hội cho trẻ lớn hướng dẫn giúp đỡ trẻ bé).

– Tiến hành :

+ Điểm danh xong, cô giáo nhắc cả lớp nhìn vào bảng phân công trực nhật để biết bạn nào trực nhật trong ngày. Cô giáo gợi ý để trẻ lứa tuổi lớn phân công trong nhóm trực nhật : phân công trẻ lớn xếp bàn học, hai trẻ khiêng một bàn, đặt nhẹ nhàng, xếp theo quy định ; các em bé giúp anh chị chia đồ dùng học tập, trong giờ học cùng thực hiện các nhiệm vụ trực nhật cô giao ; sau khi học xong, tất cả trẻ tự cất ghế vào đúng chỗ ; trẻ trực nhật lứa tuổi bé cất dọn đồ dùng học tập, lứa tuổi lớn cất bàn... Cuối buổi, cô giáo nhắc nhở toàn lớp cảm ơn các bạn trực nhật.

+ Khi trẻ làm trực nhật cô để trẻ tự làm, cô chỉ gợi ý cho trẻ (khi cần thiết) giúp nhau thực hiện nhiệm vụ (giúp những bạn làm chậm, hướng dẫn các em bé cùng làm...). Cuối ngày, cho trẻ tự nhận xét công việc trực nhật, chú ý đến tính cẩn thận, sự nhiệt tình, vui vẻ phục vụ của những trẻ trực nhật.

5.2.3. Tổ chức hoạt động lao động tập thể

a) Hình thức lao động tập thể được tiến hành trong lớp mẫu giáo ghép các độ tuổi nhằm hình thành ở trẻ một số phẩm chất sau :

– Đối với trẻ 3 tuổi : hình thành hứng thú đối với lao động ; tính sạch sẽ, ngăn nắp, chăm chỉ, biết làm việc cùng nhau

– Đối với trẻ 4 tuổi: ngoài việc củng cố những kĩ năng trước đây, cần hình thành ở trẻ ý thức chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ lao động cần thiết ; biết thu dọn dụng cụ sau khi làm việc (lau chùi sạch sẽ, để đúng nơi quy định) ; biết hợp tác với các bạn trong quá trình lao động.

– Đối với trẻ 5 tuổi: thông qua lao động tập thể bước đầu hình thành ở trẻ một số kĩ năng tổ chức công việc của mình, của nhóm ; cùng thực hiện công việc chung ; phân công công việc trong nhóm hợp lí ; biết phối hợp làm việc ; biết hướng dẫn giúp đỡ các em lứa tuổi bé ; biết nhận xét về công việc của bạn, của mình.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động lao động tập thể “Vệ sinh phòng học” Chủ đề Trường mầm non

– Mục đích :

+ Trẻ lứa tuổi bé tích cực tham gia vệ sinh phòng học theo sự phân công của các anh chị, hình thành ý thức giữ gìn phòng học gọn gàng, sạch sẽ.

+ Trẻ lứa tuổi lớn bước đầu hình thành kĩ năng tổ chức công việc vệ sinh phòng học của nhóm, biết hợp tác với bạn hoàn thành công việc đến cùng.

– Chuẩn bị : Đồ dùng cho dọn vệ sinh phòng học (chậu nước, giẻ lau cho mỗi nhóm).

– Thời điểm tiến hành : Thứ sáu cuối tuần.

– Tiến hành :

+ Cô gợi ý phân chia lớp thành từng nhóm (có trẻ các lứa tuổi, trẻ khoẻ làm cùng trẻ yếu, trẻ nhanh nhẹn làm cùng trẻ nhút nhát để cùng giúp nhau), các nhóm cùng nhau chuẩn bị chậu nước, giẻ lau. Mỗi nhóm lau dọn một phần / góc lớp : nhóm lau chùi, sắp xếp đồ dùng ; nhóm lau bàn, ghế ; nhóm lau đồ chơi ; nhóm quét nhà ; nhóm lau lá cây...

+ Đối với từng nhóm, cô gợi ý cử một trẻ lứa tuổi lớn làm nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công các thành viên một cách hợp lí : trẻ lứa tuổi bé làm những công việc đơn giản, nhẹ nhàng ; trẻ lứa tuổi lớn hơn chịu trách nhiệm những công việc phức tạp, nặng nề hơn. Ví dụ : nhóm lau chùi, sắp xếp đồ dùng sẽ phân công các em nhỏ chuyển đồ dùng cho trẻ lớn lau chùi, sắp xếp lên giá theo từng loại quy định ; nhóm lau đồ chơi phân công trẻ lớn lau đồ chơi, trẻ bé chuyển đồ chơi cho trẻ lớn rửa sạch, lau khô, sau đó trẻ bé chịu trách nhiệm xếp đồ chơi vào rổ để trẻ lớn khiêng vào xếp lên giá...

+ Trong khi trẻ lao động, cô giáo quan sát, gợi ý cho trẻ nếu cần, nhắc nhở trẻ lớn chú ý hướng dẫn, giúp đỡ trẻ bé và phối hợp với nhau khi làm việc. Khi trẻ làm xong, gợi ý trẻ quan sát và nói lên cảm nghĩ của mình về quang cảnh sạch đẹp của phòng học sau khi được lau dọn, sắp xếp gọn gàng ; cho trẻ thấy kết quả lao động là do tập thể cùng cố gắng làm việc và bố mẹ sẽ rất vui khi tới thăm lớp.

– Để củng cố các kĩ năng lao động của trẻ, trong các thời điểm khác cô quan sát nhắc nhở để trẻ luôn giữ gìn sự ngăn nắp, sạch sẽ, hoà thuận khi cùng nhau làm việc... Phối hợp với phụ huynh ở nhà nhắc nhở trẻ khi sử dụng đồ dùng và chơi xong phải thu dọn gọn gàng ngăn nắp mọi thứ.

PHẦN BỐN

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Ở LỚP MẪU GIÁO GHÉP

I – MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC Ở LỚP GHÉP

Môi trường giáo dục ở lớp ghép có đặc điểm riêng :

− Trẻ mẫu giáo đến lớp để học tiếng Việt là một nội dung cần thiết. Xây dựng môi trường giáo dục ở lớp ghép là tạo môi trường tiếng Việt để trẻ học và giao tiếp bằng tiếng Việt.

− Có sự đa dạng về độ tuổi của trẻ.

− Có sự khác biệt về trình độ và hiểu biết (vốn kinh nghiệm sống và hiểu biết về thế giới xung quanh ; hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng Việt).

− Có sự đa dạng về dân tộc (trong một lớp có thể có một số trẻ từ các dân tộc khác nhau) nên có sự đan xen các ngôn ngữ và văn hoá khác nhau giữa các trẻ, sự khác biệt về điều kiện sống, thói quen và phong tục tập quán…

Giáo viên cần tận dụng những đặc điểm trên để phát huy hiệu quả cao trong quá trình trẻ học tiếng Việt như: tạo sự tương tác và giao tiếp, trao đổi và chia sẻ giữa giáo viên với trẻ cũng như giữa các trẻ với nhau.

II – NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN Ở LỚP GHÉP

1. Đảm bảo sự công bằng trong đối xử giữa các trẻ

– Yêu quý và thân thiện với các trẻ như nhau trong giao tiếp ứng xử ; khi giao tiếp với trẻ, giáo viên cần ngồi xuống, nhìn vào mắt trẻ tạo sự tin yêu ở trẻ.

– Tôn trọng tính đa dạng, sự khác biệt về trình độ, dân tộc, năng lực của các trẻ trong lớp.

– Quan tâm, trò chuyện thân thiện với các trẻ, không phân biệt đối xử trẻ em dân tộc thiểu số cũng như những trẻ có khó khăn trong học tập.

2. Đảm bảo việc sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động của trẻ

– Sử dụng tiếng Việt không chỉ trong giờ học mà trong hoạt động chơi, giao tiếp.

– Sử dụng tiếng Việt trong trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi.

3. Đảm bảo tính phù hợp với môi trường sống của địa phương

– Sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên cho trẻ học nói : sử dụng cơ thể của trẻ, lá cây, hoa quả, con vật… gần gũi ở địa phương.

– Khích lệ cha mẹ của trẻ, anh chị lớp trên và mọi người trong cộng đồng để giúp trẻ học tiếng Việt bằng cách giải thích nghĩa của từ hoặc câu tiếng Việt bằng tiếng mẹ đẻ để trẻ hiểu nghĩa, giao tiếp trò chuyện với trẻ bằng tiếng Việt ở gia đình và cộng đồng và tăng thêm những hiểu biết khác về thế giới xung quanh.

4. Đáp ứng theo mục tiêu, nội dung của chương trình giáo dục mầm non hiện hành

– Phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ theo từng độ tuổi.

– Đáp ứng được mục tiêu, phù hợp với nội dung dạy trẻ trong chương trình giáo dục mầm non.

III – XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN Ở LỚP MẪU GIÁO GHÉP

1. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt để trẻ có nhiều cơ hội thực hành

− Tạo sự tin tưởng, thoải mái và thân thiện với trẻ, khuyến khích trẻ mạnh dạn cùng tham gia các hoạt động của lớp. Những ngày đầu trẻ mới đến lớp, giáo viên có thể sử dụng chút ít tiếng dân tộc của trẻ (nếu có thể) để trẻ có cảm giác gần gũi, sau đó tăng dần sử dụng tiếng Việt. Trong lớp ghép nhiều độ tuổi, giáo viên sử dụng những trẻ mẫu giáo lớn hơn đã học, có kinh nghiệm trong sử dụng tiếng Việt thường xuyên nói chuyện với những trẻ mẫu giáo bé, trẻ mới đi học, trẻ còn ít hiểu biết tiếng Việt.

− Sử dụng những trẻ mạnh dạn, có hiểu biết tiếng Việt tốt nói chuyện với cô và các bạn để trẻ mới đi học có cơ hội nghe tiếng Việt, học cách giao tiếp ngôn ngữ và có thói quen sử dụng tiếng Việt khi ở lớp. Sau đó giáo viên khuyến khích những trẻ khá tiếng Việt trò chuyện với những trẻ mới để tạo nên sự mạnh dạn tự tin của các trẻ này trong giao tiếp và trò chuyện bằng tiếng Việt.

− Thường xuyên trò chuyện với trẻ bằng tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi, trong các hoạt động hằng ngày, đặc biệt tận dụng các tình huống của cuộc sống để trẻ học nói tiếng Việt. Khuyến khích trẻ tham gia nói chuyện với cô và các bạn bằng tiếng Việt. Cô cần chú ý đến đặc điểm cá nhân của những trẻ mới đi học, còn nhút nhát và giao nhiệm vụ cho những trẻ nhanh nhẹn, bạo dạn ngồi cạnh, nhắc nhở, chơi cùng và thường xuyên nói chuyện với bạn. Mặt khác khuyến khích trẻ mới bắt chước các bạn, rủ bạn cùng tham gia hoạt động.

− Tăng cường sử dụng các trò chơi, đặc biệt trò chơi ngôn ngữ tiếng Việt, hoạt động tập thể, giao lưu văn nghệ để trẻ học cách sử dụng tiếng Việt, có cơ hội thể hiện mình trước tập thể, tạo sự mạnh dạn tự tin. Khi sử dụng trò chơi ngôn ngữ, giáo viên lưu ý :

+ Sử dụng những trẻ khá lên trao đổi về luật chơi với những bạn mới chơi lần đầu. Trong một số trường hợp, giáo viên cho trẻ lớn làm mẫu / chơi mẫu cho các trẻ bé xem và bắt chước. Thậm chí trẻ lớn có thể nhắc lại bằng tiếng Việt / phiên dịch cho trẻ bé hiểu yêu cầu của bài luyện tập, trò chơi.

+ Trong lớp mẫu giáo ghép, giáo viên tổ chức nhóm đan xen sao cho trong từng nhóm chơi có cả trẻ lớn lẫn trẻ bé, trẻ cũ với trẻ mới đi học. Khi thực hiện trò chơi, giáo viên cho trẻ khá làm trước để trẻ bé, trẻ mới đi học bắt chước làm theo. Có thể cho trẻ bé thực hiện để trẻ lớn kiểm soát và sửa sai, hướng dẫn bạn.

+ Khi thực hiện trò chơi trong lớp ghép, giáo viên có thể cho trẻ lớn nói một lần, nhưng với trẻ bé nhắc lại 2 − 3 lần, trong đó chú ý sửa sai cho các trẻ. Hoặc có thể, giáo viên nhờ trẻ lớn nói, giảng giải cho trẻ bé hiểu và làm theo.

+ Giáo viên cần kiên nhẫn chờ đợi trẻ bé nói, động viên khuyến khích trẻ nói đầy đủ câu. Nếu trẻ không nói được, có thể nhờ trẻ lớn nói mẫu hoặc nói cùng.

+ Cùng một trò chơi ngôn ngữ, giáo viên có thể chia thành các mức độ khác nhau như : trẻ bé chỉ cần nghe và nhắc lại, trẻ lớn nghe và trả lời câu hỏi của cô; hoặc trẻ lớn nói để trẻ bé thực hiện hành động…

− Sử dụng văn hoá, truyền thống địa phương vào quá trình cho trẻ học tiếng Việt như : sử dụng đồ dùng dân tộc để dạy từ mới cho các em ; sử dụng tiếng mẹ đẻ để giải nghĩa tiếng Việt ; khai thác các truyện kể dân tộc, ca dao, đồng dao, thơ, hò vè, bài hát dân ca… để dạy tiếng Việt với sự hỗ trợ của tiếng mẹ đẻ.

− Mời một số người trong cộng đồng (cha mẹ của trẻ, các anh / chị lớn tuổi học lớp trên) đến lớp giao tiếp, trò chuyện với các em bằng tiếng Việt nhằm mở rộng cơ hội giao tiếp với người lạ ngoài lớp, tạo cơ hội cho trẻ được nghe và nói bằng tiếng Việt, có thói quen sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày.

− Khai thác tối đa các phương tiện hỗ trợ như băng đĩa, đài, ti vi… để trẻ nghe và phân biệt âm thanh từ các giọng nói khác nhau, nguồn phát khác nhau.

– Tuỳ theo từng hoạt động, có lúc giáo viên có thể chia trẻ thành các nhóm nhỏ :

+ Nhóm trẻ có cùng trình độ để trẻ có thể học được hết những nội dung cần thiết theo lứa tuổi của mình.

+ Nhóm trẻ khác trình độ sao cho trẻ khá tiếng Việt có cơ hội giúp đỡ trẻ yếu tiếng Việt hơn để trẻ có cơ hội học hỏi, chia sẻ lẫn nhau.

– Cũng có thể chia thành :

+ Nhóm các trẻ cùng dân tộc tạo điều kiện cho các trẻ có thể giảng giải những từ khó, từ trừu tượng bằng tiếng mẹ đẻ, trẻ học qua chia sẻ với nhau.

+ Nhóm gồm các trẻ từ các dân tộc thiểu số khác nhau tạo cơ hội cho các em chia sẻ những hiểu biết, văn hóa của các dân tộc, tạo nên sự thân thiện và mạnh dạn khi giao tiếp với những người khác dân tộc.

2. Môi trường vật chất để trẻ có nhiều cơ hội tập “đọc” và “viết”

− Môi trường lớp học có các chữ viết để trẻ có nhiều cơ hội được nhìn thấy, được sử dụng chúng vào trong hoạt động. Ví dụ : dán các tên cho các góc hoạt động, các kệ hoặc giá để đồ chơi, hộp đựng đồ dùng học liệu, tên trẻ, sản phẩm của trẻ, biểu bảng, bảng chữ cái…

− Cho trẻ chơi và tạo các chữ cái từ bộ phận cơ thể (nếu có thể được) để trẻ có thể cảm nhận được hình của con chữ một cách sâu sắc, cũng như học cách biểu đạt thông tin bằng lời nói và bằng hành động, cử chỉ từ bộ phận cơ thể, biểu cảm qua nét mặt, thái độ.

− Tổ chức các hoạt động để trẻ có cơ hội tiếp xúc với chữ viết như “đọc” sách, truyện tranh; “đọc” báo hay hoạ báo, tạp chí ; làm bộ sưu tập theo chủ đề hay tự làm sách tranh truyện.

− Tổ chức cho trẻ tạo ra các chữ cái bằng các cách khác nhau như : xếp hình chữ cái từ hột hạt, sỏi đá, que ; đồ chữ cái và làm chữ cái rỗng ; tô màu các chữ cái rỗng…

− Tổ chức các hoạt động chơi với chữ cái như : xếp chữ cái theo mẫu từ hột hạt hay que ; tìm và xếp chữ cái theo từ có sẵn ; tìm và gộp từ / câu theo tên đồ vật, tên của trẻ…

− Tổ chức các hoạt động “viết” như viết tên trẻ, làm thiếp chúc mừng ngày sinh nhật, viết nhãn mác cho đồ dùng ở góc chơi, “viết thư”…

− Cho trẻ “viết chữ” lên bảng, trên sân chơi hoặc trên cát.

− Với trẻ lớn, cho trẻ tập vẽ nét và tô chữ cái.

Trong môi trường lớp mẫu giáo ghép, giáo viên có thể cho trẻ bé chơi với các chữ cái đơn lẻ và ghép chữ cái theo mẫu (ghép chữ cái theo tên của mình, tên nhân vật trong truyện, tên bài thơ / câu chuyện…). Trẻ chỉ cần nhặt chữ cái có trong từ và xếp theo mẫu ; có thể cho trẻ bộ chơi xếp chữ để các trẻ cùng học xếp chữ theo nguyên tắc xếp thẳng hàng, có khoảng cách giữa các chữ ; cũng có thể trẻ lớn xếp rồi phát âm và trẻ bé nghe, nhìn chữ cái và nhắc theo… Ngoài ra, trẻ lớn có thể “đọc” sách cho trẻ bé nghe sao cho trẻ bé học cách đưa tay theo dòng chữ, nhìn tranh đối chiếu nội dung được nghe, hỏi và trao đổi để hiểu nội dung tranh… Vì vậy, môi trường vật chất được thiết kế như “chào mời” trẻ tham gia hoạt động với chữ viết, cũng như tạo sự thuận lợi cho trẻ khi lấy đồ dùng cũng như cất dọn sau khi dùng. Không gian được sắp xếp thuận tiện và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động theo nhu cầu cá nhân, theo nhóm nhỏ (nhóm theo trình độ, nhóm theo lứa tuổi, nhóm trẻ cùng dân tộc thiểu số, nhóm theo hoạt động) hoặc hoạt động chung cả lớp.

3. Tận dụng và khai thác điều kiện, phương tiện sẵn có để trẻ học tiếng Việt

− Sử dụng bộ phận cơ thể của trẻ cho trẻ học như : khám phá đặc điểm và tên gọi các bộ phận cơ thể, học đếm số lượng các bộ phận, tạo các hình từ bộ phận cơ thể theo các cách khác nhau (hình tròn, hai hình tròn ; hình vuông)… so sánh sự khác biệt của trẻ này với trẻ khác (tóc dài – tóc ngắn ; đeo vòng – không đeo vòng…) ; cũng như trò chơi ngón tay ; trò chơi ngón tay kết hợp với bài văn vần, bài đồng dao ; trò chơi tạo chữ cái từ các bộ phận cơ thể.

− Sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương cho trẻ học : khám phá đặc điểm và tên gọi các con vật ; cây, lá hay là hoa, quả… ; sự khác biệt của mưa to – mưa nhỏ ; đặc điểm của sỏi và đất, đá… Giáo viên tổ chức các hoạt động khác nhau như : giáo viên cho trẻ mẫu giáo bé đồ theo hình lá, còn trẻ mẫu giáo lớn nhìn hình và vẽ theo hình chiếc lá, bông hoa. Nếu sử dụng lá để làm đồ chơi, giáo viên cho trẻ lớn cuộn lá làm kèn cho trẻ bé chơi, dần dần trẻ lớn hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ bé làm theo.

− Động viên cha mẹ, anh chị lớp trên, mọi người trong cộng đồng tham gia vào quá trình trẻ học và giao tiếp bằng tiếng Việt ở lớp, ở gia đình và ở cộng đồng ; Đặc biệt ở lớp ghép hai, ba độ tuổi, giáo viên sử dụng các em lớn, có hiểu biết tiếng Việt tốt để hỗ trợ trẻ bé trong khi học và chơi (giải thích, hướng dẫn, nói mẫu / làm mẫu…).

4. Tổ chức môi trường thân thiện bên ngoài lớp học cho trẻ

Hoạt động ngoài trời là một phần trong hoạt động học và chơi của trẻ ở trường / lớp mầm non. Với trẻ mẫu giáo ghép thì đây là cơ hội tốt để trẻ rèn luyện và thích nghi với môi trường sống, đồng thời trẻ học được nhiều thứ từ môi trường đó. Giáo viên cần khai thác triệt để những gì có thể cho trẻ học :

− Sử dụng môi trường xung quanh cho trẻ tìm hiểu thiên nhiên (cây cỏ, hoa lá, mặt trời và mây, ánh sáng và nắng, mưa và ướt, các con vật… Giáo viên có thể cho trẻ ra ngoài môi trường quan sát và đặt câu hỏi tuỳ theo từng loại đối tượng. Với trẻ bé, ít biết tiếng Việt, giáo viên có thể đặt các câu hỏi : “Ai đây ?”, “Cái gì đây ?”, “Con gì đây ?”, “Đang làm gì đấy ?” để trẻ quan sát và gọi tên. Với trẻ lớn, giáo viên hỏi trẻ bằng các câu hỏi : “Như thế nào ?”, “Đang ở đâu ?”, “Để làm gì ?”, “Có bao nhiêu…?”, “Màu gì ?”, “Hình gì ?”... Với những trẻ có hiểu biết tiếng Việt tốt, giáo viên nên hỏi thêm trẻ các câu như : “Vì sao ?”, “Tại sao ?”, “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”... buộc trẻ phải sử dụng tiếng Việt để nói cho các bạn và cô nghe.

− Tổ chức múa hát tập thể mà ở đó trẻ lớn và bé cùng nhau ôn luyện những bài hát, điệu múa, đọc thơ… đã được học. Trẻ lớn làm nòng cốt hát, múa hoặc đọc thơ… cho trẻ bé bắt chước nhẩm đọc, hát, vận động theo. Với lớp mẫu giáo ghép, giáo viên có thể cho trẻ tập theo nhóm có sự đan xen giữa trẻ lớn với trẻ bé.

− Tổ chức các trò chơi vận động kết hợp với dùng ngôn ngữ tiếng Việt như :

+ Trò chơi “Con thỏ”. Trẻ đọc và vận động thể hiện hành động theo lời nói, như “Con thỏ, con thỏ. Ăn cỏ, chạy vào hang, đi ngủ”.

+ Trò chơi “Đoàn tàu hoả”. Trẻ vận động làm đoàn tàu chạy và hát bài “Đoàn tàu nhỏ tí xíu”. Cho trẻ tập đi lên dốc, xuống dốc, chui qua hầm… và yêu cầu trẻ nói các từ kết hợp với hành động : “Lên dốc, xuống dốc, chui qua hầm….”.

+ Trò chơi kết hợp vận động với chữ cái : “Nhảy vào ô chữ cái theo hiệu lệnh” (hình 1 và hình 2).

Trên sân có vẽ những vòng tròn, trong đó có đặt các chữ cái khác nhau. Với lớp ghép có trẻ ở các độ tuổi khác nhau, giáo viên tuỳ thuộc vào khả năng của trẻ để tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi.

Với trẻ mẫu giáo mới bắt đầu làm quen với chữ cái qua trò chơi, giáo viên cho trẻ nhảy vào từng ô chữ cái, cô gọi tên chữ cái và yêu cầu trẻ nhảy vào ô và nhắc lại theo chữ cái đó. Trong khi đó, trẻ bé có thể quan sát trẻ lớn cũng làm giống như yêu cầu, 1khuyến khích trẻ bé bắt chước làm theo.

Với trẻ mẫu giáo đó biết một số chữ cái, giáo viên gọi tên chữ cái nào thì trẻ nhảy vào ô đó đúng theo hiệu lệnh của cô, sau đó trẻ nhắc lại tên chữ cái đó. Nếu trẻ chưa nhớ được chữ cái đó, thì cô giáo nhờ trẻ lớn gọi tên chữ cái và trẻ mẫu giáo bé nhắc lại theo.


Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép

a
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép

â

Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép

â

Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép


ă
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép

ô

Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép
Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép

â

ô

Nội dung phương pháp, hình thức dạy trẻ mẫu giáo ghép


a

ă


Hình 1

Hình 2




Chia sẻ với bạn bè của bạn:


Page 6


1. Gợi mở

Cho trẻ chơi trò chơi “Tín hiệu”: Trẻ vừa đi vừa hát bài “Em qua ngã tư đường phố”. Bất ngờ cô giơ biển báo tín hiệu đèn đỏ lên trẻ dừng lại, cô giơ đèn vàng trẻ giậm chân tại chỗ chuẩn bị đi / khởi động ; cô giơ đèn xanh trẻ bước đi tiếp.

2. Ôn từ và câu đã học

* Từ : Đèn xanh

− Trẻ chơi xong đứng xung quanh cô : Cô giơ lần lượt từng tín hiệu đèn lên và hỏi trẻ :

+ Đây là đèn gì ? (3 tuổi).

+ Khi gặp đèn xanh các con phải làm gì ? (3, 4, 5 tuổi).

− Cô tổ chức cho tổ, nhóm, cá nhân nói từ “Đèn xanh”, câu “Đèn xanh được phép đi” (3, 4, 5 tuổi).

* Từ : Đèn đỏ

− Cô giơ tín hiệu đèn lên và hỏi trẻ :

+ Đây là đèn gì ? (3 tuổi).

+ Khi gặp đèn đỏ các con phải làm gì ? (3, 4, 5 tuổi).

− Cô tổ chức cho tổ, nhóm, cá nhân nói từ “Đèn đỏ”, câu “Đèn đỏ phải dừng lại” (3, 4, 5 tuổi).

* Từ : Đèn vàng

− Cô giơ tín hiệu đèn lên và hỏi trẻ :

+ Đèn gì đây ? (3tuổi).

+ Khi gặp đèn vàng các con phải làm gì ? (3, 4, 5 tuổi).

− Cô tổ chức cho tổ, nhóm, cá nhân nói từ “Đèn vàng”, câu “Đèn vàng chuẩn bị đi / khởi động” (3, 4, 5 tuổi).

3. Học từ và câu mới

Từ “Ô tô, xe máy, xe đạp” và câu : “Ô tô đang chở hàng” ; “Bố đưa Lan đi học bằng xe máy” ; “Đức đi đến trường bằng xe đạp”.

* Từ : “Ô tô”

− Cô cho xuất hiện hình ảnh “ô tô”

− Cô có gì đây ? (3, 4, 5 tuổi).

− Cô nói từ “ô tô” ; Đây là ô tô.

− Tổ chức cho trẻ nói theo cả lớp, tổ, cá nhân (3, 4, 5 tuổi).

− Cô xuất hiện “ô tô” chở hàng .

− Ô tô đang làm gì ?

− Cô nói câu “Ô tô đang chở hàng” (3, 4, 5 tuổi).

− Tổ chức cho trẻ nói mẫu câu theo hình thức cả lớp, tổ, cá nhân. (3, 4, 5 tuổi)..

− Cô động viên, khuyến khích trẻ nói và sửa sai cho trẻ.

* Từ : “Xe máy”

− Cô cho xuất hiện hình ảnh “Xe máy”.

− Cô có hình ảnh gì đây ? (3, 4, 5 tuổi).

− Cô nói mẫu từ “Xe máy” hai đến ba lần.

− Tổ chức cho trẻ nói theo cả lớp, tổ, cá nhân (3, 4, 5 tuổi).

− Bố đưa Lan đi học bằng gì ? (4, 5 tuổi).

− Cô nói câu “Bố đưa Lan đi học bằng xe máy” (3, 4, 5 tuổi).

− Tổ chức cho trẻ nói theo mẫu câu theo hình thức cả lớp, tổ, cá nhân. (3, 4, 5 tuổi).

− Cô động viên, khuyến khích trẻ nói và sửa sai cho trẻ.

* Từ : “Xe đạp”

− Cô cho xuất hiện hình ảnh “Xe đạp”.

− Cô có gì nào ? (3, 4, 5 tuổi) hoặc “Cái gì đây ?”.

− Cô nói mẫu từ “Xe đạp” hai đến ba lần.

− Tổ chức cho trẻ nói theo cả lớp, tổ, cá nhân (3, 4, 5 tuổi).

− Cô cho trẻ xem tranh bé đi xe đạp.

− Bạn có gì đây ?

− Bạn Đức đi đến trường bằng gì ?

− Cô nói câu : “Đức đi đến trường bằng xe đạp” (3, 4, 5 tuổi).

− Tổ chức cho trẻ nói theo mẫu câu theo hình thức cả lớp, tổ, cá nhân (3, 4, 5 tuổi).

− Cô động viên, khuyến khích trẻ nói và sửa sai cho trẻ.

4. Trẻ chơi trò chơi

− Một số trẻ giả vờ như đang lái xe ô tô (kêu bim bim…) ; một số trẻ khác giả vờ như đang lái xe máy (kêu bíp, bíp…), còn một số giả vờ đi xe đạp (kêu kính coong, kính coong…).

− Cô giơ hình tín hiệu giao thông và trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của tín hiệu : đèn xanh (các xe được đi) ; đèn đỏ (các xe dừng lại) ; đèn vàng (các xe chuẩn bị chạy)…

5. Luyện tập thực hành mẫu câu vừa học

* Cô cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem ai nói nhanh”.

− Cách chơi :

Lần 1 : Cô cho xuất hiện tranh các con nói từ trong tranh (3, 4, 5 tuổi).

Lần 2 : Cô nói từ các con nói mẫu câu (3, 4, 5 tuổi).

− Cô động viên tuyên dương trẻ, khuyến khích trẻ nói câu hoàn chỉnh và lưu loát.

6 . Kết thúc.

− Cô nhận xét tiết học, cho trẻ nối đuôi nhau thành hàng, bạn đi đầu cầm vô lăng làm chú tài xế lái xe vừa đi vừa hát bài “ Em tập lái ô tô” và đi ra ngoài.



− Trẻ chơi cùng cô.

− Trẻ trả lời và nhắc lại từ, câu.

+ Đèn xanh.

+ Đèn xanh được phép đi.

− Trẻ nói theo sự hướng của cô.

− Đèn đỏ.

− Đèn đỏ phải dừng lại.

− Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.

− Đèn vàng.

− Đèn vàng chuẩn bị đi / khởi động.

− Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.

− Ô tô.


− Trẻ lắng nghe.

− Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.

− Đang chở hàng.

− Trẻ lắng nghe.

− Trẻ nói theo cả lớp, nhóm, cá nhân (3, 4, 5 tuổi) dưới sự hướng của cô.

− Trẻ quan sát.

− Xe máy.

− Trẻ lắng nghe.

− Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.

− Xe máy.

− Trẻ lắng nghe.

− Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.

− Trẻ quan sát.

− Xe đạp.

− Trẻ lắng nghe.

− Trẻ nói theo sự hướng dẫn của cô.

− Trẻ quan sát

− Đức đi đến trường bằng xe đạp.

− Trẻ lắng nghe.

− Trẻ nói theo theo cả lớp, tổ, cá nhân (3, 4, 5 tuổi).

− Trẻ chơi trò chơi tín hiệu giao thông và các phương tiện giao thông đi trên đường.

− Trẻ lắng nghe

− Trẻ chơi trò chơi hai lần

− Trẻ hát và lái xe ra ngoài.



Page 7


b) Ví dụ 2 :

HOẠT ĐỘNG : DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT

(Phương pháp trực quan hành động với kể chuyện)

Độ tuổi : Mẫu giáo ghép ba độ tuổi

Đơn vị : Trường mầm non Núa Ngam

Người thực hiện : Nguyễn Thị Loan

Chủ đề : Động vật

Chủ đề nhánh : Động vật sống trong rừng

Trong câu truyện : “Chú dê đen”

Nội dung :

− Dạy từ mới : chân, trái tim, sừng.

− Dạy câu mới : Chân tôi có móng ; Trái tim tôi đang run sợ ; Trên đầu tôi có sừng.

I Mục tiêu

1. Nhận thức

− Trẻ 3 tuổi:

+ Nói theo cô được các từ : “Chân, trái tim, sừng” và chỉ vào chân, làm động tác minh hoạ / thể hiện : sừng và trái tim.

+ Nghe hiểu các từ trong câu : “Chân tôi có móng” ; “Trái tim tôi đang run sợ” ; “Trên đầu tôi có sừng” kết hợp làm động tác minh hoạ cùng cô.

− Trẻ 4 và 5 tuổi :

+ Hiểu và nói đúng các từ chỉ vật : chân, trái tim, sừng.

+ Hiểu nghĩa của các câu nói và làm động tác minh hoạ : chân giậm mạnh, cúi đầu làm sừng muốn húc ; ngữ điệu giọng và hành động thể hiện trái tim run sợ (dê trắng) hoặc mạnh mẽ, dũng cảm (dê đen)

+ Trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.

2. Kĩ năng ngôn ngữ

− Trẻ 3 tuổi :

+ Nói đúng các từ “Chân, trái tim, sừng” theo cô.

+ Nói theo cô lời thoại của các nhân vật trong chuyện (của dê trắng và dê đen).

− Trẻ 4 và 5 tuổi:

+ Phát âm rõ ràng và nói đúng các từ “Chân, trái tim, sừng” khi được hỏi đến.

+ Nói được các câu thoại trong truyện của các nhân vật.

+ Kể lại được đoạn đối thoại trong câu chuyện, kể được câu chuyện một cách ngắn gọn.

3. Thái độ

− Thích thú và chăm chú nghe kể chuyện, học các từ và câu nói trong truyện.

− Cố gắng tập nói các từ và câu trong lời thoại của nhân vật trong truyện.

II Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

− Đồ dùng : tranh rời các nhân vật dê trắng, dê đen và con chó sói.

− Tranh minh hoạ hoặc bộ truyện tranh.

− Nơi ngồi nghe kể chuyện thoải mái, yên tĩnh.

2. Chuẩn bị của trẻ

− Trang phục gọn gàng.

− Tâm thế : Trẻ thoải mái tham gia hoạt động.

III Tổ chức hoạt động



Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của trẻ

1. Gợi mở

− Cô cho trẻ xem tranh các nhân vật của truyện : dê trắng, dê đen và con chó sói và nói :

+ Giơ tranh dê trắng và nói : “Tôi là dê trắng đây. Chào các bạn !”. Nhắc lại từ “dê trắng” (ba lần) và khuyến khích trẻ nhắc theo.

+ Giơ tranh dê đen và chó sói và cũng làm như trên.

+ Cô giơ tranh dê trắng và nói : “Trên đầu tôi có sừng” (cô giơ tay lên làm động tác như sừng), “Dưới chân tôi có móng” (cô chỉ xuống đôi chân của mình có móng), “Còn đây là trái tim của tôi” (tay đưa lên ngực chỗ có tim). Cô nói 2 – 3 lần chậm rãi và khuyến khích trẻ nói theo cô.

− Chúng mình hãy lắng nghe câu chuyện kể về hai chú dê này nhé.

2. Cô kể chuyện

− Lần 1 : Cô kể trẻ nghe kết hợp tranh minh hoạ (vì trẻ cần yếu tố trực quan mới hiểu được nội dung truyện và nhớ nhân vật).

− Lần 2 : Cô kể không dùng tranh minh hoạ để trẻ lắng nghe bằng ngôn ngữ, cô làm động tác minh hoạ nhẹ nhàng.

− Lần 3 : Cô kể lại cho trẻ nghe kết hợp tranh minh hoạ. Khuyến khích trẻ nhẩm nói cùng cô lời thoại của nhân vật.

3. Hỏi trẻ

− Trong truyện có những ai ? (3 tuổi).

− Chú dê trắng và dê đen đi vào rừng làm gì ? (4, 5 tuổi).

− Ai xuất hiện ? (3 tuổi).

− Chó sói quát những ai ?

4. Chơi trò chơi 

Chỉ nhanh bộ phận cơ thể theo hiệu lệnh của cô.

− Bước 1 : Cô giáo nói đến bộ phận và làm động tác minh hoạ (chân giậm và chỉ vào móng ; đưa tay lên đầu, hơi chĩa ra làm sừng ; tay chỉ vào trái tim… có thể cho trẻ nghe tim đập như thế nào…).

− Bước 2 : Cô giáo chỉ nói, còn trẻ tự làm các động tác minh hoạ theo hiệu lệnh của cô. Vừa làm động tác vừa nhắc lại tên gọi của các bộ phận đó.

5. Kể lại cho trẻ nghe và nhắc lại lời thoại của nhân vật.

− Cô kể chậm rãi nội dung câu chuyện và cho trẻ làm động tác minh hoạ đến các bộ phận (chân, sừng, trái tim).

− Khuyến khích trẻ nhắc lại theo lời thoại của nhân vật.

− Nếu trẻ nói tốt có thể cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn kể chuyện cùng cô hoặc đóng kịch, các trẻ khác ngồi đọc lời thoại của các nhân vật.

IV Kết thúc

Cho trẻ chơi trò chơi “Dê và chó sói”

Cả lớp chọn một bạn làm chó sói. Chó sói giả vờ ngủ. Các trẻ khác làm dê trắng và dê đen đi kiếm ăn, trẻ vừa đi giả vờ ăn cỏ, vừa nói : “Ta đi kiếm lá non để ăn và nước suối mát để uống”. Bất chợt, chó sói tỉnh dậy và đi ra, rồi nói : “Các chú dê kia, đi đâu ?” và lùa đuổi bắt dê. Các con dê vội vã bỏ chạy về nhà (nằm ở một góc lớp) sao cho không để cho chó sói bắt. Ai bị chó sói bắt thì phải làm chó sói, còn bạn làm chó sói được làm dê và trò chơi lại tiếp tục.


− Trẻ quan sát các con vật.

− Trẻ chú ý nghe và nhắc lại từ “dê trắng”.

− Trẻ chú ý nghe và nhắc lại từ “dê đen” và “chó sói”.

− Trẻ chú ý nghe và nhẩm nói theo cô.

− Trẻ chú ý nghe cô nói.

− Trẻ chú ý nghe cô nói và quan sát tranh minh hoạ.

− Trẻ chú ý nghe và nói theo cô tên nhân vật, lời thoại của nhân vật cùng cô.

− Trẻ trả lời câu hỏi : dê trắng, dê đen và chó sói.

− Trẻ tham gia chơi trò chơi tích cực.

− Trẻ nhắc lại lời thoại theo nội dung truyện.

− Trẻ kể chuyện cùng cô hoặc đóng kịch.

− Trẻ chơi vui vẻ và nhắc lại các câu nói.