Facebook máy tính abos lỗi nhiễm phần mềm độc hại năm 2024

Một virus máy tính giả dạng link một đoạn video trên Facebook đã lây truyền với tốc độ 40.000 lượt/giờ, tờ The New York Times (Mỹ) đưa tin.

Theo các chuyên gia bảo mật người Ý, cơ chế lây truyền của loại virus mới này như sau: Virus sẽ gửi thông báo rằng người dùng được đánh dấu (tag) trong một video trên trang cá nhân, hoặc gửi cho họ đường link trong tin nhắn cá nhân, hay trong e-mail.

Facebook máy tính abos lỗi nhiễm phần mềm độc hại năm 2024

Virus máy tính giả dạng link một đoạn video trên Facebook.

Khi ngươi dùng vào Facebook và nhấp vào link này để xem video, liên kết sẽ mở ra 1 trang yêu cầu họ phải cài đặt phần mở rộng add-on hoặc plug-in cho trình duyệt mới có thể xem video.

Nếu người dùng tải các plug-in về, hacker sẽ có thể truy cập vào tất cả các dữ liệu được lưu trữ trong trình duyệt của họ, bao gồm cả mật khẩu cho mạng xã hội và e-mail.

Theo các chuyên gia, vận tốc lan truyền virut vào khoảng 40.000 lượt mỗi giờ. Loại virut sẽ chặn truy cập vào mục điều khiển của trình duyệt, đồng thời nó cũng chặn truy cập vào website của các nhà cung cấp chống phần mềm diệt virus. Thế nên người dùng không thể loại bỏ virus này một cách nhanh chóng.

Ngay khi phát hiện ra sự việc, Google đã chặn chức năng của trình duyệt plug-in, và Facebook cũng đã làm sạch các liên kết đến phần mềm độc hại nhưng nó đã kịp lây lan đến hơn 800.000 người sử dụng trình duyệt Google Chrome.

Người dùng cần cẩn trọng hơn trước khi click vào các link không rõ ràng trên các mạng xã hội. Có thể dùng các dịnh vụ quét virus trực tuyến để kiểm tra liên kết trước khi truy cập.

Khi truy cập, nếu xuất hiện yêu cầu tải thêm add-on hay plugin không rõ nguồn gốc thì nên bỏ qua. Ngoài ra, người dùng không nên đặt chế độ tự động đăng nhập, tự động lưu mật khẩu tài khoản cá nhân.

Trước đó tạp chí Digit.ru đã thông báo rằng vào tháng 2.2013, các chuyên gia tìm thấy phần mềm độc hại tương tự trên Facebook, khiến cho người dùng máy tính lây nhiễm virus Trojan.

Người sử dụng các mạng xã hội khác cũng nhiều lần trở thành nạn nhân của các hacker. Ví dụ như trong tháng 6 vừa qua, những kẻ xấu đã sử dụng phần mềm độc hại Trojan.RpcTonzil, làm lây nhiễm virus cho hơn 50.000 người dùng mạng xã hội "VKontakte" – mạng xã hội lớn nhất của Nga, và hack tài khoản của họ.

(PLO)- Mới đây, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky đã phát hiện ra phần mềm độc hại NullMixer, được thiết kế để đánh cắp tài khoản Facebook, thông tin ngân hàng của người dùng.

Chuỗi tấn công thường bắt đầu khi người dùng cố gắng tải xuống phần mềm “bẻ khóa” từ các trang web lừa đảo. Khi họ giải nén và chạy các tệp được tải về, phần mềm độc hại NullMixer sẽ bắt đầu xâm nhập vào máy tính.

Facebook máy tính abos lỗi nhiễm phần mềm độc hại năm 2024

NullMixer được phát tán thông qua các trang web lừa đảo, cung cấp phần mềm "bẻ khóa". Ảnh: TIỂU MINH

Bên cạnh đó, NullMixer còn mở “cửa hậu”, thu thập thông tin đăng nhập của người dùng, địa chỉ, dữ liệu thẻ tín dụng, tiền điện tử và thậm chí cả session cookies tài khoản Facebook và Amazon. Đồng thời NullMixer còn ngấm ngầm tải xuống hàng chục trojan cùng một lúc, mở rộng đáng kể quy mô lây nhiễm.

Các trang web lừa đảo tận dụng kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), chẳng hạn như nhồi nhét từ khóa để trang có thể xuất hiện ở phần đầu trong kết quả tìm kiếm.

Facebook máy tính abos lỗi nhiễm phần mềm độc hại năm 2024

NullMixer được phát hiện có liên quan đến việc phân phối một tiện ích mở rộng Google Chrome giả mạo có tên FB Stealer, được thiết kế để đánh cắp thông tin đăng nhập Facebook và thay thế công cụ tìm kiếm.

Một số họ phần mềm độc hại nổi bật khác được phân phối bởi Dropper bao gồm DanaBot và một loạt phần mềm độc hại ăn cắp thông tin như ColdStealer, PseudoManuscrypt, Raccoon Stealer, Redline Stealer và Vidar.

Dropper là một loại Trojan được thiết kế để “cài đặt” một số loại phần mềm độc hại vào hệ thống mục tiêu.

Kaspersky cho biết họ đã chặn các nỗ lực lây nhiễm cho hơn 47.778 nạn nhân trên toàn thế giới, với phần lớn nạn nhân ở Brazil, Ấn Độ, Nga, Ý, Đức, Pháp, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

Đầu tiên có thể bạn đọc bài này để muốn thoát khỏi cửa sổ này lẹ lẹ để vào Facebook, bạn hãy kéo xuống cuối bài để xem mẹo thoát nhanh khỏi cửa sổ này trước, sau đó quay về đọc lại sau để giải quyết triệt để thông báo này.

\>> Cách mới để bỏ qua thông báo này dễ nhất.

Mình có tham khảo trên diễn đàn Facebook thì đội trợ giúp Facebook đưa ra một số lý do chính dẫn đến thông báo này. Theo Facebook định nghĩa thì phần mềm độc hại là bất kỳ ứng dụng hoặc tệp có hại nào được thiết kế để lấy quyền truy cập vào máy tính hoặc tài khoản trực tuyến của bạn, chẳng hạn như tài khoản Facebook. Nếu bạn bị nhiễm phần mềm độc hại thì phần mềm này có thể thu thập thông tin từ bạn và nhân danh bạn thực hiện hành động không mong muốn (ví dụ: đăng spam lên Dòng thời gian của bạn).

Và khi Facebook cho rằng bạn bị nhiễm phần mềm độc hại, bạn có thể nhận thông báo như dưới đây và yêu cầu bạn quét máy tính hoặc thiết bị di động.

Facebook máy tính abos lỗi nhiễm phần mềm độc hại năm 2024

Tìm hiểu dấu hiệu về phần mềm độc hại

Phần mềm độc hại có thể lây nhiễm vào máy tính hoặc thiết bị di động (ví dụ: máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh) cũng như trình duyệt web của bạn (ví dụ: Chrome hoặc Firefox). Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm phần mềm độc hại:

Trên Facebook

  • Tài khoản của bạn đang đăng spam hoặc gửi tin nhắn không mong muốn.
  • Vị trí đăng nhập lạ hoặc đáng ngờ đang xuất hiện trong lịch sử tài khoản của bạn.
  • Bạn nhìn thấy tin nhắn hoặc bài viết trong nhật ký hoạt động mà bạn không nhớ là đã gửi.

Trên máy tính hoặc thiết bị di động của bạn

  • Các ứng dụng chạy chậm hơn hoặc tác vụ cần nhiều thời gian hoàn tất hơn bình thường.
  • Bạn nhận thấy có ứng dụng mới mà bạn không nhớ là đã cài đặt.
  • Bạn nhận thấy có cửa sổ lạ bật lên hoặc các quảng cáo khác mà không mở trình duyệt web.

Trên trình duyệt web của bạn

  • Bạn nhận thấy có cửa sổ lạ bật lên hoặc các quảng cáo khác mà bạn không nhớ là đã nhìn thấy trước kia.
  • Công cụ tìm kiếm hoặc trang chủ của bạn đã thay đổi và bạn không nhớ là đã thay đổi công cụ hoặc trang chủ này.

Nếu phần mềm độc hại xuất hiện trên máy tính hoặc thiết bị di động, bạn sẽ muốn xóa phần mềm này càng nhanh càng tốt để bảo vệ chính mình. Thực ra không phải ngẫu nhiên mà Facebook ra thông báo này, do đó để an toàn nhất bạn vẫn nên quét lại máy tính của mình tránh những rủi ro không đáng có.

Ba bước để bảo vệ tài khoản của bạn và vượt qua thông báo lỗi này

Bước 1: Quét máy tính

Quét thiết bị của bạn bằng các ứng dụng như Kaspersky, ESET, TrendMicro, F-Secure. Đây là bốn ứng dụng mà Facebook khuyên dùng.

Bước 2: Làm sạch trình duyệt web của bạn.

Bạn có thể xóa tiện ích bổ sung đáng ngờ của trình duyệt hoặc hoàn tác các thay đổi gần đây với cài đặt trình duyệt web của mình. Nếu sử dụng Chrome, bạn cũng có thể tải công cụ này để được hỗ trợ về phần mềm độc hại.

Bước 3: Cập nhật trình duyệt web của bạn.

Việc chạy phiên bản trình duyệt web cập nhật nhất đảm bảo bạn có những bản cập nhật bảo mật mới nhất. Facebook khuyên dùng các trình duyệt Chrome, Firefox, Safari, Internet Explorer và Edge được cập nhật mới nhất.

Sau khi làm ba bước trên và vào được tài khoản của bạn, bạn nên xem lại nhật ký hoạt động của mình và xóa bất kỳ bài viết nào mà bạn không có ý định đăng cũng như bất kỳ Trang nào bạn không có ý định thích. Có thể phần mềm độc hại đã thực hiện một số thao tác ngoài ý muốn của bạn.

Cách lách cửa sổ thông báo này

Bạn vẫn cần phải kiểm tra hệ thống để đảm bảo an toàn, tuy nhiên trong quá trình bạn cài trình quét virus và quét, tiến trình này có thể khá lâu và bạn không chờ được. Để tạm vượt qua cửa sổ này, bạn hãy đang nhập vào một liên kết khác của Facebook thì sẽ xuất hiện phần đăng nhập như ban đầu. Sau đó tiếp tục nhấn vào nút Continue to Facebook là có thể đăng nhập vào trang cá nhân như bình thường mà không cần chờ quá trình quét virus kết thúc. Các địa chỉ tham khảo bạn xem bên dưới: