Tạp chí đại học haarvard trong đánh giá tuyển dụng năm 2024

Với vị thế của mình, người phỏng vấn có vẻ quyền uy hơn bạn, tuy nhiên họ vẫn là những con người với những đặc điểm tâm tính giống như bạn.

Điều đó có nghĩa là họ cũng dễ bị sự ưa thích tâm lý và thành kiến ​​nhận thức ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ứng viên. Do vậy, hãy điều cách bạn nói, cách bạn thể hiện, cách bạn giữ mình bạn sẽ có cơ hội nhận được ưa thích nhiều hơn, được đánh giá năng cao hơn và có nhiều cơ hội được tuyển dụng hơn.

Chúng tôi tổng hợp danh sách một số chiến lược giúp bạn dễ dàng hơn khi khởi tạo mối quan hệ với người phỏng vấn giúp tăng cơ hội được tuyển dụng.

1. Hướng tới lịch phỏng vấn vào khoảng 10:30 sáng thứ Ba

Tạp chí đại học haarvard trong đánh giá tuyển dụng năm 2024

Theo Glassdoor, thời gian “tốt nhất” để sắp xếp cuộc phỏng vấn là thời gian tốt nhất cho người phỏng vấn chứ không phải thời gian tốt nhất cho bạn.

Vì vậy, nếu nhà tuyển dụng cho bạn một số tùy chọn về thời gian phỏng vấn, hãy hỏi lại rằng liệu có thể xếp lịch phỏng vấn vào khoảng 10:30 sáng vào thứ ba được không. Đây là điều nên nếu người phỏng vấn cảm thấy thoải mái.

Nói chung, bạn nên tránh các cuộc gặp sớm vào buổi sáng vì người phỏng vấn vẫn có thể một số việc cần giải quyết đầu ngày và lên kế hoạch cho ngày làm việc hôm đó của họ. Bạn cũng nên tránh những cuộc gặp vào thời điểm cuối ngày, vì người phỏng vấn đã có sự phân tâm và chuẩn bị cho những việc cần làm vào buổi tối với gia đình và bản thân họ.

2. Hãy cố tránh bị phỏng vấn vào khung giờ cùng với đối thủ mạnh

Nhiều nghiên cứu thấy rằng người phỏng vấn thường dựa vào mặt bằng năng lực chung của các ứng viên mà họ đã phỏng vấn trong ngày để đưa đánh giá cụ thể đối với từng ứng viên.

Theo các nhà khoa học ở Đại học Pennsylvania và Đại học Harvard những ứng viên được phỏng vấn vào cuối ngày sau khi một loạt ứng cử viên mạnh sẽ bị đánh giá thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng và thực lực. Mặt khác, những người được phỏng vấn sau một số ứng cử viên yếu hơn lại được đánh giá cao hơn hẳn mức kỳ vọng.

Không rõ liệu đây là hiện tượng vô thức hay hành động có ý thức của người phỏng vấn cố tình đưa ra các đánh giá cao hơn hẳn hoặc thấp hơn hẳn đối với ứng viên cuối ngày nhằm tạo sự khác biệt, tránh bị cấp trên cho rằng họ đang cào bằng chất lượng viên trong ngày đánh giá.

Dù nguyên nhân là gì đi nữa, nếu bạn có bất kỳ thông tin gì liên quan đến đối thủ tham gia phỏng vấn cùng ngày, cố gắng tránh bị phỏng vấn liền sau đối thủ nặng ký hơn, nên tìm cách đi sau những kẻ yếu hơn mình.

3. Màu sắc trang phục phù hợp yêu cầu tố chất vị trí công việc

Một khảo sát của CareerBuilder với các nhà quản lý và các chuyên gia nhân sự, họ đều cho rằng màu sắc quần áo khác nhau tạo ra ấn tượng đặc thù.

23% người cho rằng trang phục màu xanh lam cho thấy ứng viên là một người có tinh thần làm việc nhóm; 15% cho rằng quần áo màu đen thể hiện ứng viên có tố chất tổ chức và lãnh đạo; 25% lại nghĩ trang phục nhiều màu gây cảm giác khó chịu và gây cho họ cảm giác ứng cử viên là người thiếu chuyên nghiệp.

Dưới đây là đặc tính điển hình của một số màu trang phục khác:

  • Màu xám: người có tư duy lôgic và phân tích
  • Màu trắng: người có tính tổ chức cao
  • Màu nâu: người đáng tin cậy
  • Màu đỏ: người mạnh mẽ, năng động.

4. Điều chỉnh câu trả lời phù hợp tuổi tác người phỏng vấn

Tạp chí đại học haarvard trong đánh giá tuyển dụng năm 2024

Bạn có thể tiên liệu được nhiều điều về người phỏng vấn và những gì họ muốn nghe dựa trên yếu tố tuổi tác. Hãy điều chỉnh cách trả lời, cách đưa thông tin trong quá trình phỏng vấn một cách phù hợp.

Người phỏng vấn từ 20 đến 30 tuổi: Sử dụng thông tin mang tính trực quan giàu hình ảnh, tập trung nhấn mạnh vào năng lực và những công việc mang tính đa nhiệm bạn có thể đảm trách.

Người phỏng vấn từ 30 đến 50 tuổi: Nhấn mạnh sự sáng tạo của bản thân, đề cập đến sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc đã góp phần làm nên thành công của bạn như thế nào.

Người phỏng vấn từ 50 đến 70 tuổi: Thể hiện sự chăm chỉ, mẫn cán và sự trân trọng của bạn đối với những gì họ đã đạt được.

Người phỏng vấn từ 70 đến 90 tuổi: Hãy nói về sự trung thành và các cam kết của bạn với các công việc trước đây.

5. Mở rộng hoặc khum bàn tay

Các chuyển động và hình dáng của bàn tay truyền tải ấn tượng lớn đối với nhà tuyển dụng.

Mở lòng bàn tay hướng về người phỏng vấn, cho thấy sự chân thành; khum chụm các ngón tay tạo thành hình quả chuông cho thấy sự tự tin; thường xuyên không đặt tay xuống bàn, thể hiện sự lấn át; gõ nhẹ ngón tay, biểu hiện sự thiếu kiên nhẫn; gấp cánh tay, thể hiện sự thất vọng.

Tuy nhiên lạm dụng việc sử dụng các ngôn ngữ cử chỉ này sẽ dễ khiến bạn mất tập trung.

6. Tìm điểm chung với người phỏng vấn

Theo “Giả thuyết thu hút tương tự”, chúng ta có xu hướng thích những người có cùng điểm chung.

Vì vậy, nếu bạn biết người phỏng vấn thực sự có xu hướng thích điều gì, thì bạn hãy cố gắng đưa chủ đề đó vào cuộc phỏng vấn ở mức độ phù hợp nhất có thể.

7. Tương tác với người phỏng vấn qua ngôn ngữ cơ thể của họ

Tạp chí đại học haarvard trong đánh giá tuyển dụng năm 2024

“Hiệu ứng tắc kè hoa” là một hiện tượng tâm lý cho thấy con người có khuynh hướng ưa thích giống khi họ thể hiện ngôn ngữ cơ thể tương tự.

Chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể Patti Wood cho rằng điều này cũng giống như bạn đang khiêu vũ cùng ai đó, bạn phải thể hiện sự hết mình nếu không bạn sẽ bị đánh giá là thiếu sự quan tâm, không thực tâm thậm chí bị cho là đang nói dối.

Vì vậy, nếu người phỏng vấn đang nghiêng người về phía trước và đặt tay lên bàn, bạn cũng nên làm như vậy. Tuy nhiên đừng để người phỏng vấn thấy rằng anh ta đang bị bạn sao chép.

8. Khen ngợi chân thành, đừng PR quá lố cho bản thân

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Washington và Đại học Florida, đã phát hiện ra rằng những sinh viên tự chủ động làm quen người phỏng vấn và không có dụng ý lợi dụng để tự PR cho bản thân có xu hướng dễ được tuyển dụng hơn.

Ngược lại, những sinh viên ca ngợi thái quá hình ảnh của công ty và cố tỏ vẻ sự nhiệt tình và sự phù hợp của mình đối với công việc, lại ít nhận được sự đánh giá cao từ nhà tuyển dụng. Vì những ứng viên này đang đi quá xa so với những gì người phỏng vấn thực sự cần cho vị trí họ đang tìm kiếm.

9. Thể hiện sự tự tin và sự tôn trọng

Trong cuốn sách “Bạn và Thù”, Adam Galinsky và Maurice Schweitzer, giáo sư nổi tiếng ngành quản trị kinh doanh, cho rằng thành công trong kinh doanh thường là vấn đề của sự cạnh tranh và hợp tác.

Trong cuộc phỏng vấn xin việc, điều này có nghĩa là bạn phải tỏ ra tôn trọng người phỏng vấn, đồng thời thể hiện sự tự tin vào bản thân. Để thể hiện điều này, bạn có thể nói như sau: Tôi yêu công việc của anh/chị trên … [lĩnh vực hoạt động của người phỏng vấn]. Nó nhắc tôi về công việc của tôi trên … [lĩnh vực hoạt động của người được phỏng vấn].

10. Hãy thẳng thắn thừa nhận điểm yếu của bạn

Khi bị hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?“. Bạn hãy sử dụng chính cơ hội này để nâng điểm mạnh của mình lên. Bạn có thể trả lời: “Điểm yếu lớn nhất của tôi là tính cầu toàn” hoặc ” Điểm yếu lớn nhất của tôi là thường hay làm việc quá sức.”

Tuy nhiên, hãy cận trọng “khiêm tốn kiểu giả nai”, hoặc sự khoác lác được che dấu bởi sự than phiền giả tạo có thể tạo ra một tác dụng ngược đối với người phỏng vấn. Vẫn là không ngoan hơn nếu như nói về điều gì đó chân thực và chân thành, thay vì nói về những thứ mà người phỏng vấn thừa biết là bạn đang diễn.

11. Hãy nghĩ mình là gã khổng lồ

Ngoại hình mạnh mẽ kết hợp và phong thái đĩnh đạc như một nhà lãnh thực thụ sẽ cho bạn cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn trong giao tiếp. Trong một nghiên cứu gần đây của Đại học New York và Đại học Columbia, người tham gia được yêu cầu viết về thời gian mà họ thấy bản thân có ảnh hưởng lớn nhất đến người khác đều cho rằng đó chính là khoảng thời gian họ đảm nhiệm các vai trò trưởng nhóm hoặc lãnh đạo nhóm trong quá trình khảo sát, họ còn cho biết dư âm của sự tự tin và sự ảnh hưởng này còn kéo dài nhiều ngày sau đó. Do đó, bạn có thể áp dụng chiến lược này để tạo sự tự tin và sự ảnh hưởng đối với người khác: Trước khi ngồi vào bàn phỏng vấn hãy viết ra một số nội dung công việc như thể bạn đã là một lãnh đạo thực thụ.

12. Hãy nói một cách diễn cảm

Nếu bạn muốn được đánh giá là người thông minh, hãy tránh nói chuyện bằng một giọng đơn điệu. Theo Leonard Mlodinow, tác giả của cuốn “Tâm thức của bạn vô thức quy định hành vi của bạn như thế nào”, nếu hai người nói chính xác cùng một từ, người nói nhanh hơn và to hơn, ít bị vấp hơn và biến điệu lớn hơn sẽ được đánh giá là năng động hơn và thông minh hơn. Bài thuyết trình diễn cảm bài có sự đa dạng về ngữ điệu và âm lượng và tránh được sự nhát ngừng không cần thiết, giúp nâng cao sự tin tưởng và dễ được đánh giá là một người thông minh, nhạy bén.

Tốc độ nói chậm hay nhanh phụ thuộc vào mức độ quan trọng của thông tin. Nếu bạn sơ lược tóm tắt thông tin, nên nói nhanh. Khi đưa ra một khai khái niệm quan trọng, bạn nên nói chậm lại với âm lượng lớn hơn để người nghe có thời gian và chú tập trung hơn vào thông tin bạn muốn truyền đạt.

13. Hãy sử dụng ánh mắt khi giao tiếp với người phỏng

Đừng quá rụt rè khi giao tiếp, hãy nhìn vào mắt họ. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northeastern University yêu cầu người tham gia đánh giá về mức độ thông minh của hai nhân vật hoàn toàn xa lạ xuất hiện trong một đoạn video. Kết quả cho thấy nhân vật sử dụng ánh mắt khi giao tiếp nhiều hơn được đánh giá là người thông minh hơn.

14. Vừa thân thiện vừa quyết đoán

Một nghiên cứu khá thú vị từ Đại học Guelph Canada, đã tìm cách lý giải tại sao các ứng viên càng tỏ vẻ lo lắng càng ít có khả năng được tuyển dụng.

Đó không phải là vấn đề căng thẳng thần kinh thường nghĩ, tâm trạng quá lo âu khiến bạn mất hứng thú, phân tâm và thiếu đi sự quyết đoán. Sự lo âu này làm bạn mất kiểm soát nhịp thở, tốc độ nói và nói nhát ngừng. Vì sự nhát ngừng này, bạn bị đánh giá là thiếu năng lực và thiếu tự tin cần thiết để hoàn công việc.

15. Hãy trưng bày một cách có chọn lọc tiềm năng của bạn

Bạn rất dễ bị sa đà vào việc nói quá nhiều về những thành tích trong quá khứ. Thay vào đó, bạn nên tập trung hơn vào những gì bạn có thể làm trong tương lai, nếu bạn được tuyển dụng.

Trong một nghiên cứu của từ Đại học Stanford và Đại học Harvard, người tham gia được chia làm hai nhóm và nhận được thông tin khác nhau về cùng một ứng viên giả định: Một nhóm được thông tin là ứng viên có 2 năm kinh nghiệm và đã đạt điểm cao trong bài kiểm tra thành tích lãnh đạo; nhóm còn được thông tin ứng viên không có kinh nghiệm và đã đạt điểm cao trong bài kiểm tra về khả năng lãnh đạo.

Người tham gia khảo sát đều cho rằng chính thông tin về tiềm năng tương lai của ứng viên khiến họ bị thuyết phục hơn khi so với thông tin về những thành công trong quá khứ.

Theo nhà tâm lý học Heidi Halvorson, não chúng ta thường chú ý hơn đến thông tin không rõ ràng và có xu hướng muốn tiếp tục giải mã làm rõ. Điều này có nghĩa chúng ta sẽ phải dành thêm thông tin phân tích những thông tin đó, nếu thông tin đó tích cực, chúng ta sẽ có cách nhìn ưu ái hơn về năng lực của người liên quan đến thông tin đó.

16. Chuẩn bị cho những câu hỏi khó

Tạp chí Harvard Business Review đã có cuộc trao đổi với ông John Lees, tác giả cuốn sách “Chuyên gia phỏng vấn: Làm thế nào để có được công việc bạn mong muốn”, ông khuyên các ứng viên cần chuẩn bị tốt cho những câu hỏi khó. Ví dụ như:

– Nếu bạn bị sa thải, bạn sẽ làm như thế nào?

– Giống như hàng trăm người khác, tôi có thể mất việc khi công ty phải thu hẹp quy mô sản xuất. Với tôi, đây lại là cơ hội, để tôi nhìn lại những kỹ năng mà tôi có và xác định lại chiến lược phát triển cho mình trong tương lai.

Chuyển câu trả lời từ quá khứ sang hiện tại và duy trì cuộc phỏng vấn theo cách thức thoải mái nhất có thể.

17. Đừng cười quá nhiều

Không cần phải tỏ ra quá nghiêm nghị, nhưng bạn cũng cần tránh luôn giữ một nụ cười quá tự nhiên trên khuôn mặt. Nghiên cứu cho thấy rằng, đối với một số nghề nghiệp, cười quá nhiều có thể làm giảm cơ hội của bạn khi phỏng vấn xin việc.

Trong một nghiên cứu của Khoa Cựu chiến binh thuộc Đại học Northeastern và Đại học Lausanne, các nhà nghiên cứu yêu cầu một nhóm sinh viên đóng vai ứng viên. Họ phát hiện ra rằng những sinh viên nhập vai ứng viên vị trí phóng viên, quản lý và trợ lý nghiên báo chí ít có khả năng được tuyển khi hay mỉm cười. Như vậy có thể thấy không phải lúc nào nụ cười cũng làm người khác dễ chịu.

18. Hãy nhiệt huyết

Theo tác giả Jonathan Golding và Anne Lipert viết trên tạp chí Tâm lý học Ngày nay, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhìn chung ứng viên thể hiện được sự nhiệt huyết cũng như sự hứng khởi có nhiều khả năng được tuyển dụng cao hơn.

Các tác giả này cho biết “Những ứng viên tạo được ấn tượng tốt hơn, mức nhiệt huyết lớn hơn, giọng nói và âm lượng thuyết phục hơn sẽ có nhiều cơ hội gọi phỏng vấn lần hai so với những người khác”.

19. Đừng coi nhẹ những câu chuyện nhàn đàm trước mỗi cuộc phỏng vấn chính thức

Nghiên cứu gần đây cho thấy cuộc nói chuyện mào đầu trước khi bắt đầu phỏng vấn chính thức được các nhà tâm lý học gọi đây là “giai đoạn gây dựng thiện cảm” – có thể có ảnh hưởng lớn đến ấn tượng của người phỏng vấn.

Trong nghiên cứu này, do các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Georgia, Đại học Texas A&M và Texas Christian University tiến hành, nhận thấy các ứng viên chủ động giao tiếp làm quen trước phỏng vấn thường có điểm đánh giá cao hơn những ứng viên xem nhẹ việc giao tiếp này. Điều này cho thấy ấn tượng đầu tiên của người phỏng vấn đã gây ảnh hưởng nhất định đến toàn bộ quá trình phỏng vấn của họ.

20. Đi tắt kịch bản

Đây là gợi ý của một giáo sư tại Đại học Bang Ohio và Trường Quản lý Kellogg. Ông cho rằng người phỏng vấn và người được phỏng vấn thường có xu hướng đi theo “lối mòn nhất định”, cả hai đều tập trung vào thông tin sẵn có hồ sơ có sẵn của ứng viên.

Một nhà quản lý có kinh nghiệm chia sẻ kinh nghiệm cách mà anh ta đã sử dụng để phá vỡ cách đặt câu hỏi kiểu lối mòn của người phỏng vấn như sau: “Hãy để tôi nói với anh/chị về một nội dung không có trong CV của tôi nhé.” Lập tức anh ta nhận được sự chú ý của người phỏng vấn, người phỏng vấn không còn đọc những câu hỏi có sẵn một cách vô hồn nữa.

21. Hãy hỏi người phỏng vấn tại sao họ lại mời bạn đến tham gia phỏng vấn

“Tại sao bạn mời tôi đến phỏng vấn hôm nay?” Có vẻ là một câu hỏi khá kỳ lạ. Nhưng theo nhà tâm lý học Robert Cialdini, nó khá hiệu quả. Nó thu hút sự chú ý của người phỏng vấn đến những điểm mạnh của bạn và những lý do họ thích bạn.

Ông Cialdini nói “Bạn sẽ khiến người đang đánh giá bạn tập trung vào mặt tích cực và những yếu tố lợi thế của bạn, và họ sẽ có suy nghĩ về bạn theo cách tích cực hơn”.

Cần bao nhiêu điểm để vào Đại học Harvard?

Điểm trung bình ACT là 21 nhưng để trúng tuyển Harvard, sinh viên cần đạt điểm cao hơn rất nhiều điểm trung bình, khoảng từ 35 trở lên. Tương tự vậy, để trúng tuyển vào 1 trong các trường khối Ivy League thì bạn cần đạt 30 điểm trở lên. >>

Việt Nam có bao nhiêu người học Đại học Harvard?

1. Việt Nam có bao nhiêu người học Đại học Havard? Theo chia sẻ của Giáo sư Drew Gilpin Faust, hiện đang có 16 sinh viên người Việt Nam đang theo học tại Đại học Havard.

Học bổng Harvard bao nhiêu tiền?

Học bổng cho sinh viên quốc tế khi chọn học tại HarvardMức học bổng trung bình dao động 30.000 - 40.000 USD/năm và được cấp theo từng năm. Vậy nên sinh viên phải duy trì kết học học tập để có thể nhận đợt trợ cấp cho những năm học tiếp theo.

Trường Đại học Harvard ở đâu?

Viện Đại học Harvard (tiếng Anh: Harvard University), còn gọi là Đại học Harvard, là một viện đại học tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy nằm ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng và danh tiếng của mình ,Harvard là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới.