So sánh tp long xuyên với tp cần thơ năm 2024

Có thể thấy đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội toàn cầu, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, nhất là nguyên vật liệu sản xuất, tiến độ thi công các công trình trọng điểm. Mặc dù các doanh nghiệp đã được hỗ trợ chính sách để khôi phục hoạt động nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, công nhân mất việc làm. Nắm bắt được tình hình, ngay từ những tháng đầu năm 2022, với tinh thần đoàn kết cùng quyết tâm chính trị cao, thành phố Long Xuyên đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp và cho thấy kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Thành phố đã hoàn thành 10/10 chỉ tiêu Ủy ban nhân dân tỉnh giao; trong đó, 08 chỉ tiêu vượt và 02 chỉ tiêu đạt.

Trong đó thương mại – dịch vụ được xác định là thế mạnh của thành phố, chiếm trên 81% cơ cấu kinh tế. Trong năm 2022, lĩnh vực này tiếp tục phát triển mạnh so với năm 2021; ước tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt trên 21.780 tỷ đồng, tăng 28% so cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 7.264 tỷ đồng, tăng 34,99% so với cùng kỳ. Hoạt động sản xuất Công nghiệp - TTCN tiếp tục tăng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 33.277 tỷ đồng (giá hiện hành) và đạt 22.481 tỷ đồng (giá so sánh), tăng 16,06% so với cùng kỳ. Lĩnh vực Nông nghiệp được duy trì ổn định, tổng diện tích xuống giống cây hàng năm: 11.367/12.131 ha, đạt 93,70% so với kế hoạch; trong đó, có 10.465 ha lúa và 902 ha cây màu; tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 282 ha, nuôi bè 976 cái và 5.200 m2 lươn, ếch; tổng sản lượng ước đạt 78.258 tấn.

Năm 2022, ước thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 1.248 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 102,04% so kế hoạch; ước chi ngân sách là 1.102 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 102,41% so kế hoạch, trong đó, chi đầu tư là 241 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 21,87% trong tổng chi), chi thường xuyên trên 861 tỷ đồng. Nhìn chung, thành phố thực hiện khá tốt công tác điều hành thu - chi ngân sách, chi ngân sách được thực hiện theo đúng quy định; trong đó tập trung chi cho con người, an sinh xã hội, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán, triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách, chủ động dành nguồn cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, thành phố đã đẩy mạnh triển khai kế hoạch duy trì, nâng cao các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tiến đến nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn năm 2022. Đặc biệt, ngày 17/6/2022, thành phố đã tổ chức thành công Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Mỹ Khánh đạt chuẩn “Nông thôn mới nâng cao” năm 2021, hoàn thành trước 01 năm so với kế hoạch đề ra. Đến nay, thành phố có 02/02 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2021 và 02/02 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 – 2021.

Ngoài ra, trong công tác quản lý, phát triển đô thị, thành phố đã trình UBND tỉnh Chương trình phát triển đô thị thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đến năm 2035; Đề án phát triển cây xanh đô thị thành phố Long Xuyên đến năm 2035; triển khai Kế hoạch phát triển đô thị thông minh thành phố Long Xuyên; thực hiện “Đề án An Giang điện tử” và Chương trình Chuyển đổi số tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Qua đó, tạo đà tăng tốc trong đầu tư, chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại.

Trong năm 2023, thành phố Long Xuyên quyết tâm hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại I theo điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đến năm 2035. Tập trung phát triển thương mại – dịch vụ và công nghiệp. Tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đồng thời, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động phù hợp với nhu cầu thị trường. Qua đó, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, từng bước xây dựng và phát triển thành phố Long Xuyên ngày càng văn minh, giàu đẹp.

THÀNH PHỐ LONG XUYÊN Kể từ sau ngày thành lập (ngày 01/3/1999), thành phố Long Xuyên đã chuyển mình và liên tục gặt hái nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh nhà. Những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực trong chặng hành trình của công cuộc đổi mới thực sự tạo nên những động lực, tiền đề quan trọng để Long Xuyên tiếp tục vượt lên lập thêm những thành tích mới, hướng tới một đô thị xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh trong tương lai (Đô thị Loại 1).

Thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh An Giang, có vị trí địa lý - kinh tế đặc biệt quan trọng đối với tỉnh An Giang và các tỉnh vùng ĐBSCL. Thành phố nằm bên dòng sông Hậu, có nhiều kênh rạch giàu tiềm năng về đất đai, nguồn nước ngọt, thủy sản, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Mặt khác Long Xuyên là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia và quốc tế, là đầu mối giao thương hàng hóa trong tỉnh và khu vực, có cụm công nghiệp Mỹ Quý và nhiều nhà máy chế biến xuất khẩu với nhiều mặt hàng như: gạo, cá, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, rau quả đóng hộp…; có đường quốc lộ và đường sông thông suốt đến các khu vực ĐBSCL và nước bạn Campuchia. Cảng Mỹ Thới nằm trong hệ thống cảng quốc gia có thể xuất khẩu hàng hóa trực tiếp với công suất hơn 4.500 tấn hàng hóa/ngày. Có khả năng tiếp nhận loại tàu 10.000 tấn.

Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, cùng với truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo, những năm qua Đảng bộ và nhân dân Long Xuyên đã đoàn kết nhất trí, phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển Thành phố xứng đáng với vai trò và vị trí là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh An Giang và đạt được những kết quả đáng kể. Thực tế quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Long Xuyên luôn thể hiện vị trí đầu tàu, nhất là giai đoạn 1999 - 2009, Thành phố đã có những bước phát triển vượt bậc. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao; đô thị phát triển rộng hơn, hiện đại hơn, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật khá hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội từng bước phát triển, chất lượng đời sống người dân ngày càng nâng cao.

Công tác lập quy hoạch để định hướng phát triển đô thị là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, hiện nay đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 đã được phê duyệt. Song song đó, các đồ án quy hoạch phân khu cũng được chú trọng thực hiện, hình thành nên các khu chức năng rõ rệt như: khu Hành chính tỉnh (phường Mỹ Bình), khu Hành chính thành phố, khu Thể dục thể thao (phường Mỹ Hòa), khu Thương mại - dịch vụ (phường Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Phước), khu Đô thị mới Tây Sông Hậu (phường Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý), khu nuôi trồng thủy sản (phường Mỹ Thới, Mỹ Thạnh).

Các lĩnh vực văn hóa-xã hội từng bước phát triển, chất lượng đời sống người dân ngày càng nâng cao. Tính đến nay, ước thu nhập bình quân đầu người là hơn 96,8 triệu đồng, tăng hơn 2,36 lần so với năm 2010. Đây cũng là yếu tố tác động tích cực góp phần làm giảm hộ nghèo trên địa bàn.

Các lĩnh vực công tác về quản lý nhà nước, cải cách hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và vận động quần chúng luôn được chú trọng, góp phần chung vào sự nghiệp phát triển thành phố mà Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ thành phố trong nhiều nhiệm kỳ đã đề ra.

Trước những thành quả đáng trân trọng đó, ngày 14 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 474/QĐ-TTg công nhận Thành phố Long Xuyên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, sớm hơn kế hoạch là một năm.

THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC

Tp. Châu Đốc là Trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ vùng biên giới Tây Nam. là trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh An giang cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có khu danh thắng Núi Sam với nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia như: Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam, Chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phướng Điền (Chua Hang). Đặc biệt, Lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thu hút trên 4 triệu lượt khách mỗi năm.

Tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của thành phố thời gian qua luôn được quan tâm của tỉnh, thành phố; nhiều chủ tương, giải pháp đột phá đã được triển khai thực hiện thu hút nhiều vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cụ thể là: đường tránh Quốc lộ 91 (N1), Hệ thống xử lý nước thải thành phố, Cầu Châu Đốc bắt qua sông Hậu, ...

Sông song việc triển khai thực hiện Đề án nâng cấp khu du lịch Núi Sam lên cấp Quốc gia và Dự án công viên văn hóa Núi Sam đang khởi công xây dựng gồm các công trình: Tượng Phật Thích ca ngồi thiền cao 81 mét; khu trưng bày hiện vật Phật Giáo Việt Nam; Kết cấu hạ tầng kỹ thuật; Nhà cốt, ... với các hạng mục, quy mô mang tầm vóc quốc tế. Cùng với hạ tầng kinh tế - văn hóa - xã hội, các giá trị văn hóa tinh thần và lịch sử khai mở vùng đất Châu Đốc, là sản phẩm lao động sáng tạo, ăn hóa đặc trưng, thắm đượm hình ảnh con người với tự nhiên. Thời gian qua, Châu đốc đã huy động mọi nguồn lực để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững; nhất là nâng cao nhận thức nhân dân trong xây dựng thành phố du lịch, đô thị xanh - sạch - đẹp, đã tạo ra những tiền đề quan trọng để góp phần quản lý khai thác và phát triển tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thành phố Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung.

THỊ XÃ TÂN CHÂU

Thị xã Tân Châu thuộc tỉnh An Giang, là địa phương có đưòng biên giới dài 6,33km giáp với Vương Quốc Campuchia, Tân Châu là địa phương đầu Sông Tiền, đựơc bao quanh 2 nhánh sông chính của hạ lưu sông Mêkông đó là Sông Tiền và Sông Hậu. Với lịch sử hình thành lâu đời, thị xã Tân Châu có vị trí địa lý đựơc thiên nhiên ưu đãi, có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi, đồng thời nguồn nước dồi dào cũng mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương. Đã từ lâu, nơi đây trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của Việt Nam với các nước láng giềng thuộc tiểu vùng sông Mêkông. Đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, là địa điểm hội đủ các điều kiện thuận lợi trong việc phát triển một vùng kinh tế biên giới đa dạng cả về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch, kinh tế biên mậu.

Những năm gần đây, chính phủ và UBND tỉnh An Giang đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi nhằm mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư để phát triển thị xã Tân Châu thành trung tâm kinh tế lớn của tỉnh.

Nay UBND thị xã Tân Châu giới thiệu những dự án đầu tư tiêu biểu trên địa bàn thị xã đến các quí Công ty – Doanh nghiệp trong và ngoài nước để mời gọi sự đầu tư để thị xã Tân Châu trở thành một thị xã trẻ năng động và phát triển bền vững tại vùng đầu nguồn sông Mêkông.

HUYỆN CHÂU PHÚ

Châu Phú có diện tích tự niên 45.000 ha, có đường Quốc lộ 91 dài 35 km nối giữa 2 thành phố Long Xuyên và Châu Đốc. Dân số 252.000 người, là nguồn lao động dồi dào. Diện tích sản xuất nông nghiệp 35.000 ha với tổng sản lượng 670 ngàn tấn, sản lượng cá nuôi đạt 50 ngàn tấn/năm

Hệ thống giao thông hoàn chỉnh, các tuyến đường đến trung tâm xã được làng nhựa như tuyến Nam Vịnh Tre, Nam Cây Dương, Nam Cần thảo. Đường giao thông nông thôn đến trung tâm xã Vĩnh Thạnh Trung, đường Nam Phù Dật Bắc Cây Dương và tuyến Quốc lộ 91 nằm trên bờ sông Hậu rất thuận lợi cho đường thủy, đường bộ. Khu công nghiệp Bình Long có cảng đang hoạt động, hiện có 5 doanh nghiệp trong nước đi vào hoạt động với tổng công suất 355 tấn nguyên liệu/ngày, giải quyết việc làm cho khoảng 2240 lao động, 01 Công ty Hàn Quốc xây dựng nhà máy chế biến tinh bột khoai lang, công suất thiết kế 10 ngàn tấn/ngày. Khu công nghiệp Bình Long quy hoạch mở rộng về phía Tây Quốc lộ 91

Trên tuyến Quốc lộ 91 có nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản, cơ sở kho chứa lúa gạo, vật tư nông nghiệp, sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Trong thời gian qua, huyện kêu gọi đầu tư hoàn thành chợ xã Ô Long Vỹ, hướng tưới đưa xã Mỹ Đức, xã Vĩnh Thạnh Trung lên thị trấn và Thị trấn Cái Dầu lên đô thị loại 4.

HUYỆN CHÂU THÀNH

Châu Thành là huyện đồng nằm nằm phía Tây Sông Hậu thuộc khu vực tứ giác Long Xuyên, tiếp giáp với Tp. Long Xuyên. Diện tích tự nhiên 35.506 ha, trong đó đất nông nghiệp 30.739 ha. Dân số 171 ngàn người, trong đó dân thành thị chiếm 25%, nam giới chiếm 50,2%

Cơ sở hạ tầng giao thông bộ thuận tiện, nằm trên trục đường Quốc lộ 91 và đường tỉnh 941 kết nối với các huyện biên giới; giao thông nội bộ hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Giao thông thủy có đoạn sông Hậu chảy qua, thuận lợi tàu vận chuyển 10.000 tấn. Trên địa bàn có Khu công nghiệp Bình Hòa 250 ha.

Tiềm năng thế mạnh của huyện là có vị thí thuận lợi về cạnh Tp. Long Xuyên, giao thông bộ, giao thông thủy. Nguồn nước ngọt dồi dào phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đời sống dân cư. Hiện xác định nông nghiệp là nền tảng phát triển, sản phẩm chiến lược của huyện là lúa gạo, thủy sản phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Ngoài khu công nghiệp Bình Hòa, huyện có 2 ngành công nghiệp là sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí. Lực lượng lao động dồi dào chiếm trên 50% dân số.

HUYỆN AN PHÚ

Huyện An Phú có diện tích tự nhiên 226 ha, dân số 180.647 người (với 45.037 hộ); là địa phương có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, là đầu mối tiếp giáp, giao lưu kinh tế với Campuchia, có những thận lợi quan trọng để phát triển kinh tế dịch vụ. Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, có lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị cao. Đất đai thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực và có điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi gia súc.

Một số công trình trọng điểm đã triển khai thực hiện đầu tư như Cầu Long Bình sang Campuchia, đường tỉnh 957, ... góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.

HUYỆN THOẠI SƠN

Huyện Thoại Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Thương mại – Du lịch, CN-TTCN. Đặc biệt là kêu gọi đầu tư vào khai thác du lịch cảnh quan nằm trong tuyến du lịch của tỉnh An Giang (Thoại Sơn – Long Xuyên – Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn – Thoại Sơn) và khai thác thế mạnh về nông nghiệp để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến

- Về du lịch: Hiện nay các sản phẩm du lịch chủ đạo của huyện là du lịch sinh thái sông nước, tham quan các di tích lịch sử và danh thắng, tham quan các làng nghề và lễ hội truyền thống.

+ KDL Hồ Ông Thoại: với cảnh quan thiên nhiên đẹp, thoáng mát, có tượng Danh thần Thoại Ngọc Hầu, bản dịch bia đá Thoại Sơn, bức tranh Di chúc Bác Hồ bằng chất liệu lá thốt nốt, bức tranh thư pháp với 100 câu thơ chữ TÂM.

+ Công viên Văn hóa 1/5: có cầu triền lên đỉnh núi, có đường hầm xuyên núi từ Lòng hồ số 2 qua Lòng hồ số 3.

+ KDL Óc Eo – Ba Thê: du khách có thể chiêm ngưỡng những di tích được khai quật và bảo vệ của Vương quốc Phù Nam, đồng thời chiêm ngưỡng những cổ vật của nền văn hóa Óc Eo. Núi Ba Thê cũng là nơi có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, cảnh sắc thiên nhiên và đặc biệt trên đỉnh núi với độ cao 221 mét, có nhà trưng bày cổ vật Óc Eo theo mô hình Linga lớn nhất Việt Nam (Đã được xác lập kỷ lục Quốc gia số 645/KL-VN/2009), có Thạch đại đao (Thanh đao bằng đá lớn nhất Việt Nam). Và từ nơi đây du khách có thể phóng tầm mắt để nhìn toàn cảnh huyện Thoại Sơn với non nước xanh biếc, kênh rạch chằng chịt, những cánh đồng thẳng cánh cò bay …

+ Di tích Quốc gia đặc biệt óc Eo (Bao gồm Di tích Quốc gia Nam Linh Sơn Tự và Di tích Quốc gia Gò Cây Thị)

- Về nông nghiệp:

+ Huyện đã có định hướng quy hoạch được 1 số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích 4.260 ha; Vùng trồng nấm với diện tích 150 ha; Vùng trồng cây dược liệu với diện tích 5 ha; Vùng nuôi trồng thủy sản với diện tích 502 ha;

+ Các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện như: lúa, tôm, rau màu. Hằng năm sản lượng lương thực đạt trên 700.000 tấn.

- Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

+ Trên địa bàn huyện Thoại Sơn có trên 1.000 cơ sở CN-TTCN, với số lượng lao động hơn 5.000 lao động.

+ Trong thời gian qua, các sản phẩm công nghiệp có xu hướng gia tăng về số lượng và từng bước được đầu tư nâng cao về chất lượng, mẫu mã nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Một số sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của huyện như: quần áo may sẵn, gỗ xẻ, cửa sắt các loại, nông cụ cầm tay, đóng ghe xuồng, nước đá, sản phẩm thủ công mỹ nghệ: tranh lá thốt nốt, quạt lá thốt nốt, đá thủ công mỹ nghệ, chổi cọng dừa,…

HUYỆN TỊNH BIÊN

Nền kinh tế Huyện đang có bước phát triển năng động, khả năng thu hút nhiều dự án đầu tư lớn; tỷ lệ dân dố trong độ tuổi lao động trẻ cao, là nguồn lực quan trọng để phát triển; là địa bàn thuộc vùng trọng điểm của trung ương, tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên là đầu mối giao thương hàng hóa, dịch vụ với Campuchia và các nước trong khu vực; đồng thời, Tịnh Biên được xác định là tuyến trọng điểm về phát triển du lịch của tỉnh An Giang, trong đó vùng du lịch có tiềm năng chiến lược là Núi Cấm và Khu rừng tràm Trà Sư hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Ngoài ra, với địa hình có nhiều đối núi, di tích lịch sử văn hóa và cảnh quan phong phú, đa dạng, môi trường sinh thái thuận lợi, nhiều sản phẩm hàng hóa, ẩm thực, ... rất thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ và thương mại.

Về kết cấu hạ tầng hệ thống giao thông: Tịnh Biên là huyện biên giới, miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh nên được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư trên địa bàn huyện đảm bảo hệ thống giao thông, thông suốt thuận lợi với 02 tuyến Quốc lộ 91 và N1 kết nối các trung tâm thành phố Châu Đốc và thị trấn Tịnh Biên. Sắp tới Trung ương, tỉnh đầu tư nâng cấp tỉnh lộ 955A, 948, 949, nạo vét kinh Vĩnh Tế sẽ tạo một hệ thống giao thông đảm bảo thông suốc cả đường thủy và đường bộ trên địa bàn huyện, kết nối từ nọi địa ra biên giới, gắn kết với các trung tâm lớn như Tp. Châu Đốc, Long Xuyên, Thị xã Hà Tiên, ... Đây là cửa ngõ giao thương thuận lợi cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận thị trường vương quốc Campuchia và các nước trong khu vực.’

HUYỆN TRI TÔN

Tri Tôn có địa hình xen lẫn đồng bằng và đồi núi, có Núi Cô Tô nằm trong dãi Thất sơn. Là huyện có diện tích rừng lớn nhất với diện tiasch trên 8.000 ha gồm 3 loại rừng sản xuất, phòng hộ và rừng đặc dụng.

Các loại cây rừng gồm bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng và một số cây gỗ quý như sao, dầu, giáng hương, dó bầu và nhiều loại cây ăn quả lâu năm. Động vật rừng gồm các loài thú, bò sát, thủy sản rừng ngập nước

Tài nguyên khoáng sản: có đá xây dựng, xét cao lanh, than bùn, diatomic, nước khoáng tiềm năng khai thác phục vụ cho thị trường.

Văn hóa đa dạng gồm dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Có nhiều chùa chiền Phật giáo Nam tông mang hình thái kiến trúc của người Khmer

Về kinh tế, Thế mạnh của Tri Tôn là trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài trồng lúa, tri tôn trồng các loại cây dược liệu. Với vùng đất cao, Tri tôn thuận lợi cho chăn nuôi bò với tổng đàn trên 20 ngàn con. Hiện có nhiều doanh nghiệp đang triển khai nuôi bò, heo, ...

Về công nghiệp, có các ngành xây xát gạo, chế biến gỗ, đường mật, rượu, bánh phòng, khô bò, gạch xây dựng

HUYỆN PHÚ TÂN

Phú Tân có tài nguyên đất đai thích hợp với sản xuất nông nghiệp, có ưu thế lớn để phát triển ngành nông nghiệp với thế mạnh là cây lúa nếp và nuôi trồng thủy sản; kéo theo các ngành khác có điều kiện phát triển nhanh như: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, xuất nhập khẩu. Trong những năm qua huyện đã không ngừng đầu tư, xây dựng phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các công trình đầu tư hạ tầng giao thông, các công trình thủy lợi, nước sạch, y tế, trường học,… và một số công trình có ý nghĩa đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế đã được triển khai như các cụm, tuyến dân cư vượt lũ, cụm Công nghiệp - TTCN, qua đó đã mở ra tiềm năng phát triển lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Ủy ban nhân dân huyện luôn quan tâm về cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh dựa trên các thế mạnh của huyện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, luôn tạo sự thân thiện và hài lòng của doanh nghiệp đối với huyện Phú Tân.

HUYỆN CHỢ MỚI

Chợ mới là huyện cù lao nằm giữa sông Tiền và Sông Hậu, địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa, độ cao trung bình 3m so với mức nước biển. Diện tích tự nhiên 35.751 ha. Dân số 347.395 người, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 61%. Đất đai chứa nhiều chất hữu cơ, luôn được bồi lắp hàng năm với mức độ khác nhau trong những điều kiện trầm tích khác nhau. Huyện có 3 địa hình:

- Dạng cồn bãi (cù lao)

- Dạng lòng chảo (ở 2 bờ sông cao hơn và thấp dần vào trong)

- Dạng hơi nghiêng (cao từ bờ sông rồi thấp dần ra xa bờ)

Tài nguyên khoáng sản huyện có đất sét và cát mịn do trầm tích trên sông tụ lại phân bố chủ yếu dọc theo các bờ sông.

Nguồn nước ngọt dồi dào thuộc hệ thống hạ lưu sông Mêkong, hệ thống sông ngòi chằng chịt phục vụ tốt cho nhu cầu trồng trọt, tưới tiêu và sự phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên và nuôi trồng.

Kinh tế trong 5 năm qua tăng trưởng ở mức độ cao trên 15%.

Thế mạnh của huyện là nông nghiệp. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp huyện tăng cao nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng chuyên canh, đa canh, xen canh. Năng suất lúa bình quân 17 tấn/ha. Cao nhất đạt 21 tấn ha/3 vụ/năm.

Chợ mới có hệ thống đê bao chống lũ hoàn chỉnh dài hơn 300 km, đã tạo nên một thành trì dọc theo sông Tiền sông Hậu. Từ đó, diện tích đất sản xuất tăng lên nhờ quay vòng và giá trị sản xuất nông nghiệp cũng được nâng lên. Đây là tiền đề phục vụ nông nghiệp phát triển nông thôn. Hướng tới huyện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích hoa màu và cây ăn trái gắn liền với ứng dụng công nghệ cao.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Ngành mũi nhọn là cơ khí đóng tàu, chế tao máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và bảo quản lương thực, thực phẩm. Các làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp truyền thống như mộc chạm trổ, đan đát, đóng xuồng ghe, ...