Cách làm bài tập phần hóa hữu cơ năm 2024

Hóa hữu cơ là “điểm yếu” của rất nhiều teen khi bắt đầu va chạm phần kiến thức này từ lớp 11. Kiến thức hóa hữu cơ rất rộng và phức tạp nhưng nếu có phương pháp học hóa hữu cơ đúng teen sẽ dễ dàng “hạ gục” phần này thôi.

TOPCLASS11 – GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

Cách làm bài tập phần hóa hữu cơ năm 2024

Đầu tiên là phải nắm vững lý thuyết

Với hóa hữu cơ, lý thuyết cực kỳ quan trọng. Tính chất của các hợp chất hữu cơ có rất nhiều điểm đặc biệt và đa dạng hơn so với khi teen học về các chất vô cơ. Mấu chốt của việc học hóa hữu cơ là nắm được bản chất của các loại liên kết: liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba, liên kết trong mạch vòng, … Mỗi loại liên kết đều có những tính chất riêng, và nó sẽ hình thành tính chất của hợp chất chứa liên kết đó. Do đó, phương pháp học hóa hữu cơ tốt cho teen đó là hãy học kỹ và chắc các loại liên kết.

Bên cạnh đó, lý thuyết về công thức cấu tạo và công thức phân tử cũng rất cần thiết. Teen cần nắm vững những kiến thức cơ bản đầu tiên từ chương trình Hóa hữu cơ lớp 11 vì nó sẽ giúp teen có nền tảng vững chắc cho chương trình hóa hữu cơ lớp 12.

Cách làm bài tập phần hóa hữu cơ năm 2024
Nguồn: 2GB.com

Lập bảng để dễ dàng ghi nhớ

Một việc mà các anh chị đi trước rất hay làm để học tốt hóa hữu cơ là liệt kê kiến thức theo bảng. Bởi kiến thức hóa hữu cơ nhiều và rất dễ nhầm lẫn, do vậy khi ghi nhớ bằng bảng teen sẽ dễ dàng theo dõi và đối chiếu sự khác biệt giữa các chất.

Ví dụ khi học về dãy đồng đẳng của các hidrocacbon như ankan, aken, akadien,… hãy lập một bảng bao gồm các cột: Tên, công thức tổng quát, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng. Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ thường có nhiều tên gọi cho nên hãy chuẩn bị một quyển sổ tay để ghi nhớ các tên gọi đặc biệt này nhé.

Cách học theo bảng này là phương pháp học hóa hữu cơ rất hiệu quả. Teen hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này với các phần khác như cacbonhidrat, polime, … Hãy áp dụng ngay để thấy được hiệu quả của nó nhé.

Luyện giải toán hữu cơ

Toán hữu cơ cũng có phần khó và phần dễ. Về cơ bản, teen cần nắm vững công thức cấu tạo, công thức phân tử và tính chất của các chất là đã nắm được phần lớn yêu cầu rồi. Ngoài ra, teen cần ghi nhớ các định luật trong hóa hữu cơ, các phương pháp cân bằng, cách tính hiệu suất …

Cách làm bài tập phần hóa hữu cơ năm 2024
Nguồn: generateaccouting.co.nz

Yên tâm là những kiến thức này không ở đâu xa ngoài sách giáo khoa của teen đâu. Kiến thức cơ bản teen hoàn toàn có thể học trên lớp và chỉ cần rèn luyện giải bài tập nhiều hơn ở nhà. Làm hết bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập thì đã là tuyệt vời để ghi nhớ lý thuyết và luyện khả năng giải bài tập rồi.

Phương pháp học hóa hữu cơ bằng việc giải bài tập sẽ giúp teen dần tự nhận biết các dạng bài và phương pháp giải nhanh hơn mà không cần học thuộc. Bởi bài tập rất đa dạng và chắc chắn teen không thể học thuộc lòng tất cả các phương pháp giải nhanh cho từng ấy dạng bài được. Hãy tự bắt tay làm từ từ một cách “thủ công” để tự nghiệm ra cho mình công thức tính nhanh, vừa dễ nhớ vừa dễ dùng nhé.

Download Free PDF

Download Free PDF

Cách làm bài tập phần hóa hữu cơ năm 2024

bài tập hóa hữu cơ tập 2 pdf

bài tập hóa hữu cơ tập 2 pdf

bài tập hóa hữu cơ tập 2 pdf

bài tập hóa hữu cơ tập 2 pdf

Cách làm bài tập phần hóa hữu cơ năm 2024
hoang minh tri

bài tập hóa hữu cơ tập 2 [email protected]

Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử hợp chất hữu cơ khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố.

* Một số lưu ý cần nhớ:

Để làm được dạng bài tập này ta cần:

- Lập tỉ lệ mol của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ:

n C : n H : n O : n N =

\(\frac{{\% C}}{{12}} = \frac{{\% H}}{1} = \frac{{\% O}}{{16}} = \frac{{\% N}}{{14}}\)=\(\frac{{{m_C}}}{{12}} = \frac{{{m_H}}}{1} = \frac{{{m_O}}}{{16}} = \frac{{{m_N}}}{{14}}\)

\=> CT ĐGN của hợp chất hữu cơ

- Đặt CTPT thành (CTĐGN)n

Biện luận giá trị của n => CTPT của hợp chất hữu cơ.

* Một số ví dụ điển hình

Câu 1: Chất hữu cơ A chứa 7,86% H ; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 gam A thu được CO2, hơi nước và khí nitơ, trong đó thể tích khí CO2 là 1,68 lít (đktc). CTPT của A là (biết MA < 100) :

  1. C6H14O2N.
  1. C3H7O2N.
  1. C3H7ON.
  1. C3H7ON2.

Câu 1

Ta có : \({{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\dfrac{1,68}{22,4}=0,075\,mol\Rightarrow {{m}_{C}}=0,9\,\,gam\Rightarrow %C=\dfrac{0,9}{2,225}.100=40,45%\)

Do đó : %O = (100 – 40,45 – 15,73 – 7,86)% = 35,96%.

\({{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\dfrac{40,45}{12}:\dfrac{7,86}{1}:\dfrac{35,96}{16}:\dfrac{15,73}{14}=3,37:7,86:2,2475:1,124=3:7:2:1\)

Công thức đơn giản nhất của A là C3H7O2N.

Đặt công thức phân tử của A là (C3H7O2N)n. Theo giả thiết ta có :

(12.3 + 7 + 16.2 + 14).n < 100 => n < 1,12 => n =1

Vậy công thức phân tử của A là C3H7O2N.

Đáp án B

Câu 2: Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là : 14,28% ; 1,19% ; 84,53%. CTPT của Z là :

  1. CHCl2.
  1. C2H2Cl4.
  1. C2H4Cl2.
  1. một kết quả khác.

Câu 2:

Ta có : \({{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{Cl}}=\frac{14,28}{12}:\frac{1,19}{1}:\frac{84,53}{35,5}=1:1:2\)

công thức đơn giản nhất của Z là CHCl2.

Đặt công thức phân tử của A là (CHCl2)n (n > 0).

Độ bất bão hòa của phân tử \(k=\frac{2n-3n+2}{2}=\frac{2-n}{2}\ge 0\) => n = 2

Vậy công thức phân tử của Z là : C2H2Cl4.

Đáp án B

Câu 3: Một chất hữu cơ A có 51,3% C ; 9,4% H ; 12% N ; 27,3% O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 4,034. CTPT của A là

  1. C5H11O2N.
  1. C10H22O4N2.
  1. C6H13O2N.
  1. C5H9O2N.

Câu 3:

Ta có : \({{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{O}}:{{n}_{N}}=\frac{51,3}{12}:\frac{9,4}{1}:\frac{27,3}{16}:\frac{12}{14}=4,275:9,4:1,706:0,857=5:11:2:1\)

\=> công thức đơn giản nhất của A là C5H11O2N

Đặt công thức phân tử của A là (C5H11O2N)n

Theo giả thiết ta có :

(12.5 + 11 + 16.2 + 14).n = 4,034.29

\=>n = 1

Vậy công thức phân tử của A là C5H11O2N.

Đáp án A

Quảng cáo

Cách làm bài tập phần hóa hữu cơ năm 2024

Dạng 2

Dựa vào quá trình phân tích định lượng để tìm ra công thức phân tử, công thức đơn giản nhất

* Một số lưu ý cần nhớ:

- Đặt công thức phân tử của hợp chất là CxHyOzNt . Lập sơ đồ chuyển hóa :

CxHyOzNt + O2 → CO2 + H2O + N2

- Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố để tìm số nguyên tử C, H, O, N… trong hợp chất, suy ra công thức của hợp chất CxHyOzNt

\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{C({C_x}{H_y}{O_z}{N_t})}} = {n_{C(C{O_2})}}\\{n_{H({C_x}{H_y}{O_z}{N_t})}} = {n_{H({H_2}O)}}\\{n_{N({C_x}{H_y}{O_z}{N_t})}} = {n_{N({N_2})}}\\{n_{O({C_x}{H_y}{O_z}{N_t})}} + {n_{O({O_2})}} = {n_{O(C{O_2})}} + {n_{O({H_2}O)}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \\y = \\z = \\t = \end{array} \right.\)

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là

  1. C2H5NH2.
  1. C3H7NH2.
  1. CH3NH2.
  1. C4H9NH2.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Bảo toàn nguyên tố C: \({{n}_{C}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{17,6}{44}=0,4\,\,mol\)

Bảo toàn nguyên tố H: \(\,\,{{n}_{H}}=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}=2.\frac{12,6}{18}=1,4\,\,mol\)

Bảo toàn nguyên tố O: \({{n}_{{{O}_{2}}\,(kk)}}=\frac{2.{{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{2}=0,75\,\,mol\)

Vì N2 chiếm 80% thể tích không khí, O2 chiết 20% thể tích không khí \(\Rightarrow {{n}_{{{N}_{2}}\,(kk)}}=4.{{n}_{{{O}_{2}}}}=0,75.4=3\,\,mol\)

Do đó : \({{n}_{N\,(hchc)}}=2.(\frac{69,44}{22,4}-3)=0,2\,mol\,\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}:{{n}_{N}}=0,4:1,4:0,2=2:7:1\)

Căn cứ vào các phương án ta thấy công thức của X là C2H5NH2

Đáp án A

Ví dụ 2: Oxi hóa hoàn toàn 4,02 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 3,18 gam Na2CO3 và 0,672 lít khí CO2. CTĐGN của X là :

  1. CO2Na.
  1. CO2Na2.
  1. C3O2Na.
  1. C2O2Na.

Hướng dẫn giải chi tiết:

nNa2CO3 = 0,03 mol; nCO2 = 0,03 mol

Vì đốt cháy X thu được CO2 và Na2CO3 => trong X chứa C, Na và O

Bảo toàn nguyên tố Na:

\({{n}_{Na\,(trong\,\,X)}}=2.{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,06\,\,mol\)

Bảo toàn nguyên tố C: \({{n}_{C\,(trong\,\,X)}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}+{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,03+0,03=0,06\,\,mol\)

\(\Rightarrow {{n}_{O\,(trong\,\,X)}}=\frac{4,02-0,06.23-0,06.12}{16}=0,12\,\,mol$${{n}_{C}}:{{n}_{Na}}:{{n}_{O}}=0,06:0,06:0,12=1:1:2\)

Vậy CTĐGN của X là : CNaO2.

Đáp án A

Ví dụ 3: Một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với không khí bằng bằng 2. Đốt cháy hoàn toàn A bằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A ?

  1. 2
  1. 1
  1. 3
  1. 4

Hướng dẫn giải chi tiết:

Theo giả thiết ta có : MA = 29.2 = 58 gam/mol

Vì khi đốt cháy A thu được CO2 và nước nên thành phần nguyên tố trong A chắc chắn có C, H, có thể có hoặc không có O.

Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz (y 2x + 2), ta có :

12x + y + 16z = 58 z \(<\frac{58-1-12}{16}=2,8125\)

+ Nếu z = 0 12x + y = 58 \(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & x=4 \\ & y=10 \\ \end{align} \right.\) A là C4H10

+ Nếu z = 1 12x + y = 42 \(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & x=3 \\ & y=6 \\ \end{align} \right.\) A là C3H6O

+ Nếu z = 2 12x + y = 26 \(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & x=2 \\ & y=2 \\ \end{align} \right.\) A là C2H2O2

Đáp án C

Dạng 3

Biện luận tìm công thức phân tử hợp chất hữu cơ

* Một số ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?

  1. C4H9ClO.
  1. C8H18Cl2O2.
  1. C12H27Cl3O3.
  1. Không xác định được.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Đặt công thức phân tử của X là (C4H9OCl)n (n \( \in \) N*).

Độ bất bão hòa của phân tử \(k=\frac{8n-10n+2}{2}=\frac{2-2n}{2}=1-n\ge 0\) => n = 1

Vậy công thức phân tử của X là C4H9OCl

Đáp án A

Ví dụ 2: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O và có tỷ khối hơi so với hiđro bằng 90. Công thức phân tử của X là