Ca sĩ vi duy là ai?

Phần trình diễn của Hoa Thần Vũ, trong tập đầu tiên của Singer 2020 trên một sân khấu rất đẹp. Tài năng trẻ này đã từng về nhì ở Singer 2018, nay anh trở lại cuộc thi này với sự tiến bộ vượt bậc.

Show truyền hình Singer 2020 (trước kia tên là I'm singer) là của Đài Hồ Nam (Trung Quốc) đã bị đảo lộn vì dịch COVID-19. Trước diễn biến phức tạp của dịch này, sau hai tập phát sóng đầu năm nay, tới tập ba và tập bốn phát sóng trong hai tuần gần đây nhất đã phải đổi phương án ghi hình.

Nhóm ca sĩ Hoàng Tiêu Vân, Viên Á Duy, Hoa Thần Vũ đang sinh sống tại Bắc Kinh được "gom" lại để ghi hình tại một địa điểm. Khi gặp nhau họ giữ khoảng cách hơn 1 mét và không ôm hôn.

Tới tập ba, các ca sĩ phải hát trong studio thay vì biểu diễn trên sân khấu. Đây là màn trình diễn của Viên Á Duy, người sau cuộc thi Singer 2017 đã trở nên nổi tiếng

Còn hai ca sĩ Tiêu Kính Đằng, Từ Giai Oánh ghi hình tại Đài Bắc (Trung Quốc). Châu Thâm, anh chàng hát giọng nữ rất nổi tiếng với ca khúc Cá lớn thì "ở nhà một mình" tại Thượng Hải.

Ca sĩ Misia "sang" nhất trong số bảy ca sĩ vì cô ghi hình trong một studio cùng dàn nhạc tại Tokyo (Nhật Bản).

Ca sĩ vi duy là ai?

MC của Singer 2020 từ số thứ ba phải đứng trong trường quay không có khán giả và ca sĩ. Ca sĩ sẽ biểu diễn tại studio ở quê nhà của họ và toàn bộ chương trình được phát online. Đây là một thử thách lớn với những người làm chương trình.

Singer là một show truyền hình thực tế về âm nhạc rất nổi tiếng của Trung Quốc thu hút những giọng hát hàng đầu của Trung Quốc và châu Á.

Năm 2018, Jessie J là ca sĩ châu Mỹ đầu tiên chiến thắng tại cuộc thi này.

Misia, giọng ca hàng đầu Nhật Bản đã chinh phục khán giả ngay ở những tập đầu

Tham gia chương trình bảy ca sĩ hàng đầu sẽ hát trước 500 khán giả tại trường quay. Mỗi đêm thi, mỗi ca sĩ sẽ biểu diễn một ca khúc.

Kết thúc một đêm thi 500 khán giả trực tiếp xem biểu diễn sẽ bỏ phiếu bình chọn. Sau hai đêm thi liên tiếp ca sĩ nào có tổng số phiếu bình chọn thấp nhất sẽ bị loại.

Mùa năm nay, luật chơi thay đổi khi bổ sung thêm phần "tập kích". Trong mỗi đêm diễn sẽ có ba ca sĩ đăng ký sẵn sàng tập kích bảy ca sĩ chính của chương trình. Ca sĩ tập kích có quyền bấm nút chọn "thách đấu" ca sĩ mà họ muốn.

Đây là tiết mục của ca sĩ Tiêu Kính Đằng, người được mệnh danh là Thần Vũ vì anh cứ tổ chức live concert là trời lại mưa.

Ca sĩ tập kích sẽ được biểu diễn ngay sau ca sĩ chính mà họ bấm nút chọn. Với cách này chương trình hồi hộp hơn rất nhiều, và mỗi tuần đều có thêm các giọng ca mới. Các giọng ca mới chiếm được cảm tình khán giả hoàn toàn có thể thay thế ca sĩ chính của chương trình.

Tài năng tham gia Singer 2020 đúng là trăm hoa đua nở. Hầu hết các ca sĩ đều có giọng hát "khủng", kỹ thuật vô cùng điêu luyện. Ngay cả khi họ không được hát trên sân khấu vì dịch COVID-19, chỉ biểu diễn trong studio, thì sức hút của dàn ca sĩ này vẫn cô cùng lớn.

Ca sĩ vi duy là ai?
Hoãn tổ chức Hoa hậu Việt Nam vì COVID-19

NGỌC DIỆP

Duy Quang (4 tháng 11 năm 1950 – 19 tháng 12 năm 2012)[2] tên thật Phạm Duy Quang là một ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Việt Nam. Ông được coi là một trong những ca sĩ nổi bật của tân nhạc Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai, với chất giọng ngọt ngào, tình cảm.[3] Ông hát nhiều thể loại như nhạc tình 1954–1975, nhạc tiền chiến và nhạc vàng, tuy nhiên nổi tiếng nhất với những bài tình ca do cha ông, nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác.[3][4]

Ca sĩ vi duy là ai?

Duy Quang

SinhPhạm Duy Quang
4 tháng 11 năm 1950
Hà Nội[1]Mất19 tháng 12, 2012(2012-12-19) (62 tuổi)
California, Hoa KỳQuốc tịch
Ca sĩ vi duy là ai?
 
Hoa KỳNghề nghiệpCa sĩ
Nhạc sĩPhối ngẫu
  • Julie Quang
  • Mỹ Hà (1984–2002)
  • Yến Xuân (2007–2009)
Cha mẹ

  • Phạm Duy (cha)
  • Thái Hằng (mẹ)

Người thânPhạm Duy Tốn (ông nội)Sự nghiệp âm nhạcNghệ danhDuy QuangDòng nhạcNhạc tiền chiến
Tình khúc 1954–1975Hợp tác vớiThe DreamersCa khúc tiêu biểuKiếp đam mê
Thà như giọt mưa

Ca sĩ Duy Quang là con của nhạc sĩ Phạm Duy và nữ danh ca Thái Hằng, người gốc Hà Nội, sinh tại Chợ Neo (Bắc Lương, Thọ Xuân), Thanh Hóa. Tên khai sinh của ông là Phạm Duy Quảng, tuy nhiên khi gia đình di cư vào Nam, làm lại giấy khai sinh thì bị ghi sai thành Phạm Duy Quang[3].

Duy Quang là một thành phần trong đại gia đình nghệ sĩ. Ngoài người cha là nhạc sĩ Phạm Duy, mẹ là ca sĩ Thái Hằng, còn có dì ruột là danh ca Thái Thanh, cậu ruột là các nhạc sĩ Phạm Đình Chương (tức Hoài Bắc), Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung) và nghệ sĩ Phạm Đình Sỹ (tức Hoài Nam). Các em ruột anh gồm Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Cường đều thành công trên con đường nghệ thuật. Ngoài ra ông còn có em rể là ca sĩ Tuấn Ngọc (chồng của Thái Thảo), em dâu là ca sĩ Thiên Phượng (vợ của Duy Cường) cùng các chị, em họ như Mai Hương, Ý Lan.

Khi còn nhỏ, Duy Quang theo gia đình vào Sài Gòn. Cũng như những người em khác trong gia đình, ông được cha hướng theo nghiệp âm nhạc từ nhỏ[5]. Ông khởi nghiệp ca sĩ từ năm 17 tuổi, nhưng rành nhạc lý từ năm 10 tuổi, ngoài hát, ông còn biết chơi mandolin, guitar, dương cầm, trống[6].

Vào những năm 1960, do bị bố cấm chơi nhạc (theo lời kể của Duy Cường thì nhạc sĩ Phạm Duy đã ít nhất 2 lần đập đàn khi thấy các con chơi nhạc) nên Duy Quang bắt đầu sự nghiệp ca hát với các ban nhạc ở Nha Trang chuyên hát cho các club Mỹ, nổi bật nhất trong số đó là "The Free Ones" (Julie và Duy Cường cũng là thành viên của ban nhạc này). Sau này, The Free Ones tan rã khi nhạc sĩ Phạm Duy đánh điện bắt các con trở về Sài Gòn. Và khi nhận thấy rằng không thể ngăm cấm các con được nữa, nhạc sĩ Phạm Duy đã để các con mình theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Và tên tuổi của Duy Quang thực sự nổi bật vào đầu những năm 1970 khi thành lập nhóm nhạc gia đình "The Dreamers" với các thành viên trong gia đình mình (gồm Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường, Julie, Vény và sau này là Thái Hiền) dưới sự đỡ đầu của Phạm Duy. The Dreamers trở thành một ban nhạc tiên phong cho phong trào trình diễn nhạc nước ngoài và nhạc trẻ, với những bài hát nhạc ngoại lời Việt của The Rolling Stones, The Carpenters, The Beatles, The Shadows[6]. Bên cạnh đó, ông còn được cha sáng tác riêng cho một số tình khúc phù hợp với chất giọng, như Còn Chút Gì Để Nhớ, Con Đường Tình Ta Đi, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Chỉ Chừng Đó Thôi, hay những bài phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên như: Em Hiền Như Ma-soeur, Thà Như Giọt Mưa, Hai Năm Tình Lận Đận…, Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ, Anh vái trời, rất được ưa thích trong giới sinh viên thời bấy giờ và dần trở thành cái tên quen thuộc trong các Đại hội nhạc trẻ, và đó cũng là những ca khúc gắn liền với tên tuổi ông về sau.[6] Ngoài ca hát, ông còn sáng tác một số nhạc phẩm, trong đó nổi bật nhất là ca khúc Kiếp đam mê được nhiều người yêu thích và nhiều ca sĩ thể hiện[5].

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, gia đình ông ly tán do cha mẹ ông và các em (Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Đức, Thái Hạnh) đã di tản ra nước ngoài, còn Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng và Duy Cường không theo kịp. Ông gần như không hoạt động âm nhạc cho đến năm 1978, sang Pháp dưới sự bảo lãnh của Julie và 1 năm sau đó, khi chuyển qua Mỹ định cư, đoàn tụ cùng gia đình và thành lập trung tâm Dream Studio chuyên sản xuất các album ca nhạc. Chính Duy Quang là người đã đưa ra ý tưởng đưa truyện ma của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn sang định dạng audio thay vì sách giấy, Và ông cũng đảm nhiệm phần âm nhạc và sản xuất các băng truyện ma đó trong một thời gian dài. Tại đây ông tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình với những ca khúc trữ tình hải ngoại khi cộng tác với nhiều Trung tâm với các buổi Đại nhạc hội ghi hình. Thời gian này anh kết hôn với nữ danh ca Julie, nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1982, ông và Julie chia tay sau khi có chung một người con gái[7]. Hai năm sau ông kết hôn chính thức với bà Mỹ Hà[7], lúc đó là hoa khôi người Việt ở Washington, cho đến khi hai người chính thức chia tay vào năm 2002.[6][7]

Năm 2004, Duy Quang có ý định về Việt Nam, 1 năm sau, ông cùng Duy Cường và cha là nhạc sĩ Phạm Duy về nước[8] và mua một căn nhà để sống ở quận 11. Tại quê nhà, ông tiếp tục đi hát những bài tình ca cũ, ngoài ra còn kinh doanh phòng trà.

Năm 2007, ông kết hôn lần 2 với nữ ca sĩ Yến Xuân, nhưng cuộc hôn nhân mau chóng đổ vỡ sau đó 2 năm.[6] Sau lần đổ vỡ này, ông ít tham gia các sự kiện, sống khép kín, lặng lẽ. Tháng 10 năm 2012, ông bị phát hiện mắc bệnh ung thư gan giai đoạn muộn. Ngày 7 tháng 11 cùng năm, ông được gia đình đưa qua Mỹ chữa trị. Thời gian này ông sa sút rất nhanh, cân nặng chỉ còn 20 ký, sức khỏe yếu và thường hôn mê sâu. Đến 11 giờ 39 phút giờ địa phương (19:39 GMT) ngày 19 tháng 12 năm 2012, ông qua đời.[3][7]

Trước khi ông qua đời ít lâu, ngày 2 tháng 12 năm 2012, một số bạn hữu của Duy Quang đã thực hiện đêm nhạc "Đêm Hội Ngộ Duy Quang" tại California, thể hiện tinh thần "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", với sự tham gia của Elvis Phương, Kiều Nga, Hương Lan, Công Thành & Lynn, Phi Khanh, Thái Châu, Tuấn Ngọc, Don Hồ,...[9][10]

Giọng Duy Quang không vang lộng, không ấm hơn những giọng ấm áp khác, cũng không có chút "tạo dáng" hay phô diễn kỹ thuật nào trong cách trình diễn; thế nhưng, chính cái vẻ tự nhiên và "thật thà thua thiệt" ấy, chính cái chất giọng thoải mái, hiền lành như là tiếng hát trong sân trường ấy lại thích hợp với những bài tình ca học trò, dễ tạo được cảm giác gần gũi và làm "mềm" những trái tim.

Duy Quang có một sự nghiệp thuận lợi với sự dẫn dắt của người cha là nhạc sĩ Phạm Duy. Ở ngoài đời, ông được các đồng nghiệp đánh giá là dễ mến và hài hước, nhưng về chuyện tình duyên, ông không được hạnh phúc[5][7]. Tình yêu đầu đời và được biết đến nhiều nhất của ông là với ca sĩ Julie Quang, từng cùng ông là một cặp tình nhân lý tưởng trên sân khấu từ trước 1975. Thời kỳ ở Mỹ, hai người đã trở thành vợ chồng tuy không hôn thú[7], có với nhau một người con gái (Phạm Lylan)[7]. Tuy nhiên cặp đôi sớm đến hồi chia cắt, theo Duy Quang thì do khi đó ông còn quá trẻ, chẳng có kinh nghiệm trong đời.[6] Hai năm sau khi chia tay Julie, ông có cuộc hôn nhân chính thức với hoa khôi Mỹ Hà từ năm 1984 đến 2002, cuộc hôn nhân kéo dài 18 năm và có hai người con gái.[6] Theo lời ông kể, bà Mỹ Hà là người mê cờ bạc, khiến ông phải cầm cố gia sản nhiều lần để trả nợ[7], cuối cùng, "lấy nhau không phải vì tiền mà lại xa nhau vì đồng tiền đỏ đen"[6]. Cuộc hôn nhân thứ ba và cuối cùng của ông với ca sĩ Yến Xuân, vào năm 57 tuổi, năm 2007[11], thì chỉ kéo dài được 2 năm[6][7][12].

Duy Quang có 3 người con gái: Phạm Ly Lan (với Julie), Phạm Mỹ An và Phạm Mỹ Kim (với Mỹ Hà)

  • Bài Thơ Vu Quy (phổ thơ Tuệ Mai, 1970)
  • Chào Bạn Âu Sầu
  • Chiếc Áo Quê Hương (Phạm Duy & Duy Quang)
  • Đất Mới
  • Hát Cho Quyền Làm Người
  • Hát Cho Tổ Quốc Việt Nam
  • Kiếp Đam Mê
  • Nắng Quê Mẹ
  • Ngày Em Đi
  • Ngày Vui Của Em
  • Người Em Nhỏ
  • Quê Hương Mời Gọi (Phạm Duy & Duy Quang)
  • Tình Em
  • Tình Yêu Hôm Nay
  • Vì Yêu Em
  • Biển Trời Tình Yêu (La Isla Bonita)
  • Chàng Kiêu Kỳ
  • Chẳng Còn Như Xưa
  • Cô Gái Ma Quái (Black Magic Woman)
  • Em Đợi Chờ Anh
  • Em Là Tất Cả
  • Hãy Buông Tha Tôi
  • Không Bao Giờ Nói Xa Nhau (Never Say Goodbye)
  • Lời Anh Hứa (Can't Wait)
  • Mãi Mãi Yêu Em
  • Nàng (Elle)
  • Ngày Hôm Nao (Yesterday Once More)
  • Ngày Như Đêm
  • Người Hay Chăng (Don't You Know)
  • Người Tình Trong Mơ (Fantasy Boy)
  • Người Trong Mơ (Pretty Young Girl)
  • Niềm Thương Nhớ (Nostalgie)
  • Nụ Cười Trong Bóng Mờ
  • Quên
  • She's Not There
  • Stars On Magic
  • Tình Em Trao Anh
  • Xin Anh Hãy Quên (viết chung với Tommy Ngô)
  • Xin Cho Tôi Thiên Thần (Send Me An Angel)
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Người Ở Lại Charlie (Trần Thiện Thanh) Phương Hồng Ngọc Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam 1987
2 Định Mệnh (Song Ngọc) Phượng Mai Paris By Night 4
3 Tình Hoài Hương (Phạm Duy) Họa Mi Nước Non Ngàn Dăm Ra Đi
4 Chiều Tây Đô (Lam Phương) Phượng Mai Mùa Xuân Nào Ta Về 1992
5 Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (Phạm Duy) Ái Vân Paris By Night 18
6 LK Chuyện Tình Buồn, Ngàn Năm Vẫn Không Quên (Phạm Duy) solo Paris By Night 19 1993
7 LK Trả Lại Em Yêu, Con Đường Tình Ta Đi (Phạm Duy) Ái Vân
8 LK Hát Cho Ngày Hôm Qua Elvis Phương, Tuấn Ngọc, Anh Khoa Paris By Night 20
9 Bản Tình Ca Cho Em (Ngô Thụy Miên) solo Paris By Night 21
10 Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi (Lam Phương) Phi Khanh Paris By Night 22
11 LK Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang (Phạm Duy, Ngọc Chánh), Giết Người Trong Mộng (Phạm Duy), Không (Nguyễn Ánh 9), Yêu Em Vào Cõi Chết (Phạm Duy, Nguyễn Long) Thái Châu, Elvis Phương Paris By Night 24
12 Ô Mê Ly (Văn Phụng) Ái Vân, Phi Khanh, Ngọc Trọng, Elvis Phương, Chí Tài Brothers
13 Đốt Lá Trên Sân (Phạm Duy) Thái Hiền Paris By Night 25 1994
14 LK Chiều Mưa Biên Giới Phương Hồng Quế
15 Đàn Bà (Song Ngọc) Elvis Phương Paris By Night 26
16 Mưa Trên Phím Ngà (Văn Phụng) solo Paris By Night 27
17 Tiếng Hát Với Cung Đàn (Văn Phụng) Ái Vân, Phi Khanh, Elvis Phương
18 Vó Câu Muôn Dặm (Văn Phụng) Nguyễn Hưng, Anh Khoa, Ngọc Trọng, Chí Tài, Chí Thiện, Nhất Lý
19 LK Những Gì Cho Em, Chờ (Lam Phương) Anh Khoa Paris By Night 28
20 LK Thà Như Giọt Mưa, Em Hiền Như Ma Soeur, Hai Năm Tình Lận Đận (Phạm Duy, Nguyễn Tất Nhiên) Thái Châu Paris By Night 29
21 Chiến Sĩ Vô Danh (Phạm Duy) Elvis Phương, Tuấn Ngọc Paris By Night 30 1995
22 Tình Cầm (Phạm Duy) solo
23 LK Viễn Du, Mẹ Trùng Dương (Phạm Duy) Thái Hiền, Thái Thảo, Thiên Phượng
24 Mộng Sầu (Trầm Tử Thiêng) Dalena Paris By Night 31
25 Tôi Với Trời Bơ Vơ (Tùng Giang) solo Paris By Night 32
26 Tiếng Mưa Đêm (Đức Huy) solo Paris By Night 33
27 Và Con Tim Đã Vui Trở Lại (Đức Huy) Đức Huy, Jenny Loan, Khánh Hà, Nguyễn Hưng, Ngọc Lan, Don Hồ, Phi Phi, Henry Chúc, Ái Vân, Dalena, Thanh Hà, Hương Lan, Thế Sơn, Bảo Hân
28 Xóm Đêm (Phạm Đình Chương) Thế Sơn, Nguyễn Hưng Paris By Night 35 1996
29 Yesterday (LV: Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang) Thái Hiền, Thái Thảo, Tuấn Ngọc Paris By Night 46 1998
30 Một Chiều Đông (Tuấn Khanh) solo Paris By Night 64 2002
31 Lời Đắng Cho Một Cuộc Tình (Nhật Ngân) solo Paris By Night 66
32 LK Ngô Thụy Miên Khánh Ly, Khánh Hà, Tuấn Ngọc
33 LK Kiếp Đam Mê (Duy Quang), Để Quên Con Tim (Đức Huy), Tình Tự Mùa Xuân (Từ Công Phụng), Yêu Em Vào Cõi Chết (Phạm Duy, Nguyễn Long), Lời Yêu Thương (LV: Đức Huy) Tuấn Ngọc, Thái Châu, Đức Huy Paris By Night 94 2008
34 Giọt Lệ Cho Ngàn Sau (Từ Công Phụng) Phi Khanh Paris By Night 100 2010
35 LK Thà Như Giọt Mưa, Em Hiền Như Ma Soeur, Hai Năm Tình Lận Đận (Phạm Duy, Nguyễn Tất Nhiên) Thái Châu, Thế Sơn (dùng lại hình ảnh và giọng hát Duy Quang) Paris By Night 109 2013
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Tombe La Neige – Tuyết Rơi (LV: Hùng Lân) Billy Shane ASIA 2 1993
2 Áo dài Quê Hương (Anh Bằng) solo ASIA 4 1994
3 LK Mùa Đông Của Anh (Trần Thiện Thanh), Trên Đỉnh Mùa Đông (Trần Thiện Thanh), Đêm Đông (Nguyễn Văn Thương), Tình Chết Theo Mùa Đông (Lam Phương) Tuấn Ngọc, Trung Hành ASIA 6
4 Chỉ Chừng Đó Thôi (Phạm Duy) solo ASIA 7 1995
5 Kiếp Đam Mê (Duy Quang) solo ASIA 9
6 Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng (Phạm Duy) solo ASIA 13 1996
7 Người Ở Lại Charlie (Trần Thiện Thanh) Thanh Lan ASIA 21 1998
8 Ngậm Ngùi (Phạm Duy) solo ASIA 27 1999
9 LK Hòn Vọng Phu 1, 2, 3 (Lê Thương) Hoàng Oanh, Thanh Lan ASIA 34 2001
10 LK Em Hiền Như Ma Souer (Phạm Duy, Nguyễn Tất Nhiên), Em Đâu Hiểu Gì (LV: Thanh Lan), Tình khúc Buồn (Ngô Thụy Miên), Bang Bang (LV: Phạm Duy), Mùa Hè Vô Tận (LV: Thanh Lan) Thanh Lan ASIA 37 2002
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Cõi Buồn (Anh Bằng) solo Hollywood Night 16 1997

  1. ^ Hồi Ký Phạm Duy, cuốn 3 Thời Cách mạng Kháng chiến, chương 34
  2. ^ Ca sĩ Duy Quang qua đời - vietnamnet
  3. ^ a b c d Ca sĩ Duy Quang qua đời - BBC
  4. ^ Nghệ sĩ thương tiếc ca sĩ Duy Quang - eva.vn
  5. ^ a b c Ca sĩ Duy Quang chia tay một kiếp cầm ca-dantri.com.vn
  6. ^ a b c d e f g h i Vài nét về ca sĩ Duy Quang - rfa
  7. ^ a b c d e f g h i Ca sĩ Duy Quang, cả đời khổ vì vợ Lưu trữ 2012-11-01 tại Wayback Machine-ngoisao.net
  8. ^ Spencer C. Tucker. The Encyclopedia of the Vietnam War: A Political, Social, and Military History. tr. 986. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2012.
  9. ^ Chương trình ‘Đêm Hội Ngộ Duy Quang’ tại vũ trường Blue Lưu trữ 2013-01-05 tại Wayback Machine, Người Việt, 27/11/2012
  10. ^ Trên 500 khán giả tham dự đêm ca nhạc hội ngộ Duy Quang Lưu trữ 2012-12-31 tại Wayback Machine, Người Việt, 18/12/2012
  11. ^ Đám cưới ca sĩ Duy Quang Lưu trữ 2012-11-01 tại Wayback Machine-ngoisao.net
  12. ^ Ca sĩ Duy Quang lạc quan với bệnh tật - thethaovanhoa.vn

  • Bùi Văn Phú, Duy Quang: giọng hát tình ca sinh viên, BBC, 20 tháng 12 năm 2012
  • Đỗ Vẫn Trọn, Duy Quang không còn 'Kiếp đam mê'
  • Những nhạc phẩm hay nhất của Duy Quang
  • Môi Son Julie, tự truyện Julie Quang viết về Duy Quang, 26/12/2012
  • Phạm Duy, Hồi Ký Phạm Duy, cuốn 3 Thời Cách mạng Kháng chiến, chương 34

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Duy_Quang&oldid=68483118”