Dđịnh lượng cyanid lấy máu toàn phần vì sao

Dđịnh lượng cyanid lấy máu toàn phần vì sao

Cây sắn và cây măng là loại cây lương thực, thực phẩm khá quen thuộc ở các nước châu Phi, Nam Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. 

Người dân ở vùng nông thôn, trung du, miền núi thường trồng sắn và măng làm nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm; đồng thời cũng là nguồn phát triển kinh tế của gia đình. 

Tại các địa phương, một số người dân đã ăn sắn hoặc măng và bị ngộ độc, trong đó có trường hợp tử vong do không cứu chữa kịp thời. Vì vậy mọi người cần thận trọng trong khi ăn sắn hoặc măng để đề phòng bị ngộ độc.

Vì sao ăn sắn hoặc măng bị ngộ độc?

Trong sắn hoặc măng có một độc tố thuộc loại glucosid, khi gặp men tiêu hóa, axid hay nước sẽ thủy phân và giải phóng axid cyanhydric (HCN), một chất độc có thể gây chết người. 

Liều gây chết là 1mg/kg trọng lượng cơ thể. Liều gây ngộ độc đối với người lớn là 20mg HCN, liều gây chết là 50mg HCN (người lớn có cân nặng khoảng 50 kg); với người già, trẻ em và người ốm yếu thì liều thấp hơn. 

Tuỳ theo số lượng sắn hoặc măng ăn nhiều hay ít mà triệu chứng ngộ độc có biểu hiện cấp tính nặng hay ngộ độc nhẹ xảy ra chậm hơn.

Loại sắn nào cũng có chứa glucosid với hàm lượng trung bình 3-5 mg %. Sắn có vị đắng thì lượng glucosid cao hơn, có khi lên tới 10-15 mg %. Người lớn chỉ cần ǎn khoảng 200 gam sắn này thì có thể bị ngộ độc.

Những trường hợp bị ngộ độc nặng thường do ắn sắn sống, sắn lùi (nướng), luộc chưa chín, hoặc ăn sắn cả vỏ. Sắn được trồng ở vùng đất mới và có vị đắng càng nhiều thì lượng độc tố càng cao.

Ngộ độc măng chỉ xảy ra khi ăn măng tươi chế biến không đúng cách. Hàm lượng acid cyanhydric có trong măng tươi và măng sau khi luộc chín rất khác biệt. Trong 100 g măng tươi chưa luộc có 32-38 mg HCN. Ở măng đã luộc kỹ (đổ nước), lượng chất này còn 2,7 mg, ở măng tươi ngâm chua là 2,2 mg, ở nước luộc măng là 10 mg.

Như vậy, chỉ cần ăn 100 g măng tuơi hoặc luộc sơ qua hay dùng luôn cả nước luộc măng cũng đủ bị ngộ độc. 

Với liều 50-60 mg HCN, tương ứng với ăn khoảng 200 gam măng tươi chưa luộc sẽ gây chết người. Còn ăn măng được luộc kỹ do đã loại hết HCN nên không xảy ra ngộ độc. Trẻ em, người già yếu dễ nhạy cảm với độc tính của măng.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc sắn hoặc măng

Như đã biết, khi ăn sắn hoặc măng không được chế biến kỹ thì có thể bị ngộ độc acid cyanhydric (HCN), một chất độc gây chết người. 

Chất độc nầy được hình thành từ một loại độc tố glucosid có sẵn trong sắn hoặc măng, khi gặp men tiêu hóa, acid hay nước sẽ bị thủy phân và giải phóng ra nó. Ngộ độc nặng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và ăn sắn hoặc măng vào lúc bụng đói. 

Chất độc acid cyanhydric khi vào máu sẽ ức chế hoạt động của men cytocrom oxydase, làm cho các tế bào, tổ chức không sử dụng được oxygen của máu, gây thiếu oxygen ở mô. Ngoài ra nó còn tác động lên các trung tâm hô hấp, vận mạch, điều hòa nhiệt ở hành não... 

Triệu chứng thường xuất hiện sau 3-7 giờ ăn sắn hoặc măng. Tùy theo trường hợp, tình trạng ngộ độc sắn hoặc măng có những biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau; có thể bị ngộ độc cấp tính nặng hoặc ngộ độc xảy ra nhẹ và chậm hơn.

Khi bị ngộ độc cấp tính nặng, bệnh nhân thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, lưỡi bị kích thích tê đi, sau đó là biểu hiện của rối loạn thần kinh, bệnh nhân ở trong tình trạng hoảng hốt, sợ hãi, bị co giật, co cứng cơ và cứng hàm giống như bệnh uốn ván, đồng tử giãn nở, nhịp thở chậm dần, sắc mặt tím tái, liệt hô hấp và tim... 

Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể chết sau 30 phút. Ngược lại, nếu được cấp cứu và điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ thoát qua khỏi cơn nguy kịch, tình trạng sức khoẻ được phục hồi và hoàn toàn không để lại di chứng.

Với những trường hợp bị ngộ độc nhẹ, xảy ra chậm với các triệu chứng chóng mặt, co thắt hầu họng, buồn nôn, mệt toàn thân, nhức mỏi, choáng váng, đau đầu, ê ẩm, mắt đỏ, khô cổ họng và mũi... Bệnh nhân chỉ cần cho nằm nghỉ, uống một cốc nước đường nóng thì sẽ trở lại bình thường.

Xử trí cấp cứu khi bị ngộ độc cấp tính nặng

Khi bị ngộ độc do ăn sắn hoặc ăn măng với các triệu chứng cấp tính nặng, cần phải làm cho bệnh nhân nôn mữa bằng các biện pháp thông thường và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện nơi gần nhất để xử trí tiếp tục. 

Tại bệnh viện, cần rửa dạ dày với dung dịch KMnO4 1‰. Sử dụng xanh methylen (Coloxyd, Glutylen) dung dịch 1%, ống 10ml tiêm tĩnh mạch chậm. Nếu nặng thì cách 10-15 phút tiêm 1 ống, có thể tiêm từ 5-6 ống trong vòng 24 giờ cho người lớn. 

Nếu không có xanh methylen, có thể thay thế bằng natri nitrit 1% 10ml tiêm tĩnh mạch chậm, sau đó tiêm natri hyposulfit 20% với 10-20ml tiêm tĩnh mạch chậm. Truyền dung dịch glucose 30% 500ml và dung dịch glucose đẳng trương. Cho nạn nhân uống nước đường. Hỗ trợ hô hấp và tim mạch bằng cách tiêm long não, cafein, lobelin, thở oxy và hô hấp hỗ trợ nếu cần.

Phòng bị ngộ độc khi ăn sắn hoặc măng

Khi ăn sắn hoặc măng, cần có sự hiểu biết và chú ý đến việc chế biến để hạn chế tình trạng ngộ độc và không để các trường hợp tử vong đáng tiếc xảy ra. Đối với sắn, chất acid cyanhydric tập trung ở hai đầu củ, vỏ và lõi củ sắn thì ở măng, chất độc này có mặt ở toàn bộ phần ăn được.

Đặc tính của loại chất độc ở trong sắn hoặc măng rất dễ bay hơi, chúng hòa tan dễ dàng trong nước nóng cũng như nước lạnh. Khi bị oxy hóa hoặc kết hợp với chất đường kính thì được chuyển thành một chất không độc. 

Dựa vào đặc tính này, nếu biết chế biến tốt, hàm lượng chất độc sẽ bị loại bỏ một phần khá lớn. Sắn sau khi được bóc vỏ, ngâm kỹ với nước, luộc chín, để nguội thì hàm lượng độc chất chỉ còn 30% so với ban đầu.

Sắn cắt thành lát phơi khô, chế biến thành bột sắn ... thì hàm lượng chất độc chỉ còn lại rất ít, không đủ khả nǎng gây ngộ độc cho người ǎn dù có ǎn một số lượng lớn. Đối với măng, khi ăn phải luộc kỹ từ một đến hai lần, qua quá trình luộc acid cyanhydric sẽ hoà tan trong nước và bay hơi theo nước sôi. 

Cần lưu ý không được sử dụng nước luộc măng để ăn hoặc dùng để chế biến, nấu nướng với các thức ăn khác.

Để phòng tránh những trường hợp bị ngộ độc sắn, nhất là đối với trẻ em và không để bị tử vong do ngộ độc sắn, mọi người cần phải thực hiện tốt các biện pháp như không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn, không nên ăn nhiều sắn vào lúc bụng đói. 

Khi chế biến, nên bóc sạch vỏ sắn, ngâm kỹ vào nước một thời gian rồi mới luộc chín. Khi ăn thấy sắn có vị đắng nên bỏ đi. Nên ăn sắn cùng với đường ngọt hoặc với khoai lang là tốt nhất. Cần chú ý phát hiện sớm các trường hợp bị ngộ độc sắn để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh tử vong đáng tiếc.

Măng là một loại thức ăn được dùng khá phổ biến. Vì vậy để phòng tránh những trường hợp bị ngộ độc, phải loại bỏ chất độc acid cyanhydric có ở trong măng. Chất độc này hoà tan dễ dàng trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng, cho nên từ xưa, người ta đã có kinh nghiệm luộc măng tươi bao giờ cũng phải đổ nước luộc đi, rửa măng lại. 

Có khi phải luộc tới hai lần, lần nào cũng đổ nước luộc đi rồi mới dùng măng đã luộc chín để nấu ăn. Măng thường được sử dụng để chế biến các món ăn hấp dẫn như canh măng, bún xáo măng, măng hầm chân giò heo, măng nấu xáo vịt, măng chua trộn...

Do đó, những trường hợp bị ngộ độc măng chỉ xảy ra khi ta ăn măng tươi chế biến không đúng cách, chưa loại bỏ được chất độc acid cyanhydric. Còn ăn măng đã ngâm với nước và luộc chín, măng ngâm chua, măng đã phơi khô sẽ an toàn và không xảy ra ngộ độc.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Cyanide là một hợp chất hóa học có chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ.

Dđịnh lượng cyanid lấy máu toàn phần vì sao
Cyanide

Cấu trúc của ion cyanide

Tên hệ thốngCyanideNhận dạngSố CAS57-12-5PubChem5975ChEBI17514Ảnh Jmol-3DảnhSMILES

InChI

Thuộc tínhCông thức phân tửCN
Khối lượng mol26,017 g/molĐiểm nóng chảy Điểm sôi Acid liên hợpHydro cyanideCác nguy hiểmNguy hiểm chínhđộ độc cao

Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Tham khảo hộp thông tin

Tiếp xúc với một lượng lớn cyanide có thể gây tổn thương cho não và tim mạch, nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp. Chỉ cần 50–200 mg cyanide hoặc hít phải 0,2% khí cyanide, có thể giết chết ngay lập tức một người trưởng thành. Cyanide được dùng làm thuốc độc rất nhiều từ xa xưa, nhất là hydro cyanide được chế độ Quốc xã ở Đức sử dụng để xử tử tập thể trong phòng hơi ngạt trong suốt thời kỳ Holocaust.

Cyanide được tìm thấy trong những hợp chất (là những chất được hình thành từ hai hay nhiều hóa chất). Cyanide có thể phản ứng với kim loại và những hợp chất hữu cơ khác (hợp chất chứa Carbon). Natri cyanide và kali cyanide là những hợp chất cyanide đơn giản. Cyanide có thể được sản sinh ra bởi vi khuẩn, nấm và được tìm thấy trong một số thức ăn và thực vật. Trong cơ thể của con người, cyanide có thể kết hợp với một loại hóa chất (hydroxocobalamin) để hình thành vitamin B12 (cyanocobalamin). Trong những loại thức ăn được chế biến từ thực vật; bao gồm quả hạnh, những hạt chồi của cây kê, cây đậu, đậu tương, đậu nành, rau bi-na (rau chân vịt), măng tre, rễ cây sắn, bột sắn hột tapioca. 

Phần lớn lượng cyanide có trong nước và đất xuất phát từ những quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của cyanide vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa chất hữu cơ, những công việc liên quan đến sắt và thép; đặc biệt trong công nghiệp luyện thép, Cyanide là độc chất chính gây ô nhiễm; và những phương pháp xử lý chống lãng phí nước của con người. Những nguồn cyanide khác từ xuất phát từ xe cộ, từ những ngành công nghiệp hóa học, chất đốt từ những nhà dân trong thành phố và thuốc trừ sâu có chứa cyanide. Cyanide có trong những bãi chôn lấp có thể làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.  

Cyanide được xem là một chất độc mạnh và phản ứng nhanh. HCN, NaCN, KCN,…. hình thành từ cyanide và có mặt trong môi trường là kết quả tất yếu của những hoạt động công nghiệp. 

Cyanide là muối của axit cyanhydric. Phần lớn các muối cyanide không tan trong nước. Muối cyanide tan trong nước bị thủy phân thành môi trường kiềm. Cyanide là muối của một axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic) nên dễ bị các axit mạnh hơn đẩy ra khỏi các dung dịch muối của nó. Thí dụ:

2NaCN + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCN

Axit cyanhydric và các cyanide bị oxy hóa bởi oxy trong không khí chuyển thành cyanat:

2CN− + O2 → 2CNO−

Ở dung dịch loãng 1⁄5000 trong 5 tháng HCN bị phân hủy hết:

HCN + 2H2O → HCOONH4 (amoni fomat) 2HCN + 2H2S + O2 → 2HCNS + 2H2O (axit thiocyanic)

Các muối cyanide kim loại kiềm bị carbon dioxide trong không khí phân hủy tạo thành HCN.

2NaCN + CO2 + H2O → 2HCN + Na2CO3

Vì vậy phải bảo quản muối kim loại cyanide trong thùng kín, để ở chỗ mát. 

Các muối cyanide tan trong nước, dễ tạo với các cyanide không tan thành các ion phức. Axit nitric tác dụng với các chất hữu cơ như axit malic, citric, ancaloit, tanin cũng tạo nên HCN. Qua đó cắt nghĩa việc tạo nên các glucoside cyanhydric ở một số thực vật. 

Các aldehyde, đường cũng phá hủy được HCN:

C6H12O6 + HCN → C7H13O6N

Trong một số các cây cối, thực vật có chứa các dẫn xuất hữu cơ của axit cyanhydric, ví dụ: hạnh nhân đắng, nhân quả mận, lá trúc anh đào, rễ sắn, măng tre nứa, nấm, các hạt lá và cành loại đậu phaseolus lunatus. Dầu hạnh nhân đắng có chứa amogdalis C20H27NO11 do tác dụng của men emulsin hay synaptase sẽ bị thủy phân và giải phóng HCN:

C20H27NO11 + 2H2O → C7H6O + 2C6H12O6 + HCN

Trong dầu hạnh nhân đắng cứ 1,5 g dầu thì có 0,24 g HCN. Lượng HCN chứa trong năm, sáu hạt hạnh nhân đủ giết chết một em bé. Trong hạt đậu có chất phaseolumatin C10H17NO6 do tác dụng của men phaseosaponin sẽ thủy phân và giải phóng HCN: C10H17NO6 + H2O → C6H12O66 + CH3-CO-CH3 + HCN Ngoài ra ta cần phải xét đến 2 hợp chất khác của cyanide: 

  • Thiocyanat (SCN-) là nhóm những hợp chất được hình thành khi lưu huỳnh, cacbon và nitơ kết hợp với nhau. Thiocyanat được tìm thấy trong nhiều thức ăn và thực vật; tuy nhiên, chúng được sinh ra chủ yếu từ những phản ứng giữa cyanide tự do và lưu huỳnh. Phản ứng này xảy ra trong môi trường (ví dụ, trong những dòng chất thải có chứa cyanide) và trong cơ thể con người sau khi nuốt hoặc hấp thụ cyanide. Nguồn thải từ quá trình khai thác than, vàng, bạc và những mỏ công nghiệp làm cho thiocyanat có mặt trong nước là chủ yếu. Thiocyanat trong đất là kết quả của việc sử dụng trực tiếp hóa chất diệt cỏ dại và sử dụng bừa bãi những sản phẩm từ quá trình công nghiệp. Những nguồn kém phần quan trọng hơn được thóat ra từ những thực vật bị hư, thối rữa như cây mù tạc, cải xoăn và cải bắp.
  • Amoni thiocyanat được sử dụng giống như là một thành phần trong điều chế thuốc kháng sinh, thuốc diệt côn trùng, nhiên liệu cho tên lửa, những chất dính và là thành phần trong những que diêm. Nó cũng được sử dụng trong những quy trình nhiếp ảnh, làm tăng độ bền của vải lụa và diệt cỏ dại.

Quy trình chính được sử dụng để sản xuất cyanide là quy trình Andrussow, trong đó hydro cyanide ở thể khí được sản xuất từ metan và amonia với sự có mặt của oxy và chất xúc tác bạch kim.

2CH4 + 2NH3 + 3O2 → 2HCN + 6H2O

Natri cyanide được sản xuất bằng cách cho hydro cyanide tác dụng với natri hydroxide:

HCN + NaOH → NaCN + H2O

Cyanide đi vào trong nước, không khí và đất là kết quả của những quá trình tự nhiên và hoạt động công nghiệp của con người. Trong môi trường không khí, cyanide xuất hiện chủ yếu ở dạng khí là hydro cyanide. Một lượng nhỏ cyanide trong không khí khi xuất hiện sẽ có dạng như một đám bụi nhỏ. Cuối cùng lượng bụi này sẽ lắng xuống mặt đất và mặt nước. Khi mưa và có tuyết rơi sẽ giúp loại bỏ đi lượng cyanide có trong không khí. Tuy nhiên, khí hydro cyanide không dễ dàng loại bỏ bằng cách lắng xuống, mưa hay là tuyết. Thời gian bán phân hủy của khí hydro cyanide trong không khí khoảng từ 1 đến 3 năm. Trong môi trường nước, hầu hết cyanide ở trên bề mặt nước sẽ hình thành hydro cyanide và bay hơi. cyanide ở trong nước sẽ được chuyển thành những chất bớt độc hại hơn nhờ những vi sinh vật hoặc sẽ hình thành một phức chất với kim loại, ví dụ như sắt. Người ta chưa xác định được thời gian bán phân hủy của cyanide trong nước. cyanide trong nước không tích tụ lại trong cơ thể của cá, đó là điều chúng ta cảm thấy an tâm khi ăn cá.  Trong môi trường đất, cyanide có thể hình thành hydro cyanide và bay hơi đi. Trong đất luôn có những vi sinh vật có khả năng phân hủy, biến đổi cyanide thành những hóa chất khác. Đôi khi cyanide không bị phân hủy trong đất bởi các vi sinh vật nhưng nó không thường xuyên thấm vào mạch nước ngầm. Tuy nhiên, cyanide được tìm ra ở mạch nước ngầm ở dưới một vài nền đường. Với sự tập trung một lượng lớn, cyanide trở nên độc hại cho những vi sinh vật trong đất. Vì vậy những vi sinh vật này không còn khả năng chuyển hóa cyanide thành những dạng chất hóa học khác nữa, như vậy cyanide có thể thấm qua đất vào mạch nước ngầm.  Đối với thiocyanat, những gì sẽ xảy khi chúng có mặt trong môi trường ít được biết đến. Trong đất và nước, nhờ những vi sinh vật, thiocyanat được chuyển hóa thành những dạng chất khác. Ở nhiệt độ bình thường (30 ℃), sự bay hơi hoặc thấm hút bề mặt (liên kết với đất) không quan trọng đối với thiocyanat ở trong đất. 

Hình thức chuyển hóa, tồn lưu và tác động của cyanide trong cơ thể sinh vật: cyanide ngăn cản việc lấy oxy của những tế bào trong cơ thể làm cho những tế bào này chết đi, ở mức độ cao hơn có thể gây chết người nhanh chóng do bị ngạt thở. Dấu hiệu đặc trưng của cá khi bị nhiễm cyanide là mang đỏ rực lên do cyanide tác động lên oxydaza-men chuyển oxy từ máu vào mô. Nếu có các phức chất đi kèm thì cyanide sẽ bớt độc hơn. Cyanide đi vào cơ thể con người khi chúng ta thở, ăn, và uống nước có chứa cyanide. Ngoài ra, cyanide còn vào cơ thể con người qua da, hình thức này chỉ phổ biến khi con người làm việc trong môi trường có liên quan đến cyanide. Một khi cyanide đã vào cơ thể con người, chúng nhanh chóng đi vào máu. Cyanide được chuyển thành thiocyanat, ít độc hơn, và được đào thải khỏi cơ thể qua đường phân. Tuy nhiên, có những trường hợp cyanide trong cơ thể lại kết hợp với hydroxocobalamin hình thành nên B12. Vitamin B12 là một chất hóa học có chứa cyanide rất có lợi cho cơ thể con người. Nó giúp bạn ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. cyanide được quy định ở một liều lượng cho phép trong vitamin B12 để nó không thể trở thành nguồn cyanide và gây hại cho cơ thể. Một lượng nhỏ cyanide khi vào cơ thể bị biến đổi thành carbon dioxide (CO2), sẽ được đào thải khỏi cơ thể khi chúng ta thở. Hầu hết cyanide và các sản phẩm của nó sẽ ra khỏi cơ thể trong vòng 24h sau khi bị nhiễm. Những hình thức kể trên giống nhau ở người và động vật. 

Thông thường, khi tiếp xúc với muối cyanide như natri cyanide sẽ bị ngộ độc. Thậm chí người bị ngộ độc không hề hay biết mình bị nhiễm cyanide. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết, được chia làm 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Là giai đoạn kích động, người bị nhiễm độc sẽ có dấu hiệu lo lắng, kích động, thở nhanh và lú lẫn.
  • Giai đoạn 2: Người bị nhiễm sẽ bắt đầu co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí.
  • Giai đoạn 3: cũng là giai đoạn cuối: Giảm trương lực cơ và mất phản xạ, bị trụy tim mạch, hạ oxy trong máu và dẫn đến tử vong.

Cần đến cơ sở y tế nhanh nhất nếu nhận thấy dấu hiệu 1 trong 3 giai đoạn trên.

Nếu phát hiện những dấu hiệu trên, cần đưa người bị nhiễm độc natri cyanide đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu một cách nhanh nhất. Bởi hóa chất này là loại độc chất có khả năng phản ứng nhanh, trong vòng 2 giờ đồng hồ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây tử vong.

Vì vậy, những người thường tiếp xúc với loại hóa chất này cần chú ý đến các dấu hiệu ban đầu để sớm phát hiện và chữa trị loại bỏ chất độc.

  • ATSDR medical management guidelines for cyanide poisoning (US)
  • HSE recommendations for first aid treatment of cyanide poisoning (UK)
  • hydro cyanide and cyanides (CICAD 61)
  • IPCS/CEC Evaluation of antidotes for poisoning by cyanides
  • National Pollutant Inventory—Cyanide compounds fact sheet
  • Eating apple seeds is safe despite the small amount of cyanide
  • Toxicological Profile for Cyanide, U.S. Department of Health and Human Services, July 2006

Thông tin an toàn (bằng tiếng Pháp):

  • Institut national de recherche et de sécurité (1997). "Cyanure d'hydrogène et solutions aqueuses". Fiche toxicologique n° 4, Paris: INRS, 5 pp. (PDF file, (tiếng Pháp))
  • Institut national de recherche et de sécurité (1997). "Cyanure de sodium. Cyanure de potassium". Fiche toxicologique n° 111, Paris: INRS, 6 pp. (PDF file, (tiếng Pháp))

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cyanide&oldid=68060622”