Giá trị cốt lõi của giáo dục là gì

Chương trình học thuật xuất sắc

WASS mang đến một môi trường giáo dục giúp phát triển trí tuệ và cá nhân thông qua chương trình giáo dục song ngữ và quốc tế toàn diện, nuôi dưỡng sự hoàn thiện tính cách trong mỗi học sinh và chuẩn bị nền tảng vững chắc cho các em ở chương trình đại học và cũng như việc học suốt đời. WASS cung cấp chương trình dạy và học chất lượng cao với nguồn tài liệu học tập phong phú nhằm đảm bảo mỗi thành viên trong cộng đồng giáo dục phát triển tối đa khả năng của mình.

Hệ tư tưởng quốc tế

Chúng tôi xem thế giới như một phạm trù rộng lớn của sự học hỏi và đánh giá cao những giá trị văn hóa và lịch sử của dân tộc mình cũng như tôn trọng những giá trị và truyền thống của những đất nước khác. Chúng tôi tìm kiếm cơ hội để tìm hiểu, để hành động, để suy nghĩ và trưởng thành từ những trải nghiệm.

Khả năng giao tiếp hiệu quả

Giao tiếp hiệu quả bao gồm cả việc truyền đạt, trao đổi thông tin một cách rõ ràng và chính xác để tạo ra kết quả mong muốn. Học sinh được tạo điều kiện để trở thành một học sinh tích cực trong suy nghĩ và sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ ý kiến của mình một cách cởi mở, biết so sánh những suy nghĩ và ý kiến này với những suy nghĩ và ý kiến trái chiều để có thể bảo vệ quan điểm của mình.

Một cộng đồng hợp tác lẫn nhau

Chúng tôi tin rằng để xây dựng một cộng đồng cần một sự phối hợp, niềm tin, tính toàn diện, sự nhã nhặn, tinh thần trách nhiệm và một chuỗi những kì vọng chung. Chúng tôi khuyến khích học sinh tham gia và hội nhập vào vào các hoạt động nhóm, nơi học sinh làm trung tâm và và cùng hợp tác với nhau. Chúng tôi cùng nhau làm việc trên tinh thần hợp tác nhằm tìm ra những giải pháp sáng tạo cho những vấn đề của mình với mục đích mang về kết quả vượt trội.

Cân bằng trong cuộc sống

Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của nền giáo dục toàn diện với sự kết hợp giữa các môn học thuật và các hoạt động nghệ thuật, thể thao và các hoạt động cộng đồng. Chúng tôi nuôi dưỡng và chăm sóc các hoạt động về thể chất, cảm xúc xã hội, chăm sóc sự sáng tạo và trí tuệ để học sinh có sức khoẻ tốt và tự mình làm chủ trong mọi lĩnh vực.

Chính trực trong mọi hành động

Chúng tôi kiên định cam kết tôn trọng, công bằng, đồng cảm, trung thực trong hành động và lời nói. Và chúng tôi cũng nuôi dưỡng những tính cách này cho các em học sinh.

Ươm mầm những nhà lãnh đạo

Chúng tôi phấn đấu truyền cảm hứng và phát triển các kỹ năng lãnh đạo cần thiết cho học sinh với nền tảng giáo dục ưu tú và công bằng. Chúng tôi hướng dẫn học sinh làm việc một cách có mục đích, chiến lược, và tháo vát, xác định đẩy đủ những gì là trong vòng kiểm soát để giải quyết, học hỏi và cải thiện liên tục. Chúng tôi tổ chức các hoạt động với một ý thức về khả năng, sự kiên trì đối mặt với những thách thức, đảm bảo sự liên kết giữa hành động và niềm tin, và chịu trách nhiệm cá nhân đối với kết quả đạt được.


Tinh thần làm việc tập thể, những bài học đạo đức và hành động luôn đi kèm mục tiêu là những giá trị tối cơ bản của nền giáo dục xứ sở hoa anh đào. Lucy Crehan là một nhà giáo, nhà nghiên cứu về giáo dục rất tận tâm với những đề tài của mình. Cô đã gặp gỡ nhiều bậc giáo viên, phụ huynh để có thể đưa ra được những góc nhìn mới lạ và chính xác về nền giáo dục của Nhật Bản. Cộng đồng hóa giáo dục từ bậc tiểu học  

Giá trị cốt lõi của giáo dục là gì
Ngay từ bậc tiểu học, hầu hết thời gian học sinh được học tập và làm việc theo nhóm. Ảnh: Factrange.

Điều làm Susan, một giáo viên, cảm thấy bất ngờ ngay ngày đầu tiên đi dạy là cách ứng xử của các học sinh tiểu học. Theo Susan, "học sinh được phép đứng lên, tự do đi lại xung quanh lớp ngay cả khi tiết học đang diễn ra và hầu như có thể làm mọi việc, trừ những việc gây nguy hiểm." Hành động này được xem là "hư" và hoàn toàn trái với những suy nghĩ cũng như khuôn mẫu trước đây về học sinh Nhật Bản biết nghe lời và có tinh thần học tập cao. Tuy nhiên, những bất ngờ đó đều nằm trong chuỗi chính sách có chủ đích của chính phủ Nhật Bản áp dụng cho học sinh tiểu học. Thay vì dành những năm tháng đầu tiên của bậc tiểu học rèn giũa học sinh về tầm quan trọng của việc làm theo đúng chỉ dẫn của giáo viên, người Nhật cho rằng đây là quãng thời gian để các em tự nhận ra những gì phù hợp và yêu thích. Bên cạnh đó, việc hướng các em vào hoạt động nhóm cũng luôn được ưu tiên. Hầu hết hoạt động của học sinh tiểu học đều được tổ chức theo các nhóm nhỏ, vì thế, học tập dường như trở thành hoạt động tự nhiên mang tính xã hội. Nếu một học sinh rời ghế của mình và không tham gia vào các hoạt động, giáo viên sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở như: "Đội Vàng vẫn chưa sẵn sàng!". Điều này sẽ khiến các học sinh khác trong đội quan tâm và yêu cầu người bạn trở nên tích cực hơn vì lợi ích của nhóm. Cách giáo dục này khiến trẻ em ý thức rằng chúng là thành phần cần thiết của nhóm và tự hào khi đạt được thành tựu dưới tư cách nhóm. Những cảm xúc và niềm tin này rất quan trọng trong xã hội Nhật Bản, nó sẽ theo mỗi cá nhân suốt cuộc đời. Giáo dục đạo đức Cạnh các tiết học về chuyên môn, những giá trị nhân văn cũng được giáo viên Nhật Bản chú trọng giảng dạy thông qua các tiết học đạo đức. Các tiết học này thường được tổ chức một lần một tuần và trong suốt quãng đời học sinh với tiêu chí chung là: "Phát triển một tầng lớp cư dân Nhật Bản, những người sẽ không bao giờ mất đi tinh thần nhất quán tôn trọng mọi người xung quanh, luôn mang theo tư tưởng đó ở nhà, tại trường học hay bất cứ hoàn cảnh nào trong xã hội mà anh ta là thành viên; phấn đấu cho sự sáng tạo của một nền văn hóa giàu cá tính và cho sự phát triển của một quốc gia dân chủ; tự nguyện cống hiến cho một xã hội hòa bình". Những bài học như thế này chủ yếu phụ thuộc vào giáo viên giảng dạy, không có một quy chuẩn cụ thể. Đa phần, học sinh sẽ được nghe kể về một câu chuyện hay một tình huống nào đó. Tiếp theo, các em sẽ thảo luận theo nhóm và cuối cùng là chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến mình sẽ làm gì và tại sao, trong từng tình huống trước cả lớp. Dù cách giảng dạy phụ thuộc vào từng giáo viên nhưng nội dung và mục tiêu của các bài học thì hoàn toàn được quy định bởi bộ Giáo dục. Những hoạt động hướng mục tiêu

Giá trị cốt lõi của giáo dục là gì
Học sinh Nhật Bản thường ở lại lớp dọn vệ sinh sau giờ học. Ảnh: Inside Classrooms.

Hầu hết các trường ở Nhật đều có những hoạt động thể thao hay lễ hội thường niên với mục tiêu "xây dựng tình đoàn kết, khuyến khích cá nhân nỗ lực hết mình, tận tâm và kiên trì". Ngoài ra, các cuộc dã ngoại cũng thường xuyên được tổ chức nhằm "mở rộng hiểu biết của học sinh về thiên nhiên và thế giới xung quanh theo một cách thú vị mà đáng nhớ, đồng thời rèn luyện học sinh có những hành vi phù hợp nơi công cộng". Những hoạt động hàng tuần, hàng ngày cũng đều có mục tiêu đi kèm và thường được thảo luận bởi chính học sinh. Thêm vào đó, có hẳn một nét văn hóa trong việc kiểm tra xem mục tiêu có đạt được không sau khi mỗi hoạt động kết thúc. Ví dụ như tất cả học sinh dành 20 phút cuối ngày để dọn vệ sinh trường học cùng nhau. Khi kết thúc hoạt động, các nhóm sẽ tập hợp và đồng thanh hô to khẩu hiệu như: "Chúng ta có hợp tác tốt không?", "Chúng ta có tận dụng tối đa thời gian không?"... Việc đánh giá giá trị một phương pháp giáo dục là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, một điểm mà toàn Thế giới phải công nhận là nền giáo dục của Nhật Bản đã đào tạo ra một thế hệ những con người chăm chỉ, tận tâm với công việc và ý thức kỷ luật rất cao. Vũ Hoàng (theo Inside Classrooms)


Bước sang tuổi 100, tồn tại và phát triển qua hơn một thế kỉ; trường Thành Chung xưa – THPT chuyên Lê Hồng Phong hôm nay đã kết nối biết bao cuộc đời trong dòng chảy bất tận của tri thức và tình yêu. Tự hào về những giá trị cốt lõi được tạo dựng và tiếp nối, nhiệt huyết với những sứ mệnh đã và đang được thực hiện, vững tin vào tầm nhìn dẫn đường cho những hành trình đang và sẽ đi; thầy và trò nhà trường đang nỗ lực không ngừng để biến trầm tích thành kì tích, giành thêm những vòng nguyệt quế vinh quang và trở thành  biến số năng động trong quá trình kết nối và hội nhập…
 

Giá trị cốt lõi của giáo dục là gì


SỨ MỆNH: phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và một số môn ngoại ngữ thông dụng; đào tạo những thế hệ học sinh ưu tú tham gia và đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế. Đảm bảo giáo dục toàn diện, góp phần đào tạo những công dân mạnh khỏe về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, lành mạnh về lối sống; tạo tiền đề để đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương, đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục năng động, khuyến khích học sinh nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu; phát triển tư duy sáng tạo, tinh thần tự chủ. Đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật để nâng cao hiệu quả dạy và học. Mở rộng giao lưu, hợp tác; tiếp cận các xu hướng giáo dục hiện đại; giúp học sinh có khả năng thích ứng với các môi trường học tập và làm việc trong nước và quốc tế.

TẦM NHÌN: xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

Hướng tới xây dựng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thành trường chuyên chất lượng cao, có môi trường giáo dục hiện đại ngang tầm với các trường THPT hàng đầu trong nước và khu vực; thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo những học sinh có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện phong cách giáo viên và học sinh Lê Hồng Phong trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước, dạy giỏi, học giỏi đồng thời kiến tạo phẩm chất gắn với yêu cầu của thời đại: tự tin và tự chủ, năng động và sáng tạo, tôn trọng và hợp tác, đam mê và cống hiến. Phát triển các chương trình đào tạo liên kết, liên thông; trao đổi học sinh và giáo viên của nhà trường với các trường THPT danh tiếng trong nước và quốc tế nhằm phát huy năng lực giảng dạy của giáo viên và năng lực học tập của học sinh.  

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: trí tuệ, nhân văn, trách nhiệm, tự tôn, sáng tạo.


Trí tuệ là một năng lực quan trọng góp phần làm nên truyền thống dạy giỏi của thầy và học giỏi của trò. Ý thức được trí tuệ như ngọc, muốn sáng phải mài, thầy và trò trường chuyên Lê Hồng Phong đã, đang và sẽ không ngừng trau dồi, rèn luyện để trí tuệ Lê Hồng Phong luôn toả sáng.
Nhân văn là giá trị mà các thế hệ giáo viên và học sinh nhà trường luôn vun đắp, gìn giữ. Sống nghĩa tình, ứng xử với mọi người và môi trường xung quanh bằng tinh thần hướng thiện và hướng thượng là bài học nền tảng cũng là hành trang mỗi học sinh Lê Hồng Phong mang theo để hoàn thiện bản thân và kết nối với cộng đồng.
Trách nhiệm là phẩm chất được nhà trường luôn có ý thức giáo dục học sinh để các em không chỉ có trách nhiệm với bản thân, với người thân mà còn sống có trách nhiệm với cộng đồng. Đặc biệt, học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong còn được giáo dục về trách nhiệm thông qua kết nối, hội tụ, lan toả giữa các thế hệ thầy trò để mái trường trở thành mái nhà chung, luôn làm ấm lòng mọi thành viên, không chia người gần người xa, người già người trẻ.
Tự tôn là phẩm giá nổi bật của giáo viên và học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong. Tôn trọng chính mình là cơ sở để mỗi người tự giác, nỗ lực không ngừng trong giảng dạy và học tập, để khẳng định, giữ gìn giá trị bản thân, góp phần gìn giữ hình ảnh và giá trị ngôi trường. Tôn trọng chính mình là động lực để tạo ra sự khác biệt và biết tôn trọng sự khác biệt.
Sáng tạo là yêu cầu cần có ở mọi thành viên trường chuyên Lê Hồng Phong. Với vai trò tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục, giáo viên và học sinh nhà trường luôn phải vượt lên chính mình, tự làm mới chính mình để thực hiện sứ mệnh tiếp nối và phát triển. Vì vậy, mọi thành viên của trường đều nhận thức rõ sáng tạo là yêu cầu tiên quyết để tạo ra các giá trị, đều được tạo điều kiện tối đa để tự chủ và sáng tạo trong công việc.

- Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong -