So sánh công nghệ oled và qled

QLED và OLED là hai dòng tivi cao cấp nổi tiếng hiện nay khiến người dùng phân vân. Vậy khi so sánh tivi QLED và OLED thì loại nào tốt hơn?

Tivi Neo QLED là gì mà tại sao có giá bán đắt tới vậy, và so sánh với tivi OLED thì chất lượng có tốt không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn tivi Neo QLED của Samsung từ đó có quyết định có nên mua dòng tivi này hay không.

Ở phân khúc TV cao cấp năm 2017, trong khi Samsung vẫn theo đuổi dòng màn hình LCD sử dụng đèn nền LED (năm ngoái là SUHD, năm nay được gọi với tên mới là QLED), thì các “ông lớn” khác như Sony, Panasonic, Philips… đã chuyển sang dòng màn hình OLED, một công nghệ TV hoàn toàn mới mà trước đây chỉ độc quyền bởi hãng LG. Điều thú vị là các hãng này đều sẽ phải mua tấm nền OLED được sản xuất từ nhà máy của LG cho các mẫu TV OLED năm nay của mình.

1. Đừng nhầm lẫn vì tên gọi

Đọc đến đây, các bạn có bắt đầu nhận ra điều gì làm bạn “bối rối” chưa? Chắc chắn nếu là người dùng bình thường thì sẽ không ít người sẽ nhầm lẫn về 2 cái tên gọi QLED và OLED đúng không nào? Tuy nhiên, mặc dù tên gọi của chúng khi nhìn và đọc nghe rất giống nhau, nhưng thật ra công nghệ và chất lượng của chúng lại hoàn toàn không giống nhau tí nào.

So sánh công nghệ oled và qled

Ngay cả trang công nghệ Cnet của Mỹ cũng phải thốt lên: “Không biết vì sao Samsung lại đặt cái tên QLED dễ gây nhẫm lẫn với OLED như vậy, phải chăng họ muốn “thơm lây” từ chất lượng mà công nghệ OLED đang tạo ra?”

Còn nhớ vào năm 2009, khi Samsung ra mắt các mẫu TV với tên gọi rất kêu là “TV LED” nhưng thực ra đó vẫn là những chiếc TV LCD thông thường nhưng dùng đèn nền LED thay vì đèn huỳnh quang. Tên gọi “TV LED” này của Samsung đã bị Cơ quan quản lí tiêu chuẩn quảng cáo của nước Anh (The UK Advertising Standards Authority) bắt phải làm rõ vì dễ gây nhầm lẫn về một thế hệ TV hoàn toàn mới.

2. TV QLED và TV OLED khác nhau như thế nào?

Để dễ hiểu nhất, các bạn hãy xem bảng so sánh tóm tắt nhanh từ review của Cnet sau đây:

So sánh công nghệ oled và qled

Như vậy, công nghệ TV OLED sử dụng tấm nền có các diode hữu cơ phát quang, mỗi điểm ảnh sẽ tự phát sáng và bật tắt một cách độc lập khi có dòng điện chạy qua mà không cần hệ thống đèn nền. “OLED là công nghệ TV mới hoàn toàn mà mọi chuyên gia công nghệ đều thừa nhận, giống như thế hệ TV LCD so với TV Plasma trước đây” - Cnet

Ngược lại, TV QLED hiện nay không phải là một công nghệ màn hình hoàn toàn mới, thực chất nó vẫn là TV LCD thông thường dùng đèn nền LED nhưng được tích hợp thêm công nghệ chấm lượng tử đã được Samsung sử dụng từ 2 năm qua cho dòng TV SUHD. Thực ra, hãng Samsung cũng đang phát triển một loại TV QLED sử dụng công nghệ tự phát sáng tương tự như OLED, nhưng rất tiếc đó lại không phải là thế hệ TV QLED 2017 mà Samsung vừa cho lên kệ, chắc chắn phải mất nhiều năm nữa để các TV QLED “đúng nghĩa” này được hiện thực hóa.

3. So sánh chất lượng hình ảnh và thiết kế

Sau khi so sánh trực tiếp giữa 2 chiếc TV Samsung QLED Q7 và LG OLED E7, trang công nghệ Cnet đã quyết định cho TV OLED dành chiến thắng với điểm số 10/10. Đáng tiếc TV QLED của Samsung chỉ đạt điểm số 7/10.

Thể hiện màu đen tuyệt đối

Đối với bật kỳ chiếc TV nào, độ sâu màu màu đen luôn là yếu tố hàng đầu để đánh giá chất lượng hình ảnh. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có dòng TV nào soán ngôi được OLED trong việc thể hiện sắc đen tuyệt đối cùng màu sắc trung thực.

Ngoài ra, vì muốn chạy đua độ mỏng nên TV QLED đã sử dụng công nghệ “LED viền” thay vì “LED nền” dẫn đến chất lượng màu đen không được “sâu”, đây thực sự là một điểm yếu “chết người” trên các TV QLED 2017 của Samsung.

Độ sáng và độ tương phản

Để tối ưu hóa công nghệ QLED, năm 2017 Samsung đã nâng cao độ sáng tối đa lên đến 1.500 - 2.000 nit nhằm tăng cường độ tương phản, trong khi đó TV OLED chỉ đạt độ sáng cao nhất là 1.000 nit. Tuy nhiên, thực tế độ sáng tối đa cao chỉ phù hợp với dòng TV dành làm biển quảng cáo ngoài trời, và khi xem TV có độ sáng quá cao sẽ làm giảm thị lực mắt nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người xem là trẻ em.

Về độ tương phản, nhờ các điểm ảnh trên màn hình có thể tắt hoặc mở độc lập nên hiện nay TV OLED là công nghệ TV cho độ tương phản ở mức cao nhất và góc nhìn rộng gần như tuyệt đối.

Trang Cnet cũng cho nhận xét: “Độ tương phản và độ sâu màu đen của TV QLED Q7 rất tệ khi so với TV LG OLED, kể cả khi trình chiếu các nội dung HDR. Công nghệ QLED vẫn chưa cho thấy các ưu điểm về màu sắc của mình”.

Thời gian đáp ứng

Trong nhiều năm qua, các TV LCD/LED hay QLED đã được các nhà sản xuất cải thiện thời gian đáp ứng đáng kể. Tuy vậy, TV OLED hiện vẫn là thế hệ TV có tốc độ đáp ứng nhanh nhất, đồng nghĩa với hiện tượng mờ hình sẽ biến mất, những cảnh chuyển động nhanh như thể thao hay phim hành động sẽ trở nên mượt mà hơn.

Thiết kế

QLED: Lấy thiết kế màn hình cong và tối giản làm chủ đạo, TV QLED của Samsung năm nay nhìn chung có thiết kế không có nhiều khác biệt dòng SUHD tiền nhiệm năm trước.

Công nghệ QLED và OLED là gì?

Tivi OLED, viết tắt của cụm từ Organic Light Emitting Diode, là dòng tivi sử dụng đi-ốt phát quang hữu cơ. Trong khi tivi QLED được viết tắt bởi cụm từ Quantum dot LED, là dòng tivi sử dụng phát quang chấm lượng tử.

Tivi QLED và OLED khác nhau như thế nào?

Tivi QLED sử dụng đèn nền và chấm lượng tử điều khiển các mức độ ánh sáng khác nhau, mang đến độ hiển thị đỉnh cao, hình màu sáng và rực rỡ. Trong khi đó, tivi OLED sử dụng các điốt phát quang phát sáng mà không cần đèn nền hay bộ lọc màu sắc giúp tiết kiệm điện năng hơn.

Tivi màn hình OLED có gì đặc biệt?

OLED TV là các loại tivi sở hữu màn hình có công nghệ màn hình với cấu tạo từ các diode hữu cơ phát quang. Đặc điểm của loại tivi này là mỏng hơn nhiều so với các dòng màn hình LCD, đồng thời sở hữu màu sắc và chất lượng hình ảnh tươi mới, chất lượng.

Công nghệ tivi QLED là gì?

QLED là một loại công nghệ màn hình TV tiên tiến mới nhất, nó sử dụng hạt lượng tử để tạo ra màu sắc trong hình ảnh. Cấu tạo của QLED bao gồm một tấm màn hình LCD (Liquid Crystal Display) được trang bị các hạt lượng tử (quantum dots).