Đo nhiệt độ trong bao lâu

Nhiệt kế được đo trong bao lâu tùy thuộc vào các phương pháp đo khác nhau. Hiện nay, nhiệt kế thủy ngân vẫn được sử dụng chủ yếu vì giá rẻ, có thể dùng để kiểm tra ở nách, kiểm tra ở hậu môn hoặc kiểm tra ở miệng.

Chúng ta thường đo nhiệt độ cơ thể bằng cách kẹp nhiệt kế dưới cánh tay nên thường mất từ ​​5 đến 10 phút.

Có 3 cách để đo nhiệt độ cơ thể: Đo dưới cánh tay, đo ở miệng và qua đường hậu môn.

Đồng thời, do việc đo nhiệt độ ở nách thuận tiện và hợp vệ sinh nên đây là phương pháp đo nhiệt độ cơ thể được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Trước khi sử dụng, lắc cột thủy ngân của nhiệt kế dưới 35, đặt đầu thủy ngân lên trên nách, kẹp chặt bằng cánh tay trên để tránh bị lệch, sau 5 đến 10 phút lấy ra đọc. Nhiệt độ bình thường ở nách là 36,2 đến 37,2.

 

Đo nhiệt độ trong bao lâu

 

Phương pháp đo ở nách phổ biến nhất được sử dụng bằng nhiệt kế kẹp dưới cánh tay. Cột thủy ngân cần hạ xuống dưới 36 độ trước khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân.

Đưa đầu đầu của nhiệt kế vào nách, kẹp nhiệt kế bằng cánh tay trên, sau 10 phút đo thì lấy ra đọc. Giá trị bình thường là 36 đến 37.

Khi sử dụng nhiệt kế cần chú ý lau khô nách và thấm khô mồ hôi. Không nên chườm đá, chườm nước nóng dưới nách sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo.

Đối với người gầy và không tỉnh táo, nếu không kẹp được nhiệt kế thì kết quả đo sẽ thấp hơn thân nhiệt thực tế.

Đối với phương pháp đo ở hậu môn, để bệnh nhân nằm nghiêng, sau khi đầu nhiệt kế hậu môn có bôi dầu nhờn thì từ từ đâm đầu nhiệt kế vào hậu môn, sau 5 phút có thể lấy nhiệt kế ra đọc. Giá trị bình thường là 36,5 ~ 37,3.

Phương pháp đo hậu môn cho nhiệt độ cao hơn phương pháp đo bằng miệng từ 0,3 đến 0,5 và nó chủ yếu được sử dụng cho trẻ sơ sinh hoặc người chưa tỉnh.

Đo ở miệng, sau khi sát trùng, đặt nhiệt kế dưới lưỡi bệnh nhân, ngậm chặt môi, sau 5 phút lấy ra đọc. Giá trị bình thường là 36,3 ~ 37,2 độ.

Trong quá trình đo, bệnh nhân không được thở bằng miệng sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo. Đo bằng miệng không được sử dụng cho trẻ sơ sinh và bệnh nhân hôn mê.

Về cấu tạo nhiệt kế thuỷ ngân

  • Đầu trên của nhiệt kế thủy ngân là một ống thủy tinh được đánh dấu theo thang từ 35 đến 42
  • Mỗi đơn vị biểu thị 0,1
  • Đầu dưới là một bong bóng thủy tinh chứa đầy thủy ngân.
  • Nó có thể đo nhiệt độ cơ thể bằng cơ chế tiếp xúc.
  • Có các đặc điểm là tiện lợi, dễ vận hành và chính xác.

 

Đo nhiệt độ trong bao lâu

 

Nhiệt kế thủy ngân là một loại nhiệt kế chính xác cao, đồng thời cũng là loại nhiệt kế được sử dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi sử dụng vì có thủy ngân trong đó.

Bạn có biết Kẹp nhiệt độ bao nhiêu phút là chuẩn để cho con số chính xác nhất không? Nếu chưa rõ, hãy cùng baonhieu.net đi tìm hiểu cũng như biết rõ cách sử dụng nhiệt kế an toàn, chính xác nhất ở bài viết dưới đây nhé. Cùng khám phá nào!

Mục lục

Những ưu điểm và nhược điểm của các loại nhiệt kế

Nhiệt kế thủy ngân

Đây là loại nhiệt kế phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất tại các phòng khám, bệnh viện, tại nhà,… Loại nhiệt kế này có cấu tạo gồm 2 phần là: hần cảm nhận nhiệt (với bầu đựng thủy ngân) và phần thước đo. Hoạt động trên cơ chế giãn nhiệt của thủy ngân, khi tiếp xúc với bộ phận trên cơ thể, thân nhiệt của người được đo sẽ khiến cho thủy ngân giãn ra một mức nào đó, tương ứng với thang đo trên thước đo nhiệt độ. Tuy nhiên, nó cũng mang những ưu và nhược điểm riêng:

Ưu điểm:

  • Kết quả đo chính xác
  • Phố biến, giá thành rẻ

Nhược điểm:

  • Thời gian đo lâu, dễ vỡ và thủy ngân dính vào người rất nguy hiểm.
  • Thích hợp cho người lớn, trẻ trưởng thành
  • Không đo được nhiều bộ phận, vì thích hợp ở nách, do đó rất khó kẹp nhiệt ở trẻ em nhỏ, bởi trẻ thường quấy khóc, cựa quậy.
  • Vạch thủy ngân cũng khó đọc, rất dễ nhầm lẫn nếu không quan sát kỹ.

Nhiệt kế điện tử

Nhằm khắc phục tính dễ vỡ gây nguy hiểm của nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử ra đời, nhằm cải thiện tình trạng này. Loại nhiệt kế này hoạt động dựa theo cơ chế cảm biến nhiệt, ới việc tác động của nhiệt độ nơi cần đo và cảm biến điện tử rất nhạy bén của máy đo huyết áp, chỉ cần bấm nút đo, bạn đã có ngay kết quả sau chỉ vài giây. Tuy nhiên, nó cũng mang những ưu điểm và khuyết điểm như:

Ưu điểm:

  • Thời gian để có kết quả nhanh
  • Độ an toàn cao, không bị vỡ, không gây nguy hiểm
  • Vị trí đo đa dạng, hiển thị thông số cụ thể dễ đọc.
  • Thích hợp cho trẻ em nhỏ, người lớn và có tiếng báo khi đã đo xong.

Nhược điểm:

  • Mặc dù an toàn cho trẻ nhỏ, nhưng nếu giữ 30 giây để im 1 chỗ ở trẻ cũng khó, vì trẻ hay cựa quậy và khi bị tụt ra thì kết quả sẽ không chính xác.
  • Giá bán khá cao hơn so với nhiệt kế thủy ngân, khoảng chừng dưới 100.000 VNĐ… tùy vào từng thương hiệu.

Nhiệt kế kỹ thuật số

Đây là một loại nhiệt kế còn khá mới mẻ và rất ít người biết đến, nhiệt kế được trang bị nhiều công nghệ hiện đại và tiên tiến hơn. Và nó cũng mang những ưu điểm và nhược điểm như:

Ưu điểm:

  • Được trang bị nhiều công nghệ hiện đại và tiên tiến.
  • Cho kết quả nhanh chóng và chính xác hơn cả nhiệt kế điện tử.
  • Có thể lấy nhiệt độ ở 3 đường: miệng, hậu môn và nách.

Nhược điểm:

  • Chưa được phổ biến rộng rãi, còn ít người biết đến.
  • Giá thành cũng cao hơn so với loại trên.

Đo nhiệt độ trong bao lâu

 

Hướng dẫn cách kẹp nhiệt độ đúng cách, an toàn 

Kẹp nhiệt độ được xem là dụng cụ không thể thiếu để theo dõi nhiệt độ trên cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ khi bị ốm, sốt. Việc kẹp nhiệt độ sẽ giúp mẹ kiểm soát được nhiệt độ trong cơ thể hoặc tình hình sức khỏe của bé, mọi người trong gia đình để có cách hạ sốt, chữa trị kịp thời. Nhưng việc sử dụng kẹp nhiệt đúng cách và an toàn vẫn còn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bởi nếu không biết cách sử dụng sẽ kẹp nhiệt không chính xác, do đó không thể chẩn đoán được nhiệt độ trong cơ thể có ổn định không. Và sau đây, baonhieu.net sẽ hướng dẫn cách sử dụng nhiệt kế phổ biến nhất, đó là kẹp nhiệt bằng nhiệt kế thủy ngân:

Lau sạch nhiệt kế trước khi dùng

Nhiệt kế thủy ngân tuy hiển thị nhiệt độ rất khó nhìn và dễ nhầm lẫn nhưng có lẻ đây là loại phổ biến và được nhiều người tin tưởng bởi độ chính xác. Trước khi tiến hành kẹp nhiệt, bạn cần lau sạch để đảm bảo nhiệt kế không bị nhiễm trùng và nhìn rõ được vạch thủy ngân hơn. Đồng thời, tránh để vùng kim loại tiếp xúc vào da khi đo. Và sau khi lau sạch, bạn cầm cán nhiệt kế thật chặt và lắc mạnh để cho cột thủy ngân về mức thấp nhất hoặc qua thấp hơn 36 độ, vì vậy khi kẹp nhiệt, cột thủy ngân có thể co giãn và đo chính xác hơn.

Vị trí kẹp nhiệt chuẩn xác

Tùy vào mỗi loại nhiệt kế mà có vị trí kẹp nhiệt khác nhau, chứ không phải loại nào cũng đều kẹp ở nách đâu nhé. Còn riêng đối với loại nhiệt kế thủy ngân, bạn có thể kẹp ở 3 vị trí trên cơ thể như:

  • Dưới nách: đo nhiệt độ bằng cách kẹp nhiệt kế vào nách là cách phổ biến nhất
  • Dưới lưỡi: thường dùng cho người lớn và thanh thiếu niên
  • Ở hậu môn: vùng này cho biết nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, thường được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bảo quản, lau sạch sau khi sử dụng

Nếu bạn kẹp nhiệt ở hậu môn, lưỡi thì sau đó cần vệ sinh lại sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây hại hoặc ảnh hưởng đến người khác nhé. Nhưng nếu sử dụng nhiệt kế đo hậu môn thì lần sâu không nên dùng kẹp ở miệng, tốt nhất chỉ nên dùng riêng ở vùng này. Sau khi sử dụng nên lắc cột thủy ngân về lại mức thấp nhất, khử trùng và nên bảo quản trong hộp cẩn thận, vì nhiệt kế thủy ngân rất dễ vỡ và thủy ngân bắn ra dính vào da, mắt rất nguy hiểm.

Kẹp nhiệt độ bao nhiêu phút là chuẩn xác nhất?

Đo nhiệt độ trong bao lâu

Kẹp nhiệt bao nhiêu phút là chuẩn?

Phần lớn, các ông bố bà mẹ thường băn khoăn nên kẹp nhiệt độ bao nhiêu phút để biết được nhiệt độ cơ thể chính xác nhất? Và thời gian bao lâu còn tùy thuộc và các loại nhiệt kế mà mọi người sử dụng, mỗi loại có cách sử dụng khác nhau, do đó thời gian kẹp nhiệt cũng khác nhau.

Hiện nay, mọi người thường sử dụng nhiệt kế thủy tinh và nhiệt kế điện tử. Đối với nhiệt kế thủy tinh thời gian kẹp nhiệt khoảng chừng 5-7 phút là cho ra kết quả chính xác nhất. Còn đối với kẹp nhiệt điện tử chỉ mất khoảng chửng 30s, máy sẽ tự động báo cho bạn biết và bạn có thể xem kết quả.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể bé là bao nhiêu?

Trên mỗi vùng cơ thể của bé sẽ có sự chênh lệch về nhiệt độ, do đó khi kẹp nhiệt ở các vùng khác nhau mọi người sẽ thấy có sự chênh lệch. Và nhiệt độ trung bình của trẻ ở các vị trí được tính như sau:

  • Nhiệt độ bình thường đo tại hậu môn vào khoảng 36,6 – 38 độ C
  • Nhiệt độ bình thường đo tại miệng vào khoảng 35,5 – 37,5 độ C
  • Nhiệt độ bình thường đo ở nách là 34,7 – 37,3 độ C
  • Nhiệt độ trung bình đo ở tai trẻ khoảng 35,8 – 38 độ C.

Nhiệt độ sốt của trẻ sơ sinh còn tùy vào từng vị trí độ mà mẹ có thể xem bé có bị sốt hay không. Trẻ sơ sinh có thân nhiệt khoảng 37,5-38 độ C được xem là sốt nhẹ. Nhiệt độ khoảng từ 38-39 độ là sốt cao, cần có biện pháp hạ sốt ngay. Trường hợp bé sốt cao 40 độ C kèm dấu hiệu co giật cần đưa đến bệnh viện để điều trị và xử lý.

Lưu ý khi kẹp nhiệt độ cho bé

  • Mẹ không nên cho bé mặc quần áo quá dày, không vận động nhiều. Đồng thời điều chỉnh nhiệt độ phòng trung bình.
  • Nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh phản ánh đúng nhất khi được đo ở mông, nhất là với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ sơ sinh có ống tai hẹp nên việc đo nhiệt độ ở tai có thể sẽ làm bé cảm thấy khó chịu.
  • Đo nhiệt độ tại miệng chỉ dành cho các bé từ 4-5 tuổi.

Với nội dung trên, hi vọng giúp bạn giải đáp được thắc mắc Kẹp nhiệt độ bao nhiêu phút là chuẩn để cho con số chính xác nhất , đồng thời hiểu rõ hơn về cách sử dụng, đo nhiệt kế an toàn và đúng cách, các mẹ nên lưu lại khi cần nhé. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi nhé.