Ta tính vận tốc trung bình của cái gì năm 2024

Vận tốc là một đại lượng trong vật lý quen thuộc. Vậy vận tốc là gì, có mấy loại đơn vị vận tốc và công thức tính vận tốc như thế nào? Hãy cùng Đất Việt làm rõ hơn các khái niệm đó trong bài viết sau đây nhé!

Xem Nhanh

  • 1.
  • 2.
  • 3.
  • 4.

1

Vận tốc là gì?

Vận tốc được hiểu là một đại lượng vật lý dùng để mô tả sự chuyển động của các vật thể trong không gian. Vận tốc được xác định bởi độ lớn và phương hướng của vật.

Vận tốc của vật được hiểu là tốc độ mà vật thay đổi vị trí so với hệ quy chiếu. Vận tốc sẽ tương đương với hướng chuyển động và tốc độ của một đối tượng hoặc một vật xác định và cũng là một hàm của thời gian.

Vận tốc trong vật lý còn được hiểu là vận tốc tuyến tính hoặc vận tốc dài.

Vận tốc không phải là tốc độ. Vận tốc là một vector có hướng xác định. Tốc độ là biểu trưng độ lớn của vận tốc và là một đại lượng vô hướng.

Ta tính vận tốc trung bình của cái gì năm 2024

Ví dụ: Xe máy đang di chuyển trên đường tròn với vận tốc 40km/h với tốc độ không đổi. Khi xe máy đi hết một đường vòng tròn, tốc độ của đường tròn giữ nguyên còn vận tốc đã về 0.

Ngoài ra, vận tốc có tính chất tương đối tùy thuộc vào thời điểm quan sát và hệ y chiếu khác nhau. Chẳng hạn: Con tàu chuyển động so với ngôi nhà nhưng lại có vận tốc bằng 0 với chính mình.

Bạn có thể gặp một số dạng vận tốc như: Vận tốc ánh sáng, vận tốc bóng tối, vận tốc âm thanh, vận tốc truyền sóng điện từ,... Dù ở khái niệm nào, bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

Khi cùng chuyển động trên một quãng đường có độ dài như nhau, chuyển động nào mất ít thời gian hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

Khi chuyển động trong cùng một khoảng thời gian, chuyển động nào di chuyển được quãng đường lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

Học kèm cùng gia sư tại nhà mang lại hiệu quả, nhanh tiến bộ, dễ đạt điểm cao. Chi tiết tại chuyên mục: Gia sư kèm Lý.

2

Vận tốc có mấy loại?

Vận tốc trong chuyển động thẳng đều

Vận tốc trong chuyển động thẳng đều được hiểu là chiều chuyển động của và tốc độ của một vật không có sự biến thiên theo thời gian. Tức là vectơ vận tốc không đổi và luôn có một giá trị xác định.

Vận tốc trung bình

Vận tốc trung bình của một vật được tính khi vận tốc của nó có sự thay đổi theo thời gian. Vận tốc trung bình được tính dựa vào tỷ số của sự thay đổi vị trí và khoảng thời gian cần tính.

Vận tốc trung bình cho chúng ta cái nhìn tổng quát về vận tốc của vật trong khoảng thời gian xác định.

Ta tính vận tốc trung bình của cái gì năm 2024
Công thức tính vận tốc trung bình

Vận tốc tức thời

Vận tốc tức thời được dùng để mô tả tốc độ nhanh hoặc chậm và phương chuyển động trên đường đi của vật tại một thời điểm xác định. Vận tốc tức thời cụ thể hơn vận tốc trung bình, cho chúng ta cái nhìn cụ thể tại một thời điểm.

Ta tính vận tốc trung bình của cái gì năm 2024
Công thức tính vận tốc tức thời

3

Đơn vị vận tốc là gì?

Đơn vị của vận tốc phụ thuộc và đơn vị của quãng đường và đơn vị thời gian. Hiện nay, đơn vị đo vận tốc phổ biến là m/s và km/h. Ngoài ra, còn một số đơn vị khác như km/s,...

Người ta sử dụng một dụng cụ có tên là tốc kế để đo độ lớn của vận tốc. Tốc kế còn được gọi là đồng hồ vận tốc. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy dụng cụ này trên xe để đo vận tốc của xe.

4

Công thức tính các loại vận tốc

Công thức chung để tính vận tốc được sử dụng là:

Ta tính vận tốc trung bình của cái gì năm 2024
Công thức tính vận tốc

Đây là những chia sẻ của Đất Việt về đơn vị vận tốc và những kiến thức khác liên quan đến vận tốc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được các thắc mắc của mình và ứng dụng hiệu quả trong bài tập cũng như trong thực tế.

Tổng hợp cách giải một số dạng bài tập về tính vận tốc trung bình trong chuyển động không đều hay, chi tiết

Dạng 1: Bài toán chia quãng đường

Vật chuyển động trên các đoạn đường khác nhau với các vận tốc khác nhau.

Phương pháp:

- Tính thời gian vật đi trên từng đoạn đường với các vận tốc tương ứng:

\({t_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{v_1}}};{t_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{v_2}}};...\)(Biểu diễn \({s_1},{s_2},...\) theo s dựa vào đề bài)

- Áp dụng công thức:

\({v_{tb}} = \dfrac{s}{t} = \dfrac{s}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)

Bài tập ví dụ:

Người đi xe máy trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc 30 km/h. Trong nửa đoạn đường còn lại người ấy đi với vận tốc 20 km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.

Hướng dẫn giải

Gọi chiều dài cả quãng đường là S. Thời gian vật đi hết nửa quãng đường đầu và nửa quãng đường sau lần lượt là \({t_1},{t_2}\).

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \dfrac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \dfrac{{\frac{S}{2}}}{{{v_1}}} = \frac{S}{{2{v_1}}}\\{t_2} = \dfrac{{{s_2}}}{{{v_2}}} = \dfrac{{\frac{S}{2}}}{{{v_2}}} = \frac{S}{{2{v_2}}}\end{array} \right.\)

Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB là:

\({v_{tb}} = \dfrac{S}{t} = \dfrac{S}{{{t_1} + {t_2}}} = \dfrac{S}{{\frac{S}{{2{v_1}}} + \frac{S}{{2{v_2}}}}} = \dfrac{{2{v_1}{v_2}}}{{{v_1} + {v_2}}}\\ = \dfrac{{2.30.20}}{{30 + 20}} = 24km/h\)

Dạng 2: Bài toán chia thời gian

Vật chuyển động trong các khoảng thời gian khác nhau với các vận tốc khác nhau.

Phương pháp:

- Tính các quãng đường \({s_1},{s_2},...\) mà vật đi được trong các khoảng thời gian khác nhau \({t_1},{t_2},...\)(Biểu diễn \({t_1},{t_2},...,{t_n}\) theo thời gian vật đi hết cả quãng đường là t)

- Áp dụng công thức:

\({v_{tb}} = \dfrac{s}{t} = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{t}\)

Bài tập ví dụ:

Một ô tô chuyển động trong nửa thời gian đầu với vận tốc 30 km/h. Nửa thời gian còn lại ô tô này chuyển động với vận tốc 50km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đã đi.

Hướng dẫn giải

Gọi thời gian vật đi hết cả quãng đường S là t.

Quãng đường vật đi được trong nửa thời gian đầu và nửa thời gian sau lần lượt là:

\(\left\{ \begin{array}{l}{s_1} = {v_1}.{t_1} = {v_1}.\frac{t}{2}\\{s_2} = {v_2}.{t_2} = {v_2}.\frac{t}{2}\end{array} \right.\)

Vận tốc trung bình trên cả quãng đường đi được là:

\({v_{tb}} = \dfrac{S}{t} = \dfrac{{{s_1} + {s_2}}}{t} = \dfrac{{\frac{{{v_1}.t}}{2} + \frac{{{v_2}.t}}{2}}}{t} = \dfrac{{{v_1} + {v_2}}}{2} \\= \dfrac{{30 + 50}}{2} = 40km/h\)

Loigiaihay.com

  • Lý thuyết về chuyển động đều - chuyển động không đều Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
  • Bài C1 trang 12 SGK Vật lí 8 Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF (H.3.1)Theo dõi chuyển động của trục bánh xe và ghi...
  • Bài C2 trang 12 SGK Vật lí 8 Giải bài C2 trang 12 SGK Vật lí 8. Trong những chuyển động sau đây ? Chuyển động nào là chuyển động đều, không đều ?
  • Bài C3 trang 12 SGK Vật lí 8 Giải bài C3 trang 12 SGK Vật lí 8. Hãy tính độ lớn của vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường... Bài C4 trang 12 SGK Vật lí 8

Giải bài C4 trang 12 SGK Vật lí 8. Chuyển động của ôtô chạy từ Hà Nội về Hải Phòng là đều hay không đều ? Tại sao? ...