Bài tập thể dục sau khi hiến máu năm 2024

VTV.vn - Nếu bạn đang có ý định đi hiến máu thì những lưu ý ngay sau đây sẽ giúp các bạn có một hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

Bài tập thể dục sau khi hiến máu năm 2024

Một số lưu ý trước khi hiến máu để đảm bảo sức khỏe:

- Ngủ đủ giấc, đảm bảo chế độ dinh dưỡng là những yêu cầu bắt buộc trước khi đi hiến máu.

- Bạn sẽ được nhân viên y tế khám và xét nghiệm máu để đảm bảo rằng bạn đủ tiêu chuẩn để tham gia cho máu. Một số trường hợp mắc hoặc đang điều trị các bệnh lây nhiễm như Viêm gan B, Viêm gan C, HIV/AIDS… sẽ không được hiến máu.

- Những người làm việc trên độ cao hoặc vận động với cường độ mạnh, lái xe đường dài… cũng không nên tham gia hiến máu hoặc có tham gia hiến máu thì phải nghỉ ngơi trong vòng 24h.

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp, giúp đỡ cho những người mắc bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, hiến máu có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như mệt mỏi, thiếu máu. Vì vậy, cần ăn uống đúng cách trước và sau khi hiến máu để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ.

1.1 Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể sử dụng để tạo ra hemoglobin. Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi tới các cơ quan trên cơ thể. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với những thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp cơ thể dự trữ thêm sắt. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt dự trữ để bù lại lượng sắt bị mất khi hiến máu thì có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

Vì vậy, trước khi hiến máu, bạn nên cân nhắc tới việc tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất sắt. Việc này giúp tăng lượng sắt dự trữ trong cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Thực phẩm giàu sắt bao gồm: Trứng, các loại thịt (thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt lợn), thịt gia cầm, cá và động vật có vỏ (cá ngừ, tôm, trai, hàu, cá thu), gan động vật, rau bina, khoai lang, đậu Hà Lan, bông cải xanh, củ cải đường, cải thìa, cải xoăn, cải bẹ, bánh mì và ngũ cốc, trái cây (dâu tây, nho khô, dưa hấu, quả sung, mận, mơ), các loại đậu,...

Bài tập thể dục sau khi hiến máu năm 2024

Trước khi hiến máu nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt

1.2 Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp cơ thể hấp thu tốt hơn chất sắt có nguồn gốc từ thực vật. Những loại trái cây chứa nhiều vitamin C gồm: Dưa lưới, kiwi, xoài, trái cây họ cam quýt, đu đủ, dứa, dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất, dưa hấu, cà chua,... Vì vậy, trước khi hiến máu, mỗi người nên chủ động tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C.

1.3 Uống nhiều nước

Nước chiếm khoảng 50% trong lượng máu hiến tặng. Do đó, cần cung cấp đủ nước trước khi hiến máu. Nếu cơ thể bị mất nước trong quá trình hiến máu có thể bị giảm huyết áp, dẫn tới chóng mặt. Vì vậy, trước khi hiến máu nên uống thêm 2 cốc nước lọc hoặc các loại đồ uống không cồn. Ngoài ra, nên uống khoảng 9 - 13 cốc nước mỗi ngày.

2. Nên tránh ăn gì trước khi hiến máu?

Một số loại thực phẩm và đồ uống cần tránh ăn, uống trước khi hiến máu gồm:

  • Rượu: Là loại đồ uống có cồn dẫn đến mất nước. Trước khi hiến máu 24 giờ, người hiến không nên uống rượu. Nếu có uống rượu thì cần bù đắp bằng cách uống thêm nước
  • Thực phẩm nhiều chất béo: Khoai tây chiên, kem,... được ăn trước khi hiến máu có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm máu. Vì vậy, nên bỏ qua đồ ăn chứa nhiều chất béo trong ngày hiến máu
  • Thực phẩm làm giảm khả năng hấp thu chất sắt: Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Tuy không nhất thiết phải tránh những thực phẩm này hoàn toàn nhưng người dùng nên tránh ăn chúng cùng lúc với những thực phẩm giàu chất sắt hoặc các chế phẩm bổ sung sắt. Những thực phẩm làm giảm hấp thu sắt gồm cà phê, trà, thực phẩm giàu canxi (sữa, phô mai, sữa chua), socola, rượu vang đỏ)
  • Aspirin: Nếu đi hiến tiểu cầu, người dùng cần đảm bảo không uống aspirin trong vòng 48 giờ trước khi hiến.
    Bài tập thể dục sau khi hiến máu năm 2024

Rượu, thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt,... là một số thực phẩm cần tránh trước khi hiến máu.

3. Nên ăn gì sau khi hiến máu?

Sau khi hiến máu, người hiến máu sẽ được cung cấp đồ ăn nhẹ và đồ uống để ổn định lượng đường trong máu và lượng nước trong cơ thể. Để bổ sung thêm nước cho cơ thể, cần uống thêm 4 cốc nước trong vòng 24 giờ tiếp theo và tránh uống rượu.

Một số lưu ý quan trọng khác về chế độ dinh dưỡng sau khi hiến máu:

  • Uống nhiều nước, có thể uống nước đường tán để bù chất sắt, tạo máu
  • Trong vòng 1 tháng sau khi hiến máu, tốt nhất không nên uống trà pha đặc. Nguyên nhân vì trong trà có chứa nhiều acid tannic, dễ kết hợp với protein và sắt để tạo ra chất cặn không được cơ thể hấp thu. Do đó, cơ thể không hấp thu được protein và sắt, làm ảnh hưởng tới sự tái tạo tế bào máu
  • Sử dụng nhiều thức ăn tạo máu, tức là thực phẩm giàu protein, sắt, acid folic và vitamin B12. Cơ thể sớm hấp thu những chất này sẽ có tác dụng bổ máu nhanh chóng. Các thực phẩm giàu protein gồm sữa, trứng, thịt nạc, các loại đậu,... Thức ăn chứa nhiều sắt gồm nội tạng động vật, sứa, tôm, rong biển, nấm hương, đậu hà lan, long nhãn,... Thức ăn giàu acid folic gồm gan lợn, cật lợn, thịt bò,... Vitamin B12 có nhiều trong gan động vật, cật lợn, cật dê,...

4. Một số lưu ý trước và sau khi hiến máu

Ngoài chế độ dinh dưỡng, trước khi hiến máu bạn cần chú ý một vài vấn đề sau:

  • Đêm hôm trước khi hiến máu cần ngủ đủ giấc, không nên tập luyện quá mức
  • Trước khi hiến máu cần ăn sáng, không để bụng đói. Bữa ăn sáng nên dùng thức ăn thanh đạm như cháo, bánh mì,...;
  • 2 ngày trước khi hiến máu nếu mắc triệu chứng sốt, cảm mạo, ho,... nên nên tạm ngừng hiến máu
  • Nữ giới nên tránh hiến máu 3 ngày trước và sau thời gian kinh nguyệt
  • 1 - 2 ngày sau khi hiến máu nên chú ý nghỉ ngơi, ngủ mỗi ngày 8 tiếng. Sau khi hiến máu không nên lao động thể lực và tập luyện quá mức, cần cho bản thân cơ thể có quá trình thích ứng
  • Sau khi hiến máu không cần tẩm bổ hoặc tránh ăn quá nhiều. Chỉ cần ăn uống khoa học, hợp lý, ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng đủ để hồi phục lượng máu mất đi.

Mỗi người trưởng thành khỏe mạnh ở độ tuổi thích hợp, khi hiến máu 200ml/lần chỉ chiếm 1/20 tổng lượng máu của toàn cơ thể nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bên cạnh đó, sau khi hiến máu nếu bổ sung dinh dưỡng kịp thời sẽ giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng, không xảy ra các tác dụng phụ.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã tự mình giải đáp được thắc mắc nên ăn gì trước khi hiến máu. Việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tập thể dục trước và sau hiến máu không chỉ mang đến chất lượng máu tốt mà còn đảm bảo được sức khỏe nhanh chóng hồi phục.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

  • Bổ sung sắt cho bé 4 - 7 tháng tuổi
  • Top thực phẩm người sảy thai không nên ăn
  • Hướng dẫn chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Sau khi hiến máu bao lâu thì tập thể dục?

Ngoài biết cách phục hồi sức khỏe sau khi hiến máu bằng chế độ ăn uống, cũng có những điều chúng ta cần tránh để cơ thể nhanh phục hồi như: Tránh làm việc nặng, tập luyện nặng, mang vác nặng sau khi hiến máu trong ít nhất 48 giờ. Không uống rượu, bia, thuốc lá trong ít nhất 24 giờ sau khi hiến máu.

Tại sao không nên uống sữa trước khi hiến máu?

- Để đảm bảo chất lượng máu, trước khi hiến máu người hiến máu không dùng thức ăn giàu đạm như: tôm, cua, tránh protein biến chất, làm trong máu xuất hiện chất gây dị ứng. Người hiến máu cũng không nên dùng thức ăn thịt, cá, trứng, sữa để phòng ngừa máu đục, ảnh hưởng chất lượng máu.

Tại sao không nên thức khuya trước khi hiến máu?

Không thức khuya vào đêm trước ngày hiến máu: Thức khuya khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng, dễ gây hoa mắt chóng mặt lúc hiến máu. Do đó, trước ngày hiến máu, bạn nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mình.

Hiến máu xong thế nào?

Sau khi hiến máu, bạn sẽ được quan sát trong 15 phút trước khi ra về. Tại đó, bạn sẽ được nghỉ ngơi, uống nước hay nước trái cây và ăn nhẹ. Ăn uống và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn giảm đi sự choáng váng, đau đầu nhẹ hay buồn nôn gây ra do hiến máu. Đa số mọi người đều trải qua những tác dụng phụ này.