Thế nào là bản chất con người

+ Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.

* Về phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội.

Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng còn là một bộ phận của giới tự nhiên, phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên

Con người có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan. Đây chính là điểm khác biệt đặc biệt, rất quan trọng giữa con người và các thực thể sinh học khác.

* Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội.

Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. Lao động đã góp phần cải tạo bản năng sinh học của con người, làm cho con người trở thành con người đúng nghĩa của nó.

Tính xã hội của con người chỉ có trong “xã hội loài người”, con người không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với con vật

Hoạt động và giao tiếp của con người đã sinh ra ý thức người. Tư duy, ý thức của con người chỉ có thể phát triển trong lao động và giao tiếp xã hội với nhau. Cũng nhờ có lao động và giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện và phát triển. Ngôn ngữ và tư duy của con người thể hiện tập trung và nổi trội tính xã hội của con người, là một trong những biểu hiện rõ nhất phương diện con người là một thực thể xã hội.

- Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người

+ Chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người.

- Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

+ Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người.

+ Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường xác định. Đó là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và xã hội.

Một mặt, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, để tồn tại và phát triển phải quan hệ với giới tự nhiên, phải phụ thuộc vào giới tự nhiên, thu nhận và sử dụng các nguồn lực của tự nhiên để cải biến chúng cho phù hợp với nhu cầu của chính mình.

Mặt khác, là một bộ phận của tự nhiên, con người cũng phải tuân theo các quy luật của tự nhiên. Nó vừa tiếp nhận, thích nghi, hòa nhịp với giới tự nhiên, nhưng cũng bằng cách đó cải biến giới tự nhiên để thích ứng và biến đổi chính mình.

+ Con người cũng tồn tại trong môi trường xã hội. Chính nhờ môi trường xã hội mà con người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội..

- Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội

+ Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”.

+ Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau.

Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.

Bản chất (bản tính) con người là cách thức chúng ta phản ứng và hành động tương tác với các sự vật, sự việc có tác động tới chúng ta 1 cách cố chấp.

Người ta thường nói: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Rất nhiều người trong chúng ta cho rằng bản chất (bản tính) là không thể thay đổi nên không chú trọng để chủ động tự thay đổi hoặc loại bỏ nó để làm chủ vận mệnh, làm chủ cuộc sống của mình. Trước tác động của sự thay đổi của các sự vật, sự việc bên ngoài như môi trường thay đổi, các mối quan hệ xã hội thay đổi, các điều kiện sống, điều kiện làm việc thay đổi, hoặc bên trong như các nhu cầu của bản thân thay đổi, trí tuệ của chúng ta phát triển, của các yếu tố nội tại khác của bản thân chúng ta thay đổi, nếu cứ cố bám víu, cố chấp vào các thói quen cũ đã hình thành từ trước, bám víu vào cái Tôi (Ego) sẽ tiếp tục khiến chúng ta mất thêm rất nhiều cơ hội, mất thêm rất nhiều giá trị lợi ích đáng giá.

Thế nào là bản chất con người

Bản chất (bản tính) con người là gì?

Bản chất (bản tính) con người chúng ta nói ở đây không phải là về khía cạnh triết học, hay y học, mà là về khía cạnh tâm lý, tâm linh, về cách thức tư duy, hành động, phản ứng của chúng ta trước các sự vật, sự việc khi chúng tác động tới bản thân mình. Khi các cách thức tư duy, phản ứng và hành động của chúng ta mỗi khi ứng phó với các sự vật, sự việc tương tự nhau xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là nhất quán một cách cố chấp để phải chịu sự thiệt hại, mất mát, hoặc tổn thương thì mới được gọi là bản chất (bản tính) của con người chúng ta.

Bản chất (bản tính) là cái cảm tính cố chấp, bất chấp lợi hại, dù hại vẫn làm. Nó ngược với trí tuệ, sự thông minh có khả năng đánh giá nhận xét vấn đề một cách sáng suốt rồi mới hành động và phản ứng một cách chính xác đem lại lợi ích cho bản thân mình. Chúng ta dễ bị lầm tưởng bản tính (bản chất) là cái nguyên bản mà khi sinh ra đời chúng ta đã có sẵn rồi. Cái này không đúng, vì cái nguyên bản đã có sẵn từ khi sinh ra vẫn dễ dàng bị thay đổi hoặc bị loại bỏ, đồng thời, các bản chất (bản tính) vẫn dễ dàng được tạo dựng trong quá trình sống của chúng ta.

Bản chất (bản tính) có thể được thay đổi hoặc bị loại bỏ hoàn toàn khi trí tuệ của chúng ta phát triển, khi chúng ta hiểu rõ về nó, khi chúng ta có khả năng làm chủ bản thân, làm chủ cảm xúc của mình.

Bản chất (bản tính) của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, bản chất (bản tính) con người là thay đổi được, là loại bỏ được, xem thêm “Làm sao để thay đổi bản chất (bản tính) con người?”

Bản chất con người là gì ví dụ?

Ví dụ bản chất: Bản chất của con người là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong cuộc sống. Nếu bất cứ người nào không có bất cứ mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải là con người theo đúng nghĩa.

Con người là như thể nào?

Con người là một dạng sinh vật sống trên Trái Đất với các tiến hóa cao nhất của động vật sống, có tri thức, ý thức. Các nhận thức và hành động tác động lên nhau để hình thành với những nhu cầu, đáp ứng cho nhu cầu của con người.

Con người và bản chất con người là gì?

Con người là sự thống nhất giữa cá nhân xã hội, cá nhân với giai cấp, dân tộc nhân loại, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Do vậy, sự phát triển tự do của mỗi người tất yếu điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người.

Bản chất của con người được quyết định bởi gì?

Bản chất con người được qui định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tức là bị qui định bởi mối quan hệ giữa người với người.