Ví dụ điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng

Bài tập Sách giáo khoa

 Bài C1 (trang 154 SGK Vật Lý 9): Ở các lớp dưới, ta đã làm quen với khái niệm năng lượng. Hãy chỉ ra trường hợp nào dưới đây có cơ năng (năng lượng cơ học).

- Tảng đá nằm dưới mặt đất.

- Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất

- Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.

Lời giải:

Tảng đá được nâng lên khỏi mặt dất (có khả năng thực hiện công cơ học).

Bài C2 (trang 154 SGK Vật Lý 9): Những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

- Làm cho vật nóng lên.

- Truyền âm được.

- Phản chiếu được ánh sáng.

- Làm cho vật chuyển động.

Lời giải:

Làm cho vật nóng lên.

Bài C3 (trang 154 SGK Vật Lý 9): Trên hình 59.1 SGK vẽ các thiết bị trong đó thực hiện sự biến đổi năng lượng từ dạng ban đầu sang dạng cuối cùng cần dùng cho con người. Hãy chỉ ra năng lượng đã chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận (1), (2) của mỗi thiết bị. Điền vào chỗ trống tên của dạng năng lượng xuất hiện ở bộ phận đó.

Lời giải:

Thiết bị A: (1) cơ năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng.

Thiết bị B: (1) điện năng thành cơ năng, (2) động năng thành động năng.

Thiết bị C: (1) hóa năng thành nhiệt năng, (2) nhiệt năng thành cơ năng.

Thiết bị D: (1) hóa năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng.

Thiết bị E: (2) quang năng thành nhiệt năng.

Bài C4 (trang 155 SGK Vật Lý 9): Trong các trường hợp ở hình 59.1 SGK ta nhận biết được điện năng, hóa năng, quang năng khi chúng ta được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Lời giải:

Hóa năng thành cơ năng trong thiết bị C.

Hóa năng thành nhiệt năng trong thiết bị D.

Quang năng thành nhiệt năng trong thiết bị E.

Điện năng thành cơ năng trong thiết bị B.

Bài C5 (trang 156 SGK Vật Lý 9): Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong một thời gian, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 20oC lên 80oC. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J.kg.K.

Lời giải:

Nhiệt lượng mà nước nhận được làm cho nước nóng lên tính theo công thức:

Q = mc(t2o - t1o) = 2.4.200(80 - 20) = 504000J.

Nhiệt lượng này do dòng điện tạo ra và truyền cho nước, vậy có thể nói rằng dòng điện có năng lượng, gọi là điện năng. Chính điện năng này đả chuyển thành nhiệt năng làm nước nóng lên. Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho các hiện tượng nhiệt và điện, ta có thể nói phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là 504000J.

Bài tập Sách bài tập

 Bài 1 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?

A. Làm tăng thể tích vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi được trên mặt nước.

Lời giải:

Chọn B. Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng làm nóng một vật khác.

Bài 2 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Trong các dụng cụ tiêu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp? Cho ví dụ.

Lời giải:

Điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Ví dụ bàn là, nồi cơm điện.

Điện năng biến đổi thành quang năng. Ví dụ: đèn Led, đèn ống

Điện năng biến đổi thành cơ năng. Ví dụ: máy bơm, quạt điện

Bài 3 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi của năng lương từ dạng nào sang dạng nào?

Lời giải:

Quang năng của ánh sáng mặt trời biến đổi thành nhiệt năng làm nước nóng bốc hơi thành mây bay lên cao có thế năng; giọt mưa từ đám mây rơi xuống thì thế năng chuyển thành động năng; nước từ trên núi cao chảy xuống suối, sông ra biển thì thế năng của nước biển thành động năng.

Bài 4 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Con người muốn hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể...) cần phải có năng lượng. Năng lượng đó do đâu mà có và đã được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào ?

Lời giải:

Thức ăn vào cơ thể xảy ra các phản ứng hóa học, hóa năng biến thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.

Bài 5 trang 121 sách bài tập Vật Lí 9: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?

A. Đứng yên

B. Chuyển động

C. Phát sáng

D. Đổi màu

Lời giải:

Chọn B. Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng biểu hiện khi nó chuyển động.

Điện năng là năng lượng dòng điện dùng cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khoa học... Có thể nói điện năng có tác động lớn tới mọi hoạt động của con người trong thời đại ngày nay. Trong vật lý đại cương (hay chính xác hơn là vật lý cổ điển) mà chúng ta học ở lớp, tất cả được chia thành 5 phần: Cơ, Nhiệt, Điện, Quang, Từ. Có thể nói các phần này đều liên quan 1 cách tương đối đến nhau. Vì vậy, dòng điện thực hiện công tạo ra các tác dụng cơ, nhiệt, quang, từ, có nghĩa là chuyển hóa điện năng thành cơ năng, nhiệt năng, quang năng và từ năng. Còn hóa năng (cũng như sinh năng), theo mình nghĩ, dòng điện thực hiện công làm thay đổi các liên kết hóa học, tức là đã tác dụng lực (nằm trong cơ năng luôn rồi). Riêng điều đó thì mình không chắc chắn lắm, chỉ nghĩ vậy thôi. Nếu bạn thấy không chính xác thì cứ tính thêm cả hóa năng vào.

Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1

Ví dụ điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng


Nêu một vài ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp chịu tác dụng của trọng trường


Ví dụ điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng


2/Hãy nêu ví dụ về những hiện tượng trong cuộc sống, cho thấy thế năng chuyển hóa thành động năng, động năng chuyển hóa thành thế năng, sự lập đi lập lại nhiểu lần việc chuyển hóa qua lại giữa thế năng và động năng


Ví dụ điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng


Thế năng chuyển hóa thành động năng: Thả viên bi từ trên xuống dưới.

Bạn đang xem: Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào cho ví dụ

Động năng chuyển hóa thành thế năng: Đá quả bóng bay lên cao

Chuyển hóa qua lại giữa thế năng và động năng: Quả lắc đồng hồ khi dao động.


Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.


Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

Ví dụ về cung tên: Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.


nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi .


Cung tên: Kéo căng dây cung là cho cây cung bị biến dạng vật có thế năng, sau khi thả cung tên thì thế năng này sẽ chuyển thành động năng cung cấp vận tốc rất lớn cho mũi tên lao đi

Lò xo: Lò xo có 1 đầu cố định, đầu kia gắn vào 1 vật nhỏ. Ta dùng tay kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng giữ nguyên, vật sẽ có thế năng đàn hồi, ta thả tay ra thế năng đàn hồi chuyển thành động năng cung cấp vận tốc kéo vật về vị trí cân bằng


rong các trường hợp ở hình 59.1 SGK ta nhận biết được điện năng, hóa năng, quang năng khi chúng ta được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?


Hóa năng thành cơ năng trong thiết bị C.

Hóa năng thành nhiệt năng trong thiết bị D.

Quang năng thành nhiệt năng trong thiết bị E.

Điện năng thành cơ năng trong thiết bị B, thành quang năng trong thiết bị A và D.


Hãy tìm thêm ví dụ, ngoài những ví dụ đã có trong bài về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng cũng như giữa nhiệt năng và cơ năng.


- Dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

- Ném một vật lên cao: Động năng chuyển hóa thành thế năng.


Cơ năng (gồm thế năng, động năng)

Nhiệt năng (phụ thuộc vào nhiệt độ của vật)

Điện năng (năng lượng của dòng điện)

Quang năng (năng lượng ánh sáng)

Hóa năng (chuyển hóa các dạng năng lượng khác qua phản ứng hóa học)

Ví dụ:

Cơ năng sang quang năng: dynamo xe đạp làm cho đèn sáng khi bánh xe quay.

Điện năng sang nhiệt năng: bàn là, ấm điện, lò sưởi,...

Hóa năng sang điện năng: pin, ắc quy,...

Xem thêm: ' Tướng Phu Thê Là Gì ? Ý Nghĩa Tướng Phu Thê Tốt Hay Xấu

Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên cũng là một quá trình biến đổi năng lượng: ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống khiến nước biển nóng lên, cây cối phát triển, hơi nước thoát ra lại bay lên cao rồi chuyển thành mưa rơi xuống, chảy theo sông, suối,...về lại các đại dương.


Đúng 1 Bình luận (0)

Thế nào là sự bảo toàn cơ năng ? Nêu ba ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác.

Lớp 8 Vật lý 1 0

Gửi Hủy

- Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

- Ví dụ:

1. Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung.

2. Nước từ trên đập cao chảy xuống.

3. Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng.


Đúng 0

Bình luận (0)

Tìm một thí dụ cho mỗi hiện tượng sau đây:

- Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác.

- Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.

- Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

- Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.

Lớp 8 Vật lý 1 0

Gửi Hủy

- Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác: ném một vật lên cao.

- Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác: thả một miếng nhôm nóng vào cốc nước lạnh.

- Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng: dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên.

- Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng: Cho than vào lò nấu sao đó than cháy và tao ra 1 lượng nhiệt lớn làm tăng áp suất của cơ đẩy bánh tàu hỏa nên làm cơ đẩy tàu chuyển động làm cho bánh tàu quay.


Đúng 0

Bình luận (0)

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

A. Mũi tên được bắn đi từ cung

B. Nước trên đập cao chảy xuống

C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới

D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng

Lớp 8 Vật lý 1 0

Gửi Hủy

Đáp án D

Cả ba trường hợp trên đều có sự chuyển hóa thế năng thành động năng.

A – thế năng đàn hồi => động năng

B, C – thế năng hấp dẫn => động năng


Đúng 0

Bình luận (0)

kinhdientamquoc.vn