Bé 8 tháng ăn bánh mì được không

Bé 8 tháng ăn bánh mì được không
Bé 8 tháng ăn bánh mì được không

Bạn thường xuyên cho bé ăn bánh mì trắng. Vậy bạn có biết bánh mì loại thường không tốt cho sức khỏe của bé bởi vì chúng chứa rất ít các chất dinh dưỡng thiết yếu?

Bánh mì trắng là loại bánh mì vô cùng phổ biến và được ưa chuộng bởi nhiều người, chúng trông rất hấp dẫn nhưng lại chứa rất ít dưỡng chất. Hầu hết các loại bánh mì như hamburger, bánh mì Pháp và Ý, viền bánh pizza và lớp bánh pizza cũng đều được làm từ bánh mì trắng và chúng thường không tốt cho trẻ. Bánh mì trắng có hàm lượng chất dinh dưỡng thiết yếu thấp và có thể có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của trẻ.

Làm từ ngũ cốc tinh chế

Loại ngũ cốc tinh chế được tạo ra khi đem ngũ cốc nguyên chất đi xay và bỏ cám và mầm. Đây là phần có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bánh mì trắng được làm từ ngũ cốc tinh chế, ít magiê, kẽm, vitamin E, chất xơ và axit béo thiết yếu. Mặc dù một số nhà sản xuất bổ sung vitamin vào nhưng ngũ cốc nguyên chất tự nhiên vẫn là lựa chọn hàng đầu.

Chỉ số đường huyết là thước đo mức độ nhanh chậm và lượng thức ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và lượng insulin của bạn so với glucose tinh khiết. Bánh mì trắng có chỉ số đường huyết cao vì nó được làm từ hạt tinh chế được hấp thu nhanh trong suốt quá trình tiêu hóa, gây ra sự tăng đột biến về đường trong máu và mức độ insulin. Một chế độ ăn uống bao gồm rất nhiều bánh mì trắng và các thực phẩm giàu glycemic khác như bánh kẹo, món tráng miệng và khoai tây trắng làm tăng nguy cơ tăng cân, bệnh đái tháo đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.

Chất xơ thấp

Bánh mì trắng có ít chất xơ. Chất xơ là một phần thiết yếu của một chế độ ăn uống lành mạnh làm giảm mức cholesterol và duy trì đường tiêu hóa hoạt động bình thường. Lượng chất xơ được khuyên dùng hàng ngày là 14 g cho mỗi 1.000 calo mà bạn tiêu thụ. Nếu bạn có chế độ ăn trung bình 2.000 calo mỗi ngày, bạn cần 28 g chất xơ mỗi ngày. Một miếng bánh mì trắng trung bình có 0,5 g chất xơ, trong khi một miếng bánh mì nguyên hạt có đến 2 g chất xơ.

Hãy chọn bánh mì nguyên hạt thay vì bánh mì trắng bé để có được nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ hơn. Bánh mì nguyên hạt cũng có một chỉ số đường huyết thấp hơn, cung cấp cho bé một nguồn năng lượng ổn định, bền vững hơn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và tăng cân. Bánh mì nguyên hạt không thể được xác định bằng màu sắc hoặc tên bánh. Bạn hãy vào danh sách các thành phần khi mua bánh mì. Thành phần đầu tiên phải là một loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì nguyên hạt, yến mạch nguyên hạt hoặc lúa mạch đen.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé đã có thể ăn được nhiều loại thực phẩm hơn ngoài sữa mẹ. Lúc này, mẹ có thể bổ sung rất nhiều món ngon vào thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi.

Một số món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm:

1. Cháo bánh mì cá hồi

Nguyên liệu:

  • ½ lát bánh mì gối/bánh mì sandwich
  • 10g thịt cá hồi
  • 50ml nước

Cách thực hiện:

– Cá hồi, mẹ đem hấp/luộc chín, rồi lọc bỏ xương và da. Sau đó dùng thìa cà nát.

– Bánh mì cắt bỏ phần riềm cứng, rồi xé nhỏ cho vào nồi nước nấu, đun mềm.

– Sau cùng, trộn bánh mì và cá hồi với nhau là có thể cho bé ăn.

Bé 8 tháng ăn bánh mì được không

Món chào bánh mì dành cho bé – Nằm trong thực đơn ăn dặm dành cho bé 7-8 tháng tuổi

2. Súp lơ trắng sốt cà chua

Nguyên liệu:

  • Súp lơ trắng: 2 nhánh
  • Cà chua: ½ quả
  • Nước daishi

Cách thực hiện:

– Súp lơ trắng, mẹ rửa sạch, rồi luộc chín, tán nhỏ.

– Cà chua, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ rồi cho vào nước daishi nấu chín.

– Cuối cùng, mẹ trộn súp lơ trắng với cà chua là có thể cho bé thưởng thức.

Đây là món ngon mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi.

3. Bí đỏ trộn táo

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ: 1 miếng
  • Táo: ½ quả

Cách thực hiện:

– Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, đem hấp chín, rồi cà nát bằng thìa.

– Táo gọt vỏ, mài nhuyễn, ép lấy nước, bỏ bã.

– Trộn đều bí đỏ với nước táo là có thể cho bé thưởng thức.

4. Súp cà rốt, bắp cải

Nguyên liệu:

  • 3 thìa bắp cải
  • 1 thìa cà rốt
  • 1 thìa nước táo
  • 60ml nước dashi
  • 1 thìa bột năng

Cách thực hiện:

– Bắp cải, cà rốt rửa sạch, luộc chín, băm nhỏ.

– Táo gọt vỏ, mài nhuyễn, ép lấy nước.

– Cho tất cả vào nước dashi và đun khoảng 5 phút với lửa nhỏ.

– Pha bột năng với 3 thìa nước rồi từ từ rót vào nồi, đun tiếp cho sôi, tạo thành món súp sền sệt, giúp bé dễ nuốt.

Mẹ hãy thêm món súp này vào thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi để giúp bé tập nuốt thức ăn tốt hơn.

Bé 8 tháng ăn bánh mì được không

Món súp cà rốt, bắp cải thơm ngon giúp trẻ dễ ăn hơn

5. Khoai sọ nấu rau cải

Nguyên liệu:

  • 3 thìa khoai sọ
  • 1 thìa rau cải
  • 5-6 thìa nước dashi

Cách thực hiện:

– Khoai sọ, mẹ gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng, rồi luộc chín và cà nhuyễn.

– Rau cải, mẹ nhặt lấy phần lá, rửa sạch, luộc chín và thái nhỏ.

– Đun sôi nước dashi, rồi mẹ lần lượt cho khoai sọ, rau cải vào, đun sôi bùng lên là được.

6. Đậu phụ non trộn táo – Đây là món dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng mẹ không nên bỏ qua

Nguyên liệu:

  • 2 thìa đậu phụ non
  • 2 thìa táo nạo nhuyễn

Cách thực hiện

– Đậu phụ, rửa qua, rồi đem luộc chín, và dùng thìa dằm nát.

– Táo gọt vỏ, ngâm nước muối loãng 1 lát để đỡ thâm, rồi đem nạo nhuyễn.

– Trộn táo đã nạo nhuyễn với đậu phụ non.

Bé 8 tháng ăn bánh mì được không

Món đậu phụ non trộn táo là món thích hợp ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi

7. Bí đỏ trộn đậu Hà Lan

Nguyên liệu

  • 1 thìa bí đỏ
  • 2 thìa đậu Hà Lan
  • 1 thìa nước dashi

Cách thực hiện:

– Bí đỏ, mẹ gọt vỏ, rửa sạch, rồi hấp chín và cà nát bằng thìa.

– Đậu Hà Lan, rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ rồi dằm hoặc giã nát.

– Trộn đều đậu Hà Lan, bí đỏ với nước dashi vậy là xong một món ăn vô cùng bổ dưỡng cho bé rồi! 

8. Cháo gà bắp cải – Thêm một món trong thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi

Nguyên liệu:

  • 2 thìa thịt gà
  • 3 thìa rau bắp cải
  • Gạo: 40g
  • 30ml nước dashi

Cách thực hiện:

– Gạo mẹ đem ngâm 20 phút rồi cho vào nồi ninh nhừ nấu cháo. Hoặc để tiện dụng, mẹ có thể dùng cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ, mẹ lấy một lượng vừa đủ, cho vào nồi ninh 20 phút là cháo chín nhừ, sánh mịn.

– Rau bắp cải, rửa sạch, luộc chín, thái nhỏ.

– Thịt gà luộc chín, giã xé nhỏ.

– Cháo chín, mẹ có thể cho thêm chút nước daishi vào đun sôi, rồi cho thịt gà, bắp cải vào nấu cùng, đun sôi lên là được.

Bé 8 tháng ăn bánh mì được không

Món cháo gà bắp cải thơm ngon đủ chất dinh dưỡng

Các mẹ cũng cần phải tham khảo một số lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật sao cho đúng cách và khoa học hơn nhé! Chúc mẹ và bé có bữa ăn dặm thành công.