Vì sao Miền bắc nước ta nửa cuối mùa đông có hiện tượng mưa phùn

Với các nhà khí tượng thì mưa phùn là một trong những điều rất khó hiểu. ở nước ta mưa phùn thường xuất hiện vào mùa đông và chủ yếu là ở khu vực bắc bộ. Vậy vì sao Miền bắc nước ta nửa cuối mùa đông có hiện tượng mưa phùn? Muốn biết lý do thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Mưa phùn là gì?

Mưa phùn là một hiện tượng hơi nước bốc hơi sau đó ngưng tụ thành những nước rất nhỏ [ đường kính khoảng gần 0.5 mm]. Những hạt nước nhỏ này ngưng tụ với nhau thành những đám mây thấp và tạo nên mưa phùn. Mỗi ngày lượng nước mưa đo được từ mưa phùn là vào khoảng dưới 1mm. Do kích thước của những hạt mưa phùn vô cùng nhỏ nên hầu hết là đã bị bốc hơi ngay trong quá trình bay xuống và hầu như mưa phùn không thể chạm xuống mặt đất. Vì vậy, chúng ta hầu như không thể quan sát thấy mưa phùn nếu chỉ nhìn vào dưới mặt đất. Mưa phùn có mã METAR là DZ.

Mưa phùn hay xuất hiện vào mùa đông ở các tỉnh phía Bắc.

Ở nước ta, mưa phùn chỉ xuất hiện vào mùa đông ở bắc bộ. Vì vậy, có rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao bắc bộ có mưa phùn vào mùa đông còn các vùng khác, mùa khác thì không có.

Vì sao Miền bắc nước ta nửa cuối mùa đông có hiện tượng mưa phùn

Có 2 nguyên nhân chính khiến cho bắc bộ có mưa phùn vào mùa đông đó chính là:

- Thứ nhất: vào mùa đông thì không khí ở đất liền thường lạnh và khô nên không thể gây mưa như các mùa khác được.

- Thứ hai: nếu như các mùa khác thì gió từ biển sẽ thổi vào đất liền thì đến mùa đông gió từ đất liền lại thổi ra biển [ vì mùa đông đất liền có áp cao còn biển thì có áp thấp]. Chính vì vậy mà mùa đông không có khí ẩm từ biển vào trong đất liền.

Mưa phùn hay xuất hiện vào mùa đông ở các tỉnh phía Bắc.

Nói một cách cụ thể hơn để chúng ta có thể hiểu rõ tại sao bắc bộ có mưa phùn vào mùa đông đó là:

Mùa đông khối cao áp lục địa nằm ở trung tâm Châu Á thổi mạnh và đi qua nước ta mang theo không khí lạnh và khô. Dần dần, khối áp cao này dịch chuyển về phía đông và đến vùng a lát ca của Mỹ và vùng Cam Trát Ca của Nga. Đây là vùng gần biển hoặc cạnh biển nên có rất nhiều hơi nước. Khi gió từ vùng này thổi qua nước ta nó sẽ thổi theo hướng đông đông bắc mang theo lượng hơi nước đó. Vào đến miền bắc nước ta thì bị chặn bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn nên lượng hơi nước này đã tạo nên mưa phùn. Sở dĩ đây là mưa phùn mà không phải mưa rào hay hạt không to như những loại mưa khác là vì ở đây vào mùa đông không có dòng không khí đối lưu.

 

Như vậy, có thể nói nguyên nhân chính khiến cho Bắc Bộ có mưa phùn vào mùa đông đấy chính là do địa hình đồi núi cao [hay cụ thể là dãy núi Hoàng Liên Sơn ] đã chắn được luồng gió mang hơi nước. Chính vì vậy, ở nước ta chỉ có Bắc Bộ là có mưa phùn vào mùa đông.

Nếu bạn là một người ưa khám phá và muốn tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú. Hãy theo dõi loại bài viết về những Sự thật thú vị để có thêm kiến thức cho mình nhé.

Chủ Đề