Cuộc cách mạng xhcn diễn ra.com theo 2giai đoann nào năm 2024

1. Cuộc cách mạng làm rung chuyển thế giới Cách đây 106 năm, nhân loại đã chứng kiến một cuộc cách mạng làm rung chuyển thế giới, đó là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 được xác định là cách mạng XHCN, do giai cấp công nhân và đội tiên phong chiến đấu của nó, Đảng Cộng sản theo học thuyết Đảng kiểu mới của V.I.Lênin lãnh đạo. Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi là sự kiện vĩ đại mang tầm vóc thế giới và thời đại, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử thế giới hiện đại thế kỷ XX. Cách mạng Tháng Mười Nga có tác động lớn đến các quốc gia-dân tộc đang đấu tranh chống đế quốc, phong kiến để xóa bỏ tình cảnh nô lệ, thực hiện khát vọng tự do, tự quyết định vận mệnh và con đường phát triển của mình. Trực tiếp chứng kiến sự kiện vĩ đại này, Jôn Rít đánh giá, Cách mạng Tháng Mười Nga gắn liền với tên tuổi và những cống hiến vô giá của V.I.Lênin-một thiên tài tư tưởng và tổ chức. Những phát kiến lý luận của V.I.Lênin chẳng những làm phong phú thêm di sản tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và chủ nghĩa Mác, đặt nền móng tư tưởng, lý luận cho Cách mạng Tháng Mười Nga mà còn soi sáng con đường phát triển không TBCN của các dân tộc, các nước còn đang dừng lại ở các quan hệ tiền tư bản, còn nhiều tàn dư lạc hậu của chế độ phong kiến đi tới CNXH. Lý luận “phát triển rút ngắn” (bỏ qua chế độ TBCN) và “quá độ gián tiếp” mà Cách mạng Tháng Mười Nga và công cuộc kiến thiết chế độ mới, xây dựng CNXH ở nước Nga Xô viết là một trải nghiệm thực tế, có sức cổ vũ và thúc đẩy các dân tộc làm cách mạng giải phóng đi liền với cách mạng phát triển thuộc về những cống hiến vô giá của thiên tài V.I.Lênin. Cách mạng Tháng Mười Nga đã cung cấp những kinh nghiệm và bài học để khẳng định giá trị khoa học và ý nghĩa sáng tạo trong các luận thuyết của V.I.Lênin. Tiêu biểu nhất là các luận điểm: “Những người Mác xít nếu không muốn trở thành lạc hậu so với thực tiễn thì phải không ngừng bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác”, làm sâu sắc và phong phú chủ nghĩa Mác bằng những kết luận mới từ thực tiễn sinh động, không ngừng vận động, biến đổi và phát triển. Không có lý luận cách mạng khoa học thì không có phong trào cách mạng. Chỉ Đảng nào có lý luận tiên phong dẫn đường thì mới làm tròn sứ mệnh tiên phong, nghĩa là xứng đáng là một Đảng lãnh đạo. Đảng phải tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của thời đại. Khẩu hiệu hành động, khẩu hiệu chiến đấu mà C.Mác, Ph.Ăngghen nêu lên trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) được V.I.Lênin bổ sung một nội dung quan trọng, đem lại sự thức tỉnh các dân tộc trong sự nghiệp tự mình giải phóng mình, đó là “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”. Thực tiễn lịch sử đã minh chứng Cách mạng Tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng vạch thời đại, mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới hiện đại, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử, xác lập quyền lực nhân dân của Nhà nước Xô viết, nhà nước kiểu mới lần đầu tiên hiện diện trong lịch sử và hàng loạt các nước XHCN ra đời sau Đại chiến II. Nó chứng minh tính tất yếu lịch sử từ một trường hợp điển hình đến những sự kiện, những trường hợp khác mang tính phổ biến. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu sắc như thế”1 Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng mang tính chất, đặc điểm lịch sử dân tộc nhưng gắn liền dân tộc với quốc tế, nó thừa nhận những đặc điểm, những sắc thái dân tộc chứ không rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt phái, cực đoan mà là sự liên kết, phối hợp các dân tộc, thể hiện sinh động tính thống nhất trong đa dạng, thống nhất có bao hàm những sự khác biệt. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đánh dấu sự hình thành các thành quả văn hóa như: văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa dân chủ và được phát huy trong sự nghiệp kiến thiết chế độ mới, bảo vệ thành quả của cách mạng thời kỳ nội chiến (1918-1920), đặc biệt là thời kỳ cải cách với “Chính sách kinh tế mới” (NEP) làm hồi sinh của nước Nga. Cách mạng Tháng Mười Nga-cuộc cách mạng vĩ đại nhất, điển hình nhất trong thế kỷ XX, làm rung chuyển thế giới. Có hàng trăm cuộc cách mạng và khởi nghĩa trong thế kỷ XX-thế kỷ anh hùng và bi tráng. Tất cả đều góp phần vào sự biến đổi và phát triển của lịch sử mà xu thế, triển vọng của CNXH, cũng như thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi thế giới, đã được khẳng định từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga.

2. Cách mạng Tháng Mười Nga và sự xuất hiện chủ nghĩa xã hội hiện thực Nếu C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm nên bước ngoặt vĩ đại đầu tiên trong lịch sử tư tưởng XHCN, thực hiện bước chuyển CNXH từ không tưởng đến khoa học, đặt nền móng cho CNXH khoa học trong thế kỷ XIX thì V.I.Lênin, người kế tục và phát triển sáng tạo di sản của chủ nghĩa Mác, đã làm nên bước ngoặt vĩ đại tiếp theo, thực hiện bước chuyển CNXH từ lý luận khoa học thành hiện thực cách mạng, làm cho CNXH từ học thuyết trở thành kiểu chế độ xã hội mới, khai sinh CNXH hiện thực đầu tiên trên thế giới đầu thế kỷ XX. Ý nghĩa của sự xuất hiện CNXH hiện thực ở chỗ, dù ở một nước nhưng CNXH hiện thực đã thành hình, mở ra một khả năng mới để các nước khác lựa chọn con đường phát triển của mình-con đường đi lên CNXH và CNCS. Đây cũng chính là nội dung của thời đại lịch sử mới do Cách mạng Tháng Mười Nga đem lại. Sự ra đời CNXH hiện thực mà nước Nga Xô viết là sự mở đầu, cần nhấn mạnh những điểm sau: Thứ nhất, “chủ nghĩa xã hội hiện thực” có nghĩa là CNXH đã ra đời trong thực tế với tư cách là một chế độ xã hội kiểu mới có thể chế chính trị mới đó là chính thể Cộng hòa Xô viết, chính quyền của công nông và binh lính, quyền lực đã thuộc về nhân dân lao động sau khi đã đánh đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản. Cùng với chính thể mới, chế độ kinh tế, chế độ xã hội mới đã ra đời, thủ tiêu chế độ áp bức, bóc lột trước đây, đem lại lợi ích cho đông đảo quần chúng lao động với tư cách những người chủ của xã hội mới. Thứ hai, “chủ nghĩa xã hội hiện thực” có nghĩa là CNXH bắt đầu quá trình xây dựng và phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống, vừa cải tạo những tàn tích của chế độ xã hội cũ vừa xây dựng những nhân tố mới của CNXH, từ phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng con người mới, xây dựng nền dân chủ và củng cố chế độ chính trị, đặc biệt là nhà nước thực hiện quyền lực của nhân dân đến tổ chức đời sống xã hội lấy con người làm mục tiêu và động lực của CNXH. Theo đó, CNXH phải trải qua một quá trình hết sức lâu dài để từng bước phát triển chứ không phải đã hoàn thiện ngay từ đầu, đó chính là thời kỳ quá độ. Với những nước bỏ qua chế độ TBCN quá độ lên CNXH thì thời kỳ quá độ càng lâu dài, khó khăn và phức tạp hơn. V.I.Lênin gọi đó là loại hình “phát triển rút ngắn” và “quá độ gián tiếp”. Không nhận rõ đặc điểm này, những người cộng sản rất dễ phạm vào sai lầm chủ quan, duy ý chí, nhất là trong đường lối, chính sách, “đốt cháy giai đoạn”, vi phạm quy luật khách quan, chẳng những không thúc đẩy mà còn kìm hãm sự phát triển của CNXH, thậm chí rơi vào khủng hoảng. Khi đề xướng NEP, V.I.Lênin đã phải tính đến những giải pháp điều chỉnh, tạm thời phải thỏa hiệp với những người tiểu nông, đem lại cho họ những lợi ích trước mắt, phải kiên nhẫn “bắc những nhịp cầu nhỏ, quá độ, vừa tầm với tâm lý tiểu nông để từng bước dẫn dắt họ tới chủ nghĩa xã hội”. NEP thực sự là một chiến lược cải cách CNXH và V.I.Lênin đã tỏ rõ là nhà cách tân vĩ đại. Bài học về NEP và cải cách CNXH nói chung vẫn còn nguyên giá trị trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay. Những bước thăng trầm trong lịch sử CNXH hiện thực, điển hình là sự biến chính trị ở Liên Xô và Đông Âu dẫn tới sự tan rã hệ thống XHCN, sự đổ vỡ chế độ XHCN ở thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX do hàng loạt nguyên nhân khách quan và chủ quan chi phối, nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là từ phía chủ quan của chủ thể: hoặc làm trái quy luật, hoặc chậm phát hiện và chậm thay đổi mô hình CNXH vốn không còn thích hợp, đã bị thực tiễn vượt qua, hoặc vi phạm những nguyên tắc và mất phương hướng chính trị trong thời điểm bước ngoặt của cải tổ, cải cách, hoặc để cho cơ sở xã hội của chế độ suy yếu, không còn sức mạnh tự bảo vệ từ bên trong (như di huấn của V.I.Lênin: “Cách mạng phải có sức mạnh tự bảo vệ”) trước những âm mưu và thủ đoạn phá hoại thâm độc và tinh vi của chủ nghĩa đế quốc… hoặc là sự suy thoái, biến dạng, tha hóa diễn ra trong nội tại, nhất là trong Đảng và Nhà nước. Thực tế, sự tan rã và đổ vỡ đã xảy ra ở các nước XHCN cách đây một phần tư thế kỷ là do các nguyên nhân nêu trên, tạo ra “một cộng hưởng” dẫn tới quá trình “tự phá hủy”. Lịch sử CNXH hiện thực với những biến cố đó càng làm sáng tỏ nhận định của V.I.Lênin: “không một thế lực nào có thể phá hoại nổi sự nghiệp của chúng ta, trừ khi tự chúng ta phá hủy sự nghiệp của chính chúng ta”. Thứ ba, lịch sử CNXH hiện thực với tất cả những tình huống như đã nêu trên cho thấy: cần phải thường xuyên chú trọng những bảo đảm có tính nguyên tắc để CNXH vượt qua khủng hoảng, phòng ngừa những nguy cơ biến dạng và sự hủy hoại. Đó là: Lý luận khoa học, nền tảng tinh thần để tạo dựng niềm tin và không mất phương hướng. Phải “Giữ chủ nghĩa cho vững” như Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh trong Đường Cách mệnh (1927); Vai trò lãnh đạo cầm quyền của Đảng Cộng sản; Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo; Phát triển thực chất nền dân chủ XHCN; Mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. 3. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và vấn đề xây dựng Nhà nước kiểu mới Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã đồng thời tạo ra những thành quả chính trị đặc biệt quan trọng, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử thế giới hiện đại. Đó là: Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền; Nhà nước kiểu mới ra đời, thực thi quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy quyền, tạo tiền đề không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN; Nhân dân ở vào địa vị người chủ và làm chủ xã hội của mình. Vậy bản chất của Nhà nước kiểu mới đó là gì? Xét theo xu thế và triển vọng lịch sử như V.I.Lênin đã viết trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng thì đó là “nhà nước một nửa nhà nước”, nghĩa là nhà nước không còn hoàn toàn theo nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của khái niệm nhà nước như đã từng có trong lịch sử. Đó là nhà nước sẽ tự tiêu vong khi nó đã làm trọn sứ mệnh lịch sử của mình, nhân dân hoàn toàn làm chủ, dân chủ phát triển đến trình độ thành thục, điển hình, năng suất lao động đã cao gấp bội, tạo ra cơ sở kinh tế cho nhà nước tự tiêu vong. Nhà nước kiểu mới trong nước Nga Xô viết thành lập sau Cách mạng Tháng Mười Nga mang bản chất giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước đòi hỏi nhà nước đó phải thể hiện và thực hiện quyền và lợi ích của nhân dân lao động, trước hết là những lực lượng cơ bản của xã hội: công nhân, nông dân, binh lính (hồng quân Xô viết), trí thức cách mạng và những người lao động đã được cách mạng giải phóng. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước là định hướng mục tiêu xây dựng và phát triển Nhà nước, đó là Nhà nước XHCN mà một thời được gọi là Nhà nước chuyên chính vô sản, về thực chất là thực hiện quyền lực nhân dân, làm cho nhân dân có vai trò chủ động trong xây dựng và kiểm soát quyền lực nhà nước. Đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Ngày nay đó là Nhà nước pháp quyền XHCN, gắn liền với nền dân chủ XHCN. Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản nắm quyền thống trị xã hội không phải để áp bức bóc lột nhân dân mà là giải phóng cho nhân dân lao động ra khỏi tình trạng bị bóc lột, áp bức, đưa họ tới địa vị người chủ của xã hội mới, thực hiện “tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân”. Nhà nước kiểu mới thực hiện chuyên chính với các thế lực, các lực lượng là kẻ thù của nhân dân để bảo vệ dân và thực hiện dân chủ với nhân dân. Nền dân chủ trong Nhà nước kiểu mới, nước Nga Xô viết là nền dân chủ cho đa số chứ không phải cho một thiểu số những kẻ giàu có, bóc lột, áp bức nhân dân. Đó là thực chất của chuyên chính vô sản. Giai cấp công nhân không có lợi ích riêng với nghĩa là tư hữu. Nó phấn đấu cho lợi quyền của đa số nhân dân trong xã hội, qua đó nó tìm thấy lợi ích của nó, thống nhất với lợi ích chung của xã hội. Bản chất ưu việt này của Nhà nước kiểu mới, của chế độ chính trị XHCN là do bản chất kinh tế quy định, đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN, nguồn gốc kinh tế sinh ra bóc lột, áp bức, thống trị. Trong CNXH tuy vẫn còn giai cấp nhưng đã không còn cơ sở kinh tế cho giai cấp đối kháng. V.I.Lênin đã nêu rõ “dưới chủ nghĩa xã hội, đối kháng sẽ mất đi nhưng mâu thuẫn thì còn lại”. Mâu thuẫn đó chính là những khác biệt giữa các giai cấp về lợi ích, về địa vị xã hội, nhất là trong thời kỳ quá độ. Do đó, bản chất giai cấp (giai cấp công nhân) trong nhà Nước kiểu mới đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước là trấn áp kẻ thù của nhân dân để bảo vệ lợi ích, quyền lực của nhân dân. Cũng như các nhà nước trong lịch sử, Nhà nước Xô viết thực hiện chức năng chính trị (thống trị, quản lý bằng luật pháp, bằng thể chế pháp quyền) đồng thời còn thực hiện chức năng xã hội (tổ chức đời sống phục vụ nhân dân và bảo vệ nhân dân). Nhà nước kiểu mới do Đảng Cộng sản lãnh đạo nên một trong những nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng của Nhà nước là thể chế hóa đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng thành ra luật pháp và chính sách, dùng nó làm công cụ để quản lý xã hội. Xây dựng Hiến pháp (Luật cơ bản), xây dựng hệ thống luật pháp, bao gồm các đạo luật, hoạch định chính sách và xác lập cơ chế để thực thi quyền lực của nhân dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước kiểu mới với tư cách một nhà nước dân chủ-pháp quyền. Theo xu thế phát triển của dân chủ, cả dân chủ đại diện lẫn dân chủ trực tiếp thì Nhà nước sẽ ngày càng thu hẹp chức năng thống trị (chức năng chính trị) và mở rộng chức năng xã hội, chăm lo chính sách xã hội, an sinh xã hội, dịch vụ xã hội (dịch vụ công) hướng vào mục đích phục vụ nhân dân. Nhà nước của dân khẳng định vai trò chủ thể, chủ sở hữu quyền lực nhà nước thuộc về dân. Nhà nước do dân nói lên vai trò của dân, phương thức tổ chức, xây dựng Nhà nước và hành động của dân, rõ nhất là sự ủy quyền và chế độ ủy quyền của nhân dân vào Nhà nước. Nhà nước vì dân là mục đích, mục tiêu phục vụ dân của nhà nước đó. Với bản chất giai cấp công nhân, Nhà nước không chỉ mang tính giai cấp mà còn thể hiện tính nhân dân, tính dân tộc, đồng thời còn tiếp thu những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại, nhằm phục vụ nhân dân theo sự ủy quyền của dân. Những nguyên tắc đó sẽ chi phối việc lựa chọn mô hình tổ chức nhà nước và xác định yêu cầu chất lượng và cơ cấu đội ngũ công chức trong các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, những hệ lụy xã hội phát sinh từ Nhà nước cũng là điều không tránh khỏi với bất cứ nhà nước nào, nhất là tệ quan liêu và nạn tham nhũng. Nó đối lập với dân chủ và là biểu hiện trực tiếp của tha hóa quyền lực. Giải quyết vấn nạn này đòi hỏi phải cải tổ, cải cách bộ máy, sửa chữa và hoàn thiện pháp luật, sàng lọc các quan chức và công chức, bảo đảm cho Nhà nước trong khi bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị thì phải đáp ứng đến một mức nào đó quyền lực xã hội, lợi ích của các tầng lớp dân cư. Nhà nước Xô viết không phải ngoại lệ. V.I.Lênin trực tiếp lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 1917 đến năm 1924. Thời kỳ cải cách với NEP vào mùa Xuân năm 1921 cho đến khi qua đời (1924), ông đã dồn nỗ lực xây dựng Nhà nước, cải cách thể chế và chú trọng vào công tác tổ chức, cán bộ. Thực tiễn tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước thời V.I.Lênin vẫn còn gợi mở nhiều kinh nghiệm quý cho tới ngày nay, đặc biệt là công tác tổ chức và công tác cán bộ. Trong cải cách, cùng với cải cách kinh tế với NEP, V.I.Lênin cũng dồn tâm sức, trí lực để cải cách chính trị. Ông đã từng vạch trần những kẻ thù nguy hiểm của chế độ, đó là bệnh kiêu ngạo cộng sản, tệ quan liêu và nạn hối lộ (tham nhũng). Cải cách chính trị lấy mắt xích xung yếu là cải cách nhà nước. Một trong những luận điểm quan trọng của V.I.Lênin là “phát triển dân chủ đến cùng để giải phóng mọi khả năng sáng tạo của quần chúng. Mỗi bước tiến của dân chủ là mỗi bước tiến của chủ nghĩa xã hội”. Phát triển dân chủ phải làm cho kỷ luật, pháp luật và pháp chế có hiệu lực, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát để không ai có quyền đứng ngoài pháp luật. Bộ máy phải là bộ máy năng động, hành động, sáng tạo. Công chức phải là những người thạo việc, tận tâm phục vụ và đề cao trách nhiệm. Ông đề ra công thức nổi tiếng trong lãnh đạo và quản lý: “Thảo luận thì chung, trách nhiệm thì riêng, riêng tới từng người một”. Ông xác định rõ quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa chính trị với bộ máy. Theo V.I.Lênin, “Bộ máy phục vụ chính trị chứ chính trị không phục vụ bộ máy”. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tác dụng trong quản lý, V.I.Lênin xác định “Thà ít mà tốt”. Muốn vậy tổ chức tinh gọn phải được bảo đảm bằng chất lượng cán bộ công chức. Ông chỉ rõ, mấu chốt của vấn đề là ở tổ chức, tổ chức và tổ chức. Phải chọn đúng người, giao đúng việc và kiểm tra thường xuyên. Ông giải thích rõ tập trung dân chủ, một nguyên tắc chính trị hàng đầu của lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phải lấy dân chủ là mục đích và tập trung là phương thức, là điều kiện để tập trung dân chủ không bị biến dạng ở hai cực: tập trung quan liêu và tự do vô chính phủ. V.I.Lênin chủ trương sử dụng chuyên gia, quý trọng tài năng và phải tạo ra môi trường, điều kiện cho các đại biểu công nông tham gia càng nhiều vào công tác lãnh đạo, quản lý đồng thời nhân dân tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý, kiểm kê, giám sát. Vào cuối đời, ông còn trù tính nhập Ủy ban Kiểm tra của Đảng với Thanh tra của chính quyền Xô viết làm một tổ chức và không một ai được có ngoại lệ để miễn trừ kiểm tra. Một trong những chỉ thị quan trọng mà V.I.Lênin đề ra cùng với NEP là thanh Đảng (chỉnh đốn, sàng lọc), bảo đảm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng “là trí tuệ, lương tâm, danh dự của thời đại”, là cấm tuyệt đối không để người nhà, bà con, họ hàng thân thích, bạn bè cùng làm việc trong một cơ quan nhà nước. Những biện pháp quyết liệt đó là hướng tới một Đảng chấp chính mạnh, một Nhà nước dân chủ pháp quyền trong sạch để nhân dân phát huy được vai trò người chủ, là chủ thể sáng tạo xã hội mới. Những tư tưởng đó mãi mãi còn nguyên giá trị.

Cuộc cách mạng xhcn diễn ra.com theo 2giai đoann nào năm 2024

Bài đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 11-2017 1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, T. 15, tr. 388