Hiên nhà rộng bao nhiêu là hợp lý năm 2024

Hồi bé, tôi thường về quê nghỉ hè. Những bữa cơm chiều luôn diễn ra ở ngoài hiên. Ngày đó quê tôi chưa có điện. Ăn cơm ngoài hiên là để cho mát, và cũng tận dụng ánh sáng cuối chiều. Bữa cơm xong, thì bàn trà cũng bày luôn lên chiếu ăn cơm. Trà cho người lớn thôi, còn tôi thì ăn thứ quả gì đó và ngồi hóng chuyện, ngồi mãi đến lúc mỏi thì nằm. Và rồi tôi thiếp đi lúc nào không hay. Hầu như hôm nào cũng thế, giấc ngủ của tôi bắt đầu ngoài hiên.

Hiên nhà rộng bao nhiêu là hợp lý năm 2024

Hiên nhà ở nhà dân gian truyền thống (làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội)

Khoảng hiên nhà, ấy là góc lưu giữ nhiều kỷ niệm, ký ức của tôi, với những hình ảnh quen thuộc qua năm tháng. Khoảng hiên là bữa ăn, giấc ngủ của tôi, là nơi bà tôi ngồi hong tóc, nhặt rau hay chỉ ngồi để ngóng chờ ai đó. Ở đó, tôi từng ngắm ban mai mỗi sáng dậy, nhìn ra khoảng vườn xanh ngắt với tiếng chim. Ở đó tôi từng nhìn cá rô rạch lên sân trong những cơn mưa mùa hạ. Ở đó là khoảng trời mênh mông với ánh trăng vằng vặc. Ở đó ghi đậm trong tôi những câu chuyện làng quê của bà…

Hiên nhà rộng bao nhiêu là hợp lý năm 2024

Rồi sau này, tôi ít về quê nghỉ hè hơn, mỗi lần về độ 1-2 hôm rồi lại đi ngay. Làng quê cũng khác nhiều so với ngày trước. Khoảng hiên vẫn như xưa mà nhìn sao cũng thấy khác. Có lẽ bởi vắng bữa cơm chiều? Bây giờ có điện, trong nhà có đèn sáng, có quạt máy, ai ngồi ra hiên ăn nữa làm chi? Bây giờ bận rộn, ai trải chiếu ra hiên ngồi ngắm trăng nữa làm chi? Nhưng dù vậy, khoảng hiên ấy vẫn cứ tồn tại như mặc định, như phần không thể tách rời của ngôi nhà. Đã là nhà thì hiển nhiên là phải có hiên, để nhiều khi, dưới mái hiên, người ta bịn rịn, hồ hởi, hay tần ngần trước cửa…

2.

Huế có một ngôi nhà vườn nổi tiếng. Nhắc đến nhà vườn xứ Huế không thể không nhắc đến ngôi nhà này. Nó đẹp và “chuẩn” vào bậc nhất, gần gũi và dung dị nhất trong rất nhiều nhà vườn Huế. Ngôi nhà đó, khoảng vườn mênh mông xanh ngát đó có tên là An Hiên. Hai chữ “An Hiên” được chạm ngay trên cổng vào. “An Hiên” – dịch nghĩa ra là mái hiên yên bình, cái tên đẹp và thật gợi cảm. Dùng từ “hiên” thôi mà thay cho ngôi nhà, thay cho cả không gian và cuộc sống.

Hiên nhà rộng bao nhiêu là hợp lý năm 2024

Nhà vườn An Hiên (Huế)

An Hiên là một kiến trúc tiêu biểu, mẫu mực của nhà vườn xứ Huế, hòa quyện cùng thiên nhiên và được quy hoạch tuân thủ theo đúng những nguyên tắc phong thủy của kiến trúc truyền thống Phương Đông. An Hiên vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hình thái quy hoạch – kiến trúc, môi trường, và thể hiện một cốt cách văn hóa của người dân cố đô. Trải qua những thăng trầm của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, An Hiên vẫn tồn tại như một nơi trở về, một bến đỗ bình yên.

Hiên nhà rộng bao nhiêu là hợp lý năm 2024

“Mái hiên” yên bình ở nhà vườn An Hiên (Huế)

Sinh thời, bà Đào Thị Xuân Yến – chủ nhân lâu nhất và gìn giữ vẹn toàn nhất nhà vườn An Hiên, cùng chồng là ông Tuần: Vũ Nguyễn Đình Chi là những người có học thức, có uy tín trong xã hội. An Hiên là tư gia và cũng là nơi lui tới của nhiều nhân sỹ trí thức, tao nhân mặc khách. Mặc nhiên, An Hiên chứa đựng cả những giá trị văn hóa tinh thần, cốt cách sống của những con người đáng trọng.

Như những ngôi nhà vườn xứ Huế hay những nếp nhà dân gian truyền thống khác, An Hiên cũng có một khoảng hiên. Dù ngôi nhà và chủ nhân có trải qua những gian truân hay khốn khó thì có lẽ mái hiên ấy, rộng hơn là cả ngôi nhà ấy – Vẫn là một khoảng lặng bình yên

Cho đến tận bây giờ, An Hiên vẫn là một kiến trúc dung dị mà toả sáng, là một địa chỉ văn hoá của đất cố đô. Cái tên An Hiên – mái hiên bình yên ấy đã trở thành một phần của Huế.

3.

Nhà phố bây giờ chẳng còn những khoảng hiên. Bước ra khỏi cửa là ra hè, ra đường. Mà dường như người ta cũng không cần khoảng hiên nữa. Khoảng hiên ấy, ở những ngôi nhà xưa, về mặt công năng kiến trúc, là một không gian đa năng mà người ta có thể làm nhiều thứ ở đó; ở mặt khác, nó là không gian chuyển tiếp, kết nối trong và ngoài nhà. Khoảng hiên ấy để chắn nắng, chống nóng, tránh mưa, điều hoà không khí… Khoảng hiên đem lại sự kín đáo, an toàn, chủ động. Khoảng hiên ấy là một khoảng nghỉ trước khi vào nhà, là nơi quyến luyến mỗi khi rời đi…

Hiên nhà rộng bao nhiêu là hợp lý năm 2024

Mái hiên một công thự mang phong cách kiến trúc Đông Dương thời Pháp ở Hà Nội

Tất nhiên, nhà phố thì khác nhà dân gian truyền thống, nhưng đâu phải không cần những khoảng lùi, những khoảng hiên? Nhiều người cứ nghĩ rằng, bỏ lại một khoảng hiên, hay sảnh, hay logia (trên tầng cao) là phí mất diện tích của “phòng”. Cái tư duy diện tích mặt bằng ấy len sâu vào suy nghĩ trong thời buổi kinh tế thị trường tấc đất tấc vàng.

Tôi rất sợ cảm giác bước ra khỏi cửa là bầu trời ngay trên đầu; hay cảm giác đứng trước cửa để mở cửa, hay chờ ai mở cửa mà không có một khoảng lùi, không có mái che. Khoảng hiên thời thơ ấu tất nhiên là kỷ niệm, nhưng khi làm nghề, tôi vẫn trân trọng những khoảng lùi, những mái hiên. Đã nhiều lần rất nhẫn nại thuyết phục khách hàng hãy “hy sinh” diện tích phòng đi, để có những khoảng hiên – dù ở tầng trệt hay trên lầu – cái không gian mà nhiều người cho là phí phạm diện tích, chẳng để làm gì, nhưng thực tế nó có ý nghĩa hơn nhiều.

Hiên nhà rộng bao nhiêu là hợp lý năm 2024

Những khoảng lùi trong nhà phố hiện đại

Khoảng hiên nhà xưa vẫn ám ảnh trong hoài niệm và cả kỳ vọng ở những ngôi nhà phố…

Bài & ảnh: Hà Thành – TCKT.VN

© Tạp chí kiến trúc

Trong cuộc sống hiện đại, vai trò của kiến trúc và Kiến trúc sư không chỉ dừng lại ở việc thiết kế, sáng tạo những không gian chất lượng mà còn có vai trò kết nối con người với thiên nhiên, con người với không gian (thực và ảo), và con người với con người.

Kể từ Tháng 08/2017, Tạp chí Kiến trúc mở chuyên mục “Nhà ở“ hướng đến việc giới thiệu những sáng tác mới của các KTS; Truyền tải những mong muốn, kỳ vọng của xã hội đối với kiến trúc cũng như KTS đồng thời Kết nối KTS – Chủ đầu tư và các đơn vị thiết kế cũng như doanh nghiệp cung cấp vật liệu – công nghệ mới và góp phần định hướng thẩm mỹ kiến trúc cho đông đảo người dân; góp phần nâng cao vai trò xã hội của giới KTS. Tất cả các đối tượng quan tâm đều có thể tham gia chuyên mục “Nhà ở” thông qua đa dạng các hình thức như:

  • Những bài viết thể hiện những mong muốn, kỳ vọng của người dân về “nơi chốn”, không gian ưa thích – mơ ước: Có thể là nhà ở hoặc không gian công cộng (phố phường, chợ, trung tâm thương mại, công viên, vườn hoa….);
  • Bài viết, hình ảnh, tranh vẽ, clip về không gian và sự đan xen, kết nối giữa cuộc sống con người – thiên nhiên và kiến trúc;
  • Những thiết kế mới của KTS trẻ thể hiện sự sáng tạo và những công nghệ – vật liệu mới; Xu hướng mới về Nhà ở
  • Kiến trúc gắn với phong cách, văn hóa sống hiện đại;

Tác phẩm tham gia chuyên mục “Nhà ở“ xin gửi đến email: [email protected] hoặc tòa soạn Tạp chí Kiến trúc tại: 40 Tăng Bạt Hổ, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội. (ĐT: 024 3934 0262)