Sự khác biệt giữa Tết Việt Nam và Hàn Quốc

Giới thiệu về ngày Tết truyền thống

Tết là ngày lễ đặc biệt nhất trong năm. Trong ngày tết con cháu từ khắp mọi miền sẽ được về quê ăn Tết và tụ họp, sum vầy bên cạnh gia đình của mình, cùng đón một cái Tết vui vẻ, an lành.

Hàn Quốc và Việt Nam đều là hai quốc gia nằm ở châu Á, cùng sử dụng lịch âm từ xa xưa vì vậy cả hai dân tộc đều cùng đón lễ Tết giống nhau trong những khoảng thời gian giống nhau.

Tại Hàn Quốc

Cũng giống như ở Việt Nam, người Hàn Quốc phải chuẩn bị rất nhiều thứ trước khi đến Tết, tuy nhiên nhìn chung các công việc chuẩn bị đón mừng năm mới không nhiều như người Việt Nam. Gần thời điểm cuối tháng chạp người Hàn bắt đầu đi chợ Tết, họ sẽ sắm sửa đủ các loại thực phẩm cần cho ngày Tết như trái cây, thịt, cá, rau củ,… Những thực phẩm này sẽ được chế biến thành các món ăn làm lễ vật cúng trong ngày đầu năm mới. Đa phần việc chuẩn bị thức ăn, làm bánh tteok hay quét dọn nhà cửa đều do nữ giới đảm nhận.

Sự khác biệt giữa Tết Việt Nam và Hàn Quốc

Ngày mùng một đầu tiên của năm mới thường được gọi là Nguyên Đán. Với người Hàn họ thường gọi là “Seol”. Seol ở đây có nghĩa là luôn phải thận trọng, không hành động bừa bãi cẩu thả trong ngày đầu năm. Nguyên nhân do người Hàn Quốc nghĩ rằng ngày mùng 1 Tết chính là thời điểm khởi đầu của một năm mới, vì thế vận may trong năm sẽ phụ thuộc vào ngày đầu năm mới này.

Trước kia Hàn Quốc cũng có phong tục thờ cúng Thần bếp vào ngày 23 tháng chạp tuy nhiên cho tới ngày nay tục lệ này hầu như không còn được áp dụng nữa.

So sánh nét độc đáo giữa tết Việt và tết Hàn

0

344

Ngày tết của Hàn Quốc có khác nhiều so với ngày Tết ở Việt Nam hay không? Hôm nay,sẽ giúp bạn tìm hiểu sự giống và khác nhau về phong tục và nghi lễ ngày Tết của Hàn Quốc và Việt Nam. Hãy cùng theo dõi bài viết các bạn nhé!

Tết Nguyên Đán ở Hàn Quốc

Tết Hàn Quốc là gì?

Seollal (설날) là tên gọi cho ngày Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết âm lịch ở Hàn Quốc. Trước đây ngày Tết âm lịch tại Hàn Quốc còn được gọi là Ngày Dân gian (1985 – 1988).

Tết cổ truyền Hàn Quốc và Tết Trung thu ở Hàn Quốc là hai dịp lễ quan trọng nhất của xứ sở kim chi.

Vào ngày này, người dân Hàn Quốc thường chỉ được nghỉ 4 – 5 ngày để có thời gian về thăm gia đình và cùng nhau đón Tết.

Sự khác biệt giữa Tết Việt Nam và Hàn Quốc

Tết ở Hàn Quốc là ngày nào?

Vậy thì lịch âm Hàn Quốc có giống Việt Nam không? Câu trả lời là có, tại các nước châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore,… thì đều sở hữu lịch âm như nhau và thường đón Tết âm lịch vào cùng một thời điểm.

Và Tết Hàn Quốc cũng giống như Tết tại Việt Nam và các nước châu Á khác, là dịp mừng ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm, rơi vào ngày 1/1 âm lịch hàng năm. Dịp lễ này thường kéo dài trong vòng 3 ngày tính từ ngày giao thừa, mùng 1 và mùng 2.

Tết Hàn Quốc ngày nào năm nay? Năm 2021, ngày Tết ở Hàn Quốc sẽ rơi vào thứ Sáu, ngày 12/2/2021.

Ý nghĩa của Tết cổ truyền ở Hàn Quốc

Seollal đối với người Hàn, không chỉ là một sự khởi đầu mới đầy hứa hẹn mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình có thể cùng quay trở về nhà, để cùng đoàn tụ và thể hiện sự biết ơn, kính trọng đối với tổ tiên của mình.

Vì là ngày Tết truyền thống của Hàn Quốc, vậy nên các hoạt động trong ngày này cũng mang đậm những nét truyền thống, như một sự bảo tồn và giữ gìn những nét văn hóa đẹp đẽ của quê hương mình.

Vào những ngày này, người Hàn thường mặc trang phục truyền thống của mình – Hanbok, thực hiện các nghi lễ cúng bái tổ tiên, chuẩn bị các món ăn truyền thống và tham gia vào các trò chơi dân gian của Hàn Quốc.

Sự khác biệt giữa Tết Việt Nam và Hàn Quốc

Phong tục Tết của người Việt

Trước đây, cứ đến gần ngày tất niên, người Việt sẽ lấy một cây tre tươi còn ngọn và lá trồng trước sân (cây nêu). Trên ngọn cây, họ thường treo những chiếc chuông khánh bằng đất nung có thể phát ra âm thanh để xua đuổi ma quỷ. Hiện tại phong tục này không còn nữa, thay vào đó ngày Tết ở Việt Nam bắt đầu bằng truyền thống đi tảo mộ để thể hiện đạo hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Sự khác biệt giữa Tết Việt Nam và Hàn Quốc
Món ăn ngày tết cổ truyền tại việt Nam

Nhắc đến tết cổ truyền Việt Nam không thể không nhắc đến tục lệ cúng Ông Công, Ông Táo tiễn Táo quân về trời vào ngày 23 tháng chạp. Tục lệ này được lưu truyền với ý nghĩa, mong muốn người dân có một cuộc sống đầy đủ an cư lạc nghiệp.

Đến gần ngày giao thừa, nhà nhà đều chuẩn bị nấu bánh chưng, bánh dày, bánh chưng có màu xanh, hình vuông tượng trưng cho đất, bánh dày có hình tròn, màu trắng tượng trưng cho trời. Cả 2 món ăn đều được làm với thành phần chính là gạo thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam.

Đêm giao thừa, mọi người sthức cùng nhau để làm lễ trừ tịch bỏ đi hết những điều xấu, không may trong năm cũ. Trên bàn thờ được bày đầy đủ các loại bánh mứt, bánh chưng, bánh dày, bánh tét, mâm ngũ quả. Sau lễ trừ tịch, mọi người sẽ xuất hành đến chùa dâng hương cầu nguyện cho gia đình một năm mới an khang thịnh vượng và bẻ một cành lộc với hi vọng năm mới sẽ làm ăn phát đạt, học hành tấn tới, may mắn.