bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

Bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

 

 

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ tròn môn Địa Lý chính xác nhất

10:36 29/03/2022

Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ có tính ứng dụng cao nhất trong môn Địa lý, thể hiện được nhiều dạng thông tin trên nhiều phương diện khác nhau.

Vậy, biểu đồ tròn được dùng cụ thể trong trường hợp nào? Cách vẽ biểu đồ tròn môn Địa lý sao cho thật chuẩn chỉnh, thuận tiện trong việc thể hiện và diễn giải thông tin.

Cùng CoLearn tìm câu trả lời trong bài hướng dẫn vẽ biểu đồ tròn dưới đây nhé!

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ có tính ứng dụng cao nhất trong môn Địa lý

Các trường hợp cần sử dụng biểu đồ tròn trong môn Địa lý

Thông thường, biểu đồ tròn được sử dụng để thể hiện cơ cấu, tỷ lệ % các thành phần trong cùng một tổng thể. 

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn biết khi nào nên vẽ biểu đồ tròn:

  • Đề bài thường yêu cầu quan sát và nhận xét các yếu tố sau: cơ cấu, quy mô, quy mô và cơ cấu, tỷ trọng, tỷ lệ, chuyển dịch cơ cấu, thay đổi cơ cấu,... tất cả đều có đơn vị ký hiệu là %.
  • Mốc thời gian không quá 3 năm. 
  • Đề bài cho sẵn bảng số liệu dạng tổng, thể hiện sự thay đổi cơ cấu của các thành phần đơn giản với tỷ trọng không quá nhỏ. 


Nắm vững cách vẽ biểu đồ tròn cùng cách học giỏi môn Địa Lý giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất. Nếu các em có thể đăng ký gia sư dạy kèm tại nhà của Colearn sẽ cải thiện năng lực nhanh hơn.

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

Biểu đồ tròn được sử dụng để thể hiện cơ cấu, tỷ lệ các thành phần trong tổng thể

Hướng dẫn cách vẽ và nhận xét biểu đồ tròn môn Địa lý chuẩn chỉnh

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho việc vẽ biểu đồ tròn

Bước đầu tiên trong việc vẽ biểu đồ tròn nói riêng và cách vẽ các loại biểu đồ địa lý nói chung là chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết. 

Để đảm bảo quy trình thực hiện cách vẽ biểu đồ tròn diễn ra thuận lợi và đạt độ chính xác cao, bạn cần sắm sửa những vật dụng thiết yếu sau:

  • Compa: dùng để quay hình tròn chuẩn chỉnh.
  • Thước đo góc, thước đo chiều dài: đo đạc chính xác kích thước hình tròn cần vẽ và tỷ lệ phân chia các thành phần.
  • Bút chì: vẽ nháp trước khi vẽ chính thức lại bằng bút bi, bút mực (nếu đề bài yêu cầu).
  • Máy tính: tính toán tỷ lệ, tỷ trọng các thành phần, hỗ trợ quá trình vẽ dễ dàng hơn. 


Tới bước này các em đã có thể dễ dàng thực hiện cách vẽ biểu đồ tròn chính xác nhất. Nắm vững cách ôn thi hiệu quả giúp học sinh học tốt tất cả các môn học trong đó có môn Địa Lý.

Bước 2: Xử lý số liệu theo yêu cầu đề bài

Bước tính toán, xử lý số liệu đóng vai trò quyết định bạn sẽ tạo nên biểu đồ hình tròn như thế nào, kích thước cũng như cách phân chia tỷ lệ ra sao cho hiệu quả. Vì thế, các bạn cần hết sức cẩn trọng trong bước quy đổi thông tin này bằng cách làm theo các quy tắc sau: 

  • Chuyển tất cả số liệu thô như tỷ đồng, triệu người,... sang số liệu tính: % thông qua công thức:

                   Tỷ trọng (giá trị thành phần) = (Giá trị thành phần/ Giá trị tổng) x 100%. 

  • Tuyệt đối không sắp xếp lại số liệu nếu đề bài không yêu cầu.
  • Công thức tính số độ cần vẽ cho mỗi thành phần: tỷ trọng % từng thành phần x 3,6

Trong quá trình học tập các em có thể tham khảo kho thư viện bài giảng trực tuyến của Colearn để có thể học tốt tất cả các môn học.

Bước 3: Trình tự vẽ và hoàn thiện biểu đồ

Đầu tiên, để thực hiện cách vẽ biểu đồ tròn thì bạn cần sử dụng compa để quay một vòng đường tròn. Song song đó, kẻ một đường thẳng có bán kính theo hướng tia 12 giờ trên đồng hồ. Từ tia này, theo chiều quay thuận của kim đồng hồ, các em học sinh lần lượt vẽ tỷ trọng các thành phần bằng thước đo độ.  

Trong trường hợp phải vẽ thêm 1-2 biểu đồ cho dạng bài so sánh, nên xác định tâm các đường tròn sao cho chúng cùng nằm trên một đường thẳng. Bên cạnh đó, sắp xếp thứ tự các thành phần trên mỗi đường tròn cũng phải cùng vị trí, nhằm tiện lợi cho việc so sánh. 

Về phần chú thích, lưu ý sử dụng ký hiệu đơn giản kèm theo ghi chú số liệu tương ứng để phân biệt các thành phần với nhau. Sau đó, lập thêm bảng chú thích phía bên dưới các đường tròn, và nhớ bổ sung thêm tên tổng thể cho toàn bộ biểu đồ. Tới đây là bạn đã nắm được các bước cơ bản trong cách vẽ biểu đồ tròn mà học sinh nào cũng cần ghi nhớ nhé. 

Xem thêm: Cách tính điểm đại học chính xác nhất

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

Khi vẽ biểu đồ tròn, đảm bảo đầy đủ các yếu tố tên biểu đồ, bán kính, số liệu và ký hiệu

Bước 4: Nhận xét biểu đồ theo yêu cầu đề bài

Sau khi đã hoàn thành chỉn chu cách vẽ biểu đồ tròn bằng thước đo độ, bạn tiếp tục với quy trình nhận xét biểu đồ theo yêu cầu đề bài. Bước nhận xét được chia thành 2 trường hợp như sau:

Trường hợp biểu đồ chỉ có 1 đường tròn:

  • Bắt đầu với câu nhận xét tổng quát về cơ cấu các thành phần: đều nhau hay có sự thay đổi, dịch chuyển?
  • Tiến hành so sánh thành phần lớn nhất, nhỏ nhất,... theo thứ tự tỷ trọng các thành phần, kết hợp đưa ra số liệu giữa chúng hơn kém nhau hoặc tăng, giảm ra sao.
  • Sử dụng kiến thức tích lũy được để giải thích cho sự chênh lệch giữa các thành phần. 


Khi các em nắm được cách học giỏi tất cả các môn học có thể đưa ra phương pháp học tập tốt nhất. Đồng thời, với giải bài tập SGK sẽ giúp học sinh hiểu cách giải các dạng bài tập quan trọng nhanh hơn. 

Trường hợp biểu đồ có từ 2-3 đường tròn:

  • Bắt đầu với câu nhận xét chung về cơ cấu các thành phần qua mỗi năm có tăng/giảm nhiều không? liên tục hay không liên tục?
  • Nhận xét chi tiết từng yếu tố trong các năm, cao nhất khi nào, giảm mạnh năm bao nhiêu. Kèm theo đó là lý do giải thích cho những sự biến chuyển đó. 
  • Đưa ra kết luận về mối tương quan giữa các thành phần.


Bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết cách vẽ biểu đồ tròn và nhận xét sao cho đạt độ chuẩn xác cao. Đặc biệt, hướng dẫn này phù hợp với tất cả chương trình học các cấp II và III. CoLearn tin rằng, chỉ cần làm đúng theo trình tự các bước, bạn sẽ tự tin hơn với mọi dạng bài tập trên lớp cũng như trong kiểm tra, thi cử. 

Chúc bạn thành công!

Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ tròn Địa Lí hay, chi tiết

Trang trước Trang sau

  • Bài tập vẽ biểu đồ tròn Địa Lí có giải chi tiết

Tải xuống

1. Dấu hiệu nhận biết

- Khả năng thể hiện : Biểu đồ tròn mô tả được cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể.

- Dấu hiệu nhận biết

+ Thường xuất hiện các cụm từ: cơ cấu, tỉ trọng, quy mô, tỉ tệ, quy mô và cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,

+ Mốc thời gian: =< 3 năm hoặc =< 3 địa điểm.

+ Chọn biểu đồ tròn khi ít năm, nhiều thành phần.

- Một số dạng biểu đồ cột thường gặp : Biểu đồ tròn đơn, tròn có bán kín

2. Cách vẽ biểu đồ tròn

Bước 1 : Phân tích bảng số liệu và xây dựng hệ trục tọa độ

- Một số dụng cụ cầm dùng: compa, thước đo góc, máy tính, bút chì,

- Phân tích và xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng, triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %).

Công thức: %Giá trị A = Giá trị A / Tổng giá trị x 100%.

- Không được tự sắp xếp lại thứ tự số liệu (nếu không có yêu cầu).

- Nếu có yêu cầu thể hiện quy mô thì cần phải xác định bán kính của hình tròn.

Bước 2 : Vẽ biểu đồ

- Kẻ đường thẳng bán kính trước khi vẽ đường tròn.

- Khi vẽ nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh.

- Nếu vẽ 2, 3 đường tròn thì nên xác định tâm các đường tròn nằm trên một đường thẳng.

- Hình tròn là 360o tương ứng tỉ lệ 100%  tỉ lệ 1% ứng với 3,6o trên hình tròn.

Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ

- Điền đầy đủ số liệu lên biểu đồ, tỉ lệ % nào quá nhỏ có thể để cạnh nan quạt ngoài biểu đồ.

- Chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ.

-  Hoàn chỉnh bảng chú giải và tên biểu đồ.

* Lưu ý :

- Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ.

- Hình tròn (quy mô và cơ cấu Xuất-Nhập khẩu) là 180o tương ứng tỉ lệ 100% (tỉ lệ 1% ứng với 1,8o trên nửa hình tròn).

3. Cách nhận xét biểu đồ tròn

* Khi chỉ có một vòng tròn

- Nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất.

- So sánh là cái nào nhất, nhì, ba, và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %, bao nhiêu lần)?

- Đưa ra một số giải thích.

* Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài)

- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): Tăng/giảm như thế nào?

- Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?

- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba, của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần).

- Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.

- Giải thích về vấn đề.

Lưu ý

- Tỉ trọng có thể giảm nhưng số thực là tăng, vì thế cần ghi rõ (%).

- Cần nhận xét bổ sung cả số thực và dùng cụm từ tỉ trọng khi nhận xét biểu đồ.

4. Những lỗi thường gặp khi vẽ biểu đồ tròn

- Các yếu tố chính trên biểu đồ

+ Thiếu số liệu trên hình tròn, cùng một đối tượng nhưng có kí hiệu khác nhau.

+ Tâm đường tròn không nằm trên một đường thẳng.

+ Không theo quy luật (giá trị đầu tiên bên phải kim 12h, giá trị cuối cùng bên trái kim 12h).

- Các yếu tố trong biểu đồ: đơn vị, số độ, giá trị tuyệt đối, các đối tượng, thời gian nằm trong biểu đồ.

- Các yếu tố phụ ngoài biểu đồ: thiếu tên biểu đồ hoặc bảng chú giải.

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)
bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

5. Một số bài tập minh họa về biểu đồ tròn

Bài tập 1 : Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á QUA CÁC NĂM

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

(Nguồn: Tổng cục thống kê )

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP của Cam-pu-chia năm 2017?

b) Nhận xét và giải thích cơ cấu GDP của Cam-pu-chia năm 2017?

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP CỦA CAM-PU-CHIA NĂM 2017

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Cơ cấu GDP của Cam-pu-chia có sự khác nhau giữa các khu vực.

- Khu vực III chiếm tỉ trọng lớn nhất (42,2%), tiếp đến là khu vực II (32,9%) và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là khu vực I (24,9%).

- Qua bảng số liệu, ta thấy khu vực I giảm và khu vực II, III tăng.

* Giải thích

- GDP của Cam-pu-chia có sự thay đổi là do hầu hết các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế.

- Cơ cấu GDP của Cam-pu-chia có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất  Cơ cấu GDP đang dần tiến tới sự hoàn thiện, hiện đại.

Bài tập 2 : Cho bảng số liệu sau:

LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA,

NĂM 2000 VÀ NĂM 2013 (Đơn vị: Nghìn người)

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

(Nguồn: Tổng cục thống kê )

a) Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2013?

b) Nhận xét và giải thích quy mô lao động đang làm việc và sự thay đổi cơ cấu của nó theo ngành kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2013?

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

* Xử lí bảng số liệu

- Công thức: % Giá trị A = Giá trị A / Tổng giá trị x 100%.

- Áp dụng công thức trên, ta tính được bảng dưới đây:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA,

NĂM 2000 VÀ NĂM 2013 (Đơn vị: %)

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

- Tính bán kính:

Chọn r2000 = 1,0 đơn vị bán kính (ĐVBK).

r2013 =

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

* Vẽ biểu đồ

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ NĂM 2013

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Quy mô lao động đang làm việc ở nước ta tăng. Tổng dân số tăng 15133 nghìn người (ngành nông - lâm - ngư tăng thêm 263 nghìn người; công nghiệp - dịch vụ tăng 6229 nghìn người; dịch vụ tăng 8641 nghìn người).

- Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng lao động nông - lâm - thủy sản; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, trong đó tỉ trọng lao động dịch vụ tăng nhiều nhất.

+ Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm 18,4%.

+ Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,1%.

+ Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 10,3%.

* Giải thích

- Quy mô lao động đang làm việc tăng là do công cuộc Đổi mới, nền kinh tế của nước ta phát triển nhanh nên đã tạo ra được nhiều việc làm,...

- Cơ cấu lao động thay đổi chủ yếu nhờ kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Riêng khu vực dịch vụ phát triển mạnh với hàng loạt ngành mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho sản xuất và đời sống nên đã thu hút thêm nhiều lao động nhất,...

Bài tập 3 : Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEP NGÀNH CỦA NƯỚC TA,

NĂM 2005 VÀ NĂM 2015 (Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

(Nguồn: Tổng cục thống kê )

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành ở nước ta, năm 2005 và năm 2015?

b) Nhận xét và giải thích cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành ở nước ta, năm 2005 và năm 2015?

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

* Xử lí bảng số liệu

- Công thức: % Giá trị A = Giá trị A / Tổng giá trị x 100%.

- Áp dụng công thức trên, ta tính được bảng dưới đây:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2015 (Đơn vị: %)

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

- Tính bán kính:

Chọn r2005 = 1,0 đơn vị bán kính (ĐVBK).

r2015 =

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

* Vẽ biểu đồ

bài tập vẽ biểu đồ tròn (địa lý 9)

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Trồng trọt có tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là chăn nuôi, thấp nhất là dịch vụ.

- Có sự thay đổi: Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, trồng trọt và dịch vụ giảm.

* Giải thích

- Trồng trọt chiếm tru thế do nhu cầu lớn về lương thực cho trong nước và xuất khẩu, chăn nuôi đang được nhà nước quan tâm, dịch vụ chưa thật sự phát triển mạnh để phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi.

- Chủ trương đưa chăn nuôi thành ngành chính, tác động của nền kinh tế thị trường,...

Tải xuống

Xem thêm các bài viết giúp rèn luyện kỹ năng địa lí cực hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau