Quy định về mua hóa đơn của cơ quan thuế năm 2024

Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về cấp và kê khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh; Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về áp dụng hóa đơn điện tử đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán, trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Hộ kinh doanh gửi đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 06/ĐN-PSĐT Phụ lục IA kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đến cơ quan thuế và truy cập vào hệ thống lập hóa đơn điện tử của cơ quan thuế để lập hóa đơn điện tử; thực hiện khai thuế theo hướng dẫn tại Điểm c Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Sau khi hộ kinh doanh đã khai, nộp thuế đầy đủ theo quy định, ngay trong ngày làm việc cơ quan thuế cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử do hộ kinh doanh lập theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh theo quy định tại Điểm c.2 Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Cục Thuế TP. Đà Nẵng trả lời bà Ngô Thị Phương được biết và thực hiện. Trường hợp cần trao đổi thêm, đề nghị liên hệ trực tiếp với Cục Thuế (phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ) để được hướng dẫn hoặc tham khảo thêm các thông tin về chính sách thuế tại Trang Thông tin điện tử của Cục Thuế TP. Đà Nẵng.

Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cần nắm rõ các quy định khi bán hóa đơn. Cách xử lý sự cố hóa đơn đặt in của cơ quan thuế bị mất, cháy, hỏng như thế nào? Bài viết hôm nay của iHOADON sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này nhé.

1. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là gì?

Quy định về mua hóa đơn của cơ quan thuế năm 2024

Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in được định nghĩa là hóa đơn thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế cung cấp. Tổ chức, cá nhân sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

2. Đối tượng nào được mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 23, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nhóm đối tượng được mua hóa đơn điện tử của cơ quan Thuế bao gồm:

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân theo quy định tại Khoản 1, điều 14 của nghị định này. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp không thực hiện giao dịch với cơ quan Thuế bằng phương tiện điện tử, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu hóa đơn đến người mua và Cơ quan thuế.

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng. Khi doanh nghiệp chuyển đổi sang hóa đơn điện tử thì có thể sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế.

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thời gian cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố.

3. Quy định về việc bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in

Quy định về mua hóa đơn của cơ quan thuế năm 2024

Quy định về hóa đơn do cơ quan thuế đặt in

Căn cứ theo điều 24 của nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được cơ quan Thuế bán hóa đơn sẽ phải làm đơn đề nghị mua hóa đơn ( Mẫu 02/ĐN-HĐG phụ lục ban hành kèm theo nghị định gửi cơ quan thuế kèm theo một số giấy tờ như CCCD, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế… theo quy định của Pháp luật.

- Cơ quan thuế bán hóa đơn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo từng tháng. Số lượng hóa đơn cấp bán không quá một quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn. Trong các lần mua tiếp theo, tùy theo tình hình kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn mà cơ quan thuế sẽ giải quyết bán hóa đơn cho doanh nghiệp theo ngày (Tổng số lượng không vượt quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng trước đó)

- Hóa đơn điện tử do Cơ quan Thuế đặt in để bán được thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế

- Hóa đơn giấy do cơ quan Thuế đặt in đặc bán theo giá đảm bảo bù đắp chi phí thực tế chứ không vì mục tiêu lợi nhuận.

4. Cách xử lý khi mất, cháy, hỏng hóa đơn đặt in đã mua của Cơ quan thuế

Quy định về mua hóa đơn của cơ quan thuế năm 2024

Cách xử lý khi hóa đơn đặt mua của Cơ quan Thuế gặp sự cố

- Khi phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, chưa lập thì phải báo ngay với cơ quan Thuế quản lý trực tieps theo mẫu BC21/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

- Khi người bán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp hóa đơn đúng quy định Pháp luật, sau đó lại làm mất, cháy, hỏng hóa đơn Liên 2 bản gốc thì họ sẽ phải lập biên bản ghi nhận sự việc. Ghi rõ đầy đủ nội dung Liên 1 của hóa đơn người bán kê khai thuế tháng nào, ký nhận, ghi rõ họ tên, đóng dấu hóa đơn bản sao và giao lại cho người mua.

- Trường hợp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn Liên 2 liên quan đến bên thứ 3 (vận chuyển) thì xác định trách nhiệm là của bên bán hay bên thứ 3 để xử phạt.

Trên đây là những quy định chung về hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. Doanh nghiệp cần nắm vững để vận hành cho đúng khi thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.