Ví dụ về đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật

Ví dụ về đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật
Câu 1. Lấy ví dụ về đối tượng nghiên cứu của xã hội học văn hóa
Câu 2. Phân biệt giữa đối tượng nghiên cứu của xã hội học văn hóa và xã
hội học đại cương
* Xã hội học đại cương
- Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là một vấn đề tranh cãi trong lịch sử phát
triển của xã hội học. Mỗi một trường phái đều có cách nhìn khác nhau về đối
tượng nghiên cứu của xã hội học. Trong quyển sách mang tên Xã hội học, Phạm
Tất Dong, Lê Ngọc Hùng và các tác giả (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng và ctg,
2001) đã có phân tích khác rõ ràng những quan điểm và tranh luận về đối tượng
nghiên cứu của xã hội học trong quá trình phát triển của ngành học này
- Những nhà sáng lập ra xã hội học ở thế kỷ XIX coi xã hội học là một khoa học
vạch ra quy luật của các xã hội. Cụ thể là Comte và Karl Marx đã đi tìm những
quy luật tiến hoá của xã hội về mặc lịch sử. Theo Comte, xã hội học phải đi tới
chỗ xác lập những quy luật có bản chất lịch sử, mà ông coi đó là những quy luật
tiến hoá. Khi đối tượng nghiên cứu được xác định là các quy luật của các (hệ
thống) xã hội thì xã hội học được gọi là xã hội học vĩ mô. Các lý thuyết của H.
Spencer, K. Marx, M. Weber, G.Simmel, T.Parsons và một số người khác chủ
yếu dựa vào phân tích xã hội học ở cấp kết cấu chỉnh thể của xã hội vì vậy thuộc
về xã hội học vĩ mô (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng và ctg, 2001 ) Khi coi các
hiện tượng của các cá nhân, các nhóm nhỏ (ví dụ, hành động xã hội và tương tác
xã hội) là đối tượng nghiên cứu, thì xã hội học được gọi là xã hội học vi
mô.Trong số các lý thuyết xã hội học vi mô, có thể kể tới lý thuyết về hành động
xã hội, lựa chọn duy lý, trao đổi xã hội và thuyết tương tác tượng trưng... với
những tác giả tiêu biểu như G.Mead, C.Cooley, H. Blumer E. Goffman,
G.Homans, Habermas và những người khác (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng và
ctg, 2001)
* Xã hội học văn hóa
- Văn hóa là một thuật ngữ trừu tượng và phức tạp mặc dù thời gian tồn tại cũng
như phát triển của văn hóa là rất lâu. Xong để hiểu hết về thuật ngữ này cũng
như để có mội khái niệm đúng về văn hóa còn là một câu hỏi lớn về văn hóa vẫn
chưa có lời giải đáp. Với chiều dài lịch sử gán liền với sự xuất hiện của loài
người, văn hóa đã gắn chặt với nếp sống hành vi, suy nghĩ của con người. Mỗi
một khu vực địa lí khác nhau, một cộng đồng, dân tộc khác nhau có những nên
văn hóa khác nhau, thậm chí ngay cả giữa các nhóm xã hội ở cùng 1 địa vực
cũng có nét văn hóa riêng đặc trưng cho văn hóa nhóm, cộng đồng. Sự đặc thù
của không gian, địa lí, nếp sống, kinh tế đã tạo ra sự đa dạng trong văn hóa vùng
miền, bởi vậy không có sự ngạc nhiên khi có sự khác nhau trong cách con người