Sự khác nhau giữa kiểm tra và giám sát đảng

Sự thống nhất và khác biệt giữa công tác kiểm tra và giám sát của Đảng

Công tác kiểm tra và công tác giám sát của Đảng có sự thống nhất sau: kiểm tra và giám sát đều là hoạt động của nội bộ Đảng; tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục về công tác xây dựng Đảng. Chủ thể kiểm tra, giám sát đều do cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra thực hiện. Đối tượng kiểm tra, giám sát đều là các tổ chức đảng và đảng viên. Nội dung của công tác kiểm tra và giám sát đều là việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mục đích của công tác kiểm tra và giám sát đều nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Tuy nhiên, giữa công tác kiểm tra và giám sát có sự khác biệt đó là:

Về chủ thể và đối tượng: Đối với kiểm tra, đảng viên vừa là chủ thể kiểm tra(tự kiểm tra), vừa là đối tượng kiểm tra. Đối với giám sát, đảng viên chỉ là đối tượng giám sát; đảng viên chỉ được quyền giám sát khi được tổ chức đảng có thẩm quyền phân công.

Về phương pháp tiến hành: Giám sát không thẩm tra, xác minh, không xem xét thi hành kỷ luật như một cuộc kiểm tra mà thông qua quan sát, theo dõi để phát hiện vấn đề, phản ánh với tổ chức đảng và cá nhân, nhằm kịp thời cảnh báo, ngăn ngừa, tránh để xảy ra vi phạm. Còn phương pháp kiểm tra là tiến hành theo quy trình; coi trọng thẩm tra, xác minh; sau kiểm tra có kết luận cuộc kiểm tra, có đánh giá, nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý).

Về mục đích: Giám sát giúp đối tượng được giám sát thực hiện đúng quy định, khi cần thiết có thể nhắc nhở ngay, chủ động phòng ngừa vi phạm; vì vậy, giám sát chỉ thực hiện đối với những việc đang diễn ra. Kiểm tra làm rõđúng, sai; kiểm tra kể cả đối với những việc đã triển khai và kết thúc.

Giữa kiểm tra và giám sát có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Muốn thực hiện tốt việc giám sát thì phải có quan sát, theo dõi, xem xét tình hình thực tế của đối tượng được giám sát. Muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì phải thường xuyên thực hiện việc giám sát. Càng làm tốt việc giám sát thì sẽ giúp cho việc kiểm tra càng trúng, càng đúng, chất lượng và hiệu quả của kiểm tra càng cao.

VŨ LƯƠNG (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Trung đoàn 236 bảo đảm tốt công tác kỹ thuật cho các nhiệm vụ
  • “Giữ tốt, dùng bền” ở Sư đoàn 363
  • Hiệu quả từ duy trì nghiêm chế độ, nền nếp công tác kỹ thuật ở Tiểu đoàn Phòng hóa 23
  • Góp phần khẳng định thương hiệu Z119
  • Trung đoàn 238 nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật

Tin khác

  • Trung tướng Lê Huy Vịnh - Tư lệnh Quân chủng PK-KQ kiểm tra Lữ đoàn Thông tin 26
  • Vươn tầm cùng những cánh bay
  • Chuẩn bị tốt cho huấn luyện chiến sĩ mới
  • Trung đoàn 937 (Sư đoàn 370) vững cánh bay giữ trời phương Nam
  • Ngày Kỹ thuật ở Tiểu đoàn 20
  • Kỳ 1: Bất trắc trên không - vấn đề của phi công quân sự toàn cầu
  • Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và quản lý vùng trời quốc gia
  • Sôi nổi Hội thi "An toàn - Vệ sinh viên giỏi"
  • Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Sư đoàn 372 và Sư đoàn 375
  • Canh trời nơi Đất Mũi

Mối quan hệ và sự khác biệt giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, giám sát

2020-09-03 07:35:00.0

Xuất phát từ nguyên tắc mang tính bản chất của nhà nước ta là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình. Quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia nhưng có phân công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Vì vậy trong cơ chế hoạt động của mình, các cơ quan nhà nước ngoài việc phải thường xuyên tự kiểm tra hoạt động của mình còn phải chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan khác trong, ngoài hệ thống và sự giám sát của nhân dân.

1. Giám sát: Là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội

2. Kiểm tra: Là khái niệm rộng, được hiểu theo hai góc độ:

Thứ nhất, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới (trong mối quan hệ trực thuộc) nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp cần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào đó. Vì vậy khi tiến hành kiểm tra, cơ quan cấp trên hoặc thủ trưởng cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế kỷ luật, biện pháp bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực với đối tượng bị kiểm tra cũng như động viên khen thưởng về vật chất hoặc tinh thần.

Thứ hai, kiểm tra là hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như kiểm tra của Đảng, kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội đối với hoạt động hành chính nhà nước. Hoạt động kiểm tra này ít mang tính quyền lực nhà nước và không trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà chỉ áp dụng các biện pháp tác đông mang tính xã hội.

3. Từ quan niệm trên, cụ thể là các mối quan hệ giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, giám sát như sau:

Thứ nhất, nhà nước tự kiểm soát hoạt động của mình bằng các hình thức:

- Các cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp, tư pháp;

- Cơ quan tư pháp kiểm soát cơ quan hành pháp;

- Cơ quan hành pháp tự kiểm soát thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ; thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới; thanh tra việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân…

Thứ hai, nhân dân giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua hệ thống cơ quan dân cử, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng; giám sát trực tiếp ở cơ sở thông qua tổ chức thanh tra nhân dân, qua hoạt động khiếu nại, tố cáo…

Từ sự phân tích trên đây, có thể nhận thấy rằng: hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra có mối quan hệ ràng buộc, tương hỗ, phối hợp với nhau khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

4. Bên cạnh mối quan hệ tác động đó hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát có những điểm khác biệt cơ bản

- Về chủ thể:

Chủ thể thanh tra có phạm vi hẹp hơn và mang tính chuyên trách chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan thanh tra và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra. Chủ thể kiểm tra có phạm vi rộng hơn và thường gắn với sự kiểm tra của nhà quản lý đối với đối tượng quản lý. Chủ thể giám sát rộng hơn nữa bao gồm: hệ thống cơ quan quyền lực, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân.

- Về hoạt động

Hoạt động của thanh tra được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định và mang tính nghiệp vụ cao. Hoạt động giám sát được thực hiện thường xuyên liên tục bằng rất nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động kiểm tra cũng được thực hiện thường xuyên liên tục và thường là đơn giản hơn thanh tra.

Cao Minh Luận