Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp là

Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp

     a, Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp

          Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội do Luật Hiến pháp tác động vào nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định phù hợp với ý chí nhà nước. Đó là những mối quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Những quan hệ xã hội này phản ánh những đặc điểm cơ bản của xã hội và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với việc tổ  chức quyền lực nhà nước.

     b, Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những cách thức mà Luật Hiến pháp tác động đến các quan hệ xã hội thuộc đối tuợng điều chỉnh của Luật Hiến pháp nhằm thiết lập một trật tự nhất định phù hợp với ý chí nhà nước.

         Luật Hiến pháp sử dụng 2 phương pháp điều chỉnh sau :

 Xác lập những nguyên tắc chung mang tính định hướng cho các chủ thể  tham gia vào các quan hệ Luật Hiến pháp, đó là các nguyên tắc: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc,… đây là phương pháp điều chỉnh đặc thù của Luật Hiến pháp.

           Trong nhiều trường hợp Luật Hiến pháp quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia vào mỗi quan hệ pháp luật Hiến pháp nhất định. Ví dụ: Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch Quốc hội; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân,…

+Thường được sử dụng để quy định quyền của cá nhân, tổ chức, thẩm quyền của cơ quan nhà nước.

+Ví dụ: Công dân đủ từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND.

_Phương pháp bắt buộc:

+Thường được sử dụng để quy định nghĩa vụ cho cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nước.

+Ví dụ: Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

_Phương pháp cấm:

+Thường được sử dụng để ngăn chặn, không cho phép cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước làm những hành vi nhất định.

+Ví dụ: Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công lao động dưới độ tuổi lao động.

_Phương pháp xác lập những nguyên tắc mang tính định hướng:

+Được sử dụng khá nhiều, tuỳ thuộc vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp.

+Ví dụ: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

(Tư vấn Miễn phí 24/7) --- Gọi ngay 1900.0191 ---

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail:

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp Việt Nam.

_Phương pháp cho phép:

+Thường được sử dụng để quy định quyền của cá nhân, tổ chức, thẩm quyền của cơ quan nhà nước.

+Ví dụ: Công dân đủ từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND.

_Phương pháp bắt buộc:

+Thường được sử dụng để quy định nghĩa vụ cho cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nước.

+Ví dụ: Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

_Phương pháp cấm:

+Thường được sử dụng để ngăn chặn, không cho phép cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước làm những hành vi nhất định.

+Ví dụ: Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công lao động dưới độ tuổi lao động.

_Phương pháp xác lập những nguyên tắc mang tính định hướng:

+Được sử dụng khá nhiều, tuỳ thuộc vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp.

+Ví dụ: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Bài luận liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI

Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

Có liên quan

Nếu đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các QHXH mà ngành luật đó tác động lên thì phương pháp điều chỉnh là cách thức mà ngành luật đó, hay trực tiếp hơn là các QPPL của ngành luật đó tác động lên đối tượng điều chỉnh của mình.?

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp là

Phương pháp điều chỉnh luôn song hành với đối tượng điều chỉnh như hai yếu tố quyết định tới việc xác định một ngành luật độc lập. Tuy nhiên, để phân biệt một ngành luật độc lập, tính đặc thù của phương pháp điều chỉnh có thể không tuyệt đối như tính đặc thù của đối tượng điều chỉnh. Bên cạnh các phương pháp đặc thù của mình, một ngành luật độc lập vẫn có thể sử dụng phương pháp điều chỉnh giống như phương pháp điều chỉnh của ngành luật khác.

Phương pháp điều chỉnh nổi bật nhất của ngành LHP là xác lập những nguyên tắc chung cho các chủ thể khi tham gia vào các mối quan hệ mà ngành luật này điều chỉnh. Ví dụ điển hình về phương pháp này là quy định tại khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Với quy định này, ngành LHP điều chỉnh một mối quan hệ cơ bản trong lĩnh vực chính trị, đó là quan hệ về bản chất của Nhà nước Việt Nam. Để làm điều đó, ngành LHP không quy định cụ thể những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể mà chỉ quy định những tư tưởng, quan điểm định hướng – những nguyên tắc mà các chủ thể – như các cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản, các tổ chức chính trị – xã hội và các chủ thể có liên quan khác phải tôn trọng khi tham gia vào các mối quan hệ cụ thể trong lĩnh vực tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Ngành LHP có rất nhiều quy định áp dụng phương pháp này để tác động lên các QHXH mà chúng điều chỉnh, đặc biệt là các quy định ở Chương I, Chương II và Chương III Hiến pháp năm 2013. Tất nhiên, trong những trường hợp nhất định thì ngành LHP cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể tham gia quan hệ, đặc biệt là các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, hoặc các quy định cụ thể trong lĩnh vực bầu cử… Tuy nhiên, phương pháp chủ đạo vẫn là xác định nguyên tắc cho các chủ thể khi tham gia các mối quan hệ.

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp là
Hình minh họa. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp

Bên cạnh phương pháp đặc thù trên đây, ngành LHP cũng sử dụng một số phương pháp điều chỉnh khác như phương pháp trao quyền, phương pháp cấm và phương pháp bắt buộc. 

– Phương pháp trao quyền là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật quy định cho các chủ thể một phạm vi quyền hạn hoặc một quyền cụ thể, tương ứng là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải tôn trọng việc thực hiện quyền của các chủ thể được trao quyền. Ngành LHP sử dụng phương pháp này chủ yếu để quy định quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, ví dụ Quốc hội có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật;’ Chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;? Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ v.v..” 

– Phương pháp cấm là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật áp đặt nghĩa vụ lên chủ thể tham gia quan hệ không được thực hiện một hành vi cụ thể. Ngành LHP sử dụng phương pháp này chủ yếu để bảo vệ các quyền tự do cơ bản không bị xâm hại bởi các cơ quan, tổ chức hay cá nhân, ví dụ các quy định: “không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”; “không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng để điều chỉnh một số mối quan hệ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ “việc kéo dài nhiệm kì của một khoa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh”, “không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không hợp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.? 

– Phương pháp bắt buộc là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật áp đặt một nghĩa vụ xử sự, hay nói cách khác là nghĩa vụ thực hiện một hành vi nhất định lên các chủ thể tham gia quan hệ. Ngành LHP sử dụng phương pháp này để quy định các nghĩa vụ cơ bản của người dân, ví dụ “mọi người ... có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”; “công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc”;o “mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”… Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến để quy định về một số khía cạnh hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ: “khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc”, “người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kì họp hoặc tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kì họp Quốc hội”. 

Ba phương pháp trên đây là những phương pháp điều chỉnh mang tính chất quyền uy, nghĩa là các bên phải tuyệt đối tuân thủ phạm vi quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định mà không được tự thoả thuận thêm. Các phương pháp này không những được ngành LHP sử dụng mà còn đồng thời được sử dụng bởi một số ngành luật khác như ngành luật hành chính, luật hình sự, luật tố tụng hình sự v.v..