Tìm kiếm de tài nghiên cứu khoa học

Bạn muốn làm nghiên cứu khoa học, nhưng chưa biết cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học để tham khảo? Bạn cảm thấy khó khăn khi không biết lựa chọn những tài liệu uy tín và hiệu quả cao?

Vậy thì chúc mừng bạn, bạn đã tìm đúng bài viết nơi có thể cho bạn những cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học nhanh và chính xác nhất.

Trước hết, cần hiểu rằng việc tìm kiếm tài liệu nghiên cứu là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng khi bạn muốn bắt đầu làm một bài nghiên cứu khoa học. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hướng đi của bài viết.

Vậy nên trong nội dung này, MOSL sẽ cho bạn một cái nhìn khách quan về các loại tài liệu nghiên cứu khoa học, các bước để tìm tài liệu nghiên cứu khoa học hiệu quả cùng với một số mẹo vặt để tìm kiếm tài liệu nhanh, chính xác nhất.

Cuối cùng MOSL sẽ cung cấp cho các bạn nguồn những trang website tìm tài liệu nghiên cứu online giúp bạn hoàn thành được bài viết của mình.

#1 Tài liệu nghiên cứu khoa học là gì?

Ở phần mở đầu của bài biết, MOSL đã khẳng định rằng nguồn tài liệu trong nghiên cứu là một phần quan trọng và không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu công trình khoa học. Tại sao lại như vậy?

Bởi đối với những người đã có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học lâu năm hay nhạy bén trong việc tìm kiếm tài liẹu tham khảo thì họ sẽ biết rằng khi tiếp cận được những tài liệu nghiên cứu khoa học uy tín với độ chính xác cao, bạn sẽ có được các thông tin cụ thể và chất lượng, giúp ích rất lớn cho đề tài nghiên cứu của mình.

Ngược lại, một khi bạn không biết cách xác định và tìm kiếm tài liệu nghiên cứu hay tiếp cận những tài liệu với độ uy tín thấp, không đúng với định hướng của đề tài thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của bài viết.

Vậy các tài liệu nghiên cứu khoa học là nguồn thông tin từ những công trình nghiên cứu khoa học trước, có mối quan hệ mật thiết và tiền đề cho các đề tài nghiên cứu khoa học hiện tại được hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

#2 Các bước tìm tài liệu nghiên cứu khoa học hiệu quả.

Trước khi đến các công cụ và tuyệt chiêu cụ thể thì cần nắm kiến thức về những bước chuẩn bị cho tìm kiếm tài liệu hiệu quả, bao gồm:

2.1  Định hướng tìm kiếm nguồn tài liệu

Trong giai đoạn mới bắt đầu tiếp cận hoặc tìm hiểu về những đề tài, vấn đề trong nghiên cứu, việc định hướng tìm kiếm nguồn tài liệu là công đoạn vô cùng quan trọng giúp bạn hình thành nên những ý tưởng để phục vụ đề tài và xác định được nguồn tài liệu mà mình sẽ sử dụng.

Từ đó bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn thành bài viết nghiên cứu của mình một cách hiệu quả.

2.1.1 Hình thành ý tưởng nghiên cứu

Đây là giai đoạn đầu tiên giúp bạn có thể nhanh chóng đưa ra cho mình những sự lựa chọn và cân nhắc để hoàn thiện bước đầu nghiên cứu. Tuy nhiên, để có thể làm được điều này, bạn cần dành thời gian để suy nghĩ, động não có thể đi theo 3 bước lần lượt sau:  

  • Suy nghĩ và liệt kê một cách tự do các ý tưởng.
  • Phân loại và sắp xếp các ý tưởng hợp lý
  • Chọn lựa ra các ý tưởng phù hợp với đề tài nghiên cứu của bản thân.

Với bước đầu tiên, bạn có thể sáng tạo và liệt kê hết tất cả những ý tưởng của bản thân dựa trên suy nghĩ của mình. Nghe có vẻ khá là mất thời gian nhưng đây lại chính là nền móng ban đầu và tạo nguồn cho các ý tưởng sau.

Tiếp theo là quá trình phân loại và sắp xếp các ý tưởng của mình sao cho hợp lí và dễ dàng xem xét cân nhắc với mục đích nghiên cứu ban đầu.

Sau đó lựa chọn ra các ý tưởng phù hợp trong số các ý tưởng đã được phân loại ban đầu chính là bước cuối cùng để bạn hình thành nên ý tưởng của đề tài. Đây cũng được xem là bước quan trọng, cần sự cân nhắc giữa tính thiết thực, ý nghĩa và sự tác động của ý tưởng đối với đề tài nghiên cứu để lựa chọn.

2.1.2 Xác định nguồn tài liệu sử dụng

Sau khi hình thành xong ý tưởng nghiên cứu cho đề tài, giai đoạn tiếp theo cũng quan trọng không kém mà bạn cần phải xem xét và lựa chọn kỹ càng đó là xác định nguồn tài liệu sẽ sử dụng cho bài nghiên cứu. Bởi tương ứng với mỗi ý tưởng nghiên cứu sẽ có những nguồn cung cấp khác nhau phù hợp để tìm hiểu.

Đặc biệt khi hiểu rõ những đặc điểm của từng nguồn tài liệu sẽ giúp các bạn nhanh chóng xác định nguồn tài liệu phù hợp với đề tài và góp phần nâng cao chất lượng bài viết.

Top 3 nguồn tài liệu tham khảo mà MOSL cung cấp cho các bạn như:

  • Thư viện online: Đây như là một cơ sở dữ liệu trực tuyến bao gồm sách, tạp chí, các tài liệu nghe nhìn, văn bản nhà nước, các luận văn luận án…

Ưu điểm của thư viện online là tính đa dạng, phong phú từ những bài báo cáo luận văn mẫu, gần gũi bởi các bài tiểu luận mẫu của sinh viên và bạn cũng có thể dowload luận văn miễn phí để tham khảo trực tiếp.

Tuy nhiên, nhược điểm ở đây là bạn sẽ khó có thể biết được độ tin cậy và tính đúng đắn từ các tài liệu, thông tin đó.

Trang web học liệu trực tuyến

  • Bách khoa toàn thư: Đây là những nguồn tài liệu uy tín và vô cùng chất lượng được soạn bởi các chuyên gia cùng vô vàn các lĩnh vực khác nhau để các bạn có thể đào sâu tìm hiểu.

Tuy nhiên, nó lại tồn tại dưới dạng những quyển sách nên quá trình tìm kiếm khá khó khăn và chiếm nhiều thời gian hơn các nguồn tài liệu khác.

  • Tạp chí nghiên cứu khoa học: Không kém so với bách khoa toàn thư, tạp chí nghiên cứu khoa học cũng là một trong số những nguồn tài liệu được ưu tiên hàng đầu khi sử dụng để tham khảo cho các bài nghiên cứu với độ uy tín và sự chặt chẽ trong các bài biết của những nhà nghiên cứu được đăng lên tạp chí.

Tuy nhiên, hầu hết các bài báo cáo được viết trên tạp chí đều bằng tiếng nước ngoài nên sẽ khá khó khăn đối với những bạn không có khả năng ngoại ngữ tốt.

Ngoài ra, còn một số nguồn trang web tìm kiếm tài liệu trực tuyến và các trang web download bài báo khoa học rất hiệu quả dành cho các bạn độc giải nhưng MOSL sẽ để ở phần cuối cùng của bài viết. Vậy nên các bạn hãy đọc đến cuối bài viết để bỏ túi cho mình những nguồn trang web bổ ích này nhé.

2.2 Cách tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học nhanh chóng

Sau khi đã hoàn thành bước đầu tiên với hai giai đoạn chính là hình thành ý tưởng và xác định nguồn tài liệu sử dụng, bạn sẽ bắt tay vào tìm kiếm những tài liệu nghiên cứu để phục vụ cho đề tài báo cáo của mình.

Tuy nhiên, tìm kiếm bằng cách nào và có những mẹo gì có thể giúp chúng ta tìm kiếm tài liệu mong muốn một cách nhanh chóng và dễ dàng không?

Thông thường chúng ta sẽ tìm kiếm các thông tin chủ yếu qua công cụ Google và search một cách truyền thống toàn. Tuy nhiên làm như vậy chúng ta sẽ dễ bị bỏ lỡ nhưng bài báo cáo, luận văn mẫu hay tài liệu nghiên cứu hay ho hơn mà chưa thể tìm kiếm đến.

Vậy nên MOSL sẽ cung cấp cho các bạn một số phương thức khai thác thông tin nhanh chóng và hiệu quả nhất:

2.2.1 Tìm kiếm thông tin qua các phụ mục

Với phương thức này, các bạn chỉ cần nhấp chuột lên mục mà mình mong muốn, sau đó sẽ đi đến lần lượt từng phụ mục từ lớn đến nhỏ và cuối cùng tới khi nào thấy được website đúng với mong muốn và nhu cầu tìm kiếm của bản thân.

2.2.2 Tìm kiếm thông tin qua các từ khoá cụ thể

Với phương thức này, bạn cần phải xác định những từ khoá chính trong đề tài của mình và thông qua công cụ Google truyền thống để tìm đến những bài viết có liên quan tới từ khoá.

Tuy nhiên, cách tìm tài liệu này sẽ chiếm khá nhiều thời gian của bạn trong việc chọn lựa và xác định độ tin cậy của các bài báo cáo, luận văn mẫu hay những trang website được hiển thị trong quá trình tìm kiếm.

2.2.3 Tìm kiếm thông tin qua các mẹo dấu câu, cú pháp.

Để rút gọn và tiết kiệm thời gian trong quá trình tìm kiếm thông tin từ các trang website, các bạn có thể áp dụng một số mẹo để lọc bớt các tìm kiếm không liên quan đến đề tài nghiên cứu.

  • Sử dụng dấu ngoặc kép: Việc sử dụng dấu ngoặc kép trong quá trình tìm kiếm tài liệu nghiên cứu đối với các từ khoá sẽ giúp các bạn thu hẹp được phạm vi tìm kiếm, hạn chế các từ khoá có sự tương đồng về mặt ngữ âm gây ra nhầm lẫn trong quá trình tìm kiếm tài liệu.

Ví dụ: Khi nghiên cứu về tỷ lệ thất nghiệp của lao động Việt Nam năm 2020, bạn chỉ cần gõ từ khoá “tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam 2020” thì kết quả sẽ được thu hẹp và dễ dàng cho bạn tìm kiếm thông tin với độ chính xác cao.

  • Sử dụng dấu gạch ngang: Việc sử dụng dấu gạch sẽ giúp bạn loại bỏ được các hạn chế, điều không mong muốn ngang trong quá trình tìm kiếm tài liệu.

Ví dụ: Khi bạn muốn nghiên cứu về tỷ lệ xuất khẩu gạo của Việt Nam và năm 2018 không nằm trong phạm vi nghiên cứu của bạn. Vậy nên để rút ngắn thời gian tìm kiếm, bạn có thể gõ tìm kiếm : “Tỷ lệ xuất khẩu gạo Việt Nam – 2018”.

  • Sử dụng cú pháp (+): Khi sử dụng cú pháp này, bạn có thể kết hợp được những từ khoá có liên quan với nhau và bắt buộc phải có trong kết quả tìm kiếm.

Ví dụ: Thanh long Việt Nam + xuất khẩu

2.3 Cách chọn lọc nguồn tài liệu phù hợp và hiệu quả

Với hai bước trên, chúng ta đã hoàn thành được 2/3 chặng đường trong các bước tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học, cũng là những bước quan trọng, nền móng để bắt đầu nghiên cứu một bài khoa học chất lượng.

Để hoàn thiện đúng mục đích nghiên cứu ban đầu và đảm bảo chất lượng bài viết thì việc chọn lọc các nguồn tài liệu phù hợp là bước rất cần thiết khi tham khảo.

Có 3 yếu tố chính mà các bạn cần quan tâm khi chọc lựa nguồn tài liệu phù hợp với đề tài của mình:

  • Độ chính xác và khách quan khoa học của tài liệu:

Để kiểm định độ tin cậy và chính xác của tài liệu nghiên cứu, bạn có thể nhận diện qua các trang học thuật như Google Scholar, hoặc các trang có đuôi .gov, .org, .edu…

Đây là những trang web uy tín và được sử dụng rộng rãi bởi các nhà nghiên cứu, chuyên gia nên các bạn có thể yên tâm về độ chính xác cũng như khách quan của thông tin trong tài liệu.

  • Độ tin cậy của đơn vị phát hành tài liệu

Thông thường, các đơn vị phát hành tài liệu sẽ có những quy trình nghiêm ngặt và chặt chẽ trong quá trình xuất bản để mang đến những bài báo cáo chất lượng cho độc giả.

Vậy nên các bạn cần cân nhắc và xem xét về độ uy tín của các đơn vị phát bằng qua thứ hạng hoặc tiếng tăm trên các công cụ như Google Scholar hoặc Google để lựa chọn phù hợp với từng loại tài liệu.

Bên cạnh đó, để đánh giá độ tin cậy của các tạp chí khoa học, các bạn có thể xem xét ở chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor).

Với những tạp chí khoa học có chỉ số Impact Factor (IF) càng lớn thì độ uy tín và sự phát triển của tạp chí khoa học đó càng cao và là cơ sở để các bạn lựa chọn khi tìm kiếm nguồn tài liệu nghiên cứu.

  • Độ uy tín và kinh ngiệm của tác giả nghiên cứu

Với những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm dày dặn, kiến thức chuyên sâu về từng lĩnh vực cụ thể thì họ sẽ luôn có cái nhìn khách quan, sâu sắc hơn trong từng bài nghiên cứu của mình.

Do đó, các bạn nên ưu tiên tìm kiếm nhưng bài báo cáo của các thạc sĩ, tiến sĩ, nhà nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu của bản thân để phục vụ tốt hơn cho bài nghiên cứu của mình.

Quá trình tìm kiếm thông tin của các tác giả nghiên cứu để đánh giá có nhiều cách khác nhau như xem thông tin các nhà khoa học bằng Google Scholar, trang thông tin khoa học của các trường đại học, các blog cá nhân,…

#3 Website tìm tài liệu nghiên cứu khoa học hiệu quả.

Trong 2 phần đầu của bài viết, MOSL đã cho bạn cái nhìn tổng quan về các loại tài liệu nghiên cứu khoa học, các bước tìm kiếm tài liệu cũng như một số mẹo tìm tài liệu nhanh chóng, chính xác và cách chọn lọc nguồn tài liệu phù hợp.

Sau đây, MOSL sẽ cung cấp cho các bạn một số nguồn tài liệu và các trang website tìm kiếm tài liệu trực tuyến vô cùng bổ ích mà chắc chắn bạn sẽ cần dùng đến nếu muốn có một bài nghiên cứu khoa học chất lượng.

3.1 Top 3 nguồn tài liệu nghiên cứu khoa học

1.2.1 Bách khoa toàn thư

Bách khoa toàn thư (hay còn gọi là “Sách của các loại sách”), là tài liệu có đầy đủ các thông tin chính thống được biên soạn bởi các chuyên gia mà bạn nên biết.

Bạn có thể tìm kiếm tất cả những gì bạn thắc mắc ở đây bởi bách khoa toàn thư có chứa nhiều lĩnh vực kiến thức nhân loại, đưa ra những góc nhìn tổng quát, toàn bộ đối với nghiên cứu khoa học và được các nhà nghiên cứu khoa học luôn tin cậy sử dụng.

Sách bách khoa toàn thư Việt Nam

1.2.2 Sách chuyên ngành

Tại sao sách chuyên ngành lại là một trong những tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học bạn cần biết? Nó có gì khác so với các loại sách khác? Câu trả lời rằng sách chuyên ngành có thể xem là ưu tiên số 2 sau bách khoa toàn thư khi bạn bắt đầu vào tìm kiếm tài liệu nghiên cứu.

Đọc sách chuyên ngành sẽ giúp bạn đi sâu hơn vào được chủ đề mà bạn muốn nghiên cứu, giúp bạn tìm kiếm được những điều mới mẻ hơn, rõ ràng hơn mà các quyển sách khác không có.

Từ đó bạn có thể cải thiện và mở rộng phạm vi, kiến thức nghiên cứu của mình qua những thông tin hữu ích hay một số gợi ý từ sách chuyên ngành.

Sách chuyên ngành các bạn có thể tìm mượn tại thư viện trường, thư viện tổng hợp, …

Tìm tài liệu nghiên cứu khoa học từ sách chuyên ngành điện tử, cơ khí

1.2.3 Tạp chí nghiên cứu khoa học

Tạp chí nghiên cứu khoa học hay còn gọi là tạp chí học thuật, là một tạp chí xuất bản định kỳ có các bài báo được viết bởi các chuyên gia trong một lĩnh vực nghiên cứ cụ thể.

Đây là nơi bạn có thể yên tâm tìm kiếm và thoả sức đọc nghiền nghẫm với nhiều lĩnh vực cùng vô vàn đề tài khác nhau bởi các bài báo cáo trong tạp chí khoa học thường phức tạp và chặt chẽ hơn, quá trình chọn lọc và duyệt bài cũng vô cùng cẩn thận, mang độ uy tín và chính xác cao.

Điểm đặc biệt rằng tạp chí nghiên cứu khoa học luôn được cập nhật theo từng năm nên đây là một nguồn tài liệu cần thiết giúp bạn cập nhật được những tri thức mới mẻ, đảm bảo và phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình.

Tạp chí khoa học/ Các bài báo khoa học có thể tìm thấy dạng giấy tại thư viện lưu trữ của các trường đại học, thư viện tổng hợp, thư viện chuyên ngành nghiên cứu.

Ngoài ra, một dạng dễ tiếp cận hơn là dạng ebook (sách điện tử) của tạp chí khoa học bạn có thể tìm kiếm đọc trực tuyến tại các trang web nghiên cứu. Nếu muốn tải về thì xem hướng dẫn bên dưới của MOSL nhé.

Tạp chí Khoa học nghiên cứu sức khoẻ và phát triển

3.2 Tài liệu nghiên cứu tiếng Việt

  • Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến – Vietnam Journals Online

Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến là một cơ sở dữ liệu các tạp chí khoa học Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực khoa học, cho phép các độc giả tiếp cận với những tri thức khoa học được xuất bản tại Việt Nam.

Vì vậy độ uy tín của trang web rất cao và được đông đảo các nhà nghiên cứu sử dụng.

Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến – Vietnam Journals Online

Địa chỉ tìm kiếm: https://vjol.info.vn/

  • Trung tâm thư viện – tri thức số đại học Quốc gia Hà Nội

Trung tâm thư viện – tri thức số đại học Quốc gia Hà Nội là nơi lưu trữ vô vàn các tài liệu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ mọi đối tượng bạn đọc.

Các tài liệu luôn được cập nhật và thay đổi phù hợp theo từng năm giúp bạn tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, hiệu quả với độ chính xác cao mà bạn không nên bỏ qua. Các sách nghiên cứu khoa học,

Trung tâm thư viện – tri thức số đại học Quốc gia Hà Nội

Địa chỉ tìm kiếm: https://lic.vnu.edu.vn/vi

  •  Thư viện Học liệu mở Việt Nam

Thư viện Học liệu mở Viêt Nam được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam với các kho tàng tài nguyên, hàng ngàn thông tin, tài liệu liên quan tới nền giáo dục và truy cậo miễn phí trong môi trường giảng dạy, nghiên cứu dành cho người Việt.

Vậy nên đây cũng là một trong số các trang web mà bạn không nên bỏ lỡ khi tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học. Tại đây bạn có thể tải nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học hay, giáo trình, tạp chí hay tải bài báo khoa học miễn phí.

Thư viện Học liệu mở Việt Nam

Địa chỉ tìm kiếm: https://voer.edu.vn/

3.3 Tài liệu nghiên cứu tiếng Anh

Đây chắc hẳn là trang web vô cùng quen thuộc đối với các nhà nhiên cứu khoa học lâu năm và có dày dặn kinh nghiệm. Vậy gg scholar là gì và tại sao nó lại vô được ưa chuộng sử dụng đối với các nhà khoa học như vậy?

Google Scholar là một trang web học thuật cung cấp các tài liệu nghiên cứu khoa học trên quy mô rộng, giúp bạn dễ dàng tiếp cận với những văn bản có độ chính xác cao về các lĩnh vực cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Ngoài ra bạn có thể tìm thấy, đọc và tải bài báo khoa học miễn phí cực kỳ đa dạng tại đây.

Để hiểu rõ hơn những tính năng và cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học trên Google Scholar, cách khai thác thông tin hiệu quả, triệt để từ công cụ này, MOSL chia sẻ bài hướng dẫn chi tiết “GG Scholar là gì? Sử dụng hiệu quả để tìm tài liệu NCKH”

Tìm tài liệu nghiên cứu khoa học bằng Google Scholar cực hiệu quả

Địa chỉ tìm kiếm: https://scholar.google.com/

Nếu Google Scholar là một trang web học thuật giúp cung cấp cho độc giả các tài liệu khoa học với quy mô rộng nhằm tham khảo và tìm hiểu thì ResearchGate lại là một trang mạng cung cấp các cơ sở dữ liệu học thuật và là nơi chia sẻ những tài liệu học thuật bởi các nhà khoa học uy tín và nổi tiếng trên thế giới.

Đặc biệt ở mạng lưới này, bạn sẽ được tải và trích dẫn các nguồn tài liệu một cách miễn phí và có cơ hội tham khảo được những bài viết chuyên sâu từ mọi lĩnh vực của các nhà nghiên cứu.

Địa chỉ tìm kiếm: https://www.researchgate.net/

Bên cạnh Google Scholar, ResearchGate thì Sci – Hub là một website hoạt động với hình thức Thư viện nhằm cung cấp truy cập miễn phí cho hàng triệu tài liệu nghiên cứu và những cuốn sách điện tử.

Ở đây bạn có thể thoải mái xem và tham khảo các tài liệu nghiên cứu phục vụ cho bài nghiên cứu khoa học của mình.

Địa chỉ tìm kiếm: https://sci-hub.se/

Cuối cùng, MOSL muốn giới thiệu đến các bạn về Caltech THESIS, một trong những trang web cung cấp nhiều bài luận hay đặc biệt là các bài luận văn, luận án thạc sĩ hay tiến sĩ với độ chính xác cao được biên soạn và cập nhật bởi sinh viên Caltech.

Ngoài ra, việc chứa đựng nhiều tài liện liên quan đến mọi lĩnh vực nổi bật như ngành Kỹ thuật, Nhân văn, Chính trị, Cơ khí Hoá chất và Vật liệu, Cơ Điện tự,.. cũng là một lựa chọn thích hợp đối với những nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực này.

Tìm tài liệu nghiên cứu khoa học trên CaltechTHESIS

Địa chỉ tìm kiếm: https://thesis.library.caltech.edu/

# Kết luận

Như vậy qua bài viết này mosl.vn hi vọng có thể giúp bạn có thêm kiến thức về các cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học hiệu quả. Ngoài ra, các tài liệu về nghiên cứu khoa học được MOSL tổng hợp tại blog chia sẻ kiến thức nghiên cứu khoa học

Nếu trong quá trình thực hành bạn có thắc mắc cần giúp đỡ thì đừng ngại liên hệ với MOSL để được giúp đỡ nhé.