Bài toán về năng suất công nhân thời gian năm 2024

Để tăng trưởng năng suất trong giai đoạn tới, Việt Nam cần chuyển đổi việc làm và thị trường lao động diễn ra song song với chuyển đổi nền kinh tế. Điều này phải được hiểu là các cuộc thảo luận chính sách phải tập trung vào thảo luận chuyển đổi nền kinh tế đi kèm với thảo luận về chuyển đổi việc làm và thị trường lao động để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Hiện tại, thảo luận về chuyển đổi, ví dụ chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng thì phần lớn chỉ trọng tâm vào khía cạnh kinh tế mà không đi đôi với mục tiêu việc làm thỏa đáng. Các doanh nghiệp tham gia trong quá trình chuyển đổi cho rằng mục tiêu là hiệu quả kinh tế trước, còn lại vấn đề lao động phát sinh sẽ giải quyết sau, nghĩa là khi thực hiện chuyển đổi, nếu phát sinh lao động dôi dư thì vấn đề sẽ được giải quyết khi nảy sinh. Đây không phải là tư duy của phát triển bền vững.

Bài toán về năng suất công nhân thời gian năm 2024
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng năng suất trong thập kỷ tới là 6,5%. Việt Nam cần thực hiện mục tiêu này như thế nào?. Ảnh minh họa (Nguồn: crceb.neu.edu.vn).

Ở Việt Nam, nhiều khi nói tới tăng năng suất là nói tới yếu tố lao động. Điều này đúng, không sai, nhưng yêu cầu tăng năng suất từ yếu tố lao động phụ thuộc vào phát triển ngành nghề cụ thể. Ví dụ: Nếu là các ngành đòi hỏi kỹ năng cao, thì yêu cầu về trình độ lao động rất quan trọng, nhưng những ngành đòi hỏi kỹ năng thấp và dựa vào sức lao động thì trình độ lao động không hẳn đóng góp cho tăng năng suất; ngành Dệt may, Da giày, năng suất lao động từ yếu tố NLĐ đã đạt điểm cận biên rồi, nên muốn tăng năng suất phải phụ thuộc vào các yếu tố khác, như nâng cấp trong chuỗi giá trị. Vì vậy, có thể thấy rất rõ là không thể tách biệt các yếu tố đóng góp cho tăng năng suất, bao gồm: vốn/công nghệ, lao động và quản lý. Cả ba yếu tố này phải đồng thời thảo luận cho từng lĩnh vực và ngành nghề cụ thể và trong những giai đoạn cụ thể. Ví dụ mục tiêu 10 năm thì ngành nào đòi hỏi yếu tố vốn/công nghệ cao hơn và ngành nào đòi hỏi trình độ lao động và quản lý cao hơn.

Chuyển đổi kinh tế, cần nghiên cứu và lựa chọn đúng ngành phù hợp với đặc thù thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ con người, nhân khẩu học, khả năng nguồn lực và huy động nguồn lực trong tương lai… của Việt Nam. Điều này đòi hỏi sự tham gia của các nhà khoa học trong quá trình hoạch định chính sách phát triển ngành, và kiên trì mục tiêu đặt ra. Xin lấy một ví dụ kể từ khi Việt Nam bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài giữa thập kỷ 1990, mục tiêu của Việt Nam là học hỏi từ đầu tư nước ngoài và đầu tư nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu yêu cầu chuyển giao công nghệ từ nhà đầu tư nước ngoài dường như không đạt được.

Đến nay, không chỉ hình thức liên doanh không phát triển mà doanh nghiệp FDI chi phối thị trường xuất khẩu và các doanh nghiệp Việt Nam trở thành gia công cho doanh nghiệp FDI trên chính “sân nhà”. Việc làm mặc dù được cải thiện nhưng không đáng kể so với lợi nhuận của doanh nghiệp FDI. Hình thức gia công không được quản lý. Chất lượng việc làm ở các doanh nghiệp gia công kém hơn rất nhiều và không có quy định pháp luật ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp FDI trong chuỗi cung/chuỗi gia công của họ, bao gồm cả gia công tại nhà, dẫn tới phi chính thức việc làm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước không có chứng nhận xã hội nên rất khó có thể nâng cấp trong chuỗi. Trong khi đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ lại là lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam, hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bài toán về năng suất công nhân thời gian năm 2024

Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina (Thái Nguyên). Ảnh: TTXVN.

Cần thực hiện đồng thời chuyển đổi kinh tế và việc làm, cần triển khai đồng bộ cả hai nhóm giải pháp để hỗ trợ nhau, bao gồm: giải pháp kích thích đầu tư và giải pháp không kích thích. Điều này đòi hỏi vai trò lớn của Nhà nước. Nếu chỉ thực hiện giải pháp kích thích đầu tư vào những ngành hay lĩnh vực mới mà không thực hiện các giải pháp không kích thích đầu tư vào những ngành hay lĩnh vực cũ không mong muốn thì sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra. Doanh nghiệp sẽ luôn chạy theo thị trường và luôn được hấp dẫn vào những ngành hay lĩnh vực có chi phí thấp và thu hồi vốn nhanh. Đây là lý do tại sao các doanh nghiệp gia công may nhiều hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp thiết kế và sản xuất sản phẩm may. Nếu không có biện pháp kích thích đầu tư vào công đoạn gia công may thì các doanh nghiệp may gia công thuần túy sẽ tiếp tục “mọc lên”. Với đặc thù thâm dụng lao động giản đơn của công đoạn gia công may trong chuỗi cung ứng ngành May mặc thì biện pháp không kích thích đầu tư hiệu quả nhất là tăng lương và giảm giờ làm việc. Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp nâng cấp trong chuỗi cung ứng ngành May mặc nhưng lại không quyết tâm thực hiện mục tiêu này khi vẫn áp dụng chính sách lương thấp và giờ làm việc nhiều.

Gắn lương với năng suất cần áp dụng phù hợp trong các lĩnh vực và ngành nghề cụ thể. Hiện nay, quan niệm về “tăng năng suất mới tăng lương” nếu được áp dụng chung cho tất cả các ngành và lĩnh vực sẽ có những bất cập sau: (i) Đối với ngành sử dụng đông lao động với năng suất lao động xã hội (hiệu suất làm việc của lao động) đã tối ưu, việc tăng năng suất mới tăng lương sẽ cản trở nâng cấp xã hội, cản trở mục tiêu phát triển bền vững; (ii) Có thể tạo ra vòng luẩn quẩn của tăng năng suất vì: không tăng năng suất thì không tăng lương tối thiểu và chính sách không tăng lương tối thiểu tiếp tục tạo ra lực hấp dẫn đầu tư vào ngành thâm dụng lao động và không kích thích chuyển đổi công nghệ, dẫn tới không thể đóng góp cho tăng trưởng năng suất. Quan niệm về “tăng năng suất mới tăng lương” sẽ phù hợp đối với các ngành dựa trên vốn/công nghệ. Vốn/công nghệ là yếu tố chính đóng góp cho tăng năng suất và khi đó, cần có sự chia sẻ cho lao động.

Trình độ quản lý thực sự là một vấn đề đáng quan tâm ở Việt Nam. Thử so sánh giữa các Tổng công ty nhà nước với các doanh nghiệp FDI, liệu các Tổng công ty Nhà nước có ít vốn hơn các doanh nghiệp FDI? Một thực tế được nhìn thấy là hiệu quả sản xuất - kinh doanh và đóng góp của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực nhà nước đầu tư và vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, hoạt động không hiệu quả. Quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả do cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước chậm được đổi mới, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Điều này liệu chăng có nguyên nhân từ việc yếu tố thị trường chi phối quá trình hoạch định chính sách dẫn tới chậm đổi mới? Đây là một vấn đề cần dược nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho tăng trưởng năng suất ở Việt Nam trong thời gian tới.

Bài toán về năng suất công nhân thời gian năm 2024
Trình độ quản lý thực sự là một vấn đề đáng quan tâm ở Việt Nam. Quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả do cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước chậm được đổi mới, chưa phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Ảnh minh họa (Nguồn: baotintuc.vn).

Giải quyết bài toán tăng năng suất là phải đánh giá được mức độ đóng góp cho tăng năng suất ở các yếu tố khác nhau trong các ngành và lĩnh vực khác nhau, để từ đó xác định biện pháp cụ thể cho từng ngành và lĩnh vực. Nếu Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp chung cho cả nền kinh tế thì sẽ không đạt được mục tiêu, bởi biện pháp chung đó có thể đúng với ngành hay lĩnh vực này mà không đúng với ngành hay lĩnh vực khác, từ đó tạo khoảng trống cho yếu tố thị trường can thiệp; giống như trường hợp trong ngành May mặc nói trên, hoặc tạo ra sự không phù hợp giữa cung và cầu lao động. Ví dụ một ngành hay lĩnh vực cần được đầu tư vốn/công nghệ, đặc biệt là các ngành mới như năng lượng tái tạo, nhưng do không được chính sách hỗ trợ đầu tư để phát triển dẫn tới không phát triển được, nghĩa là không tạo ra được nhiều việc làm mới, trong khi đầu ra của đào tạo lao động kỹ năng không có cơ hội việc làm phù hợp. Đây là thực trạng rất nhiều lao động có trình độ đại học nhưng lại phải làm việc chân tay như là công nhân trong ngành Dệt may, Da giày hay lái xe công nghệ.

Liên kết và đồng bộ về chính sách là vô cùng quan trọng. Chính sách phát triển nguồn nhân lực và tăng cường kỹ năng cần thiết của lao động phải liên kết với chính sách phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức và công nghệ. Đây mới là nền kinh tế của tương lai. Các ngành thâm dụng lao động giản đơn sẽ là ngành tăng trưởng cao do tự động hóa nhưng sẽ không tạo việc làm. Điều này đòi hỏi phải có một chính sách chuyển đổi đồng bộ cả về khía cạnh kinh tế và việc làm giữa ngành mới và ngành cũ. Không thể có một sự chuyển đổi bền vững nếu người lao động ra khỏi ngành cũ mà không có kỹ năng để làm việc trong những ngành mới trong khi những ngành mới lại tuyển dụng hoàn toàn những người mới. Tất nhiên, sự chuyển đổi việc làm này không nhất thiết diễn ra trong phạm vi ngành mà có thể giữa các ngành. Vì vậy, đào tạo kỹ năng cho tương lai việc làm là rất cần thiết. Việt Nam cần có chính sách đào tạo các kỹ năng cho việc làm tương lai thay vì chỉ đào tạo những kỹ năng của việc làm hiện tại. Các chính sách này bao gồm: thời gian và nguồn lực cho đào tạo lực lượng lao động hiện có trên thị trường lao động, yêu cầu tỷ lệ thời gian dành cho đào tạo kỹ năng của tương lai trong các chương trình đào tạo, trình độ đội ngũ làm công tác đào tạo có thể thực hiện được đào tạo các kỹ năng của tương lai, sự phối hợp giữa Nhà nước và tư nhân (hợp tác công tư) trong đào tạo kỹ năng của tương lai... Các kỹ năng nền của tương lai quan trọng là kỹ năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm và học tập suốt đời bên cạnh các kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật trong từng lĩnh vực và ngành nghề cụ thể. Chính sách đào tạo cũng đòi hỏi sự liên kết giữa các ngành nghề gần bởi trong tương lai, việc làm có thể thay đổi liên tục thay vì việc làm cố định suốt đời như trong quá khứ. Đồng thời, chính sách đào tạo cũng cần liên kết giữa lý thuyết và thực tế. Tư duy phân tích và phản biện là đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế số.

Bài toán về năng suất công nhân thời gian năm 2024

Chính sách phát triển nguồn nhân lực và tăng cường kỹ năng cần thiết của lao động phải liên kết với chính sách phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức và công nghệ. Trong ảnh: Công nhân vận hành dây chuyền sản xuất sợi hiện đại ở Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Tín.

Bảo đảm việc làm cần được quan tâm. Điều này liên quan tới việc thiết kế lại hệ thống an sinh xã hội để bảo đảm việc làm. Hệ thống hiện tại đang tạo ra sự phân biệt đối xử giữa người lao động trong khu vực chính thức và phi chính thức, dẫn tới người lao động khu vực chính thức, đặc biệt là khu vực nhà nước, có thể không sẵn sàng cho khả năng chuyển đổi việc làm và người lao động khu vực phi chính thức sẽ có thể tìm cách để vào khu vực chính thức. Điều này làm cho thị trường lao động không linh hoạt và không dựa trên kỹ năng. Có thể những người ở lại khu vực chính thức vì họ không có kỹ năng và muốn có sự bảo đảm việc làm, trong khi những người muốn ra khỏi khu vực chính thức là những người có kỹ năng nhưng lại không được đảm bảo quyền lợi và việc làm thỏa đáng trong khu vực phi chính thức. Bảo đảm việc làm còn liên quan tới đào tạo kỹ năng như đã nói ở trên. Nhưng điều này cũng liên quan tới chính sách bảo hiểm thất nghiệp của hệ thống an sinh xã hội. Hiện nay, chính sách này cũng đang chỉ được áp dụng cho khu vực chính thức. Chính sách đào tạo nghề từ quỹ bảo hiểm xã hội cũng phần lớn được áp dụng cho những người lao động khu vực chính thức.

Ngoài ra, cũng cần nghĩ tới chính sách bảo hiểm việc làm thay vì bảo hiểm thất nghiệp, nghĩa là một chính sách về quỹ bảo hiểm không đợi đến thất nghiệp mới chi trả mà chi trả trong suốt vòng đời con người để liên tục được cập nhật kỹ năng mới phù hợp với sự thay đổi liên tục của việc làm trong tương lai. Bên cạnh đó, hiện tại Việt Nam mới có chính sách thu nhập cơ bản cho lao động khu vực chính thức thông qua lương tối thiểu nhưng chưa có cho khu vực phi chính thức (lao động tự làm). Với chính sách không bình đẳng, người lao động yếu thế sẽ không đủ khả năng đối phó với rủi ro chuyển đổi công việc và địa điểm làm việc, từ những công việc có thu nhập thấp trong tương lai sang những công việc tốt hơn và năng suất hơn.

Cần cân nhắc lại chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ dựa trên chuyển dịch lao động. Hiện nay, cơ cấu lao động giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đã khá là cân bằng (30,8%, 33% và 36,1%). Lao động công nghiệp và dịch vụ đã cao hơn lao động nông nghiệp. Việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động sang ngành công nghiệp dựa trên lao động giản đơn sẽ không đóng góp cho tăng trưởng năng suất, thậm chí cản trở sự chuyển đổi nền kinh tế phù hợp với yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Người lao động làm việc trong ngành công nghiệp giản đơn không đòi hỏi trình độ kỹ năng, dành nhiều thời gian và công sức cho công việc nên sẽ không có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp khi mất việc. Các ngành công nghiệp giản đơn với việc làm lặp đi lặp lại được dự báo sẽ là ngành tăng trưởng nhờ công nghệ mà không tạo việc làm trong tương lai.

Bài toán về năng suất công nhân thời gian năm 2024

Hệ thống hiện tại đang tạo ra sự phân biệt đối xử giữa người lao động trong khu vực chính thức và phi chính thức. Trong ảnh: Tài xế xe công nghệ có thể sẽ được trở thành người làm việc có giao ước hợp đồng lao động. Nguồn: nld.com.vn

Việt Nam cần thúc đẩy thị trường lao động chủ động. Đối với Việt Nam, có nhiều vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy thị trường lao động, đặc biệt liên quan tới cơ hội việc làm đầy đủ và cơ hội bình đẳng tham gia thị trường, sự bình đẳng về việc làm và an sinh xã hội giữa khu vực nhà nước và tư nhân, nâng cao năng lực thương lượng của các bên trên thị trường lao động….

Việt Nam cần xác định các giải pháp theo thứ tự ưu tiên và giải pháp chính, chi phối các giải pháp khác và các giải pháp phụ, chỉ hiệu quả nếu thực hiện giải pháp chính; hay nói cách khác là các giải pháp liên kết với nhau. Nếu không, có thể xảy ra tình trạng là sự vận động chính sách có thể làm cho thực hiện giải pháp phụ mà không thực hiện giải pháp chính. Ví dụ: đào tạo kỹ năng nhưng không chuyển đổi kinh tế dẫn tới những người có tay nghề không có cơ hội việc làm phù hợp; hay tăng năng suất rồi mới tăng lương nhưng không có áp lực chuyển đổi công nghệ và nâng cấp chuỗi, đầu tư vốn Nhà nước nhưng không thúc đẩy quản lý minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tóm lại, vấn đề quan trọng là việc hoạch định chính sách phát triển của Việt Nam như thế nào, bao gồm cả chính sách kinh tế và việc làm, đi kèm với quyết tâm chính trị để thực hiện sao cho không để các yếu tố thị trường và vận động lợi ích tác động làm lệch hướng chính sách. Chỉ như vậy, Việt Nam mới có thể tăng trưởng năng suất bền vững trong thời gian tới.

Bài toán về năng suất công nhân thời gian năm 2024
Cùng doanh nghiệp giải bài toán phát triển nguồn nhân lực

Con người là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cho các doanh nghiệp phát triển bền vững, nhưng thực tế hiện nay ...

Bài toán về năng suất công nhân thời gian năm 2024
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

Phó chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động ...

Bài toán về năng suất công nhân thời gian năm 2024
Các nhiệm vụ và giải pháp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2023

Năm 2023 được đánh giá là một năm quan trọng, là năm diễn ra Đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công ...