Trịnh xuân thanh bị bắt như thế nào năm 2024

Cơ quan Hình sự Quốc gia của Slovakia (NAKA) vừa mở lại thủ tục tố tụng hình sự vì những nghi ngờ tham nhũng trong vụ một số người của nước này dính líu vào vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Việt Nam vào năm 2017, truyền thông Slovakia dẫn lời cảnh sát trưởng Stefan Hamran cho biết hôm thứ Tư 1/12.

Ông Hamran lưu ý rằng cảnh sát Slovakia “đã biết đầy đủ về vụ việc” và cá nhân ông rất lo ngại về chuyện này.

“Các thủ tục tố tụng được đưa ra đang ở giai đoạn đầu mà tôi không thể bình luận công khai vào lúc này”, cơ quan báo chí TARS dẫn lời ông Hamran nói.

Cảnh sát trưởng Slovakia cho biết thêm rằng vụ việc cho đến nay vẫn chưa được cảnh sát nước này xử lý, mà chỉ mới do Thanh tra Bộ Nội vụ dưới sự giám sát của văn phòng công tố khu vực giải quyết.

Cựu chính trị gia Việt Nam và cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), Trịnh Xuân Thanh, được cho là đã bị bắt cóc từ Berlin về Việt Nam vào tháng 7/2017 khi đang trong thời gian xin tị nạn ở Đức, và ông được chính quyền Đức bảo vệ chính thức.

Phía Đức nói ông Thanh đã bị bắt cóc ở Berlin trước khi được chuyển đến Slovakia và sau đó đến Moscow trên một chiếc máy bay của chính phủ Slovakia.

Đã có những nghi ngờ cho rằng giới lãnh đạo Slovakia, bao gồm cả phó thủ tướng kiêm bộ trưởng nội vụ lúc bấy giờ là ông Robert Kalinak đã biết về vụ bắt cóc và chấp thuận cho sử dụng máy bay của chính phủ.

Máy bay chở ông Thanh cũng đã bay qua Ba Lan. Khi Bộ Nội vụ Slovakia xin phép sử dụng không phận Ba Lan, họ nói rằng đó là chuyến công du cấp nhà nước của bộ trưởng mặc dù bộ trưởng không có mặt trên máy bay.

Đức sau đó đã điều tra khả năng Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế trong vụ này. Đồng thời, họ xem xét khả năng vụ bắt cóc được thực hiện bằng cách sử dụng sai mục đích máy bay của chính phủ Slovakia.

Vụ việc đã làm tổn hại đáng kể quan hệ Việt-Đức. Bản án đầu tiên trong phiên tòa được thực hiện vào năm 2019 khi một trong những kẻ bắt cóc nhận 3 năm 3 tháng tù giam. Tòa án Đức tuyên bố rõ ràng rằng đây là một vụ bắt cóc.

Phía Việt Nam từ đầu đến nay bác bỏ cáo buộc bắc cóc, mà luôn khẳng định ông Trịnh Xuân Thanh “tự đầu thú”.

Ông Trịnh Xuân Thanh sau đó bị kết án tổng hợp tù chung thân vào năm 2018 với các tội danh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.

Động thái mới của Slovakia diễn ra sau khi một phiên tòa ở Đức vào tuần trước bắt đầu xét xử kẻ bắt cóc thứ hai sau khi người này bị bắt khi trở về châu Âu sau 5 năm ở Việt Nam.

“Để bí mật đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khối Schengen, bọn bắt cóc đã tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng tại Bratislava, chúng muốn lợi dụng để đưa kẻ bắt cóc vào phái đoàn Việt Nam nhằm tránh sự kiểm tra gắt gao tại sân bay”, các công tố viên Đức nói và cho rằng kế hoạch bắt cóc đã được vạch ra trong cuộc họp của các bộ trưởng Slovakia và Việt Nam.

Phái đoàn Việt Nam, trong đó có Bộ trưởng Công an Tô Lâm, sau đó đến Moscow trên chiếc máy bay mà chính phủ Slovakia cho mượn. Từ đó, họ quay trở lại Việt Nam.

Đức nói ông Trịnh Xuân Thanh đã bị nhân viên an ninh Việt Nam bắt cóc giữa ban ngày tại thủ đô Berlin hôm 13/7/2017

10 tháng 11 2022

Thủ tướng Đức có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam vào ngày Chủ Nhật tới, trước khi tới thăm Singapore và sau đó sẽ đi Bali dự hội nghị thượng đỉnh G20.

Tin về chuyến đi thứ hai này của ông Olaf Scholz tới Á châu được chính phủ Đức loan báo từ hồi đầu tháng, với xác nhận tháp tùng ông là một phái đoàn các doanh nhân Đức.

Lịch trình di chuyển cho thấy nhiều khả năng ông Scholz sẽ chỉ có một buổi chiều ngày 13/11 tại Hà Nội, và sẽ rời đi Singapore từ đầu giờ sáng thứ Hai.

Lịch trình 'một ngày' cũng được phía Đức nêu ra trong tuyên bố hồi đầu tháng.

"Trước khi tới dự hội nghị thượng đỉnh G20, Thủ tướng trước tiên sẽ tới thăm Việt Nam hôm Chủ Nhật 13/11, và sau đó là Singapore vào thứ Hai 14/11," phó phát ngôn viên chính phủ liên bang Đức, Wolfgan Buchner nói tại cuộc họp báo hôm 4/11.

Được biết tại Hà Nội, ông Scholz sẽ gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin cho hay tại Việt Nam, chủ đề nguồn cung ứng hàng hóa sẽ được đưa ra bàn thảo bên cạnh các chủ đề khác.

Trịnh xuân thanh bị bắt như thế nào năm 2024

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Thủ tướng Đức Olaf Scholz chuẩn bị có chuyến công du thứ nhì tới Á châu, sau chuyến thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng

Rạn nứt Việt - Đức sau vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'

Tuy nhiên, chuyến đi được cho là sẽ là "một bước đi" hướng tới việc tìm giải pháp tháo gỡ những rạn nứt ngoại giao giữa Hà Nội và Berlin liên quan tới vụ "bắt cóc kiểu Chiến tranh Lạnh", theo một luật sư người Đức.

Đức cáo buộc các nhân viên an ninh Việt Nam hôm 13/7/2017 đã tiến hành bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh giữa ban ngày tại một công viên ở trung tâm thủ đô Berlin, sau đó đưa ông này về Việt Nam qua ngả Bratislava của Slovakia.

Việt Nam bác bỏ, nói ông Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện về nước đầu thú, nhưng không giải thích ông Thanh đã về nước như thế nào. Ông này sau đó đã bị tòa Việt Nam đưa ra xét xử và bị hai án tù chung thân.

Vụ việc sau đó đã gây ra những rạn nứt nghiêm trọng giữa hai nước, với việc Berlin tuyên bố tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội.

Trịnh xuân thanh bị bắt như thế nào năm 2024

Chụp lại hình ảnh, Bà Schlagenhauf nói hiện bà vẫn đang là luật sư đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức

Bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, hôm 10/11 nói với BBC News Tiếng Việt rằng nỗ lực nhằm giải quyết vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' vẫn đang diễn ra giữa Đức và Việt Nam, và bà hy vọng rằng "chuyến thăm của ông Scholz tới Việt Nam sẽ là một bước nữa trong vấn đề đó".

Trong lúc tại Việt Nam, cái tên Trịnh Xuân Thanh có vẻ như đã dần 'nhường chỗ' cho hàng loạt các gương mặt mới bị bắt giữ, xét xử ồ ạt trong chiến dịch 'đốt lò' mấy năm qua, thì với giới chức Đức, đây vẫn là chủ đề quan trọng trong nghị trình làm việc.

"Lần đầu tiên, hồi cuối tháng Mười, hai người từ Đại sứ quán Đức [ở Hà Nội] đã được gặp và nói chuyện với ông ấy," luật sư Schlagenhauf cho BBC biết về tình hình của thân chủ mình.

Tòa Đức tiếp tục xét xử vụ 'bắt cóc kiểu Chiến tranh Lạnh'

Tại Berlin, Tòa Thượng thẩm hôm 2/11 mở phiên tòa xét xử một người Việt cư trú tại Cộng hòa Czech, bị cáo buộc có liên quan tới vụ bắt cóc từng gây chấn động nước Đức.

D ự kiến phiên xử sẽ kéo dài tới hết tháng 11/2022.

Bị cáo L. Anh Tu bị cáo buộc đã tham gia hoạt động gián điệp và đã lái một số xe chở đội an ninh mật của Việt Nam đi thực hiện vụ bắt cóc hôm 13/7/2017, sau đó tiếp tục chở ông Trịnh Xuân Thanh từ địa điểm bị bắt cóc vào Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin.

Có mặt tham dự phiên tòa, luật sư Schlagenhauf cho BBC biết đây là bị cáo là kẻ đồng phạm thứ hai, bị bắt tại Prague và dẫn độ về Đức để hầu tòa.

Ông này bị bắt hồi tháng 4/2022, theo lệnh bắt giữ của Đức và châu Âu.

Bà Schlagenhauf cho biết bị cáo L. Anh Tu cũng bị cáo buộc là có liên quan tới việc đưa thân chủ của bà về Việt Nam qua ngả Bratislava.

Trịnh xuân thanh bị bắt như thế nào năm 2024

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Long N. H., công dân Việt Nam sinh sống tại Cộng hòa Czech, là người đầu tiên bị tòa Đức ra án tù do có tham gia vụ 'bắt cóc người ở Berlin'

Hồi tháng 4/2018, tòa án Đức đã mở phiên tòa xét xử nghi phạm đầu tiên, bị cáo Long N. H. mang quốc tịch Việt Nam và Czech, thường trú tại Czech. Ông này bị bắt tại Prague hồi 8/2017 và bị dẫn độ về Đức vào tháng 8/2018.

Bị cáo Long N.H. sau đó bị tòa Berlin kết án ba năm 10 tháng tù tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ công an Việt Nam đột nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc người.

Ngày 28/9, trong buổi tiếp Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức Jochen Flasbarth, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược với Đức.

Trong khi đó, thăm Đức từ ngày 26 đến 27/9, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã tới chào Tổng thống, Chủ tịch Hội đồng liên bang, làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao.