Uống rota cách bại liệt bao lâu

Rotarix là vắc xin sống, giảm độc lực được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi phòng viêm dạ dày – ruột do Rotavirus tuýp huyết thanh G1 và không phải G1. Mặc dù trong thành phần chỉ có 1 tuýp G1P tuy nhiên vắc xin có khả năng bảo vệ chéo tất cả các tuýp G1 và không phải G1 (G2, G3, G4, G9).

Nguồn gốc

Vắc xin Rotarix được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học – GlaxoSmithKline (Bỉ).

Đường uống

  • Chỉ dùng đường uống.
  • Vắc xin Rotarix có khả năng bám dính rất tốt vì vậy sau khi uống nếu trẻ có nôn trớ thì cũng không cần uống liều khác. Tuy nhiên nếu xác định rằng đã bị nôn trớ phần lớn vắc xin thì có thể uống lại.

Chống chỉ định

  • Không dùng vắc xin Rotarix cho trẻ đã quá mẫn cảm ở lần uống đầu tiên hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Không dùng cho trẻ có dị tật bẩm sinh về đường tiêu hóa vì có thể dẫn đến lồng ruột (như túi thừa Mackel).

Thận trọng khi sử dụng

  • Nên tạm hoãn việc dùng vắc xin nếu trẻ đang bị sốt hoặc rối loạn tiêu hóa và bị nôn trớ. Tuy nhiên nếu trẻ bị cảm lạnh thì vẫn có thể dùng bình thường.
  • Đối với trẻ vừa uống vắc xin thì cần lưu ý giữ vệ sinh cá nhân như: rửa tay sau khi thay tã…
  • Chưa có dữ liệu về độ an toàn và hiệu lực của vắc xin đối với những trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa. Nên thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho các đối tượng này vì vắc xin có thể làm bệnh của trẻ trầm trọng hơn.
  • Chưa có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng trên trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát (bao gồm cả trẻ nhiễm HIV dương tính).
  • Cũng như các vắc xin khác, đáp ứng miễn dịch có thể không đạt được ở tất cả các trẻ uống vắc xin. Rotarix không ngừa được các trường hợp viêm dạ dày ruột mà không phải do Rotavirus.

Tác dụng không mong muốn

  • Bị kích thích, ăn kém hơn do mất cảm giác ngon miệng, có thể nôn trớ, đau bụng, đầy hơi hoặc đi ngoài.

Tương tác thuốc

  • Vắc xin Rotarix có thể dùng cùng thời điểm với các vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp khác như: vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván, vắc xin viêm gan B… Khi uống cùng với vắc xin bại liệt dạng uống (OPV) thì không thấy hiệu lực của vắc xin bại liệt bị ảnh hưởng mà ngược lại có sự suy giảm nhẹ đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng Rotavirus. Tuy nhiên, điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng bảo vệ chống lại vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột. Đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng Rotavirus không bị ảnh hưởng nếu uống vắc xin OPV sau 2 tuần kể từ khi uống vắc xin Rota virus.

Bảo quản

  • Vắc xin đông khô được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, tránh ánh sáng.
  • Dung môi hoàn nguyên có thể bảo quản ở 2-8 độ C hoặc ở nhiệt độ phòng (<37 độ C).
  • Sau khi hoàn nguyên, vắc xin được sử dụng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh từ 2-8 độ C trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ phải loại bỏ vắc xin đã hoàn nguyên.

Vắc xin Rotarix được chỉ định chủng ngừa cho trẻ từ 6 tuần tuổi phòng tránh nguy cơ nhiễm virus Rota – nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ.

Vắc xin Rotarix (Bỉ) có lịch uống 2 liều liên tiếp cách nhau tối thiểu 4 tuần.

  • Liều đầu tiên có thể uống sớm lúc 6 tuần tuổi.
  • Cần hoàn thành phác đồ muộn nhất đến trước 24 tuần (6 tháng tuổi).

Một số lưu ý khi sử dụng vắc xin Rota phòng tiêu chảy cấp như sau:

  • Khi trẻ trên 5 tháng tuổi, có thể dùng 1 liều duy nhất Rotarix.
  • Không dùng vắc xin cho trẻ có tiền sử lồng ruột, dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá, trẻ bị suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng.
  • Nên hoàn tất phác đồ với cùng một loại vắc xin.
  • Trong trường hợp bất khả kháng, có thể chuyển đổi giữa vắc xin Rotavin-M1, Rotarix và Rotateq trong liệu trình uống vắc xin với điều kiện: Tổng số liều uống vắc xin là 3 liều (Trường hợp này Khách hàng cần làm một số thủ tục trước khi chỉ định uống).
  • Không có chống chỉ định về phối hợp vắc xin giữa Rotavin-M1, Rotarix, Rotateq và các vắc xin khác.
  • Vắc xin Rotarix cách vắc xin Bại liệt OPV là 2 tuần.

Vắc xin Rotarix có độ an toàn cao. Tuy nhiên, sau khi uống vắc xin, trẻ hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Toàn thân: rối loạn tiêu hóa và thường tự khỏi sau vài ngày.
  • Nếu đi ngoài phân nước nhiều lần, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước nên khám lại ngay tại cơ sở y tế.

Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.

Uống rota cách bại liệt bao lâu

Để đăng ký đặt giữ vắc xin Rotarix, Quý khách vui lòng làm theo hướng dẫn sau: https://vax.vnvc.vn/vaccine/vc95

Cách 1:

Tại website vax.vnvc.vn, Quý khách chọn “đặt mua vắc xin” để đăng ký đặt giữ vắc xin theo yêu cầu. Bấm “Chọn” gói vắc xin hoặc loại vắc xin muốn đặt giữ (có thể chọn đặt giữ nhiều gói vắc xin hoặc tối đa 3 loại vắc xin theo yêu cầu), bấm vào mục “đăng ký mũi tiêm”. Người mua có thể đặt giữ vắc xin cho tối đa 5 người tiêm trong một đơn hàng.

  • Quý khách là Thành viên khách hàng thân thiết: Điền thông tin theo hướng dẫn.
  • Quý khách chưa là Thành viên khách hàng thân thiết: Vui lòng nhập mã Khách hàng tại VNVC (mã Khách hàng VNVC là dãy số được in trên sticker dán trên sổ tiêm chủng, tiến hành điền thông tin theo hướng dẫn).

Hoàn tất phần đăng ký và nhận hướng dẫn thanh toán. Thông tin chuyển khoản như sau:

  • Khu vực phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra):

Tên chủ tài khoản: Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam.

Số tài khoản: 0961000035722

Ngân hàng: Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi nhánh Đông Anh, Hà Nội.

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại liên hệ_Mã đặt giữ vắc xin.

  • Khu vực phía Nam (từ Quảng Bình trở vào):

Tên chủ tài khoản: Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

Số tài khoản: 1031101859009

Ngân hàng: Thương mại cổ phần Quân Đội (MBBank) – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2.

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại liên hệ_Mã đặt giữ vắc xin.

Cách 2:

Quý Khách hàng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của VNVC theo thông tin tài khoản phía trên.

Nội dung chuyển khoản: Số điện thoại liên hệ_Tên Khách hàng_Tên Vắc xin.

Sau khi nhận được tiền vào tài khoản, trong vòng 24h, nhân viên VNVC sẽ liên lạc với Quý Khách hàng để xác nhận và hẹn lịch tiêm.

Uống rota cách bại liệt bao lâu

Hỏi - 29/06/2015
Chào bác sĩ! Con tôi sinh ngày 10/04/2015 tai bệnh viện Từ Dũ. Ngày 10/06/2015 bé đến Từ Dũ khám do bị đờm nhớt nhiều nên cho uống Rota tiêu chảy, hẹn 2 tuần sau tiêm 5 trong 1. Ngày 25/06/2015 tôi đưa bé đến tái khám và tiêm 5 trong 1 rồi. Bác sĩ cho tôi hỏi 1 tháng sau tiêm mũi 5 trong 1 nhắc lại vào ngày 25/07/2015, còn Rota thì có uống cùng ngày được không, nếu không được thì cách bao lâu?

Bé hay bị khò khè lúc gần sáng, đã xịt mũi gần 1 tháng vẫn chưa khỏi mong bác sĩ tư vấn.Bé sinh 2,6 kg, 1 tháng 4,2kg, 2 tháng 5,6 kg, 2,5 tháng 6,2 kg bé tăng cân như vậy có chuẩn chưa? Bé ban ngày hay nằm võng, đêm mới ngủ giường. Việc nằm võng có ảnh hưởng gì không? Cám ơn bác sĩ.

Trả lời
Chào bạn,

Khi cho chích ngừa Quinvaxem thì bác sĩ sẽ cho bé uống ngừa bại liệt cùng lúc. Vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus có 2 loại, 1 loại có thể uống cùng với vắc-xin ngừa bại liệt và 1 loại nên uống sau vắc-xin ngừa bại liệt 2 tuần. Bạn cứ đưa bé đến tái khám theo hẹn, bác sĩ sẽ tư vấn thêm. 

Để biết bé tăng cân có chuẩn hay không, bạn nên xem biểu đồ tăng trưởng của bé trong sổ khám sức khỏe. Nếu nằm trong kênh A là chuẩn. Nằm võng không an toàn cho trẻ em, nhất là khi trẻ đã biết lật. Nếu nằm võng mà đu đưa liên tục hoặc đu đưa quá mạnh sẽ không tốt cho não. Trẻ nhỏ hay bị nghẹt mũi. Nếu vẫn bú tốt, không ho, không sốt thì chỉ cần xịt mũi cho bé, tránh không để nằm ngay luồng gió và điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp. 

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ