Sự khác nhau giữa be going to và hiện tại tiếp diễn

1. Thì tương lai đơn

Công thức: S + will + V-inf

Ý nghĩa: “sẽ…” (diễn tả một lời hứa, một hi vọng hay sự tiên đoán không có căn cứ, hay một sự thật sẽ xảy ra ở tương lai)
Dấu hiệu: thường đi kèm với các trạng ngữ chỉ thời gian trong tương lai như tomorrow (ngày mai), next week/ month/ year (tuần/ tháng/ năm đến), mốc thời gian trong tương lai (in 2020,...)

Cách dùng:

  • Dùng để diễn tả sự tiên đoán chủ quan, dự đoán không có căn cứ khách quan. Thường dùng với các từ chỉ sự dự đoán: maybe/ perhaps (có lẽ), probably (có khả năng), surely/ definitely (chắc chắn)...
    Ex: - Perhaps he will not take part in this contest.
    (Có lẽ anh ấy sẽ không tham gia vào cuộc thi lần này.)
    - Vietnam probably win Malaysia in this AFF final match.
    (Có khả năng Việt Nam sẽ thắng Malaysia trong trận chung kết AFF lần này.)
  • Dùng để hứa hoặc đưa ra nhận định ngay lúc nói (là tình huống bất ngờ, người nói không hề có chủ ý trước)
    Ex:
    A: I have trouble in money. (Tớ gặp khó khăn về tiền bạc.)
    B: Don’t worry. I will help you. (Đừng lo. Tớ sẽ giúp cậu.)
    → Một lời hứa “I will help you”, cũng là quyết định tức thời ngay tại điểm nói, người nói không hề có sự “chuẩn bị” trước.
    A: What are you doing this weekend? (Cậu định cuối tuần này làm gì?)
    B: I will go shopping with my sister. (Tớ sẽ đi mua sắm cùng chị gái.)
    → Quyết định tức thời ngay tại thời điểm nói, người nói không hề có sự “chuẩn bị” trước hay biết trước về tình huống (câu hỏi được đưa ra bất ngờ, tình cờ và người nói chỉ “buộc miệng” trả lời, chứ không chắc chắn mình có làm không.)
  • Dùng để diễn tả sự thật khách quan trong tương lai
    Ex: I will be 20 years old on next birthday.
    (Tôi sẽ tròn 20 tuổi vào ngày sinh nhật đến.)

PHÂN BIỆT THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN ( MANG NGHĨA TƯƠNG LAI) – TƯƠNG LAI GẦN – TƯƠNG LAI ĐƠN

Thứ năm - 26/11/2015 10:12


Từ trước đến giờ các em thường dùng thì hiện tại tiếp diễn để chỉ hành động đang xảy ra ở thời điểm hiện tại và được dịch là "đang" nhưng trong bài này các em sẽ học thêm một cách sử dụng nữa của nó là : sử dụng ở tương lai. Cùng với thì tương lai gần và tương lai đơn, thì hiện tại tiếp diễn sẽ làm phức tạp thêm cách phân biệt giữa chúng, dưới đây là cách phân biệt giữa 3 thì này:


1) Thì tương lai đơn:
Công thức:
S + will + động từ nguyên mẫu
Cách dùng:
Chỉ lời hứa, việc không có chuẩn bị trước
ví dụ:
A - My car is broken down !
B - Don't worry ! I will repair it for you.
Giải thích:
Vì B không hề biết trước A có xe hư nên không có chuẩn bị gì mà chỉ đột xuất nên ta dùng tương lai đơn.
- Diễn đạt ý kiến cá nhân
Ví dụ:
I think he will come here tomorrow. ( dựa vào động từ think)

2) Thì tương lai gần:
Công thức
:
S + is / am / are + going to + động từ nguyên mẫu
Cách dùng:
- Chỉ một hành động đã có ý định làm.
- Chỉ một dự đoán.

ví dụ:
Oh, your language is ready now. What time are you going to leave ? ( hành lý đã sẳn sàng, bạn định mấy giờ khởi hành? )
Look at those dark clouds! ( nhìn mây đen kìa! )
- Yes, it is going to rain soon ( ừ, trời sắp mưa rồi )

3) Thì hiện tại tiếp diễn:
Công thức
S + is/ am/ are + V_ing
Cách dùng :
- Chỉ hành động đã chuẩn bị kế hoạch sẳn, thường có thời gian cụ thể hoặc một kế hoạch lớn, quan trọng đã quyết định làm thường có thời gian xác định
Ví dụ:
We are having a party next sunday. Would you like to come? ( chúng tôi có tổ chức 1 bữa tiệc vào chủ nhật tới, mời bạn đến dự )
Giải thích:
Đã mời người ta thì chuyện đó phải đã được chuẩn bị hết rồi.

4) So sánh giữa hiện tại tiếp diễn và tương lai gần:
- Hiện tại tiếp diễn chắc hơn, dấu hiệu : có thời gian cụ thể, có lời mời (would you like...), chuyện quan trọng ( đám cưới, xây nhà, mua xe ...)
ví dụ:
I am having my house built next week
* Lưu ý khi diễn tả tương lai,present continuousthường được sử dụng với những động từ chỉ sự chuyển động, đặc biệt làgo come, thay chobe going to.
Ví dụ:
My parentsare cominghere in two hours.
(Ba mẹ tôi sẽ đến đây trong 2 giờ nữa.)
Margaretis goingto Dave’s party on Wednesday.
(Margaret sẽ đến dự tiệc của Dave vào ngày thứ tư.)

Tác giả bài viết: Quách Tố Dao