Đại học kinh tế tp.hcm đánh giá năm 2024

Ngày 4.10, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định 1146 về việc chuyển Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thành ĐH. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH) chính thức trở thành một trong 7 cơ sở giáo dục ĐH tại Việt Nam hoạt động theo mô hình "ĐH đa ngành, đa lĩnh vực".

UEH sẽ là ĐH được phát triển thành "ĐH đa ngành, đa lĩnh vực", gồm 3 cấp độ quản trị: cấp ĐH (University), cấp trường thành viên (College), phân hiệu (Branch) và cấp khoa/viện (School/Institute).

Đáng chú ý nhất, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ ở các lĩnh vực đào tạo khác nhau vẫn nhận văn bằng tốt nghiệp của thương hiệu ĐH Kinh tế TP.HCM. Điều này đảm bảo sự gắn kết giữa cấp ĐH với trường thành viên/phân hiệu; giữa sinh viên, cựu sinh viên các thế hệ với vị thế và danh tiếng vốn có của UEH. Do đó, tên gọi "ĐH Kinh tế TP.HCM" sẽ xuất hiện trên văn bằng tốt nghiệp của tất cả bậc, hệ.

"Thống kê 1.000 ĐH đứng đầu bảng xếp hạng các ĐH tốt nhất QS World, có đến 96% là ĐH đa ngành, đa lĩnh vực. Do đó, tôi cho rằng, việc nâng cấp mô hình thành ĐH đa ngành, đa lĩnh vực là cơ sở để đưa UEH nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung vươn tầm quốc tế", GS-TS Sử Đình Thành, Hiệu trưởng nhà trường, nói.

GS-TS Nguyễn Đông Phong, Chủ tịch Hội đồng trường, cũng nhấn mạnh: "Ngày nay, thực tiễn hội nhập, kỷ nguyên số, các thách thức toàn cầu dẫn đến sự phát triển tất yếu của mô hình ĐH đa ngành, với ưu tiên trang bị kiến thức chuyên môn đa ngành, đa lĩnh vực nhằm giải quyết các vấn đề đương đại và hành động vì sự phát triển bền vững. Xin khẳng định rằng đây là bước phát triển về nội lực, về chất chứ không chỉ dừng lại ở việc thay đổi tên gọi từ 'trường ĐH' thành 'ĐH'".

Với những thành tựu vốn có trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý, kinh tế, luật, ngôn ngữ, UEH sẽ phát triển mở rộng các lĩnh vực mới như: máy tính, công nghệ và thiết kế theo hướng ứng dụng. Theo đó, hoạt động đào tạo, nghiên cứu theo hướng liên ngành; hợp tác quốc tế và kết nối cộng đồng theo hướng gắn liền với thực tiễn sẽ được thực hiện bởi các trường thành viên và phân hiệu dưới sự định hướng, quản trị thông suốt từ cấp ĐH, trên nền tảng các nguyên tắc chất lượng vốn có.

Trước đó, từ năm 2021, UEH đã xác định chiến lược phát triển trở thành ĐH đa ngành và bền vững với việc thành lập 3 trường thành viên gồm: Trường Kinh doanh UEH; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH; Trường Công nghệ và Thiết kế UEH cùng với Phân hiệu Vĩnh Long.

Quy mô đào tạo của ĐH Kinh tế TP.HCM hiện tại là hơn 36.000 người học, với 38 ngành trình độ ĐH, 19 ngành trình độ thạc sĩ và 14 ngành trình độ tiến sĩ. Trường đạt tiêu chuẩn châu Âu FIBAA về chất lượng đào tạo cấp cơ sở giáo dục ĐH đầu tiên tại Việt Nam cùng với 17 chương trình đào tạo đạt 2 tiêu chuẩn quốc tế là FIBAA và AUN-QA.

7 ĐH đa ngành, đa lĩnh vực của Việt Nam

Đến nay, Việt Nam có 7 ĐH với những mô hình khác nhau, gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TP.HCM.

Tháng 6/2020, tổ chức xếp hạng U-Multirank năm 2020 đã chính thức công bố Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nằm trong top 25 Đại học tốt nhất thế giới trong danh sách 11.759 trường đại học trên 96 quốc gia về hạng mục: “25 trường đại học có đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời” thuộc lĩnh vực Chuyển giao tri thức. Đây là lần thứ 4 UEH đạt giải thưởng này.

Đại học kinh tế tp.hcm đánh giá năm 2024

U-Multirank là là tổ chức độc lập xếp hạng các trường Đại học trên thế giới, với nguồn tài trợ đến từ chương trình Erasmus+ của Ủy ban Châu Âu. U-Multirank cung cấp đánh giá đa chiều về các trường Đại học và Cao đẳng khắp thế giới, nhằm định hướng cho người học.

Hàng năm, U-Multirank công bố danh sách 25 trường đại học có chỉ số đánh giá tốt nhất thuộc các hạng mục: (i) Nghiên cứu (Số lượng ấn phẩm nghiên cứu (số tuyệt đối), Số lượng ấn phẩm được trích dẫn hàng đầu, Số lượng ấn phẩm liên ngành); (ii) Chuyển giao tri thức (Số lượng ấn phẩm chung với các đối tác trong ngành, Số lượng bằng sáng chế được cấp, Đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời); (iii) Định hướng quốc tế (Sự dịch chuyển của sinh viên trong các chương trình liên kết quốc tế, Số lượng ấn phẩm cùng nghiên cứu với tác giả quốc tế; (iv) Liên kết nghiên cứu khu vực (Số lượng ấn phẩm cùng nghiên cứu với tác giả địa phương ‘bán kính 50 km’); (v) Giảng dạy và học tập (Tỷ lệ sinh viên - giảng viên ‘không tính đội ngũ nghiên cứu’).

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh vinh dự là Trường Đại học duy nhất của Việt Nam nằm trong top 25 Đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng U-Multirank năm 2020 về hạng mục: “25 trường đại học có Đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời” thuộc lĩnh vực Chuyển giao tri thức.

Hạng mục này liên quan đến lĩnh vực chuyển giao tri thức bên ngoài, theo đó đánh giá mức độ linh hoạt của một trường đại học trong việc cung cấp phục vụ sự phát triển nghề nghiệp lâu dài cho các cá nhân và tổ chức bên ngoài.

Danh sách 25 trường hàng đầu về Đóng góp cho phát triển nghề nghiệp suốt đời theo bảng xếp hạng U-Multirank về lĩnh vực chuyển giao tri thức năm 2020:

Đại học kinh tế tp.hcm đánh giá năm 2024

Nguồn: https://www.umultirank.org/press-media/media-center/infographics/2020/

Danh sách trên bao gồm nhiều trường với hồ sơ năng lực đa dạng, trong đó có 20 trường đến từ châu Âu, 01 trường đến từ Châu Phi, 01 trường đến từ Châu Mỹ Latin và 3 trường đến từ châu Á. Đặc biệt, UEH là một trong ba trường đại học châu Á được vinh danh, cùng với hai trường đại học danh tiếng khác là: Asian Institute of Technology (AIT) (Thailand) và Al-Nisour University College (Iraq).

Nguồn: https://www.umultirank.org/press-media/media-center/infographics/2020/

Trước đó, Đại học Kinh tế TP. HCM đã nằm trong top 100 chương trình đào tạo Thạc sĩ trên thế giới theo công bố của tổ chức xếp hạng quốc tế phi chính phủ được thành lập tại Pháp - Eduniversal năm 2018, xếp thứ 19 trong số 120 trường Đại học, Cao đẳng tại Việt Nam theo bảng xếp hạng của Webometrics - một sáng kiến của phòng nghiên cứu Cybermetrics, thuộc Consejo Superior de Investigaciones Científicas (CSIC), trung tâm nghiên cứu công lớn nhất của Tây Ban Nha…

Cơ quan thông tấn báo chí đưa tin:

Báo Giáo dục thời đại: Trường ĐH Kinh tế TP.HCM lọt Top 25 đại học tốt nhất thế giới

Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh: ĐH Kinh tế TP.HCM lọt top 25 trường về chuyển giao tri thức

Trang tin điện tử Đảng bộ TP.HCM: Trường Đại học Kinh tế TPHCM nằm trong top 25 đại học tốt nhất thế giới đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời

Báo Sinh viên Việt Nam: Trường ĐH Kinh tế TP. HCM được vinh danh đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời

Đại học Kinh tế TP HCM đứng thứ mấy?

Hồ Chí Minh giữ vững vị trí số 1 trong các trường kinh tế, kinh doanh và thuộc top 10 trường đại học tốt nhất tại Việt Nam theo Bảng xếp hạng Webometrics. Năm 2021, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) vừa được Webometrics xếp hạng thứ 9 trong các trường đại học tại Việt Nam, tăng 02 bậc so với năm 2020.

Trường đại học kinh tế tp.hcm có bao nhiêu cơ so?

Hiện nay trường đang hoạt động với 10 cơ sở giảng dạy chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, một phân hiệu tại Vĩnh Long, 3 ký túc xá sinh viên và một số khuôn viên trường khác. Trụ sở chính của trường hiện nay được đặt tại địa chỉ 59C đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

UEH top bao nhiêu châu Á?

Năm 2021, UEH đã thăng hạng vào Top 551+ các Đại học tốt nhất Châu Á 2022 theo BXH QS Asia University Rankings 2022 và nằm trong 10 Đại học/Trường đại học của Việt Nam có tên trong BXH này. Năm 2022, UEH tiếp tục tăng mạnh 150 bậc, vào Top 401+ các Đại học tốt nhất Châu Á theo BXH QS Asia University Rankings 2023.

UEH xếp hạng bao nhiêu?

Theo kết quả BXH Webometrics lần thứ nhất năm 2023, UEH tăng 307 bậc so với tháng 8/2022 đứng thứ 1741 thế giới, thứ 60 khu vực Đông Nam Á và thuộc Tốp 7 Đại học/trường đại học tốt nhất tại Việt Nam (trong số trong số 184 Đại học/trường đại học tham gia xếp hạng).