Đề bài - bài 2 trang 190 sgk hóa học 12 nâng cao

+ Khi tác dụng với \(HCl\) hoặc \({H_2}S{O_4}\)loãng \(Al\) thể hiện số oxi hóa \(+3\), còn \(Cr\) thể hiện số oxi hóa \(+2\).

Đề bài

Hãy so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom. Viết phương trình hóa học minh họa.

Lời giải chi tiết

- Giống nhau:

+ Phản ứng với phi kim và \(HCl;{\rm{ }}{H_2}S{O_4}\)loãng.

\(4{\rm{A}}l + 3{{\rm{O}}_2} \to 2{\rm{A}}{l_2}{O_3}\)

\(4C{\rm{r}} + 3{{\rm{O}}_2} \to 2C{{\rm{r}}_2}{O_3}\)

\(2{\rm{A}}l + 6HCl \to 2{\rm{A}}lC{l_3} + 3{H_2}\)

\(C{\rm{r}} + 2HCl \to C{\rm{r}}C{l_2} + {H_2}\)

+ Không tác dụng với nước.

+ Bị thụ động hóa trong \(HN{O_{3}}\) và \({H_2}S{O_4}\)đặc nguội.

- Khác nhau:

+ \(Al\) chỉ có một số oxi hóa là \(+3\); còn \(Cr\) có nhiều trạng thái oxi hóa.

+ Khi tác dụng với \(HCl\) hoặc \({H_2}S{O_4}\)loãng \(Al\) thể hiện số oxi hóa \(+3\), còn \(Cr\) thể hiện số oxi hóa \(+2\).

+ \(Al\) có tính khử mạnh hơn \(Cr\) nên \(Al\) khử được crom (III) oxit.

loigiaihay.com