So sánh bài thơ chiều tối và từ ấy năm 2024

Hình tượng người chiến sĩ là một đề tài phổ biến của văn học Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến. Mỗi tác giả lại đem đến những vẻ đẹp riêng cho người chiến sĩ. Trong những năm tháng đó, hình ảnh người chiến sĩ đẹp đẽ ở cả tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp đã được khắc họa thật chân thực, đầy đủ trong tác phẩm Chiều tối (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu).

  1. PHẦN NỘI DUNG:
  1. Dòng văn học Việt Nam từ năm 1930-1945:

1. Khái quát dòng văn học Việt Nam 1930-1945:

  1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá: *Tiền đề: -Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,... cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc. -Văn hoá Việt Nam tiếp xúc với văn hoá Phương Tây (Pháp). -

Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh; chữ Quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm; phong trào dịch thuật phát triển; lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hoá thời kì này.

*Khái niệm hiện đại hoá: Là quá trình làm cho văn học Việt Nam thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học Trung Đại và đổi mới theo hình thức văn học Phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

*Quá trình hiện đại hoá: -Giai đoạn 1 (1900-1920) +Chữ quốc ngữ phát triển +Đội ngũ sáng tác là các nhà văn Hán học cấp tiến đảm nhiệm trước nhu cầu xã hội. +Sáng tác: văn xuôi, báo chí, dịch thuật. ⇒ Các tác phẩm văn học giai đoạn này còn mang dấu ấn của thời đại cũ và có những nét mới (có cả Phương Đông lẫn Phương tây) -Giai đoạn 2:(1920-1930) +Sáng tác: Tầng lớp trí thức Tây học đảm nhiệm. +Thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ,... với đường lối tư tưởng cách tân theo phương Tây. Nổi bật nhất là thơ (đề cao cái Tôi). Ngoài ra còn có các thể loại khác như: bút ký, kịch thơ. ⇒ Đây là giai đoạn văn học có nhiều chuyển biến tích cực báo hiệu một cuộc cách mạng mới trong văn học. -Giai đoạn 3 (1930-1945): +Hoàn tất quá trình hiện đại hoá với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ. +Là giai đoạn bùng nổ các trào lưu văn học.

  1. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển:

Bộ phận văn học công khai

Bộ phận văn học không công khai: -Có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng trong tù. Tiêu biểu: Phan Bội Châu, Tố Hữu, Hồ Chí Minh. -Đánh thẳng vào bọn thống trị thực dân cùng bè lũ tay sai, nói lên khát vọng độc lập, đấu tranh để giải phóng dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tin không gì lay chuyển nổi vào tương lai tất thắng của cách mạng.

2. Khái quát văn học cách mạng:

Nếu văn học lãng mạn bế tắc trong mộng tưởng, không tìm được bến đỗ và câu trả lời, nếu văn học hiện thực dù phản ánh nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần của con người, nhưng cái kết cục vẫn là “bước đường cùng”, vẫn là người phụ nữ nông dân với màn đêm tối đen như cái tiền đồ của chị ( Tắt đèn ), vẫn là cái chết tức tưởi của một linh hồn người hồi sinh trong một con quỹ ( Chí Phèo )... thì văn học cách mạng đã không những chỉ ra bản chất hiện thực mà còn vạch ra cả hướng đi cho con người, để cải tạo xã hội bằng những cái mới tốt đẹp hơn. Trào lưu này gồm những tác phẩm thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt mảng thơ ca trong tù. Đó chủ yếu là tiếng nói của các chiến sĩ và quần chúng nhân dân tham gia cách mạng. Họ coi thơ văn trước hết là một thứ vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ thù dân tộc, là phương tiện để truyền bá tư tưởng và cách mạng. Quan niệm này thể hiện sâu sắc và nhất quán trong tất cả sáng tác của các nhà văn thuộc trào lưu này “ Ba tất lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm quyền trong gió cũng gai ghê – một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, của dân chủ khêu đèn thêm sáng chói” ( Văn tế Phan Châu Trinh – Phan Bội Châu ), “ Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”( Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi ” – Hồ Chí Minh ). Tuy điều kiện sáng tác vô cùng khó khăn nhưng cùng với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng xu hướng văn học này ngày càng phát triển.

Nếu ở giai đoạn đầu, trong thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng sáng ngời hình ảnh người chiến sĩ cách mạng nhiệt huyết sôi trào, sẵn sàng xả thân vì tổ quốc, tỏ rõ khí phách hiên ngang, bất khuất khi bị sa vào tay giặc, thì ở giai đoạn tiếp theo, với hàng loạt những cây bút trẻ như Trường Sơn, Xuân Thủy, Tố Hữu... với tâm trạng náo nức, say sưa trước lí tưỏng cách mạng, những tác phẩm luôn thể hiện sự thức tỉnh của tâm hồn, thơ văn của họ lan tõa sức sống và ánh sáng của ngọn lửa cách mạng. Họ đã đưa văn học cách mạng phát triển với một khí thế mới và quy mô mới làm cho bộ mặt văn học dân tộc sáng lên. Đến chặng cuối của trào lưu này, văn học cách mạng đã tỏa sáng từ chiến khu về đồng bằng, thành thị góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của dân tộc tiến tới. Ngay ở trong tù, với tinh thần “ Thân thể tại ngục trung, tinh thần tại ngục ngoại ” thơ văn trong tù vẫn đâm chồi nảy lộc, làm rạng rỡ thi đàn góp phần vào sự nghiệp cách mạng dân tộc.

3. Vài nét về thơ văn yêu nước:

  1. Đặc điểm:

Văn thơ yêu nước tự phát tham gia gánh vác nhiệm vụ của dân tộc một cách vẻ vang. Nó gắn liền với vận mệnh của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử bi tráng. Ðồng thời nêu lên hai vấn đề có liên quan đến vận mệnh của dân tộc: Vấn đề chính trị và vấn đề nhân sinh.

Văn thơ yêu nước là cuốn sử thi của thời đại đã ghi chép một cách cảm động trung thành cuộc đấu tranh của dân tộc. Ðó còn là lịch sử khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này.

Văn thơ yêu nước còn chứng tỏ rằng dẫu nước mất nhưng còn dân, còn giá trị tinh thần truyền thống và tin tưởng vào thắng lợi của dân tộc.

  1. Một số tác phẩm, tác giàu tiêu biểu:

Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX có một bộ phận tuy không công khai nhưng đã được quần chúng văn học truyền nhau đọc. Đó là văn thơ yêu nước của các nhà cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc sáng tác.

Những áng văn chương cháy bỏng lòng yêu nước đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước dù trong hoàn cảnh tù đày gian khổ, hiểm nguy vẫn luôn giữ vững tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng và ý chí kiên định con đường cứu nước. Có thể thấy rõ điều đó trong Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu); Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Nguyễn Ái Quốc).

4. Hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong văn học cách mạng:

Những tác phẩm của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Tác phẩm của họ còn khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang, giữ vững ý chí kiên định với khí phách hào hùng. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ ‘Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.

Hai tác phẩm trên đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn của cuộc sống. Giọng thơ trong hai bài thơ này thể hiện sự coi thường khó khăn gian khổ pha lẫn chút tự hào:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.

Chỉ có một ý chí kiên định, một bản lĩnh vững vàng thì mới dám coi thường gian khổ nơi chốn tù đày, coi ở tù như một chuyện bình thường, là chốn trú ngụ khi đường đời mệt mỏi. Từ suy nghĩ ấy đã toát lên tư thế của người chiến sĩ cách mạng, họ không bị phụ thuộc mà vẫn làm chủ bản thân mình, sự nghiệp cách mạng vẫn được họ theo đuổi cho dù có trắc trở, gian truân. Coi những thử thách của nhà tù là cơ hội cho người chiến sĩ rèn luyện bản thân, biến nhà tù thành nơi học tập, thể hiện khí phách của người làm trai:

Làm trai đứng giữa đắt Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Người tù thể hiện tư thế oai hùng, hiên ngang. Hành động đập đá biểu hiện sức mạnh và khí thế của con người. Đó là hình ảnh biểu tượng cho việc phá tan xiềng xích nô lệ của kẻ thù, thể hiện ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của đất nước.

Chí khí lớn lao, hành động dũng mãnh nên không ngại gì khó khăn, không kể đến tấm thân phong trần. Dù có bị vùi dập chốn lao tù họ vẫn một lòng kiên trung với lí tưởng cách mạng:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang và ý chí kiên định của hai nhà cách mạng họ Phan xứng đáng tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Yêu nước, bất khuất khi còn được tự do là điều thường gặp nhưng khi rơi vào tay giặc vẫn thể hiện bản chất ấy thì thật đáng khâm phục và tự hào.

II. Hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong hai bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh và "Từ ấy" của Tố Hữu:

1. Hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh:

  1. Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh:

*Văn chính luận:

- Tuyên ngôn độc lập (1945)

– Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

– Không có gì quý hơn độc lập – tự do (1959)

– Mẫu mực, đỉnh cao

– Có sức thuyết phục về lý: lập luận logic, chặt chẽ, hùng hồn; dẫn chứng chân thực, sinh động, đanh thép.

– Sức hấp dẫn về tình: giọng điệu linh hoạt; ngôn từ: sử dụng các biện pháp nghệ thuật phù hợp, tạo những câu văn biểu cảm.

*Truyện và kí

Đa số sáng tác trong thời gian Bác ở Pháp 1929 – 1935: Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu

– Tính hiện đại

– Tính chiến đấu: chủ yếu là dùng ngòi bút trào phúng.

Thơ

Hai loại

– Thơ tuyên truyền

– Thơ nghệ thuật (Nhật kí trong tù)

– Thơ tuyên truyền: nôm na, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ

– Thơ nghệ thuật: là sự kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và vẻ đẹp hiện đại

  1. Hoàn cảnh sáng tác và tác phẩm "Chiều tối":

"Chiều tối" được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh thể hiện một tâm hồn nhạy cảm với thời gian, một lòng yêu cuộc sống của người tù cộng sản.

Bài thơ lấy cảm hứng trên đường chuyển lao, một hành trình đầy gian khổ của Hồ Chí Minh qua khắp các tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc.

"Chiều tối" là nhật kí một đoạn đường khi chiều muộn,chặng cuối cùng của một ngày đầy ải, lúc người tù đã qua một ngày đi đường gian lao.

  1. Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ "Chiều tối":

Người chiến sĩ hiện lên là người có lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn rộng mở, phóng khoáng. Trên đường giải từ nhà lao này đến nhà lao khác là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, đường sá xa xôi, mệt nhọc nhưng không vì thế mà tâm hồn, lòng yêu thiên nhiên của Bác bị dập tắt. Trước cảnh hoàng hôn đẹp đẽ nơi rừng núi, Người vẫn có những giây phút lắng lòng mình để cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn vẻ đẹp của đất trời: Quyện điểu quy lầm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Người đã thật tinh tế, nhạy cảm nắm bắt được khoảnh khắc chú chim nhỏ bay về rừng tìm nơi ngủ sau một ngày kiếm ăn mệt nhọc. Những đám mây lặng lẽ, lững lờ trôi nhanh về phía cuối trời. Bức tranh thật cổ điển, với những nét vẽ đơn sơ, nhưng cũng đủ để cảm nhận được cái thần, cái hồn của sự vật.

Không chỉ vậy, người chiến sĩ ấy còn mang trong mình tấm lòng nhân đạo sâu sắc:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Dù bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần, bản thân chịu nhiều cực khổ nhưng Bác vẫn quan tâm, chỉa sẻ với những người lao động. Hình ảnh người thiếu nữ say ngô tối miệt mài, vừa thể hiện tinh thần khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, vừa cho thấy tình cảm, sự quan tâm của bác đối với tất cả mọi người, Bác chia sẻ niềm vui chung, niềm vui với cuộc sống bình dị của con người nơi đây. Ngoài ra, người chiến sĩ luôn hướng về ánh sáng, hướng về tương lai tốt đẹp. Trong cái thinh lặng của không gian, khi đêm tối phủ ngập bốn phía, con mắt người tù vẫn tìm kiếm ánh sáng, và thứ ánh sáng đó không gì khác chính là những viên than rực hồng. Ánh sáng đó đã làm sáng cả bức tranh vốn u tối và đượm buồm. Thơ Bác luôn có xu hướng vận động từ bóng tối ra ánh sáng, cho thấy tâm hồn lạc quan, luôn hướng về tương lai của Người.

Để khắc họa chân dùng người chiến sĩ cách mạng, Bác chủ yếu sử dụng bút pháp gợi tả, có sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Người chiến sĩ hiện lên là một con người yêu thiên nhiên, tấm lòng nhân đạo bao la, luôn hướng về tương lai tốt đẹp. Con người có sự hòa hợp, dung hòa với thiên nhiên, những vẫn là chủ của bức tranh ấy.

  1. Nghệ thuật bài thơ "Chiều tối":

*Giá trị nội dung:

Khắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm mây cùng với hoạt động của con người miền sơn cước khi màn đêm đang dần dần buông xuống Tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi đang bị tù đày, gông cùm xiềng xích nhưng tâm hồn của con người ấy vẫn hoàn toàn tự do ta thấy ngời sáng lên vẻ đẹp của người chiến sĩ - nghệ sĩ Hồ Chính Minh. Đó là một tình yêu thiên nhiên, tình thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ và ý chí sắt đá trong suy nghĩ của người chiến sĩ. \=> Bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại; là sự kết hợp khéo léo giữa chất thép và chất tình, giữa tinh thần của người thi sĩ và ý chí của người chiến sĩ.

*Giá trị nghệ thuật:

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với những hình ảnh thơ đậm chất cổ điển cùng với bút pháp chấm phá trong cách xây dựng không gian đã khiến cho người đọc hình dung cả khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người chỉ bằng vài nét vẽ.

Ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc khiến bài thơ không chỉ chân thực mà còn mang cả tâm hồn của con người ấy.

2. Hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu:

  1. Sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu:

Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

- "Từ ấy"(1937-1946): là chặng đường mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Chất men say lí tưởng khiến cho những bài thơ Tố Hữu ở buổi đầu dù c̣n những non nớt khó tránh, nhưng có giọng điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành và chất lăng mạn trong trẻo. Tác phẩm tiêu biểu: "Từ ấy", "Tâm tư trong tù","Khi con tu hú"…

- " Việt Bắc"( 1947-1954): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Việt Bắc là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến thắng lợi. Tập thơ kết tinh tình cảm lớn con người Việt Nam kháng chiến, tình yêu nước. Cảm hứng chủ yếu trữ tính- sử thi.Tác phẩm tiêu biểu: Phá đường, Bầm ơi, Lượm, Việt Bắc…

- " Gió lộng" (1955-1961): Khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: Niềm vui và niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc mới xă hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc. Cảm hứng lãng mạn phơi phới cùng với khuynh hướng sử thi là cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này.Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xuân 61, mẹ Tơm…

- " Ra trận" (1962-1971), "Máu và hoa" (1972-1977): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc cho đến ngày thắng lợi. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi,cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong công cuộc chiến đấu của cả hai miền. Tác phẩm tiêu biểu: Bác ơi, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Việt Nam máu và hoa…

- " Một tiếng đờn"(1992), " Ta với ta"(1999): Nhà thơ chiêm nghiệm về cuộc sống, lẽ đời, hướng tới những qui luật phổ quát- giọng thơ trầm lắng, thấm đượm suy tư.

  1. Hoàn cảnh sáng tác và tác phẩm "Từ ấy":

Năm 1935, lúc Nhà thơ Tố Hữu vừa tròn 15 tuổi, cũng là lúc Phong trào Mặt trận Bình dân Pháp lên cao, lập được Chính quyền mới ở Pháp theo xu hướng cánh tả, lúc đó tác giả tham gia phong trào thanh niên cánh tả ở Đông Dương. Tháng 7/1938, sau thời gian hoạt động phong trào thanh niên ở Huế, Tố Hữu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Để ghi lại kỉ niệm đáng nhớ ấy, ông đã viết bài thơ "Từ ấy".

  1. Hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ "Từ ấy":

Người chiến sĩ trong bài Từ ấy lại hiện lên với những vẻ đẹp riêng, không hòa lẫn. Từ ấy được sáng tác năm 1938 khi Tố Hữu được kết nạp Đảng. Bài thơ là khúc ca say mê, tràn đầy nhiệt huyết của người chiến sĩ cách mạng.

Người chiến sĩ trước hết là người có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cách mạng. Ngày được vào Đảng là mốc son chói lọi trong cuộc đời ông:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Từ khoảnh khắc được kết nạp, Đảng đã soi chiếu tâm hồn, giúp người chiến sĩ tìm đường con đường chân lí mà bấy lâu nay mình loay hoay tìm kiếm. Khoảnh khắc ấy cũng đem đến cho hồn tôi những cảm xúc mới mẻ, tràn đầy sức sống, làm hồi sinh thức tỉnh phẩm chất nghệ sĩ trong con người của chiến sĩ.

Vẻ đẹp của người chiến sĩ còn hiện lên ở lẽ sống cao đẹp, hòa nhập dâng hiến cho sự nghiệp chung của cách mạng. Cái tôi không còn đơn độc, riêng lẻ, mà hòa nhập, buộc lòng với mọi người:

Tôi buộc hồn tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi"

Cái tôi thắt chặt với quần chúng, tự nguyện đem hết cả tuổi trẻ, tính mạng của mình gắn với "mọi người". Để được gần gũi với "bao hồn khổ" thấu hiểu những khó khăn, vất vả, cực nhọc của họ. Người Đảng viên không chỉ hòa nhập mà còn chính thức được đón nhận vào tập thể quần chúng nhân dân. Kết quả của sự hòa nhập ấy tạo nên sức mạnh to lớn "mạnh khối đời". Khối đời là cuộc đời chung, rộng lớn, không thể cân đo đong đếm. Nhưng được Tố Hữu kết hợp với chữ khối đã hiến nó hữu hình, có thể nắm bắt được. Người chiến sĩ hòa nhập vào đại gia đình quần chúng lao động và nhận thức được trách nhiệm của bản thân làm sao để có thể cứu vớt được những cuộc đời lao khổ. Đó là một cái tôi có ý thức, trách nhiệm với con người, cuộc đời, với cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc.

Chân dung người chiến sĩ trong bài Từ ấy chủ yếu được miêu tả trực tiếp những cung bậc cảm xúc, sự chuyển biến trong nhận thức của nhân vật trữ tình. Đó là cái tôi hăm hở, nhiệt huyết, sống cuộc đời đầy tinh thần trách nhiệm với cách mạng, với cuộc đời.

Chiều tối và Từ ấy đều đã khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ cách mạng với vẻ đẹp nhân cách sáng ngời. Họ là những người con ưu tú của thời đại, mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, lí tưởng, mục tiệu đúng đắn, có niềm tin vào tương lai của cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc.

Bên cạnh những điểm tương đồng, hai bài thơ vẫn có những điểm khác biệt, thể hiện phong cách riêng của hai tác giả. Trong bài Chiều tối người chiến sĩ hiện lên với tâm hồn rộng mở, lòng yêu thiên nhiên, gắn bó sâu nặng với cuộc sống. Tâm hồn người chiến sĩ luôn tìm và hướng về ánh sáng dù hoàn cảnh nhiều khó khăn, thử thách. Vẻ đẹp tâm hồn vừa cổ điển, vừa hiện đại. Còn với Từ ấy, tâm hồn chiến sĩ là say mệ, nhiệt huyết với lí tưởng cách mạng. Lẽ sống cao đẹp, có ý thức trách nhiệm với cuộc đời chung. Tinh cảm của nhân vật được bộc lộ trực tiếp.

Bằng những lời thơ chân thành, tinh tế cả hai bài thơ đã dựng lên bức chân dung đẹp đẽ về tinh thần, nhân cách của những người chiến sĩ. Mỗi người mang trong mình những vẻ đẹp riêng, làm phong phú thêm bức tranh tâm hồn của người chiến sĩ. Nhưng đồng thời ở họ còn ánh lên vẻ đẹp chung đó là lòng yêu nước nồng nàn.

  1. Nghệ thuật trong bài thơ "Từ ấy":

*Giá trị nội dung:

Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản

*Giá trị nghệ thuật:

- Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinhh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu

3. So sánh hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong hai bài thơ:

  1. Giống nhau:

Cả hai bài thơ đều tập trung khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ cách mạng những người con ưu tú nhất của lịch sử dân tộc có tâm hồn cao đẹp, có lí tưởng sống nhân đạo, chất thi sĩ và chiến sĩ hoà quyện trong tâm hồn, lí tưởng.

Cả hai đều ánh lên một vẻ đẹp chung chính là lòng yêu nước nồng nàn.

  1. Khác nhau:

Ở “Chiều tối” là vẻ đẹp của người chiến sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống, một hồn thơ luôn hướng về sự sống và ánh sáng ở những thời điểm thử thách gay go nhất trên hành trình cách mạng. Vẻ đẹp tâm hồn con người được thể hiện qua bút pháp gợi tả với những hình ảnh đậm màu sắc cổ điển.

Còn ở “Từ ấy”, đó là người chiến sĩ có tình yêu mãnh liệt với ý tưởng, có lẽ sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh, dâng hiến vì cuộc đấu tranh của dân tộc, giống nòi. Nhân vật trữ tình được khắc hoạ trực tiếp bằng những hình thơ sôi nổi, trẻ trung, tươi mới. Nói cách khác người chiến sĩ ở bài chiều tối là một con người bất khuất không chỉ về tinh thần đấu tranh mà còn là tinh thần yêu thiên nhiên thể hiện cái tôi lãng mạng , là một con người luôn hướng về cái đẹp và những gì tốt đẹp bỏ qua những khó khăn , tâm hồn lạc quan yêu đời. Trước cảnh hoàng hôn đẹp đẽ nơi rừng núi, Người vẫn có những giây phút lắng lòng mình để cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn vẻ đẹp của đất trời:

"Quyện điểu quy lầm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không"

Không chỉ vậy, người chiến sĩ còn mang trong mình tấm lòng nhân đạo sâu sắc:

"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

Dù bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần, bản thân chịu nhiều cực khổ nhưng Bác vẫn quan tâm, chỉa sẻ với những người lao động

Còn ở "Từ ấy" người chiến sĩ cách mạng là một người luôn hướng về lí tưởng của đảng vì biết đây là con đường đúng đắn để đi đến độc lập tự do nhưng đây hoàn toàn là sự tự nguyện của tác giả , người chiến sĩ luôn biết đoàn kết là sức mạnh và muốn mình trở thành một phần của "khối đời". Vẻ đẹp của người chiến sĩ còn hiện lên ở lẽ sống cao đẹp, hòa nhập dâng hiến cho sự nghiệp chung của cách mạng. Cái tôi không còn đơn độc, riêng lẻ, mà hòa nhập, buộc lòng với mọi người.

Chân dung người chiến sĩ trong bài "Từ ấy" chủ yếu được miêu tả trực tiếp những cung bậc cảm xúc, sự chuyển biến trong nhận thức của nhân vật trữ tình. Đó là cái tôi hăm hở, nhiệt huyết, sống cuộc đời đầy tinh thần trách nhiệm với cách mạng, với cuộc đời.

  1. Nhận xét đánh giá:

Mặc dù cả 2 tác phẩm ''Từ ấy ''và ''Chiều tối '' được viết trong hai bối cảnh và thời đại khác nhau nhưng cả hai tác phẩm đều làm hiện lên hình ảnh người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, lạc quan, yêu đời. Đồng thời cũng là những con người am hiểu sự đời, sự tình, ở họ luôn có những lí tưởng, hoài bão, ước mơ cao đẹp giản dị mà đơn sơ. Và cũng chính họ đã truyền đến cho chúng ta những ngọn lửa của sự hứng khởi cùng với cảm hứng hăng say. Họ đã trở thành những tấm giương sáng và cũng là đại diện cho hàng triệu người lính trấn giữa biển đảo và đất liền tất cả vì một mục đích chung hướng tới là cùng nhau bảo vệ tổ quốc luôn hướng đến một tương lại tươi sáng tốt đẹp cho con em chúng ta sau này. Họ chính là những bức tượng đài anh dũng đã góp phần làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc.

  1. KẾT LUẬN:

"Chiều tối" và "Từ ấy" đều đã khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ cách mạng với vẻ đẹp nhân cách sáng ngời. Họ là những người con ưu tú của thời đại, mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, lí tưởng, mục tiệu đúng đắn, có niềm tin vào tương lai của cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc. Bằng những lời thơ chân thành, tinh tế cả hai bài thơ đã dựng lên bức chân dung đẹp đẽ về tinh thần, nhân cách của những người chiến sĩ. Mỗi người mang trong mình những vẻ đẹp riêng, làm phong phú thêm bức tranh tâm hồn của người chiến sĩ. Nhưng đồng thời ở họ còn ánh lên vẻ đẹp chung đó là lòng yêu nước nồng nàn.