Phẩm chất đạo đức nghề hướng dẫn du lịch Informational năm 2024

Đề tài bài tập lớn: Anh (chị) hãy trình bày quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức trong kinh doanh du lịch. Đưa ra một tình huống về vấn đề đạo đức nghề nghiệp liên quan đến một khách sạn cụ thể. Xác định các đối tượng hữu quan có liên quan và mối quan tâm của họ, phân tích nguồn gốc của vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong tình huống trên.

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Quang Huy Mã sinh viên Lớp

:
:
1911140331
DH9QTDL

Tên học phần : Đạo Đức Nghề Nghiệp Giảng viên hướng dẫn : Ths. Vũ Thị Thảo

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2022

Mục lục

  • I. Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức trong kinh doanh du lịch.
    • 1. Quy tắc 1: Tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và xã hội.
    • 2. Quy tắc 2: Tôn trọng nhân quyền:
    • 3. Quy tắc 3: Tôn trọng và bảo vệ môi trường tự nhiên.
    • 4. Quy tắc 4: Tôn trọng và bảo vệ di sản văn hóa.
    • phương. 5. Quy tắc 5: Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của nước chủ nhà và cộng đồng dân cư địa
    • 6. Quy tắc 6: Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, quy định tại:
    • lịch. 7. Quy tắc 7: Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người lao động & Doanh nghiệp du
  • II. Một tình thái về vấn đề đạo đức liên quan đến một khách sạn cụ thể
    • 1. Các đối tượng hữu quan :
    • 2. Mối quan tâm của họ :
    • 3. Nguồn gốc của vấn đề đạo đức nghề nghiệp :
      • • Mâu thuẫn về lợi ích :
      • chất lượng của khách sạn • Mâu thuẫn về triết lý giữa chủ khách sạn và khách hàng người sử dụng dịch vụ và
      • • Mâu thuẫn về quyền lực :
      • • Mâu thuẫn trong sự phối hợp :

phạm luật pháp của nước sở tại theo pháp luật nước họ hoặc xúc phạm, làm tổn thương đến cộng đồng địa phương hoặc có thể phá hủy môi trường địa phương; nghiêm cấm khách du lịch vận chuyển trái phép các chất kích thích, vũ khí, cổ vật, sinh vật quý hiếm, các sản phẩm và chất độc hại hoặc hàng hóa quốc cấm.

  • Khách du lịch có trách nhiệm tìm hiểu điểm đến; tự nhận thức các nguy cơ rủi ro về sức khoẻ và an toàn trong các chuyến du lịch và ứng xử sao cho có thể hạn chế những rủi ro đó;

2. Quy tắc 2: Tôn trọng nhân quyền:

Nhân quyền (hay quyền con người) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Quy định tại: Điều 2. Du lịch là phương tiện để đáp ứng nhu cầu của tập thể và cá nhân trong Quy tắc ứng xử toàn cầu về du lịch. - Du lịch cần được xây dựng và thực hiện như một phương tiện ưu tiên để đạt được lợi ích cá nhân và tập thể, giúp con người tự đào tạo, khoan dung cho nhau và tìm hiểu sự khác biệt và đa dạng chính đáng giữa các dân tộc và các nền văn hóa. - Hoạt động du lịch phải tôn trọng quyền bình đẳng giới; thúc đẩy nhân quyền, đặc biệt là quyền riêng của các nhóm dễ bị tổn thương, nhất là trẻ em, người già, người tàn tật, dân tộc thiểu số và người bản xứ. - Sự lợi dụng con người dưới bất kỳ hình thức nào, nhất là về tình dục, nghiêm trọng hơn là với trẻ em, là trái với những mục

tiêu cơ bản của du lịch và phản lại du lịch; vì thế, tuân thủ theo luật pháp quốc tế, với sự hợp tác của các quốc gia liên quan, tội ác này cần được lên án và đấu tranh mạnh mẽ, phải bị trừng phạt, không có ngoại lệ, theo luật pháp quốc gia của các nước đón khách và nước gửi khách vi phạm cho dù những vi phạm đó nằm ngoài biên giới nước này.

  • Du lịch vì mục đích tôn giáo, sức khỏe, giáo dục và giao lưu văn hóa hoặc trao đổi ngôn ngữ là những loại hình du lịch mang lại lợi ích đặc thù và cần được khuyến khích phát triển.
  • Cần khuyến khích đưa vào chương trình đào tạo giá trị của giao lưu du lịch, những lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa cũng như tác động tiêu cực của du lịch.

3. Quy tắc 3: Tôn trọng và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Quy định tại: Điều 3. Du lịch, một nhân tố phát triển bền vững trong Quy tắc ứng xử toàn cầu về du lịch. - Tất cả chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, liên tục và hợp lý hướng tới đáp ứng hài hòa nhu cầu và nguyện vọng của thế hệ hôm nay và mai sau. - Các cơ quan chức năng nhà nước, khu vực và địa phương cần ưu tiên và khuyến khích các loại hình phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ các nguồn tài nguyên quý hiếm, đặc biệt là tài nguyên nước và năng lượng, giảm tối đa khả năng sản xuất ra chất thải. - Giảm sức ép của hoạt động du lịch đến môi trường. Điều chỉnh hợp lý thời gian và không gian các dòng khách du lịch đặc biệt

tín ngưỡng mà không làm tổn hại những nhu cầu thờ cúng thông thường.

  • Các nguồn thu từ khách du lịch đến các địa danh văn hóa và các công trình kỷ niệm cần dành ít nhất là một phần để bảo vệ, phát triển, tôn tạo và trùng tu các di sản đó.
  • Hoạt động du lịch phải được hoạch định sao cho các sản phẩm văn hóa truyền thống, các ngành nghề thủ công và nghệ thuật dân gian tiếp tục tồn tại và phát triển.

phương. 5. Quy tắc 5: Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của nước chủ nhà và cộng đồng dân cư địa

dân cư địa phương. Quy định tại: Điều 5. Du lịch, hoạt động mang lại lợi ích cho nước chủ nhà và cộng đồng dân cư trong Quy tắc ứng xử toàn cầu về du lịch.

  • Cộng đồng dân cư địa phương cần được tham gia vào các hoạt động du lịch và được hưởng các lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp.
  • Các chính sách du lịch phải góp phần nâng cao mức sống của nhân dân tại các vùng du lịch
  • Du lịch phải mang lại cơ hội cho sự phục hồi và phát triển các vùng ven biển, vùng hải đảo và các vùng quê dễ bị tổn thương hoặc vùng núi.
  • Những người làm du lịch chuyên nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư, theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền, phải: tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án phát triển đối với môi trường và cảnh quan tự nhiên xung quanh; công bố các chương trình, kế hoạch trong tương lai, thường xuyên tham khảo ý kiến của dân chúng địa phương quan tâm về nội dung

các chương trình của họ nhằm công khai hóa và đảm bảo tính khách quan cao nhất.

6. Quy tắc 6: Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, quy định tại:

Điều 6. Nghĩa vụ của những chủ thể tham gia phát triển du lịch, Điều 7. Quyền đi du lịch, Điều 8. Tự do đi du lịch trong Quy tắc ứng xử toàn cầu về du lịch. - Nghĩa vụ của những chủ thể tham gia phát triển du lịch:

  • Cung cấp cho khách du lịch sản phẩm du lịch chất lượng, thông tin xác thực khách quan rõ ràng.
  • Quan tâm tới an ninh và an toàn, đề phòng tai nạn, bảo vệ sức khỏe, an toàn thực phẩm cho khách du lịch; đảm bảo duy trì hệ thống bảo hiểm và trợ giúp phù hợp
  • Thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa và tín ngưỡng của khách du lịch.
  • Có cơ chế cần thiết để trao trả khách du lịch về nước trong trường hợp đơn vị tổ chức chuyến du lịch bị phá sản
  • Phải thông báo cho công dân về tình hình khó khăn, những hiểm họa có thể gặp phải khi đi du lịch nước ngoài có khủng hoảng.
  • Phương tiện thông tin đại chúng phải cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy cho khách hàng sử dụng các dịch vụ du lịch.
    • Quyền của khách du lịch:
  • Quyền bình đẳng trong khám phá và thưởng thức các tài nguyên của hành tinh này
  • Quyền được nghỉ ngơi và giải trí; Cần khuyến khích và phát triển du lịch xã hội, đặc biệt là du lịch cộng đồng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tất cả mọi người có thể giải trí, tham quan và nghỉ ngơi; Cần khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch gia đình, du lịch thanh niên, du lịch sinh viên, du lịch cho người cao tuổi và du lịch cho người tàn tật.

vừa và nhỏ - có quyền tự do tham gia hoạt động trong ngành du lịch với những hạn chế tối thiểu của luật pháp.