Bộ lọc máy giặt nằm ở đâu

Cách tháo lưới lọc máy giặt electrolux thực tế không quá khó hay phức tạp như bạn nghĩ. Chỉ cần thực hiện đúng thao tác là có thể tháo ra để vệ sinh dễ dàng. Ở bài viết này, Bảo hành Electrolux sẽ hướng dẫn cụ thể các bạn cách đơn giản nhất để tháo bộ phận lưới lọc. Nào hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Tầm quan trọng của việc làm sạch bộ lọc máy giặt Electrolux

Lý do nên làm sạch lưới lọc

Lưới lọc hay túi lọc là bộ phận được thiết kế để lọc bỏ đi cặn bẩn trong nước, sơ vải hay các tạp chất khác trong nguồn nước. Xả cặn máy giặt electrolux thường xuyên là cách tốt nhất để giúp làm sạch lưới lọc, tránh tình trạng cặn bám quá nhiều làm tắc nghẽn nguồn cấp nước đầu vào hay thoát nước, làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy giặt khi gây ra các tình trạng như:

-Lồng giặt Electrolux không được cấp đủ nước.

-Lồng giặt Electrolux không quay.

-Máy giặt Electrolux báo lỗi quá thời gian cấp nước.

Ngoài ra còn nhiều sự cố khác. Từ đó có thể thấy được việc vệ sinh lưới lọc là điều cần và nên làm để giúp máy giặt vận hành được tốt hơn.

Vị trí của lưới lọc máy giặt Electrolux ở đâu?

Bộ lọc máy giặt nằm ở đâu
Cách tháo lưới lọc máy giặt Electrolux cửa ngang đơn giản

Bộ phận lưới lọc cặn máy giặt Electrolux gồm 2 loại:

-Lưới lọc trong hệ thống đường ống cấp nước nằm ở vị trí van cấp điện tử. Nhiệm vụ chính của chúng là lọc sạch cặn bẩn, tạp chất có trong nguồn nước đầu vào trước khi cấp vào máy.

-Lưới lọc/túi lọc hoặc rọ lọc rác lồng giặt nằm trước bơm xả thải giúp ngăn các sợi vải hoặc cặn bẩn bên trong khi qua đường bơm xả thải.

Cách tháo lưới lọc máy giặt electrolux cua ngang

Bộ lọc máy giặt nằm ở đâu

Cách tháo lưới lọc máy giặt electrolux cửa ngang không phức tạp, thực tế khá đơn giản nếu bạn biết cách để tháo lắp cho từng bộ phận. Để tháo và vệ sinh lưới lọc các bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các hướng dẫn như sau:

Tháo lưới lọc đầu dây cấp nước

-Bước 1: Bạn nên tiến hành khóa chặt văn hệ thống cấp nước trước khi thực hiện tháo lọc. Sau đó thực hiện tháo đầu rắc co dây cáp vị trí khóa nước.

-Bước 2: Tiếp tục tháo đầu rắc co dây cấp còn lại (nằm phía sau máy giặt).

-Bước 3: Thực hiện vệ sinh 2 đầu lưới lọc, có thể sử dụng bàn chải để cọ rửa chất cặn bẩn. Hoàn tất bạn lại lắp lại dây cấp nước như ban đầu.

Tháo lưới lọc rác lồng máy giặt Electrolux

-Trước khi thực hiện bạn lưu ý nên rút nguồn điện ra.

-Bước 1: Mở hộp lọc rác nằm ở phía trước máy giặt. Một số model túi lọc rác có thể nằm trong lồng giặt.

-Bước 2: Có thể kìm kẹp, xoay ngược chiều kim đồng hồ để tiến hành mở rọ lọc rác. Cách làm sạch bộ lọc máy giặt electrolux là chà sạch lưới lọc đựng cặn bẩn với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng (dung dịch clo).

-Bước 3: Hoàn tất bạn tiến hành lắp lại rọ lọc rác như ban đầu. Kiểm tra lại đã chắc chắn hay chưa.

Như vậy là bạn đã hoàn thành các bước tháo lưới lọc cho máy giặt Electrolux cửa ngang của gia đình. Rất đơn giản đúng không.

Không những bạn phải vệ sinh lưới lọc mà các bộ phận như lồng giặt, khay đựng nước xả vải, đựng bột giặt cũng cần tiến hành làm sạch thường xuyên.

Với hướng dẫn cách tháo lưới lọc máy giặt electrolux cửa ngang như nội dung trên bạn có thể tham khảo, ứng dụng thực hiện thực tế thành công để máy giặt hoạt động hiệu quả hơn, sạch hơn. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ khi máy giặt Electrolux có vấn đề. Rất hân hạnh được phục vụ! Tham khảo thêm cách dịch vụ sửa máy giặt hitachi nếu bạn cần tại đây.

Hotiline: 024 3999 8888 / 0938 718 718 / 0902 719 789 (24/7, 365 ngày / năm)

Trạm Bảo Hành Electrolux Tp Hồ Chí Minh: 291/28 Trường Chinh – P14, Q Tân Bình và 57 Trung Lang, P12, Q. Tân Bình.

Hotline: 0902 719 789

Hiện nay, máy giặt đã trở thành một phần không thể thiếu của mọi gia đình. Nhiều người chi một khoản tiền lớn cho máy giặt, mong muốn nhận được những trải nghiệm tốt nhất. Nhưng sau một thời gian máy bỗng trở nên ì ạch, giặt không sạch, không thoát được nước. Vậy làm thế nào để có thể giải quyết được những vấn đề này? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một vài mẹo vệ sinh bộ lọc cực kì hiệu quả, giúp cho máy hoạt động tốt như mới.
1. Vì sao nên vệ sinh bộ lọc của máy giặt? Bộ lọc của máy giặt bao gồm lưới lọc nước và lưới lọc sợi vải (bộ lọc cặn). Lưới lọc nước nằm ở van cấp nước, với nhiệm vụ là loại bỏ cặn bẩn của nguồn nước đầu vào. Trong khi đó lưới lọc sợi vải nằm ngay trước ống xả thải, làm nhiệm vụ ngăn cặn bẩn, sợi vải trong quá trình giặt chui vào đường ống xả thải gây tắc nghẽn. Tùy vào chất lượng nước mà lưới lọc nước sẽ có thời gian vệ sinh dài hay ngắn. Tốt nhất là sau khoảng 3 - 5 tháng sử dụng hoặc khi thấy máy có dấu hiệu bơm nước lâu, nước chảy chậm, nhỏ giọt thì bạn nên kiểm tra để đảm bảo máy hoạt động ổn định.

Sau khoảng 2 - 3 tháng sử dụng, cặn bột giặt, bụi bẩn, xơ vải,.. sẽ tích tụ bên trong bộ lọc cặn, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước khiến cho máy giặt không hoạt động, thậm chí dẫn đến hư hỏng nếu không được vệ sinh kịp thời.

Bộ lọc máy giặt nằm ở đâu

Bộ lọc sơ vải là một trong những bộ phận cần vệ sinh định kỳ

2. Lợi ích của việc vệ sinh bộ lọc của máy giặt

Thường xuyên vệ sinh bộ lọc sẽ giúp máy hoạt động năng suất hơn, quần áo sẽ được giặt sạch và nhanh hơn sau mỗi lần vệ sinh. Bộ lọc sạch sẽ còn giúp loại bỏ các loại nấm mốc, giúp khử mùi và hạn chế vi khuẩn phát triển ngay bên trong máy giặt. Mặt khác khi bạn vệ sinh bộ lọc thì cũng giống như bạn đang thực hiện bảo trì máy móc. Điều này sẽ giúp bảo vệ máy giặt không bị xuống cấp và hư hỏng nặng, nâng cao độ bền và tuổi thọ của máy. Ngoài ra còn giảm bớt chi phí khi phải thường xuyên thay những linh kiện bị xuống cấp.

3. Hướng dẫn vệ sinh bộ lọc của máy giặt

Lưu ý: Trước khi vệ sinh bất kỳ thiết bị điện tử, hãy tắt nguồn và rút điện ra khỏi ổ cắm để đảm bảo an toàn. Hãy đảm bảo nơi bạn để ổ cắm an toàn, không ẩm ướt, không vướng đường đi.

Chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh: Bàn chải cỡ nhỏ hoặc bàn chải đánh răng, khăn khô, kìm đầu nhọn, dung dịch Clo (nếu có)

Bộ lọc máy giặt nằm ở đâu

Những chiếc bàn chải sẽ rất có ích trong việc giúp bạn làm sạch bộ lọc cặn của máy giặt Vệ sinh bộ lưới lọc của ống cấp nước Các bước tiến hành: Bước 1: Bạn khóa chặt van của hệ thống cấp nước (nguồn nước vào máy giặt) Bước 2: Đặt khăn khô lên đầu ống dẫn nước ở vị trí khóa nước. Vặn ngược chiều kim đồng hồ để tháo ra. Làm tương tự với đầu còn lại phía sau máy giặt. Bước 3: Dùng kìm đầu nhọn kéo nhẹ lưới lọc ra khỏi đầu vòi nước. Bước 4: Tiến hành vệ sinh lưới lọc. Sử dụng bàn chải đánh răng để cọ rửa bề mặt lưới lọc (với vết bẩn khó tẩy rửa hãy dùng dung dịch Clo, tránh chà quá mạnh làm hỏng lưới lọc). Dùng khăn lau sạch hai đầu ống dẫn nước.

Bước 5: Gắn bộ lọc vào vị trí cũ, lắp lại dây cấp nước máy giặt (vặn theo chiều kim đồng hồ) như ban đầu.

Bộ lọc máy giặt nằm ở đâu

Ống cấp nước sẽ hoạt động trơn tru hơn sau khi bạn đã vệ sinh sạch bộ lưới lọc

Vệ sinh bộ lọc cặn của ống xả thải

Bộ lọc máy giặt nằm ở đâu

Nếu ống xả thải không được vệ sinh sạch thì máy giặt sẽ gặp vấn đề trong việc xả thải Các bước tiến hành: Bước 1: Mở hộp lọc cặn phía trước hoặc bên hông máy giặt. Lưu ý: Ở một số dòng máy giặt đời mới hiện nay, bộ lọc cặn nằm phía bên trong lồng giặt. Bước 2: Tháo ống thoát nước khẩn cấp (trong trường hợp bạn dừng máy để vệ sinh lúc đang giặt đồ), bạn có thể sử dụng một cái thau để rút hết lượng nước còn lại trong máy giặt. Bước 3: Sử dụng kìm đầu nhọn hoặc vải khô và xoay ngược chiều kim đồng hồ để mở bộ lọc cặn. Bước 4: Tiến hành vệ sinh lưới lọc cặn bằng bàn chải và dung dịch Clo (nếu có). Lau khô bộ lọc cặn sau khi đã vệ sinh xong. Bước 5: Lắp lại bộ lọc cặn. Vặn ngược chiều kim đồng hồ tới khi cảm thấy chặt (thường bạn sẽ nghe tiếng "cách" nếu bộ lọc đã vào đúng vị trí). Lắp lại ống thoát nước khẩn cấp. Bước 6: Đóng nắp hộp lọc cặn Lưu ý: Sau khi vệ sinh bộ lọc của máy giặt hãy cho máy hoạt động thử. Nếu máy phát ra tiếng động bất thường hoặc rung lắc dữ dội, hãy kiểm tra xem bạn đã lắp ráp chính xác hay chưa. Nếu không tìm ra nguyên nhân, hãy gọi cho bộ phận bảo hành của hãng để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Mẹo nhỏ: Máy giặt thường hoạt động tốt nhất khi được sử dụng đúng công suất, tránh việc nhồi nhét quá nhiều trong một lần giặt, khiến máy nhanh xuống cấp và giảm tuổi thọ.

Bộ lọc máy giặt nằm ở đâu

Chỉ nên cho vào lồng giặt một lượng đồ vừa đủ, không nên nhồi nhét quá nhiều Nếu bộ lọc nước thường xuyên bị bẩn, tắc nghẽn thì vấn đề có thể nằm ở nguồn nước. Bạn cũng nên kiểm tra nguồn nước để đảm bảo hoạt động của máy Ống nước quá cũ cũng gây ra tắc nghẽn và làm chậm quá trình xả thải. Các chuyên gia khuyên bạn nên thay ống nước định kỳ 2 năm một lần.

Giấy vụn, lông của thú cưng, tóc, cặn bột giặt là những tác nhân chính làm đầy bộ lọc cặn. Bạn nên kiểm tra, loại bỏ bớt lông tóc còn bám trên áo quần trước khi bỏ vào lồng giặt. Không nên cho bột giặt quá nhiều vì sẽ tạo ra chất bẩn bám vào lồng giặt và bộ lọc.