Bị ho nhưng không đau họng

  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh

Thứ Bảy ngày 09/04/2022

  • Nên mua khẩu trang y tế loại nào tốt?
  • Hiệu quả của khẩu trang y tế than hoạt tính và cách chọn khẩu trang chất lượng
  • ​​​​​​​Cách đeo khẩu trang y tế giúp bảo vệ sức khỏe tối đa

Đờm hay dịch nhầy xuất hiện trong cổ họng có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó về đường hô hấp. Đặc biệt đờm xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng lúc ngủ dậy hoặc vào ban đêm. Vậy tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng do nguyên nhân nào? Làm sao để giảm đờm?

Triệu chứng đờm xuất hiện khiến người bệnh ngứa họng, khàn tiếng, khó nuốt khi ăn uống. Để biết được phải làm gì khi không ho nhưng có đờm ở cổ họng thì phải biết được nguyên nhân chính xác là gì. Dưới dây là một số nguyên khiến cổ họng có đờm.

Nguyên nhân của triệu chứng không ho nhưng có đờm ở cổ họng

Đờm là chất nhầy được tiết ra do sự rối loạn không kiểm soát được trong hệ thống bài tiết của đường hô hấp. Chất dịch tiết này bao gồm nhiều vi sinh vật tấn công đường hô hấp, chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu,... Và đây cũng là một trong những yếu tố kích thích phản xạ ho của cơ thể. Tuy nhiên không phải trường hợp nào có đờm trong cổ họng cũng gây ho chẳng hạn như:

Nhiễm trùng đường thở

Môi trường bên ngoài luôn tồn tại các loại virus, vi khuẩn có hại. Khi tấn công vào bên trong đường hô hấp tạo nên những tổn thương và khiến cơ quan này tiết ra nhiều chất dịch nhầy hơn. Biểu hiện phổ biến thường thấy nhất ở những người bị nhiễm trùng đường thở là dịch đờm tiết ra nhiều nhưng không gây ho. 

Không khí bị ô nhiễm

Hiện nay tỷ lệ bụi mịn bên ngoài môi trường tăng cao, khói nhà máy, khói bụi, khói thuốc lá là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp. Khi tình trạng này xảy ra, niêm mạc phổi, phế quản, niêm mạc mũi bị tổn thương gây rối loạn hệ thống bài tiết trong đường thở khiến lượng đờm tiết ra nhiều.

Bị ho nhưng không đau họng

Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp

Dị ứng

Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Nếu vô tình tiếp xúc với một số chất như bụi bẩn, mùi hóa chất, phấn hoa, lông vật nuôi,… hệ thống hô hấp sẽ kích thích phản xạ tiết ra nhiều đờm giúp đào thải các dị vật này ra khỏi đường thở. Đây là cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể, đó là lý do tại sao họng có đờm nhưng không ho hoặc ho ít.

Tiêu thụ các loại thực phẩm làm tăng dịch đờm

Cổ họng dễ bị tổn thương, sưng tấy khi bị cảm cúm hoặc đơn giản là bạn ăn, uống nhiều đồ lạnh. Trong giai đoạn này, nếu người bệnh ăn các thức ăn như trứng, sữa, ngũ cốc và các thực phẩm liên quan thì khả năng tích tụ chất đờm trong họng tăng cao.

Lệch vách ngăn mũi

Những người có vấn đề về cấu trúc mũi, dị tật bẩm sinh hoặc lệch vách ngăn mũi do chấn thương, cổ họng bị tổn thương,… cũng có thể khiến cơ thể tiết nhiều dịch đờm hơn trong họng. Ngoài ra, một số thói quen xấu khác như uống không đủ nước, uống nhiều rượu bia, lối sống ít vận động dẫn đến sức đề kháng yếu cũng có thể là nguyên nhân gây đờm nhiều trong cổ họng nhưng không gây ho.

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể là bệnh gì?

Viêm amidan

Nếu bạn bị đau họng và có nhiều đờm nhưng không ho thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm amidan. Bệnh này xảy ra do hai khối amidan bị viêm. Bên cạnh cổ họng có nhiều đờm thì còn xuất hiện các triệu chứng kèm theo như sốt, đau rát họng, đau khi nuốt,... Nếu amidan không được chữa trị dứt điểm dễ biến chứng thành viêm thanh quản, viêm xoang, viêm khí quản, áp xe amidan,...

Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là dạng nhiễm trùng mãn tính, dễ tái đi tái lại nhiều lần. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh này là cổ họng tiết ra nhiều đờm nhưng không ho, khó thở, nổi hạt, cảm giác khó nuốt, ngứa rát họng, sổ mũi,...

Ung thư vòm họng

Đau họng có nhiều đờm ở cổ họng nhưng không kèm theo ho rất có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư vòm họng hoặc thanh quản. Đây là những bệnh lý về đường hô hấp cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị sớm thì có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Ngoài triệu chứng không ho nhưng vẫn có đờm còn kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, đờm có máu, mệt mỏi, thở khò khè, sụt cân không có lý do,...

Bị ho nhưng không đau họng

 Không ho nhưng có đờm ở cổ họng có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vòm họng

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng có nguy hiểm không?

Thông thường nếu triệu chứng này không phải dấu hiệu của bệnh lý nào đó về đường hô hấp thì có thể thuyên giảm sau 1 - 2 tuần chăm sóc và chữa trị đúng cách. Tuy nhiên dấu hiệu này thường giống với bệnh cảm lạnh hay cảm cúm nên nhiều người chủ quan, để tái phát thường xuyên khiến bệnh trở thành mãn tính.

Ngoài ra triệu chứng có đờm nhưng không ho có thể là khởi đầu về bệnh lý nguy hiểm như lao phổi, ung thư phổi,... sẽ khiến người bệnh mắc phải những biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Phân biệt màu đờm để nhận biết sớm bệnh đang mắc phải

Đờm trắng đục: Có thể do cảm lạnh, viêm amidan, viêm đường hô hấp,...

Đờm xanh hoặc vàng: Cho biết bạn đang bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, bị viêm xoang.

Đờm màu nâu: Thường do người bị hút thuốc nhiều, làm việc và sinh sống trong môi trường ô nhiễm. Một số trường hợp có đờm đặc màu nâu còn là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng.

Đờm đen: Có thể là viêm phổi hoặc nhiễm nấm, vi khuẩn do hít phải nhiều loại hóa chất, khí độc hại.

Cách chăm sóc tại nhà để cải thiện tình trạng cổ họng có đờm

  • Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm, làm dịu niêm mạc hô hấp và giảm nguy cơ tắc nghẽn đường thở. 
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh để không tăng chất nhầy đờm tích tụ ở cổ họng gây khó thở và ngăn chặn một số bệnh viêm đường hô hấp.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các thực phẩm từ sữa, lúa mì, ngũ cốc,... vì làm tăng sản sinh dịch đờm.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang họng, ngăn ngừa tạo đờm, làm dịu cổ họng và giảm ngứa. 
  • Xông hơi là một mẹo hay để loại bỏ chất nhờn trực tiếp. Xông hơi giúp làm loãng đờm đặc giúp người bệnh dễ dàng thở hơn.
  • Nâng cao khả năng phục hồi của cơ thể bằng cách luyện tập thể dục thể thao hằng ngày. Không nhất thiết phải vận động quá nhiều chỉ cần vừa phải nhưng đều đặn. Xây dựng chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.
  • Hạn chế la hét, nói liên tục để giảm nguy cơ bị tổn thương thanh quản.

Bị ho nhưng không đau họng

Xông hơi giúp loãng đờm, thông thoáng đường thở cho người bệnh

Tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng cho dù là vì nguyên nhân nào nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách thì bệnh cũng sẽ tiến triển nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy ngay khi nhận biết được các triệu chứng, người bệnh nên nhanh chóng đi đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • hô hấp

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Bị ho nhưng không đau họng

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Bị ho nhưng không đau họng

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Bị ho nhưng không đau họng

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Bị ho nhưng không đau họng

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản