10 quỹ tương hỗ cân bằng hàng đầu năm 2022

Một số hiểu lầm phổ biến về quỹ tương hỗ cần được làm rõ, giúp các nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận từ hình thức đầu tư này.

10 quỹ tương hỗ cân bằng hàng đầu năm 2022

Quỹ tương hỗ là một loại phương tiện tài chính được tạo thành từ vốn của nhiều nhà đầu tư. Sau đó thực hiện đầu tư tiền vào chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ và các tài sản khác. 

Các quỹ tương hỗ được điều hành bởi các nhà quản lý tiền chuyên nghiệp. Họ phân bổ tài sản của quỹ và cố gắng tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư của quỹ. Danh mục đầu tư của quỹ được cấu trúc và duy trì phù hợp với mục tiêu..

Các quỹ này cho phép các nhà đầu tư nhỏ hoặc cá nhân tiếp cận với các danh mục đầu tư đa dạng. Được quản lý chuyên nghiệp với mức giá thấp. 

Dù vậy, hình thức đầu tư này vẫn chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay, còn tồn tại khá nhiều hiểu lầm về quỹ tương hỗ.

Nếu bạn có ý định đầu tư vào một quỹ tương hỗ, bạn cần biết những quan niệm sai lầm này và sự thật đằng sau chúng.

Để đọc thêm về bản chất của quỹ tương hỗ, truy cập: Kiến thức cơ bản về quỹ tương hỗ 

Hiểu lầm số 1: Chỉ có duy nhất 1 loại quỹ tương hỗ

Trên thực tế, quỹ tương hỗ không chỉ có một loại. Nó được chia thành nhiều loại khác nhau. Đại diện cho các loại chứng khoán mà quỹ đầu tư vào. Hoặc đại diện cho mục tiêu đầu tư của quỹ. Cụ thể, có một số loại quỹ tương hỗ sau:

  • Quỹ đầu tư

Loại quỹ này đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu. Trong một quỹ đầu tư có nhiều danh mục phụ khác nhau. Một số được đặt tên theo quy mô của các công ty họ đầu tư vào: vốn hóa nhỏ, trung bình hoặc lớn.

  • Quỹ thu nhập cố định

Quỹ tương hỗ có thu nhập cố định tập trung vào các khoản đầu tư với tỷ lệ hoàn vốn cao. Ví dụ như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp hoặc các công cụ nợ khác. Loại quỹ tương hỗ này có khả năng trả lợi nhuận cao hơn chứng chỉ tiền gửi và các khoản đầu tư trên thị trường tiền tệ.

  • Quỹ chỉ số

Quỹ chỉ số là loại quỹ mô phỏng theo chỉ số một loại tài sản nhất định. Chiến lược đầu tư của quỹ này dựa trên niềm tin rằng đánh bại thị trường là khó và tốn kém.

  • Quỹ hoán đổi danh mục (ETF)

Quỹ giao dịch hối đoái (ETF) được cấu trúc như các ủy thác đầu tư được giao dịch trên các sàn chứng khoán. Và có thêm lợi ích từ các tính năng của cổ phiếu. So với các quỹ tương hỗ khác, ETF có xu hướng tiết kiệm chi phí và có tính thanh khoản cao hơn.

  • Quỹ đặc biệt

Về bản chất, quỹ tương hỗ đặc biệt từ bỏ sự đa dạng hóa rộng rãi. Nó tập trung vào một phân khúc nhất định của nền kinh tế hoặc một chiến lược mục tiêu nhất định.

  • Quỹ quốc tế/toàn cầu

Một quỹ quốc tế chỉ đầu tư vào các tài sản nằm bên ngoài quốc gia của bạn. Ngược lại, các quỹ toàn cầu có thể đầu tư ở mọi nơi trên thế giới.

  • Quỹ thu nhập

Mục tiêu chính của các quỹ này là cung cấp dòng tiền ổn định cho các nhà đầu tư. Do đó, đối tượng của các quỹ này bao gồm các nhà đầu tư bảo thủ và những người đã nghỉ hưu.

  • Quỹ thị trường tiền tệ

Các thị trường tiền tệ bao gồm nợ ngắn hạn hầu hết trái phiếu kho bạc. Đây là một nơi an toàn để gửi tiền của bạn. Bạn sẽ không nhận được lợi nhuận đáng kể. Nhưng bạn sẽ không phải lo lắng về việc mất tiền gốc của mình.

  • Quỹ cân bằng

Các quỹ cân bằng đầu tư vào kết hợp các loại tài sản. Cho dù là cổ phiếu, trái phiếu, công cụ thị trường tiền tệ hay các khoản đầu tư thay thế. Mục tiêu là để giảm rủi ro tiếp xúc giữa các loại tài sản.

Hiểu lầm số 2: Bạn cần số vốn lớn để đầu tư vào một quỹ tương hỗ

Một hiểu lầm lớn nhất về việc đầu tư vào quỹ tương hỗ là bạn cần số vốn lớn mới có thể tham gia quỹ. Trên thực tế, quỹ tương hỗ có nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau. Mỗi loại quỹ tương hỗ sẽ phù hợp với một mục tiêu, phong cách đầu tư khác nhau.

Thêm vào đó, chưa có bất kỳ công ty quản lý quỹ nào quy định số vốn tối thiểu khi tham gia quỹ tương hỗ. Với khoảng 1.000.000 đồng, bạn đã có thể tham gia đầu tư khá nhiều quỹ tương hỗ trên thị trường.

Việc tham gia đầu tư ngay từ khi chỉ có số vốn nhỏ là điều đáng hoan nghênh. Bởi khoản tiền ban đầu của bạn sẽ tăng lên nhờ thời gian và hiệu ứng lãi kép. 

Quỹ tương hỗ có thể là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm đầu tư. Các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp sẽ điều hành khoản đầu tư của bạn. Bất kể giá trị số vốn của bạn là bao nhiêu.

Hiểu lầm số 3: Tính thanh khoản của quỹ tương hỗ không cao

Có một số lượng người không nhỏ cảm thấy e ngại về việc đầu tư vào quỹ tương hỗ. Bởi họ cho rằng phải liên tục đầu tư cho đến khi kết thúc thời hạn quỹ. Trong trường hợp muốn thanh lý quỹ sớm, họ phải trả một khoản tiền phạt rất lớn. 

Tuy nhiên, đây là một trong những hiểu lầm phổ biến nhất về quỹ tương hỗ. Sự thật là bạn có thể dừng tham gia quỹ tương hỗ bất cứ khi nào bạn muốn. Khi đó, bạn chỉ cần thông báo cho công ty quản lý quỹ và làm theo hướng dẫn. 

Sau đó, bạn sẽ nhận lại được số vốn ban đầu kèm lãi (nếu có). Bên cạnh đó, tất cả các thông tin tiền phạt đều được công ty quản lý quỹ công khai cho bạn trước khi bạn quyết định mua.

Hãy đọc kỹ mọi điều khoản liên quan tới quỹ tương hỗ bạn định mua để nắm rõ thủ tục thanh lý cùng các thông tin liên quan. Các khoản tiền này đúng là có tồn tại. Nhưng hầu như không bao giờ vượt quá số vốn đầu tư ban đầu của bạn.

Hiểu lầm số 4: Các quỹ tương hỗ chỉ đầu tư vào cổ phiếu

Nhiều người tin rằng các quỹ tương hỗ chỉ đầu tư vào cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Nhóm tài sản có tiềm năng đem lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư so với các dạng tài sản khác.

Trên thực tế, quỹ tương hỗ khá đa dạng. Chúng đầu tư vốn của bạn vào nhiều loại chứng khoán khác nhau. Bao gồm cổ phiếu, quỹ nợ, trái phiếu và thậm chí cả quỹ tín thác bất động sản.

Dựa trên khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu tài chính của các nhà đầu tư trong quỹ, quản lý quỹ sẽ đầu tư vào các dạng tài sản khác nhau. Với những tỷ lệ khác nhau, nhằm đem lại lợi nhuận tốt nhất cho nhà đầu tư.

Hiểu lầm số 5: Các quỹ tương hỗ nổi tiếng sẽ đem lại lợi nhuận đảm bảo

Một hiểu lầm phổ biến là những quỹ tương hỗ được xếp hạng uy tín cao sẽ đem lại lợi nhuận đảm bảo cho nhà đầu tư. Nhưng thực tế không phải vậy.

Tất cả các chương trình quỹ tương hỗ đều phải chịu rủi ro thị trường. Hiệu suất của quỹ thay đổi theo thời gian dựa trên điều kiện thị trường hiện hành. Rủi ro thị trường là loại rủi ro không cá nhân, không tổ chức nào có thể tránh khỏi.

Ví dụ có thể kể đến đại dịch COVID-19. Khi dịch bệnh bùng phát, mọi hình thức đầu tư từ cổ phiếu, chứng chỉ quỹ cho tới quỹ tương hỗ đều chịu ảnh hưởng.

Do đó, không có gì đảm bảo rằng các quỹ đã hoạt động tốt trong quá khứ sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận cao trong tương lai.

Bạn nên xem xét định kỳ các khoản đầu tư vào quỹ tương hỗ. Điều đó giúp bạn nắm được tình hình hoạt động của các quỹ khác nhau. Và chuyển đổi danh mục quỹ theo xu hướng thị trường để nhận được lợi ích tối đa. 

Tuy nhiên, việc thay đổi cấu trúc quỹ thường xuyên có thể phản tác dụng. Bởi quỹ tương hỗ cần thời gian để tăng trưởng.

Tìm kiếm cố vấn tài chính tin cậy

Trong trường hợp bạn chưa nắm được đủ thông tin về các quỹ tương hỗ để tự tin đầu tư. Hãy kết nối với một cố vấn tài chính chuyên nghiệp để được giải đáp và hỗ trợ đường dài.

Cố vấn đầu tư là những người có kinh nghiệm, thành công và đã được chứng minh về năng lực. Người này sẽ giúp khách hàng lập kế hoạch đầu tư tổng thể, thiết kế danh mục, tư vấn và quản lý rủi ro. Cùng với đó là tư vấn chi tiết từng loại hình đầu tư hợp pháp trên thị trường. 

Các nhà đầu tư mới có thể tìm kiếm các chuyên gia phù hợp thông quaứng dụng ProNexus - nền tảng cho phép kết nối trực tiếp cố vấn tài chính với người dùng có nhu cầu. Mọi cố vấn trên ứng dụng đều được kiểm duyệt hồ sơ chất lượng chuyên môn. Và bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt bởi ProNexus. 

10 quỹ tương hỗ cân bằng hàng đầu năm 2022

Hiện nay, ứng dụng được phát hành trên cả Apple App Store và Google CH Play. Người dùng có thể tải xuống choiOSAndroid