39 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao

Chắc hẳn có rất nhiều cặp vợ chồng chuẩn bị được làm cha mẹ sẽ có thắc mắc cho câu hỏi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì phải làm sao? Để giải thích cho câu hỏi này các bạn cùng theo tôi tìm hiểu về thai nhi ở tuần thứ 39 để có câu trả lời chính xác nhất cho trường hợp của mình nhé!

Thai nhi ở tuần thứ 39 như thế nào?

Thai ở 39 tuần tuổi sẽ có kích thước to như 1 quả dưa hấu nặng hơn 3,3kg và dài trung bình khoảng 50 cm tính từ đầu đến gót chân. Bên dưới làn da bé, lượng chất béo vẫn không ngừng được tích tụ để tạo mỡ giúp thai nhi 39 tuần tuổi tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình sau khi sinh. Sau khi phần lông tơ và sáp bảo vệ biến mất, làn da bé đã căng mịn và hồng hào cho đến lúc con chào đời.

Các cơ quan chính, hệ thần kinh, não bộ, lá phổi và khung xương của bé đã phát triển ở mức tương đối về các mô trong thời gianmang thainày. Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi đã hoàn toàn hoàn chỉnh và các hoạt động như hít thở, bú, tiêu hóa, bài tiết, khóc,sẽ diễn ra rất tự nhiên từ thời gian này cho đến lúc bé bước ra khỏi bụng mẹ.

Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinhThai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh

Thai nhi ở tuần thứ 39 chuẩn bị cùng mẹ vượt cạn như thế nào?

Cơ thể mẹthay đổi như thế nào khi mang thai ở tuần thứ 39?

Bà bầu tuần 39thường cảm thấy mệt mỏi và hồi hộp chờ đợi đến ngày vượt cạn. Vùng bụng dưới của mẹ bầu căng to vì thai nhi đã lấp đầy vùng xương chậu. Tư thế đi đứng của thai phụ có thể đã thay đổi ít nhiều và khó khăn hơn do trọng tâm cơ thể dồn về phía trước.

Khi mang thai tuần thứ 39, cơ thể mẹ có những chuẩn bị cuối cùng cho bữa ăn đầu tiên của bé. Ngực sẽ bắt đầu tiết sữa đặc và hơi vàng. Đây là sữa non. Nó được kết hợp với chất dinh dưỡng và kháng thể để nuôi dưỡng trẻ khi chào đời.
Mẹ sẽ lên cân một ít hoặc không tăng hoặc thậm chí giảm vài trăm gram khi sắp sinh.
Xuất hiện các cơn co thắt tử cung. Co thắt tử cung liên tục là dấu hiệu chuyển dạ.

Vì sao thai 39 tuần tuổi chưa có dấu hiệu sinh?

Một trong những nguyên nhân mẹ mang mang thai ở 39 tuần mà chưa có dấu hiệu sinh là dự đoán sai ngày sinh. Thực tế, chỉ 5% phụ nữ mang thai có thể sinh con đúng ngày. Còn lại hầu hết đều sinh sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần. Ngày dự sinh chỉ mang tính tham khảo để mẹ và gia đình chuẩn bị tinh thần.

Ngoài ra, thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh cũng có thể do bé cưng chưa di chuyển xuống khung chậu của mẹ nếu cơ bụng dưới của mẹ bầu vẫn đủ không gian thoải mái, bé cưng vẫn sẽ muốn ở lâu hơn một chút.

Lời khuyên mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 39

Giữ cho tâm trạng thoải mái

Mang thai tuần 39là giai đoạn rất nhạy cảm đối với thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu không nên quá lo lắng, căng thẳng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe trong tuần thai này. Bà bầu 2 tuần cuốinên chú trọng nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng vừa phải, quan trọng nhất là giữ cho tinh thần thoải mái, lac quan, thư giản, cần tránh các căng thẳng.

Hãy thử chăm sóc da mặt tại nhà

Dành thời gian mát xa cho da mặt, đắp mặt nạ, thoa kem dưỡng da, xông hơi mặt giúp cho bà bầu cảm thấy tự tin hơn để chào đón con yêu chào đời và giảm căng thẳng.

Ăn trong khi chuyển dạ

Những mẹ bầu có thể ăn uống trong quá trình chuyển dạ thường có thời gian chuyển dạ ngắn hơn từ 45 đến 90 phút. Chuyển dạ đối với hầu hết phụ nữ mang thai đều được xem là trải nghiệm khó khăn và cần nhiều năng lượng. Bà bầu chuyển dạ trong khi đói có thể ảnh hưởng đến khả năng rặn đẻ, khiến thai phụ nhanh xuống sức. Trong trường hợp này, người mẹ có thể ăn một số đồ ăn nhẹ để cung cấp thêm năng lượng của bạn và uống nước để bổ sung nước cho cơ thể.

Ngủ nghỉ hợp lý

Cơ thể bà bầu rất cần được nghỉ ngơi để ổn định sức khỏe đặc biệt là 2 tuần cuốithay vì cứ trông ngóng, lo lắng về ngày sinh. Nên chú trọng ngủ nghỉ vào những khoảng thời gian rảnh trong ngày để cơ thể có năng lượng và tinh thần thoải mái hơn.

Điều chỉnh ngôi thai của bé

Bà bầu mang thai tuần 39tuần chưa có dấu hiệu sinh cần chú ý thực hiện một số bài tập để hỗ trợ em bé xoay đầu, trong trường hợp thai nhi của mẹ đang là ngôi thai mông (hay ngôi ngược), nghĩa là mông thai nhi nằm hướng về phía âm hộ của mẹ, đầu thai lại nằm ở đáy tử cung, hướng về phía ngực mẹ. Ngôi mông sẽ khiến cho việc sinh nở gặp nhiều khó khăn. Để hỗ trợ em bé xoay về ngôi thuận, mẹ bầu có thể thực hiện nghiêng xương chậu, quỳ gối với hai đầu gối cách xa nhau và cúi xuống để ngực chạm mặt đất, đều đặn ba lần mỗi ngày.

Phụ nữ mang thai 39chưa có dâu hiệu sinh nên tìm hiểu các gói dịch vụ chăm sóc thai sản cho giai đoạn chuyển dạ ở những bệnh viện uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ tốt nhất cho giai đoạn cực kỳ quan trọng này.