Chưa phê duyệt dự toán là làm gì

Theo phản ánh của bà Kim Huế (Ninh Bình), Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định, trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

Khoản 4, Điều 135 Luật Xây dựng quy định, dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:

"a. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 của Luật này;

  1. Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;
  1. Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng".

Như vậy, có 2 trường hợp điều chỉnh dự toán vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Một là, điều chỉnh dự toán do "điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 của Luật Xây dựng".

Hai là, điều chỉnh dự toán do "được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt".

Căn cứ Luật Xây dựng, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP và Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, có 2 cách hiểu và áp dụng quy định về thẩm quyền của cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư trong việc điều chỉnh dự toán vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, như sau:

- Cách hiểu và áp dụng pháp luật thứ nhất: Việc điều chỉnh dự toán với lý do thứ 1 thì chủ đầu tư được quyền phê duyệt và không phải báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt, với lý do theo quy định tại Khoản 24, Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, việc điều chỉnh dự toán do đã được thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư điều chỉnh, dự án đầu tư điều chỉnh.

Trường hợp điều chỉnh dự toán theo lý do thứ 2 thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt. Nếu hiểu theo cách này thì chưa bảo đảm tuân thủ quy định tại Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP vì quy định không có hướng dẫn cụ thể áp dụng như trên.

- Cách hiểu và áp dụng pháp luật thứ hai: Việc điều chỉnh dự toán trong các trường hợp (với lý do thứ 1 hoặc lý do thứ 2 hoặc cả 2 lý do trên) mà làm vượt dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi phê duyệt vì:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 84; Khoản 4, Khoản 6, Điều 78 Luật Xây dựng; theo Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH thì dự toán là một phần của thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; dự toán điều chỉnh là một phần của thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và Chính phủ (Nghị định) sẽ quy định chi tiết việc phê duyệt điều chỉnh thiết kế, dự toán.

Theo Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ: "4. Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt".

Bà Huế hỏi, trong các cách hiểu và áp dụng quy định về pháp luật nêu trên thì cách hiểu và áp dụng nào là đúng quy định?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm thẩm định, duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (gồm cả dự toán xây dựng) làm cơ sở phê duyệt, trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng.

Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được phép điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 135 Luật Xây dựng. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán xây dựng điều chỉnh theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 85 Luật Xây dựng.

Trường hợp điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo Điểm a, b, Khoản 4, Điều 135 Luật Xây dựng và dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã phê duyệt thì theo quy định tại Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

Việc thẩm định dự toán điều chỉnh làm căn cứ để phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 40/2020/NĐ-CP thì dự toán dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện dự án được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và thiết kế dự án được duyệt; các yêu cầu công việc khác phải thực hiện.

2. Nội dung của dự toán dự án

Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 40/2020/NĐ-CP thì nội dung dự toán dự án là các chi phí quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 40/2020/NĐ-CP:

- Chi phí chuẩn bị đầu tư;

- Chi phí mua sắm tài sản, nhà cửa, đất đai;

- Chi phí nguyên vật liệu, phụ tùng, chi tiết máy để thực hiện các dự án;

- Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị và thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí có liên quan khác;

- Chi phí tiền lương, tiền công để thực hiện dự án;

- Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;

- Chi phí tư vấn gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát dự án và các chi phí tư vấn khác liên quan (nếu có);

- Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án;

- Chi phí quản lý và các thành phần chi phí khác.

3. Thời gian thẩm định thiết kế, dự toán dự án

Thời gian thẩm định thiết kế, dự toán dự án kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo khoản 3 Điều 30 Nghị định 40/2020/NĐ-CP như sau:

- Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày;

- Đối với dự án nhóm B: Không quá 30 ngày;

- Đối với dự án nhóm C: Không quá 20 ngày.

4. Nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán dự án

Nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán dự án theo Điều 31 Nghị định 40/2020/NĐ-CP như sau:

- Nội dung thẩm định thiết kế, dự toán dự án gồm các nội dung quy định tại các Điều 26, 28 Nghị định 40/2020/NĐ-CP và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 40/2020/NĐ-CP.

- Nội dung phê duyệt thiết kế, dự toán dự án bao gồm:

+ Các thông tin chung về dự án: Tên dự án, hạng mục dự án (nêu rõ nhóm dự án); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế đầu tư dự án; địa điểm đầu tư (nếu có);

+ Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chủ yếu của dự án;

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng;

+ Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục dự án và toàn bộ dự án;

+ Dự toán đầu tư dự án;

+ Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác (nếu có).

- Thời gian phê duyệt thiết kế, dự toán dự án: Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án phê duyệt thiết kế, dự toán dự án kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

+ Đối với dự án nhóm A: Không quá 15 ngày;

+ Đối với dự án nhóm B: Không quá 10 ngày;

+ Đối với dự án nhóm C: Không quá 5 ngày.

5. Hồ sơ thẩm định thiết kế và dự toán dự án

Hồ sơ thẩm định thiết kế và dự toán dự án theo Điều 32 Nghị định 40/2020/NĐ-CP gồm:

- Tờ trình thẩm định thiết kế.

- Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế (nếu có), các tài liệu khảo sát liên quan.

- Bản sao quyết định chủ trương đầu tư dự án (trừ các dự án không phải phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 6 Điều 18 Luật Đầu tư công) và quyết định đầu tư dự án kèm theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt.

- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định.

- Dự toán đầu tư của dự án.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].